Giáo án Ôn tập hè - Môn ngữ văn 6

Giáo án Ôn tập hè - Môn ngữ văn 6

Đề số 2

Câu 1: Cho đoạn văn sau:

Khi thuyền rồng tiến ra giữa hồ, tự nhiên có một con rùa lớn nhô đầu và mai lên khỏi mặt nước. Theo lệnh vua, thuyền đi chậm lại. Đứng ở mạn thuyền, vua thấy lưỡi gươm bên mình tự nhiên động đậy. Con Rùa Vàng không sợ người, nhô đầu lên cao nữa và tiến về phía thuyền vua. Nó đứng nổi trên mặt nước và nói: “ Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân”.

a. Tìm những từ Hán Việt có trong đoạn văn và giải thích nghĩa của những từ đó.

b. Xác định CN, VN của các câu trong đoạn văn( gạch chân).

Câu 2: Trình bày cảm nghĩ của em khi đọc đoạn thơ sau:

Rồi Bác đi dém chăn

 Từng người, từng người một

Sợ cháu mình giật thột

 Bác nhón chân nhẹ nhàng.

 

doc 4 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 4086Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ôn tập hè - Môn ngữ văn 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ÔN TẬP HÈ -MÔN NGỮ VĂN 6.
Đề số 2
Câu 1: Cho đoạn văn sau:
Khi thuyền rồng tiến ra giữa hồ, tự nhiên có một con rùa lớn nhô đầu và mai lên khỏi mặt nước. Theo lệnh vua, thuyền đi chậm lại. Đứng ở mạn thuyền, vua thấy lưỡi gươm bên mình tự nhiên động đậy. Con Rùa Vàng không sợ người, nhô đầu lên cao nữa và tiến về phía thuyền vua. Nó đứng nổi trên mặt nước và nói: “ Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân”.
Tìm những từ Hán Việt có trong đoạn văn và giải thích nghĩa của những từ đó.
b. Xác định CN, VN của các câu trong đoạn văn( gạch chân).
Câu 2: Trình bày cảm nghĩ của em khi đọc đoạn thơ sau:
Rồi Bác đi dém chăn
 Từng người, từng người một
Sợ cháu mình giật thột
 Bác nhón chân nhẹ nhàng.
Câu 3: Giấc mơ gặp nhân vật mụ vợ trong truyện “Ông lão đánh cá và con cá vàng”.
Đề số 3:
Câu 1: Cho đoạn văn sau:
 Sơn Tinh không hề nao núng. Thần dùng phép lạ bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành luỹ đất, ngăn chặn dòng nước lũ. Nước sông dâng lên bao nhiêu, đồi núi cao lên bấy nhiêu. Hai bên đành nhau ròng rã mấy tháng trời, cuối cùng Sơn Tinh vẫn vững vàng mà sức Thuỷ Tinh đã kiệt. Thần nước đành rút quân.
Tìm các từ láy có trong đoạn văn.
Phân tích cấu tạo của cụm động từ có trong câu sau: 
 Thần dùng phép lạ bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành luý đất, ngăn chặn dòng nước lũ.
Câu 2: Kể lại chi tiết truyện ở đoạn văn trên bằng một đoạn văn mới có thêm yếu tố miêu tả.
Câu 3: Năm học đấu cấp hai đã trôi qua để lại trong em nhiều kỉ niệm.Hãy kể lại một kỉ niệm mà em nhớ nhất.
 Đề số 4: Câu 1
Cho đoạn văn sau:
“ Mã Lương lấy bút ra vẽ một con chim. Chim tung cánh bay lên trời, cất tiếng hót líu lo. Em vẽ tiếp một con cá. Cá vẫy đuôi trườn xuống sông, bơi lượn trước mắt em. Mã Lương thích thú vô cùng.”
Đoạn văn trên trích từ truyện cổ tích của nước nào?
Tìm các danh từ chỉ sự vật có trong đoạn văn.
Câu 2: Trình bày suy nghĩ của em khi đọc đoạn thơ sau:
Cháu nằm trên lúa
Tay nắm chặt bông
Lúa thơm mùi sữa
Hồn bay giữa đồng
( Lượm - Tố Hữu)
Câu 3: Hình dung và tả lại sư thay đổi của biển cả dưới ngòi bút của Mã Lương trong phần cuối câu chuyện: Ông lão đánh cá và con cá vàng.
Đề số 5:
Câu 1: Tìm và phân tích tác dụng của biiện pháp tu từ có trong bài ca dao sau:
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thơh mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.
Câu 2: Đặt 3 câu trần thuật đơn có từ là và cho biết những câu em đặt được dùng để làm gì?
Câu 3: Gia đình, nơi em có được niềm vui và hạnh phúc. Hãy tả và kể lại một buổi tối sum họp vui vẻ trong gia đình em.
Đề số 6: 
Câu 1: Hãy tìm và phân tích cái hay của biện pháp tu từ có trong bài ca dao sau:
Anh em như thể chân tay
Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần
Thương nhau như thể tay chân
Anh em hoà thuận hai thân vui vầy.
Câu 2: Đặt 3 câu miêu tả và chuyển đổi thành câu tồn tại.
Câu 3: Kể một câu chuyện có nội dung như câu tục ngữ: “ Lá lành đùm lá rách”.
 Đề số 7:
Câu 1: Cho đoạn văn sau:
“ Chàng một mình cầm cây đàn ra trước quân giặc. Tiềng đàn của chàng vừa cất lên thì quân sĩ mười tám nước chư hầu bủn rủn chân tay, không nghĩ gì đến chuyện đánh nhau nữa. cuối cùng, các hoàng tử đành cởi giáp ra hàng.”
Xác định phương thức biểu đạt của đoạn văn trên.
Ghi lại và phân tích cấu tạo của các cụm danh từ có trong đoạn văn.
Câu 2: Viết đoạn văn ( khoảng 6 – 8 câu) trình bày suy nghĩ của em về người mẹ trong truyện Mẹ hiền dạy con.
Câu 3: Người mẹ trong truyện Thánh Gióng kể về đứa con trai của mình.
Đề số 8: 
Câu 1: Cho đoạn văn sau:
 Từ hôm đó, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai không làm gì nữa. Một ngày...hai ngày...rồi ba ngày...Cả bọn thấy mệt mỏi, rã rời.Cậu Chân, cậu Tay không muốn cất mình lên để chạy nhảy, vui đùa như trước nữa, cô Mắt thì ngày cũng như đêm lúc nào cũng lờ đờ, thấy hai mi nặng trĩu, muốn ngủ mà ngủ không được.
Xác định các phương thức biểu đạt của đoạn văn.
Tìm các số từ, lượng từ có trong đoạn văn.
Câu 2: Cây hoa hồng và bụi cỏ dại tranh cãi nhau kịch liệt ở góc vườn. Em hãy hình dung và kể lại.
Đề số 9:
Câu 1: Cho đoạn văn sau:
“Ngày thứ năm trên đảo Cô Tô là một ngày trong trẻo, sáng sủa... Cây trên núi đảo lại thêm xanh mượt, nước biển lại lam biếc đậm đà hơn hết cả mọi khi, và cát lại vàng giòn hơn nữa. Và cá có vắng tăm biệt tích trong ngáy động bão, thì nay lưới càng thêm nặng mẻ cá giã đôi.”
Xác định phương thức biểu đạt của đoạn văn trên.
Phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu: “ Cây trên.....hơn nữa.”Cho biết đó là loại câu gì?
Câu 2: Viết đoạn văn ( khỏang 6 – 8 câu), phân tích cái hay của biện pháp tu từ được dùng trong bài ca dao sau:
 “ Công cha như núi ngất trời
 Nghĩa mẹ như nước ngời ngời biển Đông
 Núi cao biển rộng mênh mông
 Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!”
Câu 3: Tả lại một con vật mà em có dịp quan sát.
Đề số 10:
Câu 1:Tìm các động từ có trong bài thơ: Cảnh khuya
 “ Tiếng suối trong.....nước nhà”
Câu 2: Tìm 5 thành ngữ so sánh.VD: Đẹp như tiên.
Câu 3: Tả một loài cây mà em yêu thích.
Đề 11:
Câu 1: Đặt dấu phẩy vào những chỗ cần thiết trong đoạn văn sau:
“ Trong gian phòng lớn tràn ngập ánh sáng những bức tranh của thí sinh treo kín bốn bức tường. Bố mẹ tôi kéo tôi chen qua những đám đông để xem những bức tranh của Kiều Phương đã được đóng khung lồng kính.Trong tranh một chú bé đang ngồi nhìn ra ngoài cửa sổ nơi bầu trời trong xanh. Mặt chú bé như toả ra một thứ ánh sáng rất lạ.”
Câu 2: 
Một hôm, em vô tình nghe được cuộc tranh cãi nhau giữa một con chó và một con mèo tranh giành công lao với nhau. Em hãy kể lại.
Đế 12
Câu 1: Em hãy hoàn thiện các câu sau:
Qua bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ”...............
Đọc “ Con hổ có nghĩa”.....................
Với bài thơ “Lượm”.................
Cảnh mặt trời mọc trên đảo Cô Tô được Nguyễn Tuân miêu tả.......
Câu 2: Tả lại một trò chơi quen thuộc mà em và các bạn thường chơi ở sân trường.
Đề 13:
Câu 1: Hoàn thiện các phép so sánh sau:
Cô bé nở nụ cười tươi.....
......chẳng khác nào một ca sĩ thực thụ.
Bao nhiêu hạt thóc là.....................
Chết trong còn hơn......
Câu 2: Trong cuộc thi sáng tác thơ, có một bạn đã lám được 2 câu như sau:
Tôi sẽ kể bạn nghe
Chuyện một chàng lười học...
Nhưng sau đó bạn không thể viết tiếp được, em hãy giúp bạn hoàn thành bài thơ.

Tài liệu đính kèm:

  • docBo de on Ngu van 6.doc