Giáo án Ngữ văn khối 8 - Tuần 1 đên tuần 12

Giáo án Ngữ văn khối 8 - Tuần 1 đên tuần 12

 A/ Mục tiêu: Sau tiết học , H/S có thể:

 - Nắm được những thông tin chính về tác giả, tác phẩm.

 -Bước đầu hiểu và phân tích được những cảm giác êm dịu,trong sáng man mác buồn

 của nhân vật " Tôi " ở buổi tựu trường qua áng văn hồi tưởng.

 -Có kĩ năng đọc diễn cảm một văn bản tự sự giàu chất biểu cảm, có kĩ năng phát hiện

 và phân tích, liên tưởng đến những kỉ niệm tựu trường của bản thân.

 B/ Chuẩn bị: - H/S : Đọc , soạn bài và chuẩn bị bài trước ở nhà

 - G/V: Ảnh chân dung tác giả Thanh Tịnh

 Máy chiếu hoặc bảng phụ

 

doc 117 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 629Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn khối 8 - Tuần 1 đên tuần 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1: &
 Bài 1 - Tiết 1 : Văn Bản :	 Tôi đi học ( tiết 1)
 Soạn :	 ( Thanh Tịnh )
 Dạy :.
 A/ Mục tiêu: Sau tiết học , H/S có thể:
 - Nắm được những thông tin chính về tác giả, tác phẩm.
 -Bước đầu hiểu và phân tích được những cảm giác êm dịu,trong sáng man mác buồn 
 của nhân vật " Tôi " ở buổi tựu trường qua áng văn hồi tưởng.
 -Có kĩ năng đọc diễn cảm một văn bản tự sự giàu chất biểu cảm, có kĩ năng phát hiện 
 và phân tích, liên tưởng đến những kỉ niệm tựu trường của bản thân.
 B/ Chuẩn bị: - H/S : Đọc , soạn bài và chuẩn bị bài trước ở nhà
	 - G/V: ảnh chân dung tác giả Thanh Tịnh
	 	 Máy chiếu hoặc bảng phụ
 C/ Hoạt động trên lớp:
 1. Tổ chức lớp : Kiểm tra sĩ số :	 8 :	 8 :
 2.Kiểm tra bài cũ : ( 3 ' )
	- Kết hợp kiểm tra khi học bài mới
	- Kiểm tra việc chuẩn bị bài, dụng cụ học tập của H/S
 3. Bài mới: Giới thiệu bài ( 1' )
	Bài đầu tiên của chương trình Ngữ văn lớp 7 em đã được học đó là VB " Cổng
 trường mở ra " của Lí Lan thuộc kiểu VB nhật dụng. Nội dung nói về tâm trạng của 
 người mẹ trong đêm trước ngày khai giảng của con trai mình. Vậy tâm trạng của 
 chính những người con ấy trong ngày khai giảng ra sao chúng ta cùng tìm hiểu VB 
 " Tôi đi học " của Thanh Tịnh.
Hoạt động của GV
TG
Hoạt động của HS
I/ Tìm hiểu chung:
- GV gọi một HS đọc chú thích (ộ) và yêu cầu 1 HS khác trình bày ngắn gọn về tác giả Thanh Tịnh.
- GV cho Hs xem ảnh chân dung tác giả và nhấn mạnh 1 số ý cho HS.
*/ GV chốt:
II/ Đọc, hiểu văn bản:
 1. Đọc, tìm hiểu chú thích:
- GV hướng dẫn cách đọc và đọc mẫu 1 đoạn : giọng chậm ,dịu, hơi buồn, chú ý những đoạn đối thoại.
- GV nhận xét HS đọc.
- GV y/cầu HS đọc thầm phần chú thích trang 8 ,9 và hỏi thêm.
? " Ông đốc " là danh từ chung hay danh
 từ chung hay danh từ riêng ? 
? " Lạm nhận" có phải là nhận bừa, nhận vơ không ?
? Lớp 5 ở trong truyện có phải là lớp 5 mà em đã học cách đây 3 năm không ?
? Nhân vật chính trong VB này là ai? vì sao ?
? Kỉ niệm ngày đầu đến trường của "tôi" được kể theo trình tự không gian và thời gian nào? Dựa vào đó em hãy tìm bố cục của VB ?
2. Bố cục : 3 đoạn.
3. Tìm hiểu văn bản:
- GV đưa 4 câu văn đầu lên máy chiếu hoặc bảng phụ.
- GV gọi 1 HS đọc lại 4 câu đầu.
? Nỗi nhớ buổi tựu trường của tác giả được khơi nguồn từ thời điểm nào? vì sao ?
* GV chốt:
- Sự liên tưởng tương đồng, tự nhiên giữa hiện tại và quá khứ của bản thân đã khơi nguồn kỉ niệm ngày đầu cắp sách tới trường.
? Tâm trạng của "tôi" khi nhớ lại kỉ niện cũ như thế nào?
? Những từ láy đó có giá trị gợi tả như thế nào?
a) Cảm nhận của "tôi" trên đường tới trường:
- GV y/c HS theo dõi phần TT của VB trên máy chiếu (bảng phụ) và cho biết:
? Kỉ niệm ngày đầu đến trường gắn với thời gian và không gian cụ thể nào của nhân vật "tôi" ? 
? trong câu văn : " con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên thấy lạ", cảm giác quen mà lạ của nhân vật "tôi" có ý nghĩa gì ?
* GV chốt:
- Nhân vật "tôi" tự thấy như đã lớn lên, con đường làng k0 còn dài rộng như trước.
? Chi tiết "tôi k0 lội qua sông nhưnữa"
có ý nghĩa gì? 
? Có thể hiểu gì về nhân vật "tôi" qua chi tiết " Ghì thật chặt 2 quyển vở mới" và"muốn thử sức mình tự cầm bút thước'
* GV chốt:
- Nhân vật ''tôi'' muốn tự mình đảm nhiệm việc học tập,muốn được chững chạc như bạn, k0 thua kém bạn.
? Qua những cảm nhận của nhân vật''tôi''em thấy n/vật này có những đức tính gì ?
? Khi nhớ lại ý nghĩ chỉ có người thạo mới cầm nổi bút thước, tác giả viết: '' ý nghĩ ấy  ngọn núi''. Hãy phát hiện và phân tích ý nghĩa của biện pháp nghệ thuật trong câu văn đó ?
3'
5'
4'
20'
- HS đọc chú thích (ộ)
- HS khác trình bày về tác giả:
+ Thanh Tịnh (1911 - 1988 ) quê ở Huế từng dạy học, viết báo,văn. Ông là tác giả của nhiều tập truyện ngắn, thơ nhưng nổi tiếng hơn cả là tập tr. ngắn"Quê mẹ" và tập tr. thơ " Đi từ giữa một mùa sen ".
+ Sáng tác của Thanh Tịnh đậm chất trữ tình, toát lên vẻ đẹp đằm thắm nhẹ nhàng mà lắng sâu, êm dịu.
+ " Tôi đi học" in trong tập "Quê mẹ " xuất bản năm 1941.
- 3 HS đọc tiếp ’ hết VB
* HS dựa vào phần chú thích trả lời:
- Là DT chung.
- Có phải.
- Không phải
* HS phát hiện trả lời:
- Nhân vật " tôi" vì nhân vật này được kể nhiều nhất, mọi việc được kể từ cảm nhận của "tôi".
* HS xác định bố cục:
- Cảm nhận của "tôi" trên đường tới trường: Từ đầu ’ "trên ngọn núi"
- Cảm nhận của "tôi" lúc ở sân trường (tiếp ’ " được nghỉ cả ngày nữa" )
- Cảm nhận của "tôi" trong lớp học
 ( phần còn lại )
* HS phát biểu và lí giải lí do:
- Thời điểm: cuối thu thời điểm khai trường.
- Cảnh thiên nhiên: lá rụng nhiều, mây bàng bạc.
- Cảnh sinh hoạt: mấy em bé rụt rè cùng mẹ đến trường.
’ Sự liên tưởng tương đồng tự nhiên giữa hiện tại và quá khứ của bản thân. 
* HS phát hiện qua các từ ngữ:
nao nao, mơn man, tưng bừng, rộn rã.
- Diễn tả cụ thể tâm trạng khi nhớ lại 
đó là những cảm giác trong sáng nảy nở trong lòng.
- Thời gian : cuối thu, gió lạnh
- Không gian: con đường làng dài, hẹp
* HS thảo luận nhóm - phát biểu:
- Đó là sự đổi khác trong tình cảm và nhận thức: tự thấy mình như đã lớn lên, con đường làng k0 còn dài rộng như trước nữa.
- Báo hiệu sự đổi thay trong nhận thức, thấy mình lớn lên. 
- Đó là câu bé có chí học ngay từ đầu, muốn tự mình đảm nhiệm việc học tập muốn chững chạc như bạn. 
- HS tự phát biểu theo suy nghĩ, nhưng phải thấy được đây là 1 cậu bé rất yêu thích việc học, yêu bạn bè và mái trường.
- Nghệ thuật: so sánh ’ đề cao sự học của con người.
 4. Luyện tập - củng cố: ( 5' )
	? Mỗi khi đến ngày khai giảng năm học mới, em có những cảm nhận gì về ngày đầu tiên đi học của mình ? Hãy kể lại một kỉ niệm đáng nhớ nhất của em trong ngày đó ?
 5. Hướng dẫn về nhà: ( 2' )
	- Đọc lại toàn bộ VB nhất là những phần chưa tìm hiểu, suy nghĩ tiếp về 2 nội dung còn lại.
	- Nắm chắc phần VB đã phân tích.
	- Làm bài tập số 2 - phần l/tập trước ở nhà. 
D.Rỳt kinh nghiệm
---------------------------------------------------
Tiết 2 : Văn Bản :	 Tôi đi học ( Tiếp )
 Soạn :	 ( Thanh Tịnh )
 Dạy :.
A/ Mục tiêu: Sau tiết học , H/S có thể:
 -Cảm nhận được tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của n/vật 'tôi'' ở buổi tựu trường
 đầu tiên trong đời.
 - Thấy được ngòi bút văn xuôi giàu chất thơ gợi dư vị trữ tình man mác của Thanh 
 Tịnh.
B/ Chuẩn bị: - H/S : Đọc , soạn bài và chuẩn bị bài trước ở nhà
	 - G/V: Máy chiếu hoặc bảng phụ ; phiếu học tập.
C/ Hoạt động trên lớp:
 1. Tổ chức lớp : Kiểm tra sĩ số :	 8 :	 8 :
 2. Kiểm tra bài cũ : ( 5 ' )
	- GV sử dụng máy chiếu hoặc bảng phụ:
 ? VB ''tôi đi học '' thuộc kiểu Vb nào? 
	A. Tự sự	C. Biểu cảm
	B. Miêu tả	D. Nghị luận
 ? ý nào nói đúng nhất tác dụng của biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong câu văn: '' Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng'' ?
 A. Tô đậm vẻ đẹp của những cành hoa tươi nở giữa bầu trời quang.
 B. Tô đậm cảm giác trong trẻo, tươi sáng của n/vật '' tôi'' trong ngày đến trường đầu tiên 
 C. Nói lên nỗi nhớ thường trực của n/vật ''tôi'' về ngày đến trường đầu tiên.
 D. Cho người đọc thấy những kỉ niệm trong buổi sáng đến trường đầu tiên luôn ám ảnh n/vật ''tôi''.
 3. Bài mới : Giới thiệu bài ( 1' )
Hoạt động của GV
TG
Hoạt động của HS
3. Tìm hiểu văn bản: (tiếp)
b)Cảm nhận của nhân vật ''tôi'' lúc ở sân trường.
- GV y/cầu HS quan sát phần VB tiếp theo và cho biết: 
? Cảnh trước sân trường làng Mĩ Lí lưu lại trong tâm trí t/giả có gì nổi bật ? 
? Cảnh tượng được nhớ lại đó có ý nghĩa 
gì ?
* GV chốt:
- Ngày hội khai trường có không khí nhộn nhịp.
- Nhân dân có tinh thần hiếu học.
? Lần đầu tới trường t/giả đã có cảm nhận về trường Mĩ Lí như thế nào ? nghệ thuật ?
ý nghĩa của nghệ thuật đó ?
’ GV gợi ý cho HS : t/giả so sánh trường học với đình làng ’ nơi thờ cúng tế lễ
* GV chốt:
’ Phép so sánh làm nổi bật cảm xúc trang nghiêm của t/giả về mái trường.
? Khi tả những học trò lần đầu đến trường, t/giả dùng h/ả nào ? cho biết cái hay và ý nghĩa của h/ả đó ?
* GV chốt:
’ thể hiện cảm nhận về sức hấp dẫn của nhà trường.
? H/ả mái trường gắn liền với H/ả ông đốc. H/ả ông đốc được nhớ lại qua những chi tiết nào? Cảm nhận của ''tôi'' về ông đốc ntn ?
* GV chốt:
- Cảm nhận về thầy Hiệu trưởng rất yêu quý HS.
? Em nghĩ gì về tiếng khóc của các cậu học trò nhỏ khi sắp hàng, vào lớp ?
* GV chốt:
- Lo sợ và sung sướng vì đã trưởng thành, lần đầu được tự mình học tập.
c)Cảm nhận của ''tôi'' trong lớp học:
* GV y/c HS theo dõi phần cuối VB và cho biết:
? Những cảm giác mà n/v ''tôi'' nhận được khi bước vào lớp họclà gì ?
* GV đưa lên bảng phụ hoặc máy chiếu đoạn văn đó để HS quan sát.
? Những cảm giác đó cho thấy tình cảm nào của n/v ''tôi'' đối với lớp học của mình?
* GV chốt:
- K0 cảm thấy xa lạ với lớp học, bạn bè.
? Đoạn cuối VB có 2 chi tiết:
- '' Một con chim  bay cao. Tôi đưa mắt thèm thuồng nhìn theo''. và '' nhưng tiếng phấn  đánh vần đọc ''. cho em biết thêm điều gì về n/v ''tôi'' ?
* GV chốt: Buồn khi phảitừ giã tuổi thơ.
Bắt đầu trưởng thành trong nhận thức và việc học hành.
4. Tổng kết: ( ghi nhớ: SGK - 9 )
? Em thấy trong VB '' Tôi đi học '' có sự đan xen của những phương thức biểu đạt nào ?
A. Tự sự, m/tả, biểu cảm.
B. Tự sự, m/tả, nghị luận.
C. Tự sự, biểu cảm, nghị luận.
? Nội dung chính của VB '' Tôi đi học '' là gì ? 
* GV gọi 1 HS đọc '' ghi nhớ ''.
III/ Luyện tập:
* GV gọi HS đọc bài tập 2 phần l/tập đã làm ở nhà.
- GV nhận xét, góp ý.
22'
5'
5'
* HS phát hiện - trả lời:
- Rất đông người
- người nào cũng đẹp.
* HS thảo luận nhóm - phát biểu:
- Phản ánh không khí ngày hội khai trường ở nước ta.
- Thể hiện tinh thần hiếu học của nhân dân.
* HS phát hiện qua câu văn: ''Trường Mĩ Lí trông vừa xinh xắn, 
vừa oai nghiêm như cái đình làng Hoà ấp''. 
’ Phép so sánh diễn tả cảm xúc trang nghiêm cho thấy trường là nơi
thiêng liêng cất giấu bao điều bí ẩn. 
* HS phát hiện - thảo luận theo nhóm và làm ra phiếu học tập:
- h/ả : '' Họ như con chim con đứng bên bờ tổ  e sợ ''
’ Miêu tả sinh động h/ả và tâm trạng các em nhỏ lần đầu tới trường
’ Đề cao sức hấp dẫn của nhà trường.
’ Thể hiện khát vọng bay bổng của t/giả .
* HS phát hiện qua SGK:
- Đọc danh sách HS.
- nói, nhìn ’ yêu quý HS.
-Khóc vì sợ, vì sung sướng’ những
giọt nước mắt báo hiệu sự trưởng thành.
* HS phát hiện qua các chi tiết :
- '' một mùi hương lạ  xa lạ chút nào.''
- Tình cảm trong sáng tha thiết 
- Ko cảm thấy xa lạ với lớp học, bạn bè vì bắt đầu ý thức những thứ đó sẽ gắn bó với mình.
- Buồn khi phải từ giã tuổi thơ
- Bắt đầu trưởng thành trong nhận thức và việc học hành.
- yêu thiên nhiên, yêu tuổi thơ,  ...  thực hiện yêu cầu (a).
- Quan hệ giữa các vế của câu ghép 2 là quan hệ điều kiện - kết quả. Không nên tách mỗi vế câu thành một câu đơn, vì nếu tách không thể hiện rõ quan hệ này?
* HS rút ra nhận xét:
- Cách viết của Ngô Tất Tố gợi ra cách nói kể lể, van vỉ thiết tha của chị Dậu. Còn cách tách thành câu đơn giúp ta hình dung nhân vật nói nhát gừng hoặc nghẹn ngào.
4. Củng cố: ( 3 ' )
 ? Trong các vế của câu ghép ta thường thấy có những quan hệ nào? Việc nhận biết quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu có phải chỉ dựa vào các từ ngữ hoặc cặp từ hô ứng không?
5. Hướng dẫn về nhà: ( 2 ' )
 - Học thuộc '’ghi nhớ '' của tiết học, kết hợp với 2 ( ghi nhớ) của tiết trước để có 1 kiến thức hoàn chỉnh về câu ghép.
 - Làm bài tập 3 ( SGK ) và bài tập ( SBT ) .
 ’ Đọc và tìm hiểu trước tiết : Dấu ngoặc đơn, dấu 2 chấm .
D.Rỳt kinh nghiệm
 ----------------------------------------------------
Tiết 47 : Tập làm văn	 Phương pháp thuyết minh
 Soạn :	 	
 Dạy :.
A/ Mục tiêu: Sau tiết học, HS có thể :
 - Nắm được các phương pháp thuyết minh. 
 - Có kĩ năng xây dựng kiểu văn bản thuyết minh. 
B/ Chuẩn bị : - H/S : Đọc , soạn bài và chuẩn bị bài trước ở nhà . 
 - G/V : Bảng phụ , phiếu học tập.
C/ Hoạt động trên lớp : 
 1. Tổ chức lớp : Kiểm tra sĩ số:	8 :	 8 :
 2. Kiểm tra bài cũ : ( 4 ' )
 ? Hãy đánh dấu (X ) vào ô trống ở những ý mà em cho là đúng về văn bản thuyết minh ?
 - Là kiểu văn bản nhằm cung cấp tri thức về đặc điểm, tính chất , nguyên nhân của các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội bằng phương thức trình bày , giới thiệu, giải thích ý . 
- Đem lại cho con người những tri thức mới lạ để con người phát hiện ra cái hay, cái đẹp của những tri thức đó ă . 
- Mang tính thời sự nóng bỏng ă .
- Tri thức chuẩn xác, khách quan, hữu ích ý.
- Ngôn ngữ có tính chính xác, cô đọng, chặt chẽ và sinh động ý.
- Ngôn ngữ có tính hình tượng, giàu giá trị biểu cảm ă.
3. Bài mới : Giới thiệu bài ( 1' )
	Tiết trước chúng ta đã tìm hiểu để có những kiến thức cơ bản nhất về văn bản thuyết minh ( vai trò, đặc điểm của văn bản thuyết minh trong đời sống con người). Vậy để làm tốt bài văn thuyết minh cần có những yêu cầu gì? sử dụng các phương pháp nào ’ tiết này ta cùng tìm hiểu phương pháp thuyết minh.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
I/ Tìm hiểu các phương pháp thuyết minh: 
1) Quan sát, học tập tích luỹ tri thức để làm bài văn thuyết minh. (9’ )
- GV sử dụng phiếu học tập - chia nhóm và cho HS thảo luận nhóm theo 3 câu hỏi của mục 1 . I
a. ? Các văn bản thuyết minh vừa học ( Cây dừa Bình Định, tại sao lá cây có màu xanh lục, Huế, khởi nghĩa Nông Văn Vân, con giun đất ) đã sử dụng các loại tri thức gì?
b. ? Làm thế nào để có các tri thức ấy? Vai trò của quan sát , học tập, tích luỹ ở đây như thế nào? 
c.? Bằng tượng tưởng, suy luận có thể có tri thức để làm bài văn thuyết minh được ko ?
? Qua thảo luận tìm hiểu về các văn bản thuyết minh, em cho biết để làm bài văn thuyết minh người viết cần làm gì ?.
- Giáo viên làm rõ các khái niệm: Quan sát, học tập, tích luỹ. 
* GV chốt:
- Muốn làm bài văn thuyết minh, người viết cần phải có tri thức về đối tượng thuyết minh ( thông qua quan sát, tìm hiểu, tra cứu và phân tích).
2) Phương pháp thuyết minh: ( 10 phút)
- GV giới thiệu các phương pháp thuyết minh và cho HS thảo luận tìm hiểu các phương pháp này.
- GV chia lớp thành 6 nhóm, mỗi nhóm tìm hiểu 1 phương pháp theo các yêu cầu dưới mỗi phương pháp.
- Khi xử lý phiếu, GV đồng thời yêu cầu HS rút ra nhận xét về đặc điểm của từng phương pháp.
* GV chốt:
a. Phương pháp nêu định nghĩa, giải thích: 
- Sử dụng câu định nghĩa.
+ Mô hình: A là B.
 A: Là đối tượng cần thuyết minh.
 B: Tri thức về đối tượng là: Từ dùng trong phương pháp định nghĩa.
- Câu định nghĩa phần lớn ở vị trí đầu bài, đầu đoạn có vai trò giới thiệu.
’ GV lưu ý cho HS: Trong phương pháp định nghĩa thường sử dụng câu trần thuật đơn có từ là. ( GV tích hợp với ngữ văn 6 ).
b.Phương pháp liệt kê: 
- Cách làm: Kể ra lần lượt các đặc điểm, tính chất của sự vật theo một trật tự.
- Vai trò: Giúp người đọc hiểu sâu sắc, toàn diện về đối tượng .
’ GV có thể nêu ví dụ dẫn các văn bản cụ thể: ( Cây dừa Bình Định, thông tin về ngày trái đất năm 2000)
c. Phương pháp nêu ví dụ:
- Cách làm: Dẫn ra những ví dụ cụ thể để người đọc tin vào nội dung thuyết minh .
- Vai trò: Thuyết phục người đọc.
’ GV nêu ví dụ : ( Thông tin về ngày trái đất năm 2000; ôn dịch, thuốc lá ) đều sử dụng phương pháp nêu ví dụ và dùng số liệu.
d. Phương pháp dùng số liệu:
- Cách làm: Dùng các số liệu cụ thể, chính xác có độ tin cậy cao.
- Vai trò: Giúp người đọc dễ nắm bắt, có tính thuyết phục. 
đ. Phương pháp so sánh:
- Cách làm: So sánh 2 đối tượng cùng loại hoặc khác loại nhằm làm nổi bật đặc điểm của đối tượng thuyết minh.
- Vai trò: Tăng sức thuyết phục và độ tin cậy cho vấn đề. 
e. Phương pháp phân loại, phân tích:
- Cách làm: Chia đối tượng ra từng loại, từng mặt, từng vấn đề để lần lượt thuyết minh.
- Tác dụng: Giúp người đọc hiểu dần từng mặt của đối tượng một cách hệ thống, có cơ sở để hiểu một cách đầy đủ, toàn diện.
3) Kết luận: ( Ghi nhớ: SGK - 128 ).
 ? Để bài văn thuyết minh có sức thuyết phục, dễ hiểu, sáng rõ. Người ta có thể sử dụng những phương pháp thuyết minh nào? 
II / Luyện tập : ( 15 ' )
’ GV chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm thực hiện một bài tập. 
’ GV xử lý phiếu học tập của từng nhóm.
* HS làm việc theo 5 nhóm, mỗi nhóm tìm hiểu 1 văn bản theo 3 câu hỏi trên.
* HS ghi kết quả ra phiếu học tập và nộp cho GV xử lý ( làm nhanh trong 5 phút).
*Yêu cầu cần đạt:
- Sử dụng các tri thức về sự vật khoa học, lịch sử, văn hóa.
- Thông qua quan sát học tập, tham quan.
- Không thể có tri thức thông qua suy luận tưởng tượng.
’ Muốn làm được văn bản thuyết minh phải biết quan sát, học tập, tích luỹ tri thức.
* HS thảo luận làm việc theo nhóm.
* Các nhóm ghi kết quả ra giấy và nộp cho GV xử lý . 
* HS quan sát kết quả của từng nhóm và rút ra nhận xét về đặc điểm của từng phương pháp
- HS nêu ví dụ một số văn bản đã học.
- HS nêu ví dụ một số văn bản đã học.
* HS nêu ví dụ: 2 văn bản “Thông tin về ngày trái đất năm 2000; ôn dịch, thuốc lá”
* HS có thể dẫn 2 câu trong văn bản “Ôn dịch , thuốc lá”.
* HS có thể lấy ví dụ từ văn bản 
“Huế ” - lần lượt giới thiệu Huế qua từng phương diện.
* 1 HS đọc ( Ghi nhớ ).
* HS thực hiện theo nhóm: Suy nghĩ, thảo luận và ghi kết quả ra phiếu nộp cho GV.
* Yêu cầu cần đạt:
- Nhóm 1: ( Bài tập 1).
+ Kiến thức về y học: Tác hại của khói thuốc vào cơ thể.
+ Kiến thức của người quan sát đời sống xã hội ( tâm lý của người hút thuốc).
- Nhóm 2: ( Bài tập 2).
+ Bài viết đã sử dụng các phương pháp: So sánh, đối chiếu, phân tích và phương pháp nêu số liệu.
- Nhóm 3: ( Bài tập 3).
+ Thuyết minh đòi hỏi kiến thức chính xác cụ thể không được hư cấu suy diễn. 
+ Phương pháp chủ yếu: Dùng số liệu, sự kiện cụ thể.
- Nhóm 4: ( Bài tập 4).
Cách phân loại của bạn lớp trưởng rất có sức thuyết phục bởi đã chỉ ra được nguyên nhân của việc học yếu kém của từng đối tượng.
4. Củng cố: ( 3 ' )
 ? Trong văn bản thuyết minh có phải chỉ sử dụng một phương pháp thuyết minh nào đó không?
5. Hướng dẫn về nhà: ( 2 ' )
 - Học thuộc '’ghi nhớ '' nắm chắc nội dung kiến thức của bài học.
 -Hoàn thiện các bài tập ở ( SGK ) và bài tập ( SBT ) .
 ’ Đọc và tìm hiểu trước tiết : Trả bài tập làm văn số 2.
D.Rỳt kinh nghiệm
 -----------------------------------------------------
Bài 11 - Tiết 48 : trả bài kiểm tra văn 
 Soạn :	 bài tập làm văn số 2
 Dạy :.
A/ Mục tiêu: Sau tiết trả bài, HS có thể :
 - Nắm vững hơn các kiến thức về truyện kí Việt Nam hiện đại và cách làm văn tự sự
 kết hợp với miêu tả và biểu cảm. 
 - Nhận ra những chỗ mạnh, chỗ yếu khi làm 2 loại bài này và có hướng sửa chữa,
 khắc phục những lỗi trong 2 bài làm của mình. 
B/ Chuẩn bị : - H/S : - Đọc , suy nghĩ nội dung câu hỏi của tiết trả bài TLV số 2
 ( SGK - 114 ) . 
 - G/V : - Bài kiểm tra văn , bài TLV số 2 ( đã phân loại theo 4 
 mức : Giỏi - khá - TB - yếu ).
C/ Hoạt động trên lớp : 
 1. Tổ chức lớp : Kiểm tra sĩ số:	8 :	 8 :
 2. Kiểm tra bài cũ : ( Kết hợp khi trả bài )
3. Bài mới: GV trả bài cho HS (4’ )
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
I/ Trả bài kiểm tra văn: ( 14’ )
1) Đề bài : 
- GV đọc lại đề bài hoặc yêu cầu HS đọc lại.
2) Yêu cầu :
- GV nhắc lại yêu cầu cần đạt ở từng lớp như tiết 41.
3) Nhận xét :
- GV nhận xét các ưu điểm, nhược điểm chính.
+) Các em đều làm tương đối đúngphần trắc nghiệm.
+) Đa số HS hiểu yêu cầu của phần tự luận : Biết thay đổi ngôi kể ; kể kết hợp với miêu tả và biểu cảm.
+) Cá biệt một vài em chưa hiểu yêu cầu hoặc phân phối thời gian chưa hợp lí.
+) Nhiều em chữ viết cẩu thả, mất lỗi nhiều.
+) Một số em kể 1 số chi tiết chưa phù hợp với ngôi kể.
+) Một số em tỏ ra hiểu đề và có bài viết khá tốt. 
II / Trả bài tập làm văn số 2 : ( 20 ' )
1) Đề bài : 
- GV yêu cầu HS đọc lại đề văn.
2) Yêu cầu :
- GV yêu cầu HS phân tích đề, chỉ ra các yêu cầu về ND và hình thức.
- GV tổ chức cho HS thảo luận, xây dựng dàn ý cho bài viết.
- GV nhận xét và bổ sung cho hoàn chỉnh dàn ý và các yêu cầu cần đạt.
3) Nhận xét :
- GV cho HS tự nhận xét bài viết của mình 
 ( ưu, nhược điểm ) từ việc đối chiếu với dàn ý và các yêu cầu vừa nêu.
- GV nhận xét , đánh giá chung về bài viết của HS : ưu , nhược điểm , những lỗi cơ bản cần khắc phục ( nêu ví dụ cụ thể trên cơ sở kết quả bài làm của HS ).
4) Chữa lỗi :
- GV cho HS trao đổi hướng sửa chữa các lỗi về ND và hinmhf thức đặc biệt là lỗi dùng từ, diễn đạt, lỗi chính tả.
- GV bổ sung, kết luận về hướng và cách sửa lỗi.
5) Đọc bài viết tốt :
- GV cho HS đọc bài viết tốt để tham khảo.
* HS nghe các yêu cầu.
* HS nghe, đối chiếu với bài làm của mình.
* HS đọc lại đề bài ( tiết 35 - 36 ).
* HS xác định các yêu cầu của đề .
* HS thảo luận và xây dựng dàn ý cho đề bài.
* 1 vài HS tự nhận xét đánh giá bài viết của mình.
* HS trao đổi theo nhóm ( bàn ) và tự chữa các lỗi trong bài viết của mình.
* 1 HS đọc - các HS khác nghe tham khảo ’ từ đó rút kinh nghiệm để có kĩ năng và phương pháp cho bài làm sau.
4. Củng cố: ( 3 ' )
 - GV gọi điểm và nhận xét về tỉ lệ các điểm trong 1 lớp và giữa các lớp.
5. Hướng dẫn về nhà: ( 3 ' )
 - Nắm chắc kiến thức về văn học Việt Nam hiện đại qua các VB đã học và kĩ năng viết văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm.
 - Hoàn thiện việc sửa chữa các lỗi trong bài làm .
 ’ Đọc và tìm hiểu trước tiết TLV : 
 Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh .
D.Rỳt kinh nghiệm
Yờn Lõm ngày......thỏng.....năm 2010
BGH ký duyệt
 -----------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docvan 8 tuan 112.doc