Giáo án Ngữ văn tuần 32

Giáo án Ngữ văn tuần 32

QUAN ÂM THỊ KÍNH

I.Mục tiêu :

- Có hiểu biết sơ giản về chèo cổ- một loại hình sân khấu truyền thống.

- Bước đầu biết đọc - hiểu văn bản chèo.Nắm được nội dung chính và đặc điểm hình thức tiêu biểu của đoạn trích.

II.Kiến thức chuẩn:

1.Kiến thức:

- Sơ giản về chèo cổ.

- Giá trị nội dung và những đặc điểm nghệ thuật tiêu biểu của vở chèo Quan Âm Thị Kính.

- Nội dung, ý nghĩa và một vài đặc điểm nghệ thuật của đoạn trích nỗi oan hại chồng.

2.Kĩ năng:

- Đọc diễn cảm kịch bản chèo theo lối phân vai.

- Phân tích mâu thuẩn, nhân vật và ngôn ngữ thể hiện trong một trích đoạn chèo.

 

doc 8 trang Người đăng thanh toàn Lượt xem 1595Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn tuần 32", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GANV7T32 TIẾT: 117 -120
NS: ND:	
TIẾT:117 -118
QUAN ÂM THỊ KÍNH
I.Mục tiêu :
- Có hiểu biết sơ giản về chèo cổ- một loại hình sân khấu truyền thống.
- Bước đầu biết đọc - hiểu văn bản chèo.Nắm được nội dung chính và đặc điểm hình thức tiêu biểu của đoạn trích.
II.Kiến thức chuẩn:
1.Kiến thức:
- Sơ giản về chèo cổ.
- Giá trị nội dung và những đặc điểm nghệ thuật tiêu biểu của vở chèo Quan Âm Thị Kính.
- Nội dung, ý nghĩa và một vài đặc điểm nghệ thuật của đoạn trích nỗi oan hại chồng.
2.Kĩ năng:
- Đọc diễn cảm kịch bản chèo theo lối phân vai.
- Phân tích mâu thuẩn, nhân vật và ngôn ngữ thể hiện trong một trích đoạn chèo.
III.Hướng dẫn – thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
NỘI DUNG 
- Hoạt động 1:Khởi động
- Ổn định tổ chức:
- Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra công việc soạn bài của HS
-Giới thiệu bài: Hai tiết học giúp ta hiểu được một số đặc điểm cơ bản của sân khấu chèo truyền thống.
-Hoạt động 02: Đọc – hiểu văn bản.
-Hướng dẫn HS tìm hiểu bài:
I.Tóm tắt vở chèo:
H.Đọc kĩ tóm tắt nội dung vở chèo Quan Am Thị Kính.
GV bình chuyển sang tiết 2
-Hoạt động 03:Phân tích
II.Tìm hiểu khái niệm chèo:
 H. Đọc kĩ phần chú thích và cho biết khái niệm về chèo?
III.Nỗi oan hại chồng:
-Trích đoạn nỗi oan hại chồng có mấy nhân vật?
-Những nhân vật nào là nhân vật chính thể hiện xung đột kịch?
-Những nhân vật đó thuộc loại vai nào trong chèo và đại diện cho ai?
IV Lời nói và cử chỉ của Thị Kính:
-Khung cảnh ở phần đầu câu chuyện là khung cảnh gì?
-Qua lời nói và cử chỉ của Thị Kính ở đây, em có nhận xét gì về nhân vật này?
V.Hành động và ngôn nữ của Sùng bà:
-Hãy liệt kê và nêu nhận xét của em về hành động và ngôn ngữ của Sùng bà đối với Thị Kính?
VI.Nỗi oan Thị Kính:
-Trong đoạn trích Thị kính có mấy lần kêu oan? Kêu với ai?
-Khi nào lời kêu oan của Thị Kính mới nhận được sự cảm thông?
-Em có nhận xét gì về sự cảm thông đó?
VII.Thảo luận tại lớp về màn kịch của Sùng ông và Sùng bà:
-Trước khi đuởi thị kính ra khỏi nhà, Sùng bà và Sùng ông còn làm điều gì tàn ác?
-Theo em xung đột kịch trong đoạn trích này thể hiện cao nhất ở chỗ nào?vì sao?
VIII.Tâm trạng của Thị Kính:
-Qua cử chỉ và hành động của nhân vật, hãy phân tích tâm trạng của Thị Kính trước khi rời khòi nhà Sùng bà
-Việc Thị Kính quyết tâm “trá hình nam tử bước đi tu hành” có ý nghĩa gì?
-Đó có phải là con đường giúp nhân vật thoát khỏi đau khổ trong xã hội cũ hay không?
H. tìm hiểu nhữn nét đặc sắc về nghệ thuật của trích đoạn chèo?
Hoạt động 04 Ý nghĩa văn bản:
-Qua các phần phân tích trên các em hãy nêu những nhận xét về nội dung và nghệ thuật của trích đoạn chèo nỗi oan hại chồng?
- Hoạt động 05 Luyện tập:
-Bài tập 1:
-Tóm tắt ngắn gọn trích đoạn nỗi oan hại chồng?
-Bài tập 2:
-Nêu chủ dề của đoạn trích nỗi oan hại chồng?
-Em hiểu thế nào về thành ngữ “Oan 
Thị Kính”?
-Hoạt động 06 Hướng dẫn tự học:
- Sưu tầm một số băng hình về nghệ thuật chèo cổ.
- Viết cảm nhận về một trong các nhân vật: Thị Kính, Thiện Sĩ, Sùng bà, Mãng ông ở đoạn trích.
- Tự chuẩn bị các kiến thức đã học về các thể loại văn học, liệt kê và tìm hiểu các giá trị nội dung và nghệ thuật cảu các văn bản đã học để chuẩn bị cho tiết Ôn tập phần văn tuần sau.
-Lắng nghe
-Ghi tựa bài
-Thảo luận tìm hiểu bài:
-Các nhóm thay phiên nhau đọc các phần của vở chèo Quan Am Thị Kính và tóm tắt vở chèo.
-Đọc phần chú thích
-Phát biểu về loại hình sân khấu chèo.
-Củng cố tiết 1 chuyển sang tiết 2
-Đọc kĩ trích đoạn nỗi oan hại chồng, thảo luận các yêu cầu của GV
-Thống nhất và nêu ý kiến.
-Thảo luận và nêu nhận xét về nhân vật Thị Kính
-Liệt kê và nhận xét 
-Nhận xét về những lời kêu oan của Thị Kính.
-Phân tích xung đột cao trào của trích đoạn chèo “nỗi oan hại chồng”
-Mỗi nhóm bày tỏ suy nghĩ về nỗi đau cực điểm của Thị Kính 
-Thảo luận về tâm trạng của Thị Kính 
-Phân tích ý nghĩa của việc Thị Kính trá hình nam tử đi tu.
Thực hiện theo yêu cầu của giáo viên
-Các nhóm thảo luận tổng kết
-Đọc lại ghi nhớ để củng cố thêm
-Các nhóm tóm tắt trích đoạn nỗi oan hại chồng.
-Thảo luận yêu cầu của bài tập 2.
Lắng nghe và thực hành theo yêu cầu của GV
- Khởi động
- Tìm hiểu chung:
I. Tóm tắt nội dung vở chèo: 
 1.An giết chồng
 2.An hoang thai
 3.Oan tình được giải-Thị kính lên tòa sen
-Phân tích
1.Nội dung:
II.Tìm hiểu khái niệm chèo:
 -Chèo là loại kịch hát múa dân gian.
 -Chèo thuộc loại sân khấu kể chuyện để khuyến giáo đạo đức
-Chèo có một số loại nhân vật truyền thống với những đặc trưng tính cách riêng (Xem chú thích tr 118, SGK)
-Sân khấu chéo có tính ước lệ và cách điệu cao
III.Trích đoạn “ Nỗi oan hại chồng”:
-Các nhân vật chính: Thiện Sĩ,Thị Kính, Sùng ông, Sùng bà, Mãng ông
-Tất cả các nhân vật đều tham gia vào quá trình tạo nên xung đột kịch.Nhưng có hai nhân vật chính thể hiện xung đột cơ bản của vở chèo là Sùng bà và thị kính
-Sùng bà là nhân vật mụ ác và đại diện cho tầng lớp địa chủ phong kiến.
-Thị Kính là nhân vật nữ chính đại diện cho người phụ nữ lao động.
- Mâu thuẫn chủ yếu giữa Sùng bà và Thị Kính thực chất là mâu thuẫn giữa người trên - kẻ dưới, người giàu - kẻ nghèo, mâu thuẩn giai cấp xã hội trong mâu thuẫn trong mâu thuẫn gia đình. 
IV.Khung cảnh gia đình và lời nói của Thị Kính
-Khung cảnh ở phần đầu trích đoạn là khung cảnh gia đình
-Lời nói và cử chỉ của Thị Kính qua làn điệu nói sử cho thấy nàng là người vợ thương chồng.
V.Thảo luận về hành động và ngôn ngữ của Sùng bà:
- Là nhân vật mụ ác
- Lời nói và hành động của Sùng bà rất độc ác (dc).
-Ngôn ngữ của bà ta rất đay nghiến, rặt sự phân biệt đối xử (dc).
VI.Nhân vật chính Thị Kính và nỗi oan của nàng:
- Nhân vật nữ chính, là người vợ hiền dịu, đảm đang, rất mực thương chồng.
-Năm lần Thị Kính kêu oan (Trong đó có bốn lần Thị Kính hướng lới kêu oan đến mẹ chống và chồng), những lới kêu oan của nàng đến mẹ chồng và chồng đều vô ích.Đến lần kêu oan đến cha thì nàng mới nhận được sự cảm thông.Nhưng đó là sự cảm thông đau khổ và bất lực.
-Kết cục của nỗi oan là tình vợ chồng tan vở.
VII.Thảo luận về màn kịch độc các của Sùng ông và Sùng ba:
-Màn kịch do Sùng ông và Sùng bà dựng lên đã tạo ra xung đột kịch gay gắt, Thị Kính bị đẩy vào chỗ cực điểm của nỗi đau:Nỗi đau oan ức, nỗi đau tình vợ chồng tan vở, giờ là nỗi đau cha già bị khinh khi, hành hạ.
VIII.Tâm trạng của Thị Kính trước khi rời khỏi nhà:
-Lời độc bạch của nhân vật gợi lên rất rõ hình ảnh một con người đang bơ vơ trước cái vô định của cuộc đời (dc).
-Con đường giải thoát của Thị Kính có hai mặt :Chứng tỏ con người đoan chính, mặt khác lại thể hiện sự tiêu cực, mình khổ là do số kiếp.
2.Nghệ thuật:
- Xây dựng tình huống kịch tự nhiên.
- Xây dựng nhân vật chủ yếu qua ngôn ngữ, cử chỉ, hành động.
- Ý nghĩa văn bản:
1.Nội dung:
Đoạn trích góp phần tái hiện chân thữc mâu thuẫn giai cấp, than phận người phụ nữ qua mốu quan hệ hôn nhân ngày xưa.
2.Nghệ thuật:
Vở chèo Quan Âm thị Kính nói chung và trích đoạn Nỗi oan hại chồng nói riêng là vở diễn và trích đoạn chèo rất tiêu biểu của sân khấu chèo truyền thống.
- Luyện tập:
-Bài tập 1:
Nêu được những chi tiết chính theo đúng trình tự
-Diễn đạt gọn rõ
-Bài tập 2:
-Trích đoạn nỗi oan hại chồng thể hiện những phẩm chất tốt đẹp cùng nỗi oan bi thảm, bế tắc của người phụ nữ và những đối lập giai cấp thông qua xung đột gia đình, hôn nhân trong xã hội phong kiến
-Thành ngữ “oan Thị Kính” dùng để nói về những nỗi oan ức quá mức, cùng cực và không thể nào giải bày được
- Hướng dẫn tự học:
-Xem lại phần phân tích
-Hiểu và giả thích được về khái niệm sân khấu chèo.
-Hiểu được các đặc trưng, tính cách của các nhân vật truyền thống trong chèo.
Tiết:119
 DẤU CHẤM LỬNG VÀ DẤU CHẤM PHẨY
I.Mục tiêu 
 - Hiểu công dụng của dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy.
 -Biết sử dụng đúng dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy để phục vụ yêu cầu biểu đạt.
II.Kiến thức chuẩn:
1.Kiến thức:
 Công dụng dáu chấm lửng, dấu chấm phẩy trong văn bản.
2.Kĩ năng:
- Sử dụng dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy trong tạo lập văn bản.
- Đặt câu có dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy.
III.Hướng dẫn – thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
NỘI DUNG 
- Hoạt động 1:Khởi động
- Hoạt động 02:Hình thành kiến thức:
- Ổn định tổ chức:
- Kiểm tra bài cũ: Bài “Quan Âm Thị Kính”
 -Phân tích nỗi oan của Thị Kính ?
 -Phân tích tâm trạng của Thị Kính?
-Giới thiệu bài:Tiết học giúp chúng ta hiểu và thực hành đúng việc sử dụng dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy trong câu hay đoạn văn.
-Hướng dẫn HS tìm hiểu bài:
I. Tìm hiểu công dụng của dấu chấm lửng:
-Chép các ví dụ cho ở phần 1 lên bảng và yêu cầu HS cho biết tại sao tác giả lại dùng dấu chấm lửng?
-Gọi 02 HS đọc lại khái niệm ở phấn 1 để củng cố về công dụng của dấu chấm lửng
II.Công dụng của dấu chấm phẩy:
-Chép cá ví dụ của phần 2 lên bảng
-Ở các ví dụ đã ghi lên bảng, dấu chấm phẩy được dùng để làm gì?
-Có thể thay nó bằng dấu phẩy được không ? vì sao?
-Từ bài tập trên hãy rùt ra kết luận về công dụng của dấu chấm phẩy?
-Hệ thống hóa kiến thứcè 03 HS đọc lại hai phần khái niệm.
Hoạt động 3-Luyện tập:
-Hướng dẫn HS thực hành phần luyện tập:
-Bài tập 1:
-Nêu công dụng của dấu chấm lửng trong các câu có chứa chúng?
-Bài tập 2:
-Nêu rõ công dụng của dấu chấm ở các câu trong bài tập?
-Bài tập 3
HS về nhà viết một đoạn văn về ca Huế trên sông Hương, trong văn bản đó có câu dùng dấu chấm lửng, có câu dùng dấu chấm phẩy, giờ luyện tập sau sẽ chữa bài
-Hoạt động 06 Hướng dẫn tự học:
- Viết một đoạn văn miêu tả trong đó có sử dụng dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy.
- Ôn lại các dấu câu và các kiểu câu để chuẩn bị cho tiết Ôn tập phần Tiếng Việt.
-Lắng nghe
-Ghi tựa bài
-Thảo ;uận tìm hiểu bài:
-Đọc các ví dụ ở trên bảng
-Thảo luận lí do tác giả dùng dấu chấm lửng
-Đại diện các nhóm nêu ý kiến
-Đọc và chép phần khái niệm
-Đọc các ví dụ GV đã ghi lên bảng
-Thảo luận từng câu a, b
-Nhận xét và báo cáo
-Rút ra khái niệm về dấu chấm phẩy
-Củng cố lại bằng ghi nhớ 2
-Hệ thống hóa kiến thức 03 HS đọc lại hai ghi nhớ
-Thực hành bài tập 1 theo hính thức thi đua nhóm
-Bài tập 2 làm trong phiếu bài tập, GV chấm và nhận xét, chốt
-Các nhóm thực hành bài tập 03 ở nhà
-Lắng nghe và thực hành theo yêu cầu của GV
- Khởi động
- Hình thành kiến thức
I.Tìm hiểu công dụng của dấu chấm lửng:
-Ở a:dấu chấm lửng tỏ ý còn nhiều vị anh hùng nữa chưa được liệt kê.
-Ở b:dấu chấm lửng biểu thị sự ngắt quãng trong lời nói của nhân vật do quá mệt và hoảng sợ.
Ở c:dấu chấm lửng làm giãn nhịp độ câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện bất ngờ của từ bưu thiếp
-Sơ kết: 02 HS đọc khái niệm của phần 1:
Dấu chấm lửng được dùng để:
-Tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa liệt kê hếtt;
-Thể hiện chỗ lời nói bị bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng; 
-Làm giãn nhịp độ câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước, châm biếm.
II.Tìm hiểu công dụng của dấu chấm phẩy:
-Ở a: dấu chấm phẩy được dùng để đánh dấu ranh giới giữa hai vế của một câu ghép có cấu tao phức tạp
-Ở b: dấu chấm phẩy được dùng để ngăn cách các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp, nhằm giúp người đọc hiểu được các bộ phận, các tầng bậc trong khi liệt kê.Trong trường hợp này không nên thay bằng dấu phẩy vì dấu phẩy được dùng để ngăn cách các thành phần đồng chức trong từng bộ phận liệt kê, khác với chức năng của dấu chấm phẩy.
-Sơ kết: 02 HS đọc khái niệm 2
Dấu chấm phẩy được dùng để:
-Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp;
-Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp.
-Luyện tập:
-Bài tập 1:
-a.Dấu chấm lửng dùng để biểu thị lời nói bị ngắt ngứ, đứt quãng do sợ hãi, lung túng (-Dạ, bẩm)
-b.dấu chấm lửng biểu thị câu nói bị bỏ dở
-c.Dấu chấm lửng biểu thị sự liệt kê chưa đầy đủ.
-Bài tập 2:Dấu chấm phẩy dùng để ngăn cách các vế của những câu ghép có cấu tạo phức tạp
-Bài tập 3:Thực hành ở nhà.
-Hướng dẫn tự học:
Học thuộc hai khái niệm.
-Xem lại các ví dụ đã phân tích vả các bài tập đã thực hành
-Làm nài tập 03 ở nhà
-Soạn trước bài Ôn tập phần Tiếng Việt.
Tiết 120
VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ
I.Mục tiêu :-
Tìm hiểu sâu hơn về văn bản hành chính ở kiểu văn bản đề nghị.
- Hiểu các tình huống viết văn bản đề nghị.
- Biết cách viết một văn bản đề nghị đúng quy cách.
II.Kiến thức chuẩn:
1.Kiến thức:
Đặc điểm cảu văn bnả đề nghị:hoàn cảnh mục đích, yêu cầu nội dung và cách làm v8n bản này.
2.Kĩ năng:
- Nhận biết văn bản đề nghị.
- Viết văn bản đề nghị đúng quy cách.
- Nhận ra được những sai sót thường gặp khi viết văn bản đề nghị.
III.Hướng dẫn – thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
NỘI DUNG 
- Hoạt động 1:Khởi động
-Hoạt động 2:Hình thành kiến thức:
- Ổn định tổ chức:
- Kiểm tra bài cũ:
- Nêu công dụng của dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy?
- Mỗi khái niệm cho một ví dụ minh họa?
- Giới thiệu bài:Tiết học giúp chúng ta hiểu được cách viết một văn bản đề nghị đứng quy cách.
-Hướng dẫn HS tìm hiểu bài:
.Đặc điểm của một văn bản đề nghị:
-Viết văn bản đề nghị để làm gì?
-Yêu cầu của một văn bản đề nghị cần đáp ứng là những gì?
-Hãy nêu một số tình huống trong sinh hoạt, trong học tập cần viết văn bản đề nghị( Đề nghị tổ chức hội diễn văn nghệ, đề nghị được cung cấp báo Đội)
-Ở mục I.3:
-Lựa chọn các tình huống có trong mục I.3, tình huống nào cần phải viết văn bản đề nghị
II.Cách làm văn bản đề nghị:
-Các mục trong văn bản đề nghị được trình bày theo một thứ tự như thế nào?
-Điểm giống và khác nhau của hai văn bản đề nghị trên là gì?
III.Một số điểm cần lưu ý khi viết văn bản đề nghị:
-Tên văn bản thường được viết như thế nào?
-Các mục trong văn bản đề nghị được trình bày ra sao?
Luyện tập:
-Bài tập 1:So sánh sự giống nhau và khác nhau về lí do viết đơn và đề nghị giống và khác nhau như thế nào?
-Bài tập 2:
-Trao đổi với bạn trong tổ, nhóm để rút kinh nghiệm về các lỗi thường mắc ở văn bản đề nghị.
-Hoạt động 03 Hướng dẫn tự học:
- Nắm được đặc điểm văn bản đề nghị.
- Sưu tầm một số văn bản đề nghị làm tài liệu học tập.
- sưu tầm một số văn bản báo cáo để chuẩn bị chi tiết học văn bản Báo cáo vào tuần sau
-Lắng nghe
-Ghi tựa bài
-Thảo luận tìm hiểu bài:
-Đọc các ví dụ trong SGK
-Thảo luận các yêu cầu của GV
-Đại diện các nhón nêu ý kiến
-Lựa chọn các tình huống cần phải viết văn bản đề nghị.
-Các nhóm thảo luận
-Nêu ý kiến
-Đọc phần lưu ý trong SGK
-Thảo luận và rút ra nhận xét.
-Thảo luận trong nhóm
-Đại diện nhóm báo cáo
-Trao đổi về các lỗi dễ mắc ở văn bản đề nghị.
-Lắng nghe và thực hành theo yêu cầu của GV
- Khởi động
- Hình thành kiến thức
I.Đặc điểm của một văn bản đề nghị:
- Văn bản đề nghị được tạo lập để gửi lên các cấp có tẩm quyền để nêu ý kiến của cá nhân hoặc tập thể về một nhu cầu, quyền lợi chính đáng của cá nhân hay tập thể đó.
-Yêu cầu của một văn bản đề nghị cần đáp ứng các yêu cầu sau:
 +Ai đề nghị?
 +Đề nghị ai?
 +Đề nghị điều gì?
 +Văn bản đề nghị cần trình bày ngắn gọn, sáng sủa theo một số quy định có sẵn.
-Các tình huống cần phải viết văn bản đề nghị ở phần I.3 là trường hợp a và c
II.Cách làm văn bản đề nghị:
- Văn bản đề nghị cần trình bày trang trọng, ngắn gọn, sang sủa theo một số mục quy định sẵn.Nội dung trình bày không nên máy móc nhưng phải đủ các mục: người đề nghị, người được đề nghị ( hoặc cấp được đề nghị) và nội dung đề nghị.
-Các mục trong văn bản đề nghị như Quốc hiệu, địa điểm, tên văn bản, nơi gởi đến, nêu sự việc, lí do, người viết kí tên Các mục trên được sắp theo thứ tự.
-Điểm giống nhau:theo thứ tự trình bày các mục.
-Điểmkhác nhau:Các lí do, nguyện vọng
-Sơ kết: Giúp HS rút ra khái niệm từ các nội dung phân tích ở trên.Củng cố lại bằng gi nhớ tr 126
III.Một số điểm cần lưu ý khi viết văn bản đề nghị:
-Tên văn bản đề nghị thường được viết chữ in hoa.
-Khoảng cách giữa các lề trên lề dưới phải cân đối, sáng sủa.
-Đọc lại các điểm cần lưu ý, nhận xét, sau đó ghi và học thuộc phần ghi nhớ.
Hoạt động 3-Luyện tập
-Bài tập 1:
 +Giống :Cả hai đều là những nguyện vọng chính đáng
 +Khác: Một bên là nguyện vọng của cá nhân, một bên là nguyện vọng của tập thể.
Bài tập 2:Các lỗi thường mắc ở văn bản đề nghị là Quốc hiệu, địa danh, ngày, tháng, năm
-Hướng dẫn tự học:
-Xem lại các phần đã trao đổi ở trên.
-Học thuộc khái niệm.
Duyệt của tổ trưởng
Ngày 02/04/2011
Lê Lĩnh Nam

Tài liệu đính kèm:

  • docGANV7TUAN 32 CHUAN.doc