Giáo án Ngữ văn 8 tuần 5 - Nguyễn Văn Hà

Giáo án Ngữ văn 8 tuần 5 - Nguyễn Văn Hà

Tiết 17 - Tiếng Việt TỪ NGỮ ĐỊA PHƯƠNG

 VÀ BIỆT NGỮ XÃ HỘI

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh

 - Hiểu rõ thế nào là từ ngữ địa phương và thế nào là biệt ngữ xã hội

 - Biết sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội đúng lúc đúng chỗ. Tránh lạm dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội, gây khó khăn trong giao tiếp

B. CHUẨN BỊ:

 - GV: Soạn bài, SGK, SGV, bảng phụ.

 - HS: Tìm một số từ ngữ địa phương Quảng Nam và biệt ngữ xã hội. bảng con.

C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

 1. Ổn định

 2. Kiểm tra : - Thế nào là từ tượng hình ? Thế nào là từ tượng thanh?

 - Tìm đoạn văn, đoạn thơ có sử dụng hai lớp từ ấy ? Nêu tác dụng?

 

doc 8 trang Người đăng thanh toàn Lượt xem 1295Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 tuần 5 - Nguyễn Văn Hà", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 5
Tiết 17: Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội
Tiết 18: Tóm tắt văn bản tự sự
Tiết 19: Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự
Tiết 20: Trả bài TLV số 1
Ngày soạn: 18 /9/ 08 
Tiết 17 - Tiếng Việt TỪ NGỮ ĐỊA PHƯƠNG 
 VÀ BIỆT NGỮ XÃ HỘI
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh
 - Hiểu rõ thế nào là từ ngữ địa phương và thế nào là biệt ngữ xã hội
 - Biết sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội đúng lúc đúng chỗ. Tránh lạm dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội, gây khó khăn trong giao tiếp
B. CHUẨN BỊ:
 - GV: Soạn bài, SGK, SGV, bảng phụ.
 - HS: Tìm một số từ ngữ địa phương Quảng Nam và biệt ngữ xã hội. bảng con. 
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
 1. Ổn định
 2. Kiểm tra : - Thế nào là từ tượng hình ? Thế nào là từ tượng thanh?
 - Tìm đoạn văn, đoạn thơ có sử dụng hai lớp từ ấy ? Nêu tác dụng?
 3. Bài mới :
 a/ Giới thiệu bài
 b/ Tổ chức hoạt động	
 Hoạt động giáo viên 
Hoạt động học sinh
ND HĐ CHÍNH
A.HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu khái niệm từ ngữ địa phương
-Cho HS quan sát những từ in đậm.
-Cho HS đọc hai đoạn thơ của Hồ Chí Minh và Tố Hữu.
-“Bắp” và “Bẹp” trong hai đoạn thơ trên đều có nghĩa là ngô. Trong ba từ đó, (bắp, bẹp, ngô) từ nào là từ chỉ sử dụng ở một số địa phương? Từ nào được sử dụng phổ biến trong cả nước ?
-Theo em, thế nào là từ ngữ toàn dân?
-Thế nào là từ ngữ địa phương?
-Cho HS đọc phần ghi nhớ SGK
-Gợi dẫn cho HS thêm một số dẫn chứng về từ ngữ địa phương xứ Quảng, xứ nghệ , xứ Huế, Nam bộ...
B.HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu khái niệm biệt ngữ xã hội
-Cho HS đọc hai đoạn văn ở SGK.
-Tại sao trong hai đoạn văn này có chỗ tác giả dùng từ mẹ, có chỗ tác giả lại dùng từ mợ?
 -GV cho Hs biết trước CM tháng 8/1945 trong tầng lớp xã hội trung lưu ở nước ta mẹ được gọi bằng mợ, cha được gọi bằng cậu.Mợ , cậu được gọi là biệt ngữ xã hội.
-Theo em, biệt ngữ xã hội khác với từ ngữ toàn dân ra sao ?
C.HOẠT ĐỘNG 3: Tìm hiểu việc sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội.
-Khi sử dụng từ ngữ địa phương hoặc biệt ngữ xã hội cần chú ý điều gì ?
-Tại sao không nên lạm dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội ?
-Cho HS đọc đoạn thơ, câu văn của Nguyên Hồng.
-Tại sao trong các đoạn văn thơ sau đây, tác giả vẫn dùng một số từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hôi ?
--Muốn tránh lạm dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội ta phải làm gì ?
-Cho HS đọc phần ghi nhớ SGK.
I.Tìm hiểu khái niệm từ ngữ địa phương.
-Đọc hai đoạn thơ.
-Bắp, bẹ : từ địa phương
 Ngô : từ toàn dân.
-Từ ngữ toàn dân là lớp từ ngữ văn hóa, chuẩn mực được sử dụng rộng rãi trong cả nước còn từ ngữ địa phương chỉ dùng ở một số địa phương .
-HS cho ví dụ.
II.Tìm hiểu khái niệm biệt ngữ xã hội.
-Đọc hai đoạn văn.
-Thảo luận nhóm.
+Mẹ : trong lời kể mà đối tượng là người đọc.
+Mợ là trong cuộc đối thoại của hai người trong cùng một tầng lớp xã hội.
-Trả lời.
III.Tìm hiểu việc sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội.
-Trả lời.
-Gây khó hiểu cho người nghe, người đọc.
-Đọc đoạn thơ, câu văn
-Dùng để tô đậm màu sắc địa phương, tính cách nhân vật. 
-Rút ra nhận xét..
-Đọc ghi nhớ.
I. BÀI HỌC: 
1.Từ ngữ địa phương
 *Ghi nhớ 1/ SGK
2. Biệt ngữ xã hội 
 * Ghi nhớ 2/ SGK
3. Việc sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội
* Ghi nhớ 3/ SGK.
D.HOẠT ĐỘNG 4: Hướng dẫn luyện tập.
-BT 1,2: Hướng dẫn HS làm trên bảng con. 
IV.Hướng dẫn luyện tập
*BT 3.
a.: Nên dùng từ ngữ địa phương 
b,c,d,e,g:Không nên dùng từ ngữ địa phương.
II. LUYỆN TẬP
* Bài tập 1, 2, 3.
 Đ.HOẠT ĐỘNG 5: 
 4. Củng cố: Cho HS đọc phần đọc thêm/SGK.
 5. Dặn dò: Học thuộc bài
 Làm bài tập 4, 5/59 
 Xem trước bài “Tóm tắt văn bản văn bản tự sự” và đọc kĩ văn bản Lão Hạc và Tức nước vỡ bờ.
 ****************************************
Ngày soạn 18 / 9 / 08 
Tiết 18 - Tập làm văn TÓM TẮT VĂN BẢN TỰ SỰ A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :Giúp học sinh :
 - Nắm được mục đích và cách thức tóm tắt một văn bản tự sự 
 - Luyện tập kĩ năng tóm tắt văn bản tự sự
B. CHUẨN BỊ :
 - GV: Soạn bài, SGK, SGV.
 - HS : Đọc kĩ 2 văn bản Lão Hạc và Tức nước vỡ bờ đã học.
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
 1. Ổn định
 2. Kiểm tra : - Việc liên kết các đoạn văn trong văn bản có tác dụng gì ?
 - Nêu cách liên kết các đoạn văn trong văn bản ?
 3. Bài mới :
 a/ Giới thiệu bài
 b/ Tổ chức hoạt động
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
ND HĐ CHÍNH
A.HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu thế nào là tóm tắt văn bản tự sự.
-Cho HS đọc phần 1 gợi ý ở SGK.
-Từ ý trên, theo em thế nào là tóm tắt văn bản tự sự ? Suy nghĩ và lựa chọn câu trả lời đúng nhất?
-Cho HS đọc 4 câu trả lời (a,b,c,d) chọn câu trả lời đúng nhất ?
-GV chốt. Gọi HS đọc ghi nhớ, ý 1,2.
-Cho HS đọc văn bản tóm tắt truyền thuyết Sơn Tinh Thuỷ Tinh.
-Văn bản tóm tắt trên kể lại nội dung của văn bản nào ?
-Dựa vào đâu mà em nhận ra điều đó ?
-Văn bản tóm tắt trên có nêu được nội dung của văn bản ấy không?
-Văn bản tóm tắt trên có khác gì về độ dài, về lời văn, về số lượng nhân vật sự việc...?
-Từ việc tìm hiểu trên, em hãy cho biết các yêu cầu đối với mọi văn bản tóm tắt ?
B.HOẠT ĐỘNG 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu các bước tóm tắt văn bản tự sự
-Muốn viết được một văn bản tóm tắt, theo em, ta phải làm những việc gì ? Những việc ấy phải được thực hiện theo trình tự nào ?
-Cho HS đọc phần ghi nhớ SGK 
I. Tìm hiểu thế nào là tóm tắt văn bản tự sự
-Đọc phần 1 gợi ý ở SGK.
 -Chọn câu đứng nhất: Câu b 
-Đọc văn bản tóm tắt truyền thuyết Sơn Tinh Thuỷ Tinh.
-Văn bản kể lại nội dung truyện Sơn Tinh Thủy Tinh.
 -Dựa vào các nhân vật sự việc và các chi tiết đã nêu trong văn bản tóm tắt.
-Văn bản ấy đã nêu đầy đủ các nhân vật và sự việc chính của truyện.
-Độ dài của văn bản tóm tắt ngắn hơn độ dài của văn bản được tóm tắt.
-Số lượng nhân vật và sự việc trong văn bản tóm tắt ít hơn trong tác phẩm vì chỉ lựa các nhân vật chính và những sự việc quan trọng.
-Văn bản tóm tắt không phải trích nguyên văn từ tác phẩm Sơn Tinh Thuỷ Tinh mà phải là lời của người viết tóm tắt.
-Đọc kĩ tác phẩm.
-Xác định nội dung chính.
-Sắp xếp nội dung chính theo trật tự hợp lý.
-Viết bằng lời văn của mình.
-Đọc ghi nhớ
I. BÀI HỌC : 
 1.Thế nào là tóm tắt văn bản tự sự
 * Ghi nhớ ( ý 1+ý2 )
 2. Cách tóm tắt văn bản tự sự:
 a.Những yêu cầu: 
 +Nêu sự việc chính của văn bản
 +Nhân vật
 b.Các bước tóm tắt văn bản:
 +Đọc hiểu văn bản.
 +Xác định nội dung chính. 
 +Sắp xếp nội dung theo thứ tự hợp lý.
-Viết thành văn bản tóm tắt.
* Ghi nhớ/ SGK
 C.HOẠT ĐỘNG 3: 
 4. Củng cố : Cho HS đọc lại phần ghi nhớ
 5. Dặn dò : Học thuộc phần ghi nhớ. 
 Chuẩn bị bài mới “Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự”
 Đọc kĩ và tóm tắt văn bản Lão Hạc và Tức nước vỡ bờ. 
 ****************************************
Ngày soạn: 18/9/08
Tiết 19 - Tập làm văn LUYỆN TẬP TÓM TẮT VĂN BẢN TỰ SỰ 
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS:
 Luyện tập kĩ năng tóm tắt văn bản tự sự. 
B. CHUẨN BỊ:
 -GV: SGK, SGV, ba bài tập SGK
 -HS: Đọc kĩ và tóm tắt văn bản Lão Hạc và Tức nước vỡ bờ. 
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
 1. Ổn định
 2. Kiểm tra :- Thế nào là tóm tắt văn bản tự sự ?
 - Nêu những yêu cầu đối với văn bản tóm tắt ?
 - Nêu các bước tóm tắt văn bản tự sự ?
 3. Bài mới :
 a/ Giới thiệu bài
 b/ Tổ chức hoạt động
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
ND HĐ CHÍNH
A.HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu yêu cầu tóm tắt văn bản tự sự
 1.Tóm tắt truyện Lão Hạc của Nam Cao
 -Cho HS đọc các sự việc ở SGK.
 -Bản liệt kê trên đã nêu được những sự việc tiêu biểu và các nhân vật quan trọng của truyện lão Hạc chưa ?
 -Nếu phải bổ sung thì em nêu thêm những gì ?
 -Hãy sắp xếp các sự việc đã nêu ở trên theo một thứ tự hợp lý ?
 -Sau khi sắp xếp hợp lý, hãy viết tóm tắt truyện lão Hạc bằng một văn bản ngắn gọn khoảng 10 dòng.
B.HOẠT ĐỘNG 2 : HS viết văn bản tóm tắt theo thứ tự đã sắp xếp lại
C.HOẠT ĐỘNG 3 : Trao đổi và đánh giá văn bản tóm tắt
 -Gọi một vài HS đọc văn bản tóm tắt cho lớp nhận xét
 -Giúp HS chỉnh sửa lại những lỗi cần thiết để có một văn bản tóm tắt tương đối hoàn chỉnh.
I. Tìm hiểu yêu cầu tóm tắt văn bản tự sự
-Thứ tự hợp lý :
 b+a+d+c+g+e+i+h+k
-Viết văn bản theo thứ tự đã xếp lại.
-Trao đổi văn bản tóm tắt cho nhau đọc.
-Cả lớp nhận xét.
-Sửa lỗi.
I. BÀI HỌC:
 Yêu cầu tóm tắt văn bản tự sự:
 - Sự việc
 - Nhân vật 
 -Chi tiết tiêu biểu
II. LUYỆN TẬP:
1.Viết văn bản theo thứ tự xếp lại
 2.Trao đổi đánh giá văn bản tóm tắt
D.HOẠT ĐỘNG 4 : Hướng dẫn luyện tập
 * BT1.Viết văn bản tóm tắt truyện lLão Hạc khoảng 10 dòng.
-Gọi 2 HS đọc bài làm cho cả lớp nghe.
-GV nhận xét, bổ sung, hoàn chỉnh. 
* BT 2.
a.Xác định nhân vật chính và sự việc tiêu biểu trong đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” ?
b.Viết văn bản tóm tắt đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” như trên.
* BT 3: Nhận xét hai tác phẩm tự sự Trong lòng mẹ và Tôi đi học.
II. Luyện tập
* BT 1:Viết văn bản tóm tắt truyện Lão Hạc khoảng 10 dòng
-2 HS đọc bài làm cho cả lớp nghe.
 * BT 2.
a..Đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”:
 -Nhân vật chính : chị Dậu
 -Sự việc tiêu biểu là Chị Dậu chăm sóc chồng bị ốm và đánh lại tên Cai lệ cùng người nhà Lý trưởng để bảo vệ anh Dậu.
b.Viết văn bản tóm tắt đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” như trên.
 * BT 3:Đó là hai tác phẩm tự sự nhưng rất giàu chất thơ, ít sự việc, tác giả chủ yếu tập trung miêu tả cảm giác và nội tâm nhân vật nên rất khó tóm tắt.
II. LUYỆN TẬP:
* BT 1.
* BT 2.
* BT 3.
E. HOẠT ĐỘNG 5 :
 4. Củng cố : Cho HS đọc lại phần ghi nhớ
 5. Dặn dò : Học ghi nhớ. 
 Chuẩn bị “Trả bài viết số 1”
 ****************************************
Ngày soạn : 19/9/08
Tiết 20 - Tập làm văn TRẢ BÀI VIẾT VĂN TỰ SỰ 
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : Giúp học sinh :
 - Biết tự đánh giá bài TLV của mình theo những yêu cầu đã nêu.
 - Tự chữa lỗi vào bài văn của mình và rút kinh nghiệm.
B. CHUẨN BỊ :
 - Trả bài trước cho HS
 - Học sinh đọc bài, phát hiện lỗi, chữa lỗi
 - Hệ thống, sắp xếp lỗi của HS để chữa lỗi rút kinh nghiệm
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :
 1. Ổn định
 2. Kiểm tra : - Nêu các bước làm bài văn tự sự ?
 - Nêu dàn bài văn tự sự ?
 3. Bài mới :
 a/ Giới thiệu bài
 b/ Tổ chức hoạt động :
A. HOẠT ĐỘNG 1 :
 I. Tìm hiểu đề :
 1. Đề : Kể lại những kỉ niệm ngày đầu tiên đi học
 2. Những yêu cầu chung :
 - Thể loại : Văn tự sự
 - Nội dung : Kỉ niệm về ngày đầu tiên đi học đầy ấn tượng.
 - Hình thức : Bài làm có bố cục ba phần, trình bày sạch đẹp, ít sai lỗi diễn đạt, chính tả. 
II. Lập dàn ý ;
 A/ Mở bài : Giới thiệu sự việc chính : kỉ niệm ngày đầu tiên đến trường
 B/ Thân bài :
 1/ Yếu tố gợi nhớ kỉ niệm
 2/ Tâm trạng trên đến trường
 Rụt rè đi cùng mẹ 
 Thấy cảnh vật xa lạ
 Thấy sự thay đổi của chính mình
 3/ Tâm trạng khi đến trường
 Thấy ngôi trường xa lạ 
 Quang cảnh đông vui
 Không khí vui vẻ nhộn nhịp
 Tâm trạng bỡ ngỡ
 Nhìn thấy : bạn cùng lứa tuổi, phụ huynh dắt con em đi học buổi đầu tiên
 Các anh chị lớp lớn
 4/ Tâm trạng khi vào lớp học
 Hình ảnh thầy hiệu trưởng
 Tâm trạng lo sợ khi gọi tên
 Khi vào lớp hình ảnh người thầy đầu tiên làm em yên tâm
 Tâm trạng khi học bài đầu tiên
 Cảm xúc ước mơ
 C/ Kết bài 
 Nhớ mãi kỉ niệm sâu sắc
III. Biểu điểm :
 Điểm 9, 10 : Bài làm đạt đầy đủ các yêu cầu trên 
 Điểm 7, 8 : Nắm được phương pháp làm bài văn tự sụ. Sự việc tiêu biểu. Văn viết mạch lạc
 Điểm 5, 6 : Bài làm trung bình, hình thành được câu chuyện nhưng diễn đạt còn lủng củng
 Điểm 3, 4 : Chưa nắm vững phương pháp. Câu chuyện sơ sài, diễn đạt còn nhiều hạn chế
 Điểm 1, 2 : Không hiểu đề, diễn đạt kém
B. HOẠT ĐỘNG 2 :
 1. Nhận xét :
 a/ Ưu điểm : Nắm vững lý thuyết kiểu bài văn tự sự. Có hiểu đề. Xác định đúng nhân vật chính ngồi kể, chọn được những sự việc chính. Bố cục ba phần rõ ràng, kể chuyện mạch lạc.
 b/ Hạn chế : Chỉ chú ý kể lại sự việc, ít miêu tả được tâm trạng, diễn biến tâm trạng lần đầu tiên đi học. Ít sử dụng câu văn miêu tả cảm xúc suy nghĩ nên bài làm hầu hết ít đậm chất trữ tình.
2. Kết quả : 
Điểm
Lớp 8/1
- Điểm 1-2
- Điểm 3-4
- Điểm 5-6
- Điểm 7
- Điểm 8
- Điểm 9
 C. HOẠT ĐỘNG 3 : 
 Đọc bài viết tốt nhất , lớp 8/1 ) và 2 bài có nhiếu lỗi diễn đạt nhất 
 D. HOẠT ĐỘNG 4 : Chữa lỗi diễn đạt tiêu biểu. 
 1. Năm nay em đã được lên lớp tám ngày hôm nay khi đến trường dự lễ khai giảng nhìn thấy Các emlớp 6 được bố mẹ dắt đến trường đã tạo cho em những kỉ niệm sâu sắc về ngày đầu tiên đến trường khi đó em còn là cô học trò nhỏ xíu. 
 2. Hôm em còn nhớ ngày đầu tiên vào lớp một. 
 E. HOẠT ĐỘNG 5 : 
 * Củng cố : Nêu lại dàn ý bài văn tự sự
 * Dặn dò : Xem lại bài làm
 Lập dàn ý các đề văn tự sự ở SGK 
 Đọc kĩ văn bản “Cô bé bán diêm”, trả lời câu hỏi Đọc - hiểu văn bản.

Tài liệu đính kèm:

  • doc5.doc