Giáo án Ngữ văn 9 tuần 25

Giáo án Ngữ văn 9 tuần 25

MÙA XUÂN NHO NHỎ

 (Thanh Hải)

I-MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

-Kiến Thức: Giúp HS cảm nhận được cảm xúc của tác giả trước mùa xuân của thiên nhiên, đất nước và khát vọng đẹp để muốn làm mùa xuân nho nhỏ dâng hiến cho cuộc đời. Từ đó mở ra những suy nghĩ về ý nghĩa, giá trị của cuộc sống cá nhân là sống có ích, sống để cống hiến cho cuộc đời chung.

-Kĩ Năng: Rèn kĩ năng đọc, cảm thụ, phân tích hình ảnh thơ trong mạch vận động của tứ thơ.

-Thái độ: Ý thức cống hiến cho quê hương, đất nước.

II-CHUẨN BỊ:

-Giáo viên: Chân dung Thanh Hải – một số tranh ảnh về mùa xuân đất nước – Bài soạn giảng.

-Học Sinh: Đọc nhiều lần bài thơ, cảm thụ và trả lời các câu hỏi gợi ý trong SGK

 

doc 14 trang Người đăng vultt Lượt xem 672Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 tuần 25", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT: 116 Ngày soạn: 23-02-08 Ngày giảng: -02-08
MÙA XUÂN NHO NHỎ
 (Thanh Hải) 
I-MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
-Kiến Thức: Giúp HS cảm nhận được cảm xúc của tác giả trước mùa xuân của thiên nhiên, đất nước và khát vọng đẹp để muốn làm mùa xuân nho nhỏ dâng hiến cho cuộc đời. Từ đó mở ra những suy nghĩ về ý nghĩa, giá trị của cuộc sống cá nhân là sống có ích, sống để cống hiến cho cuộc đời chung.
-Kĩ Năng: Rèn kĩ năng đọc, cảm thụ, phân tích hình ảnh thơ trong mạch vận động của tứ thơ.
-Thái độ: Ý thức cống hiến cho quê hương, đất nước.
II-CHUẨN BỊ:
-Giáo viên: Chân dung Thanh Hải – một số tranh ảnh về mùa xuân đất nước – Bài soạn giảng.
-Học Sinh: Đọc nhiều lần bài thơ, cảm thụ và trả lời các câu hỏi gợi ý trong SGK.
III- TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY: 
1-Ổn định: (1’)
2-Kiểm tra bài cũ: (3’)
+Câu hỏi: 
-Đọc thuộc bài thơ Con cò. Em thích câu thơ nào nhất? Vì sao?
+Trả lời: 
.Yêu cầu HS đọc diễn cảm. (6đ)
.Chọn câu thơ: “Con dù lớn vẫn là con của mẹ
 Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con”. (2đ)
.Tình cảm thiêng liêng của người mẹ đối với con.(HS có thể giải thích thêm bằng những ý kiến khác)(2đ)
 3-Bài mới: Giới thiệu (1’)
Hoạt động của Thầy
H. động của Trò
Nội dung
*HOẠT ĐỘNG 1: 10’
-HD tìm hiểu chung.
-Gọi 1HS đọc phần chú thích.
H1- Khái quát những nét cơ bản về tác giả và tác phẩm?
-Gọi 2 HS đọc diễn cảm bài thơ. 1 HS đọc chú thích.
*GV lưu ý giọng đọc: Vui tươi, suy ngẫm, nhịp thơ lúc nhanh, bừng bừng phẫn khởi, lúc chậm khoan thai, càng về cuối nhỏ dần.
H2- Bài thơ được làm theo thể thơ nào?
H3- Xác định bố cục của bài thơ?
*HOẠT ĐỘNG 2: 20’
-HD tìm hiểu bài thơ.
H4- Tác giả đã phác họa hình ảnh thiên nhiên mùa xuân như thế nào?
H5- Những dấu hiệu nào báo hiệu mùa xuân về?
H6-Tín hiệu nào gây ấn tượng mạnh nhất?
H7-Em hiểu “giọt long lanh” là gì?
*GV bình: Giọt long lanh có thể là giọt sương sớm, giọt mưa xuân, giọt nắng xuân-> muốn thâu nhận cả vẻ đẹp mới mẽ tinh khiết trong sáng của thiên nhiên, đất trời hào phóng ban tặng cho con người.
H8-Tác giả cảm nhận mùa xuân qua những giác quan nào?
-Gọi HS đọc diễn cảm 10 câu tiếp.
H9- Nhà thơ mở rông tầm nhìn tả mùa xuân như thế nào? Tại sao đó là mùa xuân lớn?
H10- Hình ảnh người cầm súng, người ra đồng gợi ta nhớ lại hình ảnh mùa xuân nào của đất nước?
H11-Theo em, lộc là gì? Có ý nghĩa như thế nào?
H12- Cảm xúc của tác giả trong lkhổ thơ có gì biến đổi so với khổ thơ trên?
- Gọi HS đọc 8 câu tiếp
H13- Vì sao đang xưng tôi tác giả chuyển sang xưng ta trong khổ thơ này? Giữa hai cách xưng hô có gì khác nhau?
H14- Điệp từ, điệp ngữ nào được sử dụng và có tác dụng gì?
H15- Em hiểu như thế nào về những hình ảnh con chim hót, cành hoa, nôta trầm xao xuyến?
*GV liên hệ:
-Nếu là  chiếc lá
Con chim  phải xanh
Lẽ nào  có trả
Sống là  riêng mình.
H16- Nêu cảm nhận của em về khổ thơ:
“Một mùa xuân nho nhỏ
..
Dù là khi tóc bạc”.
H17- Bài thơ được kết thúc như thế nào? Nét đặc sắc nghệ thuật của 5 câu thơ cuối là gì?
*HOẠT ĐỘNG 3: 5’
-HD tổng kết.
H18- Nhận xét khái quát về nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
*HOẠT ĐỘNG 4: 2’
-Củng cố.
-Gọi HS đọc diễn cảm bài thơ.
-Nghe băng bài hát phổ nhạc
-1 HS đọc .
-2HS trả lời – 2 HS khác nhận xét .
(Như chú thích SGK)
-2 HS đọc diễn cảm bài thơ. 1 HS đọc chú thích.
-HS chú ý lắng nghe và đọc đúng giọng.
-1 HS trả lời – 1 HS khác nhận xét .
+Thể thơ: 5 tiếng, nhịp 3/2, 2/3.
-1 HS trả lời – 1 HS khác nhận xét .
+bố cục: 4 phần.
a- 6 câu đầu: Mùa xuân trong thiên nhiên.
b- 10 câu tiếp theo: Mùa xuân đất nước.
c- 8 câu tiếp theo: Suy nghĩ và ước nguyện của nhà thơ trước mùa xuân đất nước.(Mùa xuân nhỏ)
d- 4 câu cuối: Lời ca bất tận của xứ Huế.
-1 HS trả lời – 1 HS khác nhận xét .
+Mùa xuân thiên nhiên rực rỡ, sống động, tràn đầy sức sống.
-1 HS trả lời – 1 HS khác nhận xét 
+Bông hoa tím biếc.
+Chiền chiện hót vang.
+Giọt long lanh rơi.
+Tín hiệu thứ ba.
*Các nhóm thảo luận.
+Giọt mùa xuân.
-1 HS trả lời – 1 HS khác nhận xét .
Tác giả cảm nhận say sưa, ngây ngất mùa xuân từ thị giác-> thính giac ->xúc giác.
-1 HS đọc – HS khác nhận xét 
-1 HS trả lời – 1 HS khác nhận xét .
+Mùa xuân của đất nước, con người Việt Nam.
*HS thảo luận – cử đại diện trả lời.
-Người cầm súng: Bảo vệ Tổ Quốc.
-Người ra đồng: Xây dựng đất nước.
-Hình ảnh đất nước những năm 80.
-1 HS trả lời – 1 HS khác nhận xét .
+Lộc là chồi non, là sức sống của đất nước.
-1 HS trả lời – 1 HS khác nhận xét .
+Sức sống mùa xuân đất nước- mùa xuân lớn còn cảm nhận bằng nhịp điệu hối hả, khẩn trương, náo nức
-1 HS đọc
-1 HS khá (giỏi) trả lời – 1 HS khác nhận xét .
+Tôi và Ta đều là ngôi thứ nhất số ít. Tôi -> cá nhân, Ta vừa số ít, vừa số nhiều.
-1 HS trả lời – 1 HS khác nhận xét .
+Điệp từ ta và ta làm-> tô đậm tâm niệm dâng hiến của tác giả cho đất nước, nhân dân.
-1HS trả lời – 1 HS khác nhận xét .
+Sự dâng hiến giản dị, khiêm nhường.
-1HS trả lời – 1 HS khác nhận xét .
+Sự cống hiến giản dị khiêm nhường của mỗi người là một mùa xuân nho nhỏ dù bất cứ lứa tuổi nào.
-1HS trả lời – 1 HS khác nhận xét .
+Sự phối âm khá độc đáo: Đầu, cuối vần trắc; ba câu giữa vần bằng. Đó chính là cái hồn của âm nhạc dân gian Huế. Là điệp khúc trường tồn về quê hương, đất nước.
2 HS trả lời – 2 HS khác nhận xét .
+Bài thơ là tiếng lòng tha thiết và gắn bó với đất nước, với cuộc đời, thể hiện ước nguyện chân thành của nhà thơ được cống hiến cho đất nước, góp một mùa xuân nho nhỏ của mình vào mùa xuân lớn của dân tộc.
+Bài thơ theo thể năm chữ, có nhạc điệu trong sáng, thiết tha, nhiều hình ảnh đẹp giản dị, gợi cảm, những so sánh và ẩn dụ sáng tạo.
-1 HS đọc diễn cảm
-Cả lớp chú ý lắng nghe.
I- Tìm hiểu chung:
1- Tác giả, tác phẩm:
-Thanh Hải (1930-1980). Tên thật là Phạm Bá Ngoãn. Quê: Thừa Thiên Huế.
-Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” viết năm 1980 trước khi nhà thơ qua đời không bao lâu.
2- Đọc bài thơ:
3- Thể thơ:
-Thể thơ: 5 tiếng, nhịp 3/2, 2/3.
4- Bố cục: 4 phần.
a- 6 câu đầu: Mùa xuân trong thiên nhiên.
b- 10 câu tiếp theo: Mùa xuân đất nước.
c- 8 câu tiếp theo: Suy nghĩ và ước nguyện của nhà thơ trước mùa xuân đất nước.(Mùa xuân nhỏ)
d- 4 câu cuối: Lời ca bất tận của xứ Huế.
II- Tìm hiểu bài thơ:
1- Mùa xuân của thiên nhiên:
-Rực rỡ, sống động, tràn đầy sức sống.
+Bông hoa tím biếc.
+Chiền chiện hót vang.
+Giọt long lanh rơi.
=>Tác giả cảm nhận say sưa, ngây ngất mùa xuân từ thị giác-> thính giac ->xúc giác.
2-Mùa xuân của đất nước, con người Việt Nam.
-Người cầm súng: Bảo vệ Tổ Quốc.
-Người ra đồng: Xây dựng đất nước.
-Hình ảnh đất nước những năm 80.
-Hai hình ảnh tương xứng, bổ sung tạo khí thế mới cho cuộc sống.
-Lộc là chồi non, là sức sống của đất nước.
=>Sức sống mùa xuân đất nước- mùa xuân lớn còn cảm nhận bằng nhịp điệu hối hả, khẩn trương, náo nức
3- Tâm niệm của tác giả.
 “Ta làm con chim hót
 ..
 Một nốt trầm xao xuyến”
-Điệp từ ta và ta làm-> tô đậm tâm niệm dâng hiến của tác giả cho đất nước, nhân dân.
-Sự dâng hiến giản dị, khiêm nhường của mỗi người là một mùa xuân nho nhỏ dù bất cứ lứa tuổi nào.
“Một mùa xuân nho nhỏ
..
Dù là khi tóc bạc”.
3- Lời ca về quê hương, đất nước:
 Sự phối âm khá độc đáo: Đầu - cuối vần trắc; ba câu giữa vần bằng. Đó chính là cái hồn của âm nhạc dân gian Huế. Là điệp khúc trường tồn về quê hương, đất nước.
III- Tổng kết:
1- Nội dung:
Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”là tiếng lòng tha thiết và gắn bó với đất nước, với cuộc đời, thể hiện ước nguyện chân thành của nhà thơ được cống hiến cho đất nước, góp một mùa xuân nho nhỏ của mình vào mùa xuân lớn của dân tộc.
2- Nghệ thuật:
Bài thơ theo thể năm chữ, có nhạc điệu trong sáng, thiết tha, nhiều hình ảnh đẹp giản dị, gợi cảm, những so sánh và ẩn dụ sáng tạo.
4-Hướng dẫn học tập: (2’)
-Về nhà học thuộc lòng bài thơ, học nội dung bài giảng.
-Viết một đoạn lời bình một khổ, hoặc một câu thơ mà em thích nhất.
-Soạn bài “Viếng Lăng Bác”
IV- RÚT KINH NGHIỆM – BỔ SUNG: 
TIẾT: 117 Ngày soạn: 23-02-08 Ngày giảng: 26-02-08
VIẾNG LĂNG BÁC
 (Viễn Phương) 
I-MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
-Kiến Thức: Giúp HS cảm nhận được niềm xúc động thiêng liêng, tấm lòng tha thiết thành kính vừa tự hào, vừa đau xót của tác giả từ miền Nam ra viếng lăng Bác. Đặc điểm nghệ thuật của bài thơ: Giọng điệu trang trọng, thiết tha, phù hợp với tâm trạng cảm xúc, những hình ảnh ẩn dụ có giá trị súc tích và gợi cảm. Lời thơ dung dị cô đúc, giàu cảm xúc và lắng đọng.
-Tích hợp với phần văn ở các bài thơ văn viết về Bác, với phần Tập làm văn ở bài: Nghị luận về nhân vật văn học
-Kĩ Năng: Đọc – hiểu thơ trữ tình, phân tích các hình ảnh ẩn dụ, giọng điệu trong bài thơ.
-Thái độ: Kính yêu vị lãnh tụ thiên tài của dân tộc Việt Nam.
II-CHUẨN BỊ:
-Giáo viên: Ảnh chân dung Viễn Phương, tập thơ “Như mây mùa xuân” (1978), tranh về lăng chủ tịch Hồ Chí Minh.
-Học Sinh: Đọc kĩ tác phẩm (học thuộc lòng càng tốt), trả lời các cacau hỏi trong SGK.
III- TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY: 
1-Ổn định: (1’)
2-Kiểm tra bài cũ:
+Câu hỏi: 
1- Đọc thuộc lòng và diễn cảm bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” (5đ)
2- Em hiểu như thế nào về hình ảnh Mùa xuân nho nhỏ?
+Trả lời:
1-Yêu cầu đọc thuộc lòng (3đ). Diễn cảm, đúng nhịp, thể hiện được cảm xúc (2đ)
2-Hình ảnh Mùa xuân nho nhỏ – mùa xuân của tài hoa sáng tạo, mùa xuân của nghệ thuật thi ca Tất cả xin hoàn toàn kính dâng cho cuộc đời, cho nhân dân và đất nước. Đó là sự đóng góp chân thành của mỗi chúng ta.(5đ)
3-Bài mới: Giới thiệu(1’)
Hoạt động của Thầy
H. động của Trò
Nội dung
*HOẠT ĐỘNG 1:
-HD tìm hiểu chung.
-Gọi HS đọc phần chú thích (*) SGK.
H1- Khái quát sự hiểu biết của em về tác giả và hoàn cảnh ra đời của tác phẩm?
-Gọi 2HS đọc bài thơ và 1 HS đọc phần chú thích còn lại.
*GV lưu ý: Đọc giọng thành kính, xúc động, chậm rãi, càng ngày càng dâng cao, có đoạn lắng sâu, đoạn cuối thiết tha.
H2- Bài thơ có bố cục như thế nào?
*HOẠT ĐỘNG 2:
-HD phân tích.
-Gọi HS đọc diễn cảm lại khổ 1.
H3- Câu đầu cho ta biết điều gì? Giải thích nghĩa từ viếng, thăm, nhận xét cách xưng hô của tác giả?
H4- Hình ảnh đầu tiên tác giả quan sát cảm nhận là gì?
H5- Hình ảnh hàng tre gợi cho chúng ta điều gì?
H6- Biện pháp tu từ nào được sử dụng?
H7- Đọc những câu văn thơ nói về cây tre Việt Nam?
Gọi HS đọc diễn cảm khổ thơ thứ hai.
H8- Phân tích hai hình ảnh mặt trời trong hai câu thơ đầu? Những biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng? Tác dụng của nó?
H9- Em có nhận xét gì về cách thể hiện của tác giả?
H10- Hình ảnh dòng người và tràng hoa dâng 79 mùa xuân có ý nghĩa gì?
-Gọi HS đọc diễn cảm khổ thơ thứ ba.
H11- Về không gian, vị trí điểm nhìn và thời gian ở khổ thơ thứ ba có gì khác hai khổ thơ trên?
H12- Nêu cảm nhận của em về hình ảnh “Trời xanh”?
H13 ... của niềm đam mê.
3-Các câu mang luận điểm:
a- Đoạn 1: 2 câu.
“Dù được miêu tả  ấn tượng khó phai mờ”.
b- Đoạn 2: Câu “ Trước tiên  gian khổ của nìmh”
c- Đoạn 3: Câu “Nhưng anh thanh niên  một cách chu đáo”
d- Đoạn 4: Câu “Công việc vất vã  rất khiêm tốn”
e- Đoạn 5: 2 Câu
“Cuộc sống  tin yêu” 
4-Nhận xét:
. Mỗi luận điểm đều được tác giả phân tích, chứng minh một cách thuyết phục, có sức hấp dẫn người đọc
. Các luận cứ được sử dụng đều xác đáng, sinh động bởi đó là những chi tiết, hình ảnh đặc sắc của tác phẩm.
II- Bài học:
* Ghi nhớ SGK
(yêu cầu HS ghi vào vở).
III- Luyện tập:
-Tìm hiểu văn bản trong SGK.
1-Văn bản nghị luận về: “Tình thế lựa chọn sống – chết và vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật lão Hạc.
2-Câu mang luận điểm:
“Từ việc miêu tả  chuẩn bị ngay từ đầu”
3-Nhận xét:
Tác giả tập trung vào việc phân tích những diễn biến nội tâm của nhân vật. Vì đó là quá trinh chuẩn bị cho cái chết dữ dội của nhân vật.
4-Hướng dẫn học tập: (2’)
-Về nhà đọc lại 2 văn bản vừa tìm hiểu, nghiên cứu hệ thống luận điểm.
-Chuẩn bị cho bài học tiếp theo.
IV- RÚT KINH NGHIỆM – BỔ SUNG: 
TIẾT: 119 Ngày soạn: 02-08 - Ngày giảng: 02-08
CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ
TÁC PHẨM TRUYỆN (HOẶC ĐOẠN TRÍCH) 
I-MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
-Kiến Thức: Giúp HS biết cách viết bài nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích cho đúng với các yêu cầu của kiểu bài.
-Kĩ Năng: Rèn kĩ năng thực hành các bước khi làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích), Cách tổ chức, triển khai các luận điểm.
-Năng lực tư duy tổng hợp và phân tích khi viết văn nghị luận.
-Thái độ: Say mê nghiên cứu văn học.
II-CHUẨN BỊ:
-Giáo viên: Bảng phụ ghi các đề bài. Nội dung bài giảng.
-Học Sinh: Nghiên cứu kĩ các nội dung trong SGK.
III- TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY: 
1-Ổn định (1’)
2-Kiểm tra bài cũ: (Không kiểm tra)
3-Bài mới: Giới thiệu (1’) 
Hoạt động của Thầy
H. động của Trò
Nội dung
*HOẠT ĐỘNG 1: 8’
-HD bài tập tìm hiểu.
*GV treo bảng phụ ghi các đề bài – gọi HS đọc và tìm hiểu.
H1- Các đề bài trên yêu cầu nghị luận về vấn đề gì?
H2- Các từ “suy nghĩ”, “phân tích” cho ta biết giữa các đề bài có sự giống và khác nhau như thế nào?
*HOẠT ĐỘNG 2: 15’
-HD xác lập các bước làm bài.
*Đề: Suy nghĩ về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn “Làng” của Kim Lân.
H3- Bước đầu tiên trước khi làm bài là gì?
H4- Tiếp theo bước tìm hiểu đề là làm công việc gì tiếp theo?
H5- Dàn bài của bài văn nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) gồm những phần nào? Nêu nội dung cụ thể từng phần?
H6- Tiếp theo bước lập dàn ý chúng ta thực hiện bài viết như thế nào?
*HOẠT ĐỘNG 3: 3’
-HD phần ghi nhớ.
*HOẠT ĐỘNG 4: 13’
-HD luyện tập:
+Đề bài: Suy nghĩ của em về truyện ngắn “Lão Hạc” của Nam Cao.
Hãy viết phần mở bài và một đoạn phần thân bài.
-HS đọc các đề bài và thảo luận – cử đại diện trả lời –HS khác nhận xét +Đề 1: Nghị luận về “thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ”.
+Đề 2: Nghị luận về “diễn biến cốt truyện”.
+Đề 3: Nghị luận về “thân phận Thúy Kiều”.
+Đề 4: Nghị luận về “đời sống tình cảm gia đình trong chiến tranh”
*Giống: Đều là kiểu bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
*Khác:
+ “Suy nghĩ” là xuất phát từ sự cảm, hiểu của mình để nhận xét, đánh giá tác phẩm.
+ “Phân tích” là xuất phát từ tác phẩm (cốt truyện, nhan vật, sự việc, tình tiết ) để lập luận và sau đó nhận xét, đánh giá tác phẩm.
-1 HS trả lời – HS khác nhận xét .
+Bước tìm hiểu đề: Yêu cầu, phương pháp.
+Tìm ý:
.Phẩm chất điển hình của nhân vật.
.Các biểu hiện của phẩm chất điển hình trên.
+Dàn bài gồm 3 phần:
a- Mở bài:
-Giới thiệu tác phẩm hoặc nhân vật trong tác phẩm.
b- Thân bài:
-Nêu các luận điểm chính và phân tích, chứng minh bằng những luận cứ tiêu biểu, xác thực.
c- Kết bài:
-Nhận định, đánh giá chung của mình về vấn đề đã nghị luận.
-1 HS trả lời – 1 HS khác nhận xét .
+Triển khai trên cơ sở các ý đã tìm được và đã lập thành dàn ý.
-Gọi 2HS đọc phàn ghi nhớ SGK.
-Nhóm 1- 2- 3 viết phần mở bài.
-Nhóm 4- 5- 6 viết một đoạn phần thân bài.
=> cử đại diện đứng tại chỗ đọc- nhóm khác nhận xét.
I- Bài tập tìm hiểu:
1- Tìm hiểu các đề bài trong SGK:
*Yêu cầu nghị luận:
a-Đề 1: Nghị luận về “thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ”.
b-Đề 2: Nghị luận về 
“diễn biến cốt truyện”.
c-Đề 3: Nghị luận về “thân phận Thúy Kiều”.
d-Đề 4: Nghị luận về “đời sống tình cảm gia đình trong chiến tranh”
* Sự giống và khác nhau giữa các đề bài:
*Giống nhau: Đều là kiểu bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
*Khác nhau:
+ “Suy nghĩ” là xuất phát từ sự cảm, hiểu của mình để nhận xét, đánh giá tác phẩm.
+ “Phân tích” là xuất phát từ tác phẩm (cốt truyện, nhan vật, sự việc, tình tiết ) để lập luận và sau đó nhận xét, đánh giá tác phẩm.
2- Xác lập các bước làm bài nghị luận:
a- Tìm hiểu đề :
-Yêu cầu: Nghị luận về nhân vật trong tác phẩm.
-Phương pháp: Xuất phát từ sự cảm hiểu của bản thân.
b- Tìm ý:
-Phẩm chất điển hình của nhân vật.
-Các biểu hiện của phẩm chất điển hình trên.
c- Lập dàn ý:
*Mở bài:
-Giới thiệu tác phẩm hoặc nhân vật trong tác phẩm.
* Thân bài:
-Nêu các luận điểm chính và phân tích, chứng minh bằng những luận cứ tiêu biểu, xác thực.
* Kết bài:
-Nhận định, đánh giá chung của mình về vấn đề đã nghị luận.
d- Viết bài.
e- Kiểm tra và sửa chữa:
II- Bài học:
*Ghi nhớ SGK.
(Học sinh ghi vào vở)
III- Luyện tập:
*Đề bài: Suy nghĩ của em về truyện ngắn “Lão Hạc” của Nam Cao.
*Viết phần mở bài và một đoạn phần thân bài.
4-Hướng dẫn học tập: (2’)
-Về nhà đọc kĩ các phần trong SGK.
-Hoàn thiện đề bài ở phần luyện tập.
-Chuẩn bị thật kĩ phần Luyện tập làm bài nghị luận về tác phẩm (hoặc đoạn trích)
-Ôn kĩ phần lí thuyết đề làm bài viết số 6 (làm ở nhà)
IV- RÚT KINH NGHIỆM – BỔ SUNG: 
TIẾT: 120 Ngày soạn: 02-08 - Ngày giảng: 02-08
LUYỆN TẬP LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ
TÁC PHẨM TRUYỆN (HOẶC ĐOẠN TRÍCH)
BÀI VIẾT SỐ 6 (Làm ở nhà) 
I-MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
-Kiến Thức: Giúp HS ôn lại kiến thức đã học ở tiết 118 – 119.
-Tích hợp với các văn bản văn và các bài Tiếng Việt đã học.
-Kĩ Năng: Rèn luyện các kĩ năng tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý, viết bài.
-Thái độ: Tích cực khi luyện tập và nghiêm túc khi làm bài.
II-CHUẨN BỊ:
-Giáo viên: Nội dung luyện tập, đề bài kiểm tra, đáp án, biểu điểm.
-Học Sinh: Soạn kĩ phần luyện tập.
III- TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY: 
1-Ổn định: (1’)
2-Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS (3’)
3-Bài mới: Giới thiệu (1’)
Hoạt động của Thầy
H. động của Trò
Nội dung
*HOẠT ĐỘNG 1: 5’
-HD ôn lại phần lí thuyết.
H1- Thế nào là bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)?
H2- Những yêu cầu đối với một bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) là gì?
*HOẠT ĐỘNG 2: 15’
-HD tìm hiểu đề và tìm ý đề bài sau:
*Đề: Cảm nhận của em về đoạn trích truyện “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng.
H1- Xác định yêu cầu của đề bài trên?
H2- Tìm những ý cơ bản khi phân tích nhân vật bé Thu?
H3- Tìm những ý cơ bản khi phân tích nhân vật anh Sáu?
H4- Nhận xét, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của đoạn trích?
*HOẠT ĐỘNG 3: 10’
HD lập dàn ý chi tiết.
-GV gợi ý để HS triển khai các ý đã tìm được thành dàn ý chi tiết.
-1 HS trả lời nội dung phần ghi nhớ tiết 118- HS khác nhận xét .
- 1 HS trả lời nội dung phần ghi nhớ tiết 119- HS khác nhận xét .
-2HS đọc kĩ đề.
*Các nhóm thảo luận các câu hỏi và cử đại diện trả lời.
-Yêu cầu:
+Kiểu bài: Nghị luận về một đoạn trích trong truyện.
+Nội dung: Nhận xét, đánh giá về nội dung và nghệ thuật đọc trích.
+Hình thưc nghị luận: Nêu cảm nhận về đoạn trích.
-Nhân vật bé Thu:
+Thái độ và tình cảm của bé Thu trong hai ngày đầu.
+Thái độ và tình cảm của bé Thu trong hai ngày tiếp theo.
+Thái độ và hành động của bé Thu trong buổi chia tay.
-Nhân vật ông Sáu:
+Trong đợt nghĩ phép.
+Sau đợt nghĩ phép.
-Nhận xét, đánh giá:
+Nội dung.
+Nghệ thuật.
-Cả lớp thực hiện.
I- Ôn phần lí thuyết:
(Nội dung hai phần ghi nhớ tiết: 118-119)
II- Luyện tập:
Lập dàn ý đề bài sau:
*Đề: Cảm nhận của em về đoạn trích truyện “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng.
1-Tìm hiểu đề:
a-Kiểu bài: Nghị luận về một đoạn trích trong truyện.
b-Nội dung: Nhận xét, đánh giá về nội dung và nghệ thuật đọc trích.
c-Hình thưc nghị luận: Nêu cảm nhận về đoạn trích.
2- Tìm ý :
a- Nhân vật bé Thu:
+Thái độ và tình cảm của bé Thu trong hai ngày đầu.
+Thái độ và tình cảm của bé Thu trong hai ngày tiếp theo.
+Thái độ và hành động 
của bé Thu trong buổi chia tay.
b-Nhân vật ông Sáu:
+Trong đợt nghĩ phép.
+Sau đợt nghĩ phép.
c-Nhận xét, đánh giá:
+Nội dung: Nét đẹp trong tình phụ tử, nó là lẽ sống, nhờ nó mà con người có thể bình thản hy sinh cho lí tưởng.
+Nghệ thuật:
.Cốt truyện, ngôi kể, ngôn ngữ.
III- Lập dàn ý:
(Lớp triển khai từ các ý đã tìm được)
4-Hướng dẫn học tập:
-Làm bài thứ 7 ngày 11/03/06 nộp bài.
-Soạn bài “Sang Thu”.
+Đọc thuộc bài thơ.
+Chú ý giải nghĩa các từ khó.
IV- RÚT KINH NGHIỆM – BỔ SUNG: 
VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 6 – NGHỊ LUẬN VĂN HỌC:(7’)
*Đề: Suy nghĩ về thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ qua nhân vật Vũ Nương ở “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ.
*Đáp án:
A- Mở bài:
Giới thiệu nhân vật Vũ Nương (Hoàn cảnh xã hội lúc bấy giờ)
B- Thân bài:
Nghị luận các vấn đề sau:
a-Xã hội phong kiến xưa tồn tại một xã hội phụ quyền với thái độ trọng nam khinh nữ một cách cực đoan: “Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô”
b- Xã hội phong kiến xưa tước đoạt quyền tự do của người phụ nữ bằng một thứ luật “Tam tòng” nghiệt ngã: “Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử”
c- Với chế độ phụ quyền và luật tam tòng, người phụ nữ xưa không thể định đoạt được hạnh phúc của mình (Cha mẹ đặt đâu con cái ngồi đấy), mà hoàn toàn phụ thuộc vào sự may rủi.
d- Có thể khai thác thêm khía cạnh: Vũ Nương là nạn nhân của thói ghen tuông mù quáng, hoặc là nạn nhân của chiến tranh phi nghĩa.
C- Kết bài:
-Khái quát những vấn đề đã nghị luận.
-Nêu cảm nghĩ của em.
-Liên hệ người phụ nữ hiện nay.
* Biểu điểm:
-Điểm 8-10: Bài viết hay, có cảm xúc, viết đúng thể loại nghị luận, kiến thức phong phú thể hiện sự hiểu biết nhiều về số phssnj người phụ nữ trong xã hội cũ, lời văn trong sáng, giàu hình ảnh, luận điểm rõ ràng, lập luận chặt chẽ, không mắc lỗi các loại.
-Điểm 6.5-7.5: Đáp ứng yêu cầu như trên nhưng còn mắc vài lỗi các loại
-Điểm 5-6: Bài viết đúng theo yêu cầu như trên nhưng còn mắc một số lỗi về diễn đạt, dùng từ đặt câu, kiến thức chưa phong phú
-Điểm 3-4: Bài viết cơ bản nêu được một số ý theo yêu cầu, nhưng diễn đạt còn lủng củng, mắc nhiều lỗi các loại.
-Điểm 1-2: Bài viết sơ sài mắc nhiều lỗi, diễn đạt lộn xộn.
-Điểm 0: Lạc đề hoặc bỏ giấy trắng.
(Giáo viên linh động chấm điểm cho phù hợp)

Tài liệu đính kèm:

  • docVan 9 Tuan 25. 2009.doc