Giáo án Ngữ văn tuần 33

Giáo án Ngữ văn tuần 33

ÔN TẬP PHẦN VĂN

I.Mục tiêu :

Nắm được hệ thống văn bản, giá trị tư tưởng, nghệ thuật của các tác phẩm đã học, về đặc trưng thể loại của các văn bản, những quan niệm về văn chương, về sự giàu đẹp cảu tiếng Việt trong các văn bản thuộc chương trình Ngữ văn lớp 7.

II.Kiến thức chuẩn:

1.Kiến thức:

- Mọt số khái niệm thể loại liên quan đến đọc – hiểu văn bản như ca dao, dân ca, tục ngữ, thơ trữ tình, thơ Đường luật, thơ lục bát, thơ song thất lục bát ; phép tương phản và phép tăng cấp trong nghệ thuật.

- Sơ giản về thể loại thơ Đường luật

- Hệ thống văn bản đã học, nội dung cơ bản về đặc trưng thể loại ở từng văn bản.

2.Kĩ năng:

- Hệ thống hóa, khái quát hóa kiến thức về các văn bản đã học.

- So sánh, ghi nhớ, học thuộc lòng các văn bnả tiêu biểu.

- Đọc – hiểu các văn bản tự sự, miêu tả, biểu cảm, ngị luận ngắn.

 

doc 12 trang Người đăng thanh toàn Lượt xem 1239Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn tuần 33", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GANV7T33 TIẾT:121 – 124
NS:09/04 ND:11 – 16/04
TIẾT:121
ÔN TẬP PHẦN VĂN
I.Mục tiêu :
Nắm được hệ thống văn bản, giá trị tư tưởng, nghệ thuật của các tác phẩm đã học, về đặc trưng thể loại của các văn bản, những quan niệm về văn chương, về sự giàu đẹp cảu tiếng Việt trong các văn bản thuộc chương trình Ngữ văn lớp 7.
II.Kiến thức chuẩn:
1.Kiến thức:
- Mọt số khái niệm thể loại liên quan đến đọc – hiểu văn bản như ca dao, dân ca, tục ngữ, thơ trữ tình, thơ Đường luật, thơ lục bát, thơ song thất lục bát ; phép tương phản và phép tăng cấp trong nghệ thuật.
- Sơ giản về thể loại thơ Đường luật
- Hệ thống văn bản đã học, nội dung cơ bản về đặc trưng thể loại ở từng văn bản.
2.Kĩ năng:
- Hệ thống hóa, khái quát hóa kiến thức về các văn bản đã học.
- So sánh, ghi nhớ, học thuộc lòng các văn bnả tiêu biểu.
- Đọc – hiểu các văn bản tự sự, miêu tả, biểu cảm, ngị luận ngắn.
III.Hướng dẫn – thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
NỘI DUNG 
- Hoạt động 1:Khởi động
- Ổn định tổ chức:
- Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS ở nhà.
-Giới thiệu bài: Tiết học giúp chúng ta tổng kết có hệ thống các văn bản đã học.
Hoạt động 02: Hình thành kiến thức:
-Yêu cầu của ôn tập:
-Hãy nêu ý kiến của em về các yêu cầu cần đạt trong việc ôn tập?
Hướng dẫn việc ôn tập ở nhà:
-Làm ccác bài tập mẫu:
-Đọc lại chú thích(«) ở các bài 3, 5; các câu 1, phần Đọc-hiểu văn bản ở Bài 7, Bài 8; Mục làm thơ lục bát ở bài 13; phần ghi nhớ ở bài 16 (On tập tác phẩm trữ tình); phần chú thích ở bài 18 câu 2, phần đọc-hiểu văn bản ở bài 26?
-Hệ thống hóa các định nghĩa, các khái niệm về các vấn đề ca dao, tục ngữ, các thể thơ, phép tương phản, phép tăng cấpvà tập vận dụng các khái niệm trên vào việc phân tích văn bản ?
Lập bảng tổng kết các văn bản văn xuôi đã học
-Lắng nghe
-Thảo l;uận tìm hiểu bài:
-Thảo luận các yêu cầu của việc ôn tập
-Lắng nghe và phát biểu ý kiến về việc ôn tập ở nhà
-Các nhóm thay nhau tái hiện các kiến thức về văn bản văn xuôi đã học vào các cột mục theo mẫu.
- Khởi động
- Tìm hiểu chung:
I. Yêu cầu của ôn tập:
-Nhớ và ghi lại đầy đủ chính xác nhan đề các tác phẩm thuộc về hệ thống văn bản đã được học trong cả niên khóa.
-Nắm chắc được các khái niệm lí thuyết và bước đầu biết vận dụng lí thuyết vào việc hiểu tác phẩm cụ thể
-Nắm được các giá trị cơ bản trong từng cụm văn bản.
Bước đầu biết vận dụng phương pháp tích hợp kiến thức của các tác phẩm văn, tiếng Việt, Tập làm văn
-Học thuộc lòng hầu hết các bài thơ, đoạn thơ đã học.
II.Chuẩn bị ôn tập ở nhà:
-Có kế hoạch cụ thể cho các nội dung ôn tập, tích hợp và vận dụng các khái niệm, kiến thức lí thuyết vào việc đánh giá các văn bản đã học. hoặc các văn bản chưa học.
-Lập bảng thống kê các tác phẩm văn xuôi đã học.
Kể tên các văn bản đã học
Học kì I
Học kì II
Cổng trường mở ra
Mẹ tôi
Cuộc chia li của những con búp bê
Những câu hát về tình cảm gia đình
Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người
Những câu hát than thân
Những câu hát châm biếm
Nam quốc sơn hà
Tụng giá hoàn kinh sư
Thi6n trường vãn vọng
Côn ssơn ca
Chinh phụ ngâm khúc ( trích)
Bánh trôi nước
Qua Đèo Ngang
Bánh trôi nước
Vọng Lư Sơn bộc bố
Tĩnh dạ tứ
Mao ốc vị phong thu sở phá ca
Nguyên tiêu
Cảnh khuya
Tiếng gà trưa
Một thứ quà của lúa non:Cốm
Sài Gòn tôi yêu
Mùa xuân của tôi.
Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất
Tục ngữ về con người và xã hội
Tinh thần yêu nước cảu nhân dân ta
Sự giàu đẹp cảu Tiếng Việt
Đức tính giản dị cảu Bác Hồ
Ý nghĩa văn chương
Sống chết mặc bay
Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu
Ca Huế trên song Hương
Quan Âm Thị Kính.
Hệ thống các thể loại đã học
- Truyện Việt Nam ( 1900 – 1945 )
- Kí Viết Nam (1900 – 1945 )
- Thơ dân gian Việt Nam
- Thơ trung đại Việt Nam
- Thơ Đường
- Thơ hiện đại Việt Nam
- Kịch dân gian Việt Nam
- Nghị luận dân gian Việt Nam ( Tục ngữ )
- Nghị luận hiện đại Việt Nam
- Văn bản nhật dụng
- Lí luận văn học
Giá trị nội dung và đặc điểm hình thức của tục ngữ, ca dao, dân ca, thơ trữ tình
Thể loại
Giá trị nội dung và đặc điểm hình thức
- Ca dao- dân ca
- Dân ca: những sang tác dân gian kết hợp lời và nhạc.
- ca dao: Lời thơ của dân ca.
- Ca dao và dân ca là những khái niệm tương đương, chỉ các thể loại trữ tình dân gian. Kết hợp lời và nhạc diễn tả đời sống nội tâm của con người.
Tục ngữ
Những câu nói dân gianngắn gọn, ổn định, thể hiện kinh nghiệm của dân gian về mọi mặt
Thơ trữ tình
Một thể loại văn học phản ánh cuộc sống bằng cảm xúc của người sang tác
Thơ trữ tình trung đại Việt Nam
- Thơ Đường luật
- Những thể thơ thuần túy Việt Nam, Lục bát, song thất lục bát.
Thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật
- 7 tiếng/ câu : 4 câu /bài/ 28 tiếng/bài
- Vần: chân. ( liền, cách )
Thơ ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật
5tiếng/ câu:4 câu
Thơ thất ngôn bát cú.
7 tiếng/câu: 8 câu
- Vần: Bằng, trắc, chân
Giá trị nội dung và đặc điểm hình thức nổi bật của các văn bnmả văn xuôi đã học.
TT
Nhan đề văn bản, tác giả
Giá trị nội dung
Giá trị nghệ thuật
1
Cổng trường mở ra
(Lí Lan)
-Lòng mẹ thương con, ước ong con nên người trong đêm trước ngày khai trưồng.
-Tâm trạng người mẹ được thể hiện chân thành, nhẹ nhàng.
2
Mẹ tôi
(A-mi-xi)
-Tình yêu thương kính trọng cha mẹ là tình cảm thật là thiêng liêng.
-Thư bố gởi cho con với lời lẽ phê bình nghiêm khắc.
3
Cuộc chia tay của những con búp bê
(Khánh Hoài)
-Tình cảm gia đình là vô cùng quí giá và quan trọng.
-Qua cuộc chia tay của những con búp bê-cuộc chia tay của những đứa trẻ mà đặt ra vấn đề giữ gìn hạnh phúc gia đình.
4
Sống chết mặc bay
(Phạm Duy Tốn)
-Lên án tên quan phủ.
-Cảm thông với tình cảnh của người dân.
-Nghệ thuật tương phản và tăng cấp.
5
Những trò ló hay là Va-ren và Phan Bội Châu
(Nguyễn Ai Quốc)
-Đã kích Va-ren
-Ca ngợi cụ Phan
-Truyện ngắn hư cấu.
Lời lẽ châm biếm sâu sắc.
6
Một thứ quà của lúa non
( Thạch lam)
-Ca ngợi và miêu tả vẻ đẹp va giá trị của một thứ quà quê đặc sản quen thuộc Việt Nam
-Cảm giác tinh tế, trữ tình đậm đà.
7
Sài Gòn tôi yêu
(Minh Hương)
-Tình cảm sâu nặng của tác giả đối với Sài Gòn qua sự am hiểu và cảm nhận tinh tế về thành phố này.
Tự sự, miêu tả, biểu cảm kết hợp khá nhịp nhàng.
8
Mùa xuân của tôi
(Vũ Bằng)
-Vẻ đẹp độc đáo của mùa xuân miền Bắc và Hà Nội qua nỗi nhớ xa xứ của người Hà Nội
-Lời văn giàu hình ảnh , cảm xúc.
9
Ca Huế trên sông Hương
(Hà Anh Minh)
-Giới thiệu ca Huế –một sinh hoạt văn hóa rất tao nhã.
-Văn bản thuyết minh mạch lạc, giàn dị mà nêu rõ những vấn đề chủ yếu của vấn đề.
- Hoạt động 03 Luyện tập:
-Hoạt động 06 Hướng dẫn tự học:
- Học thuộc long một số đoạn thơm, đoạn văn hay trong số các tác phẩm đã học..
- Nhớ được 50 từ Hán Việt thong dụng.
- Chuẩn bị luyện đọc diễn cảm để chuẩn bị cho tiết Hoạt động Ngữ văn vào tuần sau.
Thực hiện theo yêu cầu của giáo viên
Lắng nghe và thực hành theo yêu cầu của Gv
- Luyện tập:
- Phát biểu cảm nghĩ về các vấn đề được đề cập đến trong các văn bản đã học.
 + Sự giàu đẹp của Tiếng Việt
 + Ý nghĩa ccủa văn chương.
- Viết đoạn văn trình bày cảm nghĩ của bản than về giá tr5 nội dung, nghệ thuật của một trong số các tác phẩm đã học.
- Hướng dẫn tự học:
- Xem lại các nội dung đã ôn tập ở trên
-Học thuộc các bài thơ trong chương trình
-Tập vận dụng những khái niệm đã học để phân tích các văn bản thơ đã học hoặc chưa học.
TIẾT:122
DẤU GẠCH NGANG
I.Mục tiêu :
- Hiểu công dụng của dấu gạch ngang.
- Phân biệt dấu gạch ngang với dấu gạch nối.
- Biết sử dụng dấu gạch ngang để phục vụ yêu cầu biểu đạt.
II.Kiến thức chuẩn:
1.Kiến thức:
Công dụng của dấu gạch ngang trong văn bnả?
2.Kĩ năng:
- Phân biệt dấu gạch ngang với dấu gạch nối?
- Sử dụng dấu gạch ngang trong tgạo lập văn bản?
- Ổn định tổ chức:
- Kiểm tra bài cũ:
- Nêu công dụng của dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy?
- Vận dụng viết một văn bản có các dấu câu trên?
-Giới thiệu bài:Tiết học giúp chúng ta hiểu về công dụng của dấu gạch ngang.
III.Hướng dẫn – thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
NỘI DUNG 
- Hoạt động 1:Khởi động
- Ổn định tổ chức:
- Kiểm tra bài cũ:
- Nêu công dụng của dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy?
- Vận dụng viết một văn bản có các dấu câu trên?
-Giới thiệu bài:Tiết học giúp chúng ta hiểu về công dụng của dấu gạch ngang.
Hoạt động 02: Hình thành kiến thức:
-Hướng dẫn HS tìm hiểu bài:
-Công dụng của dấu gạch ngang:
-Viết các ví dụ trong SGK lên bảng:
-Trong các ví dụ sau (I.a,Ib,I.c,I.d), dấu gạch ngang được dùng để làm gì?
-Phân biệt dấu gạch ngang, dấu gạch nối.
-Trong ví dụ d ở phần I, dấu gạch nối giữa các tiếng trong từ Va-ren được dùng làm gì?
-Cách viết dấu gạch nối có gì kác với dấu gạch ngang?
-Luyện tập:
-Bài tập 1:
-Hãy nêu rõ công dụng của dấu gạch ngang trong những câu trong bài tập.?
-Bài tập 2:
-Hãy nêu rõ công dụng của dấu gạch nối trong các ví dụ trong bài tập.
-Bài tập 3: Thực hành ở nhà
-Hoạt động 03 Hướng dẫn tự học:
- Viết một đoạn văn ngắn trong đó có sử dụng dấu gạch ngang và dấu gạch nối.
- Ôn tấp các bài Tiếng Việt đã học để chuẩn bị cho tiết Ôn tập Tiếng Việt.
-Lắng nghe
-Ghi tựa bài
-Thảo luận tìm hiểu bài:
-Đọc các ví dụ trên bảng
-Thảo luận và nêu ý kiến
-Đọc lại ví dụ I.d và nêu nhận xét .
-Công dụng của dấu gạch nối
-Cách viết dấu gạch nối.
-Thực hành trong phiếu bài tập
Thực hành thi đua nhóm
-HS thực hành ở nhà
-Lắng nghe và thực hành theo yêu cầu của GV
- Khởi động:
- Hình thành kiến thức
I.Tìm hiểu công dụng của dấu gạch ngang:
 a.Dấu gạch ngang được dùng để đánh dấu bộ phận giải thích: Đẹp quá đi, mùa xuân ơi-mùa xuân của Hà Nôi thân yêu
 b.Dấu gạch ngang được dùng để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật.
 c.Dấu gạch ngang được dùng để liệt kê ( liệt kê các công dụng của dấu chấm lửng).
 d.Dấu gạch ngang được dùng để nối các bộ phận trong liên danh (tên ghép): cuộc hội kiến Va-ren-Phan Bội Châu.
- Hình thành khái niệm 01:
Dấu gạch ngang có những công dụng sau:
 -Đặt ở gữa câu để đánh dấu` bộ phận chú thích, giải thích trong câu;
 -Đặt ở đầu dòng để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc để liệt kê;
 -Nối các từ nằm trong một liên danh.
II.Phân biệt dấu gạch ngang với dấu gạch nối:
 a.Tìm hiểu công dụng của dấu gạch nối:
 Trong ví dụ d ở trên, dấu gạch nối được dùng để nối các tiếng trong tên riêng nước ngoài ( có thể coi là từ mượn) : Va-ren.
 b.Phân biệt dấu gạch nối với dấu gạch ngang:
 -Dấu gạch nối được viết ngắn hơn dấu gạch ngang
 c.Khái niệm 02:
Cần phân biệt dấu gạch ngang với dấu gạch nối :
 -Dấu gạch nối không phải là một dấu câu. Nó chỉ dùng để nối các tiếng trong những từ mượn gồm nhiều tiếng.
 -Dấu gạch nối ngắn hơn dấu gạch ngang.
 d.Hệ thống hóa kiến thức: Yêu cầu 2-3 HS đọc lại các phần ghi nhớ trong SGK
Hoạt động 3-Luyện tập:
-Bài tập 1: Công dụng của dấu gạch ngang:
 a.Dùng để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích
 b.Dùng để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích.
 c.Dùng để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật và bộ phận chú thích, giải thích.
 d.Dùng để nối các bộ phận trong một liên danh ( Tàu Hà Nội Vinh).
 e.Dùng để nối các bộ phận trong một liên danh (Thừa Thiên –Huế)
-Bài tập 2. Công dụng của dấu gạch nối:Dùng để nối các tiếng trong tên riêng nước ngoài (Béc-lin, An - dát, Lo - ren)
-Bài tập 3:
-Gợi dẫn:
a.Thị Kính Nhân vật nữ chính, đại diện cho tầng lớp bị áp bức trong vở chèo
b.Họ là những học sinh ưu tú về:
 Học tập
 Lao động
 Sinh hoạt Đội
Hướng dẫn tự học:
-Xem lại khái niệm các phần công dụng của dấu gạch ngang và dấu gạch nối
-Làm bài tập 3 ở nhà
-Soạn trước bài “On tập tiếng Việt”
	TIẾT:123	
ÔN TẬP PHẦN TIẾNG VIỆT
I.Mục tiêu :Hệ thống hóa kiến thức đã học về các dấu câu, các kiểu câu đơn.
II.Kiến thức chuẩn:
1.Kiến thức:
- Các dấu câu.
- Các kiểu câu đơn.
2.Kĩ năng:
- Lập sơ đồ hệ thống hóa kiến thức.
III.Hướng dẫn – thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
NỘI DUNG 
- Hoạt động 1:Khởi động
- Ổn định tổ chức:
-Kiểm tra bài cũ: kiểm tra việc chuẩn bị ở nhà của HS.
-Giới thiệu bài:Tiết học giúp chúng ta ôn tập có hệ thống các kiến thức tiếngViệt đã học.
Hoạt động 02: Hình thành kiến thức:
-Hướng dẫn HS tìm hiểu bài:
I.On lại lí thuyết:
 1.Các kiểu câu đơn đã học:
 -Hãy phân loại câu đơn theo mục đích nói và ôn lại khái niệm của từng kiểu câ?
-
Hãy nêu khái niệm của các câu phân loại theo cấu tạo?
3.Các dấu câu đã học:
-Hãy nêu khái niệm và công dụng của các dấu câu đã học, nêu ví dụ minh họa?
- Hoạt động 05 Luyện tập:
-Hoạt động 06 Hướng dẫn tự học:
- Học thuộc các khái niệm về các kiểu câu và các dấu câu để chuẩn bị cho kiểm tra học kì hai.
-Lắng nghe
-Ghi tựa bài
-Thảo luận tìm hiểu bài:
-Ôn lại câu phân loại theo mục đích nói.
-Nêu khái niệm của các kiểu câu đó.
Các nhóm lần lượt nêu khái niệm các câu phân loại theo cấu tạo.
-Thảo luận, tái hiện khái niệm và công dụng của các dấu câu
-nêu các ví dụ minh họa.
-Các nhóm thực hành bài tập
Lắng nghe và thực hành theo yêu cầu của GV
- Khởi động
- Tiến hành ôn tập
I.On lí thuyết:
 1.Các kiểu câu đơn đã học phân loại theo mục đích.
 -Câu nghi vấn: Nêu điều chưa rõ hoặc còn hoài nghi để được trả lời.
Vd: Quê anh ở đâu thế ?
 -Câu trần thuật: dùng dể giới thiệu, tả hoặc kể hay để nêu một ý kiến.
Vd:Dế Mèn trêu chị Cốc là dại.
 -Câu cầu khiến: khuyên bảo, sai khiến, ra lệnh.
Vd: Ở nhà trông em nha!
 -Câu cảm thán:Bộc lộ tâm lí người nói.
Vd:Trời ơi, chỉ còn năm phút!
 2.Các kiểu câu đơn đã học phân loại theo cấu tạo:
 -Câu bình thường: Là câu có cấu tạo theo mô hình cụm C-V.
Vd: Tôi đi học.
 -Câu đặc biệt : là loại câu không cấu tạo theo mô hình chủ ngư -vị ngữ
 Vd: Một anh thanh niên hai mươi bảy tuổi!
 3.Các dấu câu đã học:
 -Dấu chấm:Thường dùng ở cuối câu trần thuật, báo hiệu hết câu.
VD: Anh ấy vừa mới về.
 -Dấu phẩy:Dùng để tách các từ, cụm từ, vế câu
Vd: Mây của ta, trời thắm của ta
 -Dấu chấm phẩy: Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp, các bộ phận trong một phép liêt kê phức tạp.
Vd: Cốm không phải thức của người vội; ăn cốm phải ăn từng chút ít, thong thả và ngẫm nghĩ.
 -Dấu chấm lửng:Tỏ ý còn nhiều hiện tượng, sự vật tương tự liệt kê chưa hết, lời nói bỏ dở, biểu thị sự ngạc nhiên, hài hước
Vd: Bẩmquan lớnđê vở mất rồi!
 -Dấu gạch ngang: Đặt giữa câu để đánh giá bộ phận chú thích, giải thích trong câu; đặt ở đầu dòng để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc để liệt kê; nối các từ trong một liên danh.
Vd:Đẹp quá mùa xuân ơi - Mùa xuân của Hà Nội thân yêu
- Luyện tập :
 -Thực hành lại các bài tập thuộc các nội dung ôn tập ở trên trong SGK , sbtNV t2
- Hướng dẫn tự học:
-Xem lại các kiến thức trọng tâm về câu và dấu câu đã ôn tập ở trên.
-Soạn trước bài “Văn bản báo cáo”
TIẾT :124
 VĂN BẢN BÁO CÁO
I.Mục tiêu :
- Tìm hiểu sâu hơn về văn bản hành chính ở kiểu văn bản báo cáo.
- Hiểu các tình huống cần viết văn bản báo cáo.
- Biết viết một văn bản báo cáo đúng quy cách.
II.Kiến thức chuẩn:
1.Kiến thức:
Đặc điểm của văn bản báo cáo :hoàn cảnh, mục đích, yêu cầu, nội dung và cách làm văn bản này.
2.Kĩ năng:
- Nhận biết văn bản báo cáo thường gặp.
- Viết văn bản báo cáo đúng quy cách.
- Nhận ra được những sai sót thường gặp khi viết văn bản báo cáo.
.
III.Hướng dẫn – thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
NỘI DUNG 
- Hoạt động 1:Khởi động
- Ổn định tổ chức:
- Kiểm tra bài cũ : “Văn bản đề nghị”
 -Nêu đặc điểm của văn bản đề nghị ?
 -Nêu cách làm văn bản đề nghị?
-Giới thiệu bài:Tiết học này giúp chúng ta hiểu cách làm bài báo cáo thuộc loại văn bản hành chính.
Hoạt động 02: Hình thành kiến thức:
-Hướng dẫn HS tìm hiểu bài:
I.Đặc điểm văn bản báo cáo:
-Gọi HS đọc hai văn bản báo cáo trong mục 1. phần 1 của SGK và đề nghị HS thảo luận:
-Viết báo cáo để làm gì?
-Yêu cầu của một văn bản báo cáo cần đáp ứng llà những gì?
-Em đã viết báo cáo lần nào chưa:
-Hãy dẫn ra một số trường hợp cần viết báo cáo ở trường, nhà em?
-Lựa chọn các tình huống cần viết báo cáo trong mục I.3 (SGK,tr 134, 135)
-Hướng dẫn HS sơ kết
II.Cách làm văn bản báo cáo:
-Các mục trong văn bản báo cáo được trình bày theo một thứ tự nào?
-Điểm giống nha và khác nhau của hai văn bản llà gì?
-Giúp HS rút ra sơ kết về cách thức làm một văn bản báo cáo.
-Tên văn bản báo cáo thường được viết như thế nào?
-Cac mục trong văn bản báo cáo được trình bày ra sao?
-Các kết quả của một văn bản báo cáo cần trình bày như thế nào?
-Nhận xét cá vấn đề cần lưu ý ở trên và củng cố lại bằng các khái niệm.
- Hoạt động 05 Luyện tập:
-Hoạt động 06 Hướng dẫn tự học:
- Nắm được đặc điểm văn bản báo cáo.
- Sưu tầm một số văn bản báo cáo làm tài liệu học tập
- Xem lại các cách viết các văn bnả đề nghị và báo cáo, để chuẩn bị cho tiết Luyện tập làm văn bản đề nghị và báo cáo,
-Lắng nghe
-Ghi tựa bài
-Thảo luận tìm hiểu bài:
-Các nhóm thảo luận các văn bản báo cáo trong SGK
-Suy nghĩ và trả lời các vấn đề GV yêu cầu.
-Phát hiện các tình huống cần viết báo cáo
-Các nhom, thảo luận vì sao trong ba trường hợp trên cần viết ba văn bản khác nhau.
Thực hiện theo yêu cầu của giáo viên
-Đọc lại hai văn bản báo cáo trong SGK
-Phân tích và nêu ý kiến về những điểm giống và khác trong hai văn bản đó.
-Hình thành các khái niệm về việc viết một văn bản báo cáo qua các mục trình bày trong SGK
-Đọc lại các phần cần lưu ý khi viết văn bản báo cáo trong SGK
-Trả lời các yêu cầu của GV
-Rút ra nhận xét và đi đến khái niệm.
Thực hiện theo yêu cầu của giáo viên
-Các nhóm thực hành bài tập
-Lắng nghe và thực hành theo yêu cầu của GV
- Khởi động
- Hình thành kiến thức
I. Đặc điểm của văn bản báo cáo:
-Để trình bày tình hình, sự việc và các kết quả kết quả đã làm được của một cá nhân hay một tập thể.
-Về nội dung phải nêu rõ: Ai viết, ai nhận, nhận về việc gì, kết quả ra sao.
-Về hình thức phải đúng mẫu, sáng sủa, rõ ràng.
-Khi cần phải sơ kết, tổng kết một phong trào thi đua hoặc một hoạt động, công tác nào đó
-Chỉ có trường hợp b là cấn viết báo cáo. Trường hợp a (đề nghị), trường hợp c (viết đơn xin nhập học)
-Sơ kết:
 +Ôn lại các tình huống đòi hỏi phải sử dụng các văn bản hành chính phù hợp.
 +Củng cố lại bằng phần 1 của khái niệm.
 Báo cáo thường là bản tổng hợp trình bày tình hình, sự việc và cá kết quả đạt được của một cá nhân hay tập thể.
II.Cách làm văn bản báo cáo:
 1.Tìm hiểu cách làm văn bản báo cáo.
-Một văn bản báo cáo gồm có
 +Quốc hiệu
 +Địa điểm, thời gian viết báo cáo
 +Tên văm bản báo cáo
 +Nơi gởi
 +Lí do
 +Kí tên
-Giống về cách trình bày các mục, khác ở nội dung cụ thể.
-Cần chú ý các mục quan trọng trong một văn bản báo cáo là :Báo cáo của ai? Báo cáo với ai? Báo cáo về việc gì? Kết quả như thế nào?
-Sơ kết:
-Nhận xét về cách thức làm báo cáo qua các mục đã nêu trong sách giáo khoa và củng cố lại bằng mục hai của khái niệm.
 Bản báo cáo cần trình bày trang trọng, rõ ràng và sáng sủa theo một số mục qui định sẵn.Nội dung không nhất thiết phải trình bày đầy đủ tất cả, nhưng cần chú ý các mục sau: Người báo cáo, người nhận báo cáo, kết quả .
.Một số điểm cần lưu ý khi viết báo cáo:
-Xem mục II.3 tr 135, 136 (SGK)
-Rút ra khái niệm, đọc lại ghi nhớ.
-Báo cáo thường là bản tổng hợp trình bày tìh hình, sự việc và cá kết quả đạt được của một cá nhân hay một tập thể.
-Bản báo cáo cần trình bày trang trọng, rõ ràng và sáng sủa theo một số mục qui định sẵn.nội dung không nhất thiết phải trình bày nay đủ tất cả, nhưng can chú ý các mục sau: Người báo cáo, người nhận báo cáo, kết quả .
-Hoạt động 3 – Luyện tập:
-Luyện tập văn bản báo cáo với các yêu cầu sau:
 +Tìm và nêu ra các tình huống cấn phải viết văn bản báo cáo.
-Chọn một tình huống cụ thể và luyện tập viết một văn bản báo cáo.
-Đưa ra một văn bản báo cáo có điểm chưa đúng, yêu cầu tìm, chỉ ra chỗ sai và hướng dẫn sửa chữa,
- Hướng dẫn tự học:
-Xem lại các vấn đề đã thảo luận.
-Học thuộc các khái niệm.
-Soạn trước bài “Luyện tập làm văn bản đề nghị và báo cáo “
Duyệt của tổ trưởng
Ngày 09/04/2011
Lê Lĩnh Nam

Tài liệu đính kèm:

  • docGANVT33L7CHUAN.doc