Giáo án Sinh học 6 kì 2 - Trường THCS Đinh Xá

Giáo án Sinh học 6 kì 2 - Trường THCS Đinh Xá

TIẾT 45.TẢO

I. Mục tiêu.

1. Kiến thức.

 - Nêu được rõ môi trường sống và cấu tạo của tảo, thể hiện tảo là TV bậc thấp

 - Tập nhận biết một số tảo thường gặp.

 - Hiểu rõ lợi ích của tảo.

2. Kĩ năng

 - Rèn luyện kĩ năng quan sát nhận biết.

3.Thái độ.

 - Giáo dục ý thức bảo vệ thực vật.

II.Phương tiện.

1. GV:

 - Mẫu tảo xoắn trong cốc thuỷ tinh.

 - Máy chiếu đa năng. Tranh : tảo xoắn, rong mơ.

 - Tranh một số loại tảo khác.

 

doc 79 trang Người đăng vultt Lượt xem 1398Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Sinh học 6 kì 2 - Trường THCS Đinh Xá", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 
Ngày giảng: 
Tiết 45.Tảo
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức.
 - Nêu được rõ môi trường sống và cấu tạo của tảo, thể hiện tảo là TV bậc thấp
 - Tập nhận biết một số tảo thường gặp.
 - Hiểu rõ lợi ích của tảo.
2. Kĩ năng
 - Rèn luyện kĩ năng quan sát nhận biết.
3.Thái độ.
 - Giáo dục ý thức bảo vệ thực vật.
II.Phương tiện.
1. GV:
 - Mẫu tảo xoắn trong cốc thuỷ tinh.
 - Máy chiếu đa năng. Tranh : tảo xoắn, rong mơ.
 - Tranh một số loại tảo khác.
2.HS
 - Mẫu tảo xoắn đựng trong cốc thuỷ tinh. Phiếu học tập.
III.Phương pháp : 
 - quan sát tìm tòi.
IV.Tiến trình bài dạy.
A.ổn định lớp.
B.KTBC. GV kiểm tra mẫu của HS
C.Tiến trình bài dạy
 HĐ của GV
ã ĐVĐ: GV cho HS quan sát 2 cốc thuỷ tinh: 1 cốc đựng nước mưa, 1 cốc đựng tảo ( rêu rớt) ị Nhận xét?
- GV giới thiệu nơi lấy mẫu.
1.Cấu tạo của tảo(25’)
a.Quan sát tảo xoắn (tảo nước ngọt)
ã Mục tiêu:
- HS thấy được tảo xoắn có cấu tạo đơn giản là 1 sợi gồm nhiều tế bào
- HĐ1: GV cho mỗi nhóm quan sát 1 cốc đựng rêu rớt (tảo nước ngọt) ịyêu cầu HS kêt hợp quan sát mẫu tranh trả lời các câu hỏi trong bảng vào phiếu học tập( chiếu lên màn hình).
 (5’)
- GV chiếu nội dung phiếu của 1 vài nhóm, nhóm khác NX, bổ sung
- GV chốt đáp án chuẩn, đánh giá, NX.
 HĐ của HS
- HS quan sát dựa vào màu sắc phân biệt được : 1 cốc đựng nước mưa, 1 cốc màu lục ị tảo.
- Hoạt động nhóm: quan sát mẫu tranh tảo xoắn ị Tìm hiểu:
+ Nơi sống, cấu tạo, màu sắc?
+ Sờ tay ị Nhận xét ?
+ Sinh sản?
-ị Điền các thông tin vào phiếu
 (5’)
- HS theo dõi đáp án, NX
- HS tự sửa chữa bổ sung
Tảo xoắn Rong mơ
Nội dung
- Nơi sống
- Cấu tạo
- Sinh sản
- Ruộng, mương, rãnh
- Nhiều tế bào hình chữ nhật, màu xanh lục.
- Sinh dưỡng
- Tiếp hợp
+ GV chốt lại cấu tạo, các bộ phận của tế bào trên tranh vẽ.
+ Vì sao tảo xoắn có màu xanh lục?
- GV nói thêm: tên gọi của tảo xoắn do chất nguyên sinh có dải xoắn chứa chất diệp lục.
+ Đặc điểm cấu tạo cơ thể của tảo xoắn là gì?
đ GV chiếu lên màn hình, chốt kiến thức.
- HS tự đối chiếu bảng sửa chữa sai sót đ Trả lời câu hỏi.
+ Tảo xoắn màu xanh lục nhờ có thể màu chứa chất diệp lục
- rút ra kết luận: cơ thể tảo xoắn là một sợi gồm nhiều TB hình chữ nhật.
- Cấu tạo: cơ thể là một sợi gồm nhiều tế bào hình chữ nhật, màu xanh lục.
b.Quan sát rong mơ (tảo nước mặn)
ã Mục tiêu: HS nắm được đặc điểm bên ngoài của rong mơ
- HĐ1: GV chiếu tranh rong mơ, giới thiệu môi trường sống của rong mơ lên màn hình: gặp nhiều ở miền nhiệt đới như như nước ta, sống thành từng đám lớn bám vào đá hoặc san hô nhờ giá bám ở gốc.
- GV yêu cầu HS quan sát tranh vẽ đ nhận xét đặc điểm của rong mơ
+ So sánh hình dạng ngoài của rong mơ với cây đậu. 
 (5')
+ Gọi đại diện 1-2 HS phát biểu đ Lớp bổ sung.GV chiếu bảng cột (3)
+ GV giải thích: rong mơ chưa có thân lá....thực vì ở các bộ phận đó chưa phân biệt các loại mô, đặc biệt là mô dẫn (nên phải sống ở nước) bộ phận giống quả chỉ là phao nổi giúp cây đứng thẳng.
- HĐ2: GV yêu cầu HS nghiên cứu tiếp thông tin SGK đ Trả lời câu hỏi
+ Vì sao rong mơ có màu nâu?
+ Cách sinh sản.
ị GV giúp HS hoàn thành bảng.
- GV cho HS: So sánh đặc điểm cấu tạo của rong mơ với tảo xoắn.
2.Một vài tảo khác thường gặp(7’)
ã Mục tiêu: HS làm quen với một vài loại tảo khác
a.Tảo đơn bào
- GV treo tranh tảo nước ngọt đơn bào đgiới thiệu tảo tiểu cầu, tảo silic
b.Tảo đa bào
- GV giới thiệu trực tiếp 1 vài tảo đa bào khácị Yêu cầu HS: Nhận xét hình dạng, cấu tạo của các loại tảo?
- GV cho HS đọc 0 mục 2 SGK
- GV chốt kiến thức
- HS hoàn thành tranh vẽ đ hoàn thành bài tập so sánh ở vở bài tập.
 (5')
- Đại diện 1-2 HS trình bày .Nêu được: đặc điểm của rong mơ.
+Hình dạng: giống 1 cây, chưa có rễ thân, lá thực sự.
+ Màu nâu.
- HS tự thu thập 0 ,trả lời câu hỏi. Nêu được:
+ Rong mơ có màu nâu vì trong tế bào ngoài chất diệp lục cón có chứa chất màu phụ màu nâu.
+ Sinh sản sinh dưỡng và hữu tính.
- HS rút ra nhận xét;
+ Giống: cơ thể đa bào, cấu tạo đơn giản, chưa có rễ, thân, lá, có thể màu chứa chất diệp lục, sinh sản sinh dưỡng.
+ Khác: hình dạng, màu sắc.
Tảo là TV bậc thấp có cấu tạo đơn giản, có chất diệp lục, chưa có rễ thân lá.
- HS quan sát tranh nhận biết thêm một số loại tảo đơn bào, đa bào.
- HS rút ra nhận xét: tảo có nhiều hình dạng khác nhau, màu sắc khác nhau, có thể gồm 1 hoặc nhiều tế bào, cấu tạo rất đơn giản, chưa có rễ, thân, lá thực sự.
- Tảo là những thực vật bậc thấp cơ thể gồm 2 hay nhiều tế bào cấu tạo rất đơn giản, chưa có rễ, thân, lá, thực sự.
3.Vai trò của tảo(7’)
ã Mục tiêu
- HS hiểu được những lợi ích, tác hại của tảo
- GV cho HS thảo luận toàn lớpị Trả lời câu hỏi:
+ Hãy cho biết vai trò của tảo trong tự nhiên và đời sống con người.
+ GV hỏi thêm: Tại sao tảo có khả năng quang hợp?
- GV chốt lại lợi ích tác hại của tảo
- HS phát biểu, bổ sung cho nhau.Nêu được:
+ Lợi ích: thải khí O2 cung cấp cho ĐV ở nước
.Là nguồn thức ăn của cá, đv ở nước
.Làm thức ăn cho người, gia súc
.Làm phân bón, thuốc
+Tác hại; sinh sản nhanh làm ô nhiễm môi trường nước đ chết cá, lúa khó đẻ nhánh: tảo xoắn, tảo vòng.....
- Khả năng quang hợp của tảo do có chứa chất diệp lục như cây xanh khác.
- Lợi ích:
- Tác hại:
D.Củng cố đánh giá(4’)
I. Cho HS làm bài tập trắc nghiệm : Đánh dấu x vào 0 cho ý trả lời đúngtrong các câu sau
1. Tảo là thực vật bậc thấp vì:
0 Cơ thể có cấu tạo đơn bào
0 Sống ở dưới nước.
0 Chưa có rễ, thân, lá.
2. Đặc điểm chung của tảo?
a.Là những thực vật bậc thấp, chưa có thân, rễ, lá;sống ở nước ngọt.
b.Có thể chỉ là một tản gồm một hoặc khối tê bào đồng nhất chưa phân hoá thành rễ, thân, lá, có chất diệp lụcnên có thể tự chế tạo những hữu cơ cần thiết.
c.Là những thực vật đơn báôc nhiều màu sắc khác nhau nhưng luôn luôn có chất diệp lục do đó có thể tự chế tạo chất hữu cơ cần thiết.
d.Gồm a, b và c
II. Tại sao rong mơ chưa có rễ, thân, lá thực sự ?
E.HDVN
- Học bài , trả lời câu hỏi SGK.
- Chuẩn bị cho tiết sau: cây rêu tường lấy cả rễ, rửa sạch đất.
Ngày soạn:
Ngày giảng: 
Tiết 46. rêu- cây rêu.
I.Mục tiêu.
1.Kiến thức
	- HS nêu được đặc điểm cấu tạo của rêu, phân biệt rêu với tảo và cây có hoa.
	- Hiểu được rêu sinh sản bằng gì và túi bào tử cũng là cơ quan sinh sản cả rêu.
	- Thấy được vai trò của rêu trong tự nhiên.
2.Kĩ năng.
	- Rèn luyện kĩ năng quan sát.
3.Thái độ.
	- Giáo dục ý thức yêu thiên nhiên.
II.Phương tiện.
1.GV:
	- Mẫu : cây rêu (có cả túi bào tử)
	- Tranh phóng to cây rêu và cây rêu mang túi bào tử.
	- Lúp cầm tay cho nhóm HS.
2.HS:
	- mẫu cây rêu tường rửa sạch đất.
III.Phương pháp: 
	- quan sát tìm tòi.
IV.Tiến trình bài dạy
A.ổn định lớp.
B.KTBC (5')
Câu1.Khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất trong các câu sau:
1.cơ thể của các tảo đều có cấu tạo như sau:
	a.Tất cả đều là đơn bào. 	c.Có dạng đơn bào và dạng đa bào.
	b.Tất cả đều là đa bào.
2.Đặc điểm chung của tảo là:
	a. Thực vật bậc thấp. 	c.Hầu hết sống ở dưới nước.
	b.Luôn có chất diệp lục. 	d.Cả a, b, c đều đúng.
Câu2: Nêu vai trò của tảo trong tự nhiên và đời sống con người.
C.Tiến trình bài dạy.
 HĐ của GV
ã ĐVĐ: trong thiên nhiên có rất nhiều cây nhỏ bé ( nhiều khi chiều cao chưa đầy 1m) thường mọc thành từng đám tạo nên lớp thảm mục tươi đ Đó là cây rêu thuộc nhóm rêu.
1.Môi trường sống của rêu (5')
- GV yêu cầu đặt mẫu cây rêu lên bànị Cho biết nơi sống của rêu?
- GV chốt môi trường sống của rêu: nơi đất ẩm.
2.Quan sát cây rêu (10')
Mục tiêu: phân biệt được các bộ phận của cây rêu và đặc điểm chính của mỗi bộ phận.
- GV thông báo; có rất nhiều loại rêu khác nhau đ chọn cây cao khoảng 1-1,5m. Quan sát bằng mắt thường và bằng kính lúp cây rêu tường.
- HĐ1: GV yêu cầu HS quan sát hình dạng ngoài của rêu đối chiếu H38.1 đ Nhận ra các bộ phận của cây.
 (3')
- GV theo dõi hoạt động các nhóm kiểm tra sự nhận biết của HS.
- Gọi 1 HS lên xác định trên mẫu các bộ phận đ Lớp nhận xét.
- HĐ2: GV yêu cầu HS quan sát túi bào tử và sự phát triển của rêu.
- GV chốt lại: cây rêu đã có rễ, thân, lá thực sự chưa đ Cho HS đọc 0 SGK đ Trả lời câu hỏi.
+ GV giảng giải: rễ giả có khả năng hút nước, chỉ là sợi đa bào.
Thân, lá, chưa có mạch dẫn đ sống nơi ẩm.
- HĐ3: GV cho HS thảo luận toàn lớp :
 + so sánh đặc điểm cấu tạo của rêu với tảoị Rút ra nhận xét gì?
+ Có thể xếp rêu vào nhóm thực vật bậc cao chưa?
- GV : cùng với nhữngTV khác có rễ, thân, lá rêu được xếp vào nhóm TV bậc cao. ở rêu cơ thể đã phân hoá dạng thân, lá với 1 số mô khác nhau nhưng còn sơ khai.
- GV chốt lại:
 HĐ của HS
- HS nêu được: rêu sống nơi đất ẩm mọc thành từng đám màu lục mịn như nhung.
- Hoạt động nhóm 2 em:
+ quan sát cây rêu bằng kính lúp.
+ Đối chiếu H38.1 nhận biết các bộ phận của cây rêu.
 (3')
- Đại diện nhóm lên xác định các bộ phận của cây rêu trên mẫu đ nêu được: rễ, thân, lá
- HS đọc to 0 SGK đ hiểu được các bộ phận rễ, thân, lá của cây rêu.
- Rút ra nhận xét: rêu có cấu tạo cơ thể tiến hoá phức tạp hơn tảo: đã có thân, lá nhưng chưa có mạch dẫn.
Rễ giả có khả năng hút nước. 
- HS trả lời đúng hoặc sai.
- Thân ngắn, không phân cành 
- Lá nhỏ mỏng.
- Rễ giả có khả năng hút nước
- Chưa có mạch dẫn
3.Túi bào tử và sự phát triển của rêu(15')
ã Mục tiêu: biết được rêu sinh sản bằng bào tử và túi bào tử là cơ quan sinh sản ở ngọn cây.
- HĐ1: GV yêu cầu HS quan sát cây rêu có túi bào tử ( tranh vẽ) phân biệt các phần của túi bào tử.
+ Gọi 1 HS lên bảng xác định trên tranh vẽ.
- HĐ2: GV nêu vấn đề: Vậy túi bào tử là cơ quan gì của cây và nó được hình thành như thế nào đ Yêu cầu HS nghiên cứu 0 mục 3 trả lời câu hỏi.
+ Rêu sinh sản bằng gì? Cơ quan sinh sản của rêu là bộ phận nào?
- GV: Thông báo: Trước khi hình thành túi bào tử ở ngọn các cây rêu có cơ quan sinh sản hữu tính riêng biệt chứa các tế bào sinh dục đực và cái, sau thụ tinh mới phát triển thành túi bào tử chứa bào tử.
+ Túi bào tử là bộ phận khá lớn có thể quan sát được ở ngọn cây rêu vào khoảng cuối xuân.
+ Có cây rêu đực, rêu cái riêng biệt cây đực mang túi tinh và cây cái mang các túi noãn.
- GV chốt lại kiến thức
- Hs quan sát tranh đối chiếu H38.2 đ Phân biệt các phần túi bào tử
- Lớp theo dõi nhận xét. Nêu được: túi bào tử có 2 phần: mũ ở trên, cuống ở dưới, trong túi có bào tử.
- HS đọc 0 mục 3 đ trả lời câu hỏi nêu được; rêu sinh sản bằng bào tử, túi bào tử là cơ quan sinh sản của rêu.
a.Túi bào tử: là cơ quan sinh sản ( là túi bào tử)
- Rêu sinh sản bằng bào tử chứa trong túi bào tử nằm ở ngọn cây rêu
b.Sự phát triển của rêu: bào tử nảy mầm phát triển cây con.
4.Vai trò của rêu(5')
- GV yêu cầu HS đọc 0 SGK kết hợp hiểu biết của mình trả lời câu hỏi:
+ Rêu có vai trò gì trong tự nhiên và dời sống con người?
- GV giúp  ... ảo và nấm.
- Địa y có hình vảy hoặc hình cành.
- Cấu tạo của địa y gồm những sợi nấm xen lẫn nhau các tế bào tảo.
- HĐ2: GV cho HS đọc thông tin  /171đ trả lời câu hỏi:
+ vai trò của nấm và tảo trong đời sống của địa y.
+ Thế nào là hình thức sống cộng sinh.
- 1-2 HS trả lời, lớp bổ sung.
- GV chốt kiến thức
- HS tự thu thập thông tinđ trả lời câu hỏi. Nêu được:
+Nấm cung cấp muối khoáng cho tảo.
+ Tảo quang hợp chế tạo chất hữu cơ nuôi sống 2 bên.
.Khái niệm cộng sinh.
- Nấm cung cấp muối khoáng cho tảo.
- Tảo quang hợp tạo chất hữu cơ và nuôi sống 2 bên.
- Cộng sinh: là hình thức sống chung giữa 2 cơ thể sinh vật ( cả 2 bên đều có lợi).
II.Vai trò của địa y.
- HĐ1: yêu cầu HS đọc thông tin mục 2, trả lời câu hỏi:
+ Địa y có vai trò gì trong tự nhiên?
- GV tổng kết vai trò của địa y.
- Biến đổi đá thành đất, dọn đường cho thực vật đến sau
? Nói địa y đống vai trò tiên phong mở đường nghĩa là gì?
- HS đọc thông tin, nêu được:
+ Tạo thành đất.
+ Là thức ăn của hươu Bắc Cực
+ Là nguồn nguyên liệu chế tạo nước hoa, phẩm nhuộm
- 1-2 HS phát biểu, lớp bổ sung
- Địa y sống dược ở những nơi khô cằn nhất, biến đổi đá thành đất tạo lớp mùn dọn đường cho các thực vật đến sau.
D.Kiểm tra - Đánh giá
- Cho HS trả lời câu hỏi SGK
1.Chobiết hình dạng ,cấu tạo, dời sống của địa y.
2.Vai trò của địa y.
E.HDVN.
- Học bài trả lời câu hỏi SGK.
- Ôn lại toàn bộ chương trình học kì II từ bài thu phấn.
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Ngày soạn: 
Ngày giảng: 
Tiết 66.ôn tập.
I. Mục tiêu
- Ôn tập củng cố lại toàn bộ hệ thống kiến thức các chương VII- VIII – IX- X về cấu tạo, chức năng của hoa, quả hạt, đặc điểm của các nhóm thực vật từ tảođ rêu đ quyếtđ hạt trầnđ hạt kín cùng với sự phát triển của giới thực vật
- Khái quát vai trò của TV trong tự nhiên
- Đặc diểm cấu tạo, cách dinh dưỡng của vi khuẩn- nấm- địa y.
II.phương tiện.
1.GV: bảng phụ ghi câu hỏi trắc nghiệm, máy chiếu, phim trong, bút dạ.
III.Phương pháp: đàm thoại, hệ thống hoá kiến thức.
IV.Tiến trình.
A. ổn đinh lớp
B.KTBC: kiểm tra trong giờ ôn tập
C.Tiến trình.
 HĐ của GV
I.Các khái niệm
- HĐ1: GV yêu cầu HS nhắc lại các kháI niệmđ chia lớp làm 3 nhóm trả lời câu hỏi.
+ Nhóm I: sự thụ phấn, tự thụ phấn, thụ tinh giao phối hoa đơn tính, lưỡng tính
+ NhómII: thế nào là dị dưỡng, hoại sinh, kí sinh, cộng sinh.
+NhómIII: thế nào là quả khô, quả thật lớp 1 lá mầm, lớp 2 lá mầm.
 (5')
- GV chiếu lên màn hình bài làm của 1 số nhómđ nhóm khác bổ sung.
- GV sửa chữa
 HĐ của HS
- Hoạt động nhómđ thống nhất ý kiến ghi câu trả lời vào giấy trong (5')
- Các nhóm theo dõi bài làm trên màn hình, nhận xét.
I .Các khái niệm
- Sư thụ phấn: + Sự tự thụ phấn.
	 +Sự giao phấn.
-Sự thụ tinh
- Quả khô, quả thịt.
- Lớp 1 lá mầm, lớp 2 lá mầm.
- Dinh dưỡng dị dưỡng, hoại sinh, kí sinh, cộng sinh.
II.Các nhóm thực vật.
- HĐ2: GV yêu cầu HS các nhóm hoàn thành bảng vào phiếu học tập (5')
	Thực vật bậc thấp đ Các ngành tảo
	()
Giới TV
	 () Ngành rêu
	TV bậc cao
	(..)	 (..) Ngành dương xỉ
	 ()	
	() Ngành hạt trần
(...)
	(.) Ngành hạt kín
- Sau 5' gọi đại diện 2-3 HS lên bảng hoàn thành, HS khác NX, bổ sung.
- GV hoàn thiện kíên thức.
? Nêu rõ sự tiến hoá từ thấp đến cao của các ngành thực vật trên?
- HS nêu được:
+ Tảo là TV bậc thấp chưa có rễ, thân, lá.
+ Rêu đã có thân, lá, rễ giả, chưa có mạch dẫn.
+ quyết: đã có
+Hạt trần: cơ quan sinh dưỡng đa dạng, sinh sản bằng nón chưa có hoa, quả.
+ Hạt kín: sinh sản bằng hoa quả, hạt nằm trong quả.
III.Các ngành thực vật
- Đặc điểm của các ngành TV
+ Tảo
+Rêu
+ Quyết
+ Hạt trần- hạt kín.
IV.Tổng kết vai trò của TV trong tự nhiên và đời sống con người, ĐTV.
- Hs nêu khái quát
+ Có ích: trong tự nhiên: giữ ổn định lượng khí CO2 và O2đ đảm bảo sự hoạt động bình thường của các SV.
.Điều hoà khí hậu, giảm ô nhiễm môI trường bảo vệ đấ, giữ nước.
. Trong đời sống: thực vật làm thức ăn, nơI ở cho nhiều động vật.Cung cấp lương thực thực phẩm, gỗ củi, thuốc.
+ Có hại?
Giáo viên chốt kiến thức:
Trong tự nhiên
Trông đời sống con người.
V.Vi khuẩn –Nấm- Địa y.
?Phân biệt đặc điểm cấu tạo, lối sống của nấm, vi khuẩn, địa y.Phân biệt vi khuẩn hoại sinh, kí sinh.
- Đặc điểm cấu tạo.
- Lối sống ( dinh dưỡng)
- Vai trò.
D.HDVN.
- Yêu cầu HS học thuộc nội dung bài theo dàn ý đã ghi , giờ sau kiểm tra học kì.
______________________________________________________________________
Ngày soạn 
Ngày kiểm tra: 
tiết 67. kiểm tra học kì II.
I.Mục tiêu
- Kiểm tra đánh giá việc tiếp thu kiến thức, ý thức học bài của Hs trong việc nắm bắt một số nội dung cơ bản về đặc điểm cấu tao, chức năng của các cơ quan sinh dưỡng của thực vật, phân biệt 1 số ngành TV, các loại quả, vai trò của thực vật, vi khuẩn với hình dạng, cấu tạo cách dinh dưỡng.
- Đánh giá kĩ năng kháI quát, tổng hợp kiến thức, kĩ năng trình bày.
II.Đề bài
A.Phần I. trắc nghiệm
Câu1 (2đ). Hãy chọnnhwngx mục tương ứng giữa cột A và B trong bảng dưới đây.
Cột A
1.Bảo vệ và góp phần phân tán hạt.
2.Hấp thu nước và muối khoáng cho cây.
3.Nảy mầm thành cây con.
4.Vận chuyển nước và muối khoáng.
5.Thực hiện thụ phấn, thụ tinh, kết hạt, tạo quả.
6.Thu nhận ánh sáng để quang hợp, trao đổi khí với môI trường.
Cột B
a. lông hút
b.Hoa
c.Lá
d.(quả ) hoa.
e.Quả.
f.Mạch gỗ và mạch rây.
Trả lời: 1-; 2-; 3-; 4-; 5-; 6-
Câu2.(1đ). khoanh tròn vào đầu câu trả lời đúng.
1.Nhóm gồm toàn cây hạt kín là:
a.Cây mít, cây rêu, cây ớt.
b.Cây đào, cây cao su, cây dương xỉ.	
c.cây hoa hồng, cây cảI, cây dừa.
d.Cây thông, cây lúa, cây rau bợ.
2.Nhóm gồm toàn quả thịt
a.Quả cà chua, quả ớt, quả chanh.	c.Quả đào, quả dừa, quả ổi.
b.Quả mận, quả chò, quả táo.	d.quả hồng, quả cảI, quả đậu.
II.Tự luận
Câu1 (2,5đ) Nêu đặc điểm chung của thực vật hạt kín. Cây hạt kín tiến hoá hơn cây hạt trần ở những đặc điểm nào?
Câu2 (2đ) tại sao nói “Rừng cây như một lá phổi xanh của con người”
Câu3 (2,5đ) : Nêu đặc điểm hình dạng, cấu tạo của vi khuẩn? Cách dinh dưỡng của vi khuẩn ? thế nào là vi khuẩn kí sinh, hoại sinh?
III.Đáp án biểu điểm
I. Phần trắc nghiệm (3đ)
Câu 1 (2đ)
-Mỗi ý đúng 0,25đ
1e, 2a, 3b, 4f, 5d, 6c.
Câu 2 (1đ)
- Mỗi ý đúng 0,5đ
1c,2a.
2. Phần tự luận
Câu1 (2,5đ) Đặc điểm chung của TV hạt kín 
- Cơ quan sinhh sưỡng phát triển đa dạng, trong thân có mạch dẫn phát triển 0,5đ
- Có hoa, quả, hạt nằm trong quả ( trước đó là noãn nằm trong bầu) là 1 ưu thế của các cây hạt kín vì nó được bảo vệ tốt hơn. ) 0,5đ
- Hoa và quả có nhiều dạng khác nhau. 0,25đ
- Môi trường sống đa dạngđ là nhóm thực vật tiến hoá hơn cả 0,25đ.
ã Sự tiến hoá của cây hạt kín so với cây hạt trần
- Có hoa, quả, hạt nằm trong quả được bảo vệ tốt hơn hạt trần chưa có hao quả, hạt nằm lộ ra ngoài (1đ.)
- Môi trường sống đa dạng
Câu 2 (2đ). Nói rừng cây như là 1 lá phổi xanh của co người vì: Nhờ quá trình quang hợp cây xanh hấp thụ khí CO2( khí độc) và nhả ra khí O2 cho con người hô hấp, ổn định lượng khí này trong không khí. (1đ)
Rừng cây còn góp phần điều hoà khí hậu, ngăn bụi diệt khuẩn hạn chế ô nhiễm môi trường, làm sạch bầu không khí. (1đ)
Câu 3 (2,5đ)
- Vi khuẩn có nhiều hình dạng khác nhau: dấu phẩy, hình que, hình thoi, hình hạt(0,5đ)
- Cấu tạo: là những cơ thể đơn bào, chưa có nhân hoàn chỉnh (0,5đ)
- Đa số vi khuẩn di dưỡng, có 2 cách dị dưỡng
+ Những vi khuẩn sống bằng chất hữu cơ có sẵn trong xác động vật- thực vật đang phân huỷđ vi khuẩn hoại sinh (0,5đ)
+ Những vi khuẩn sống nhờ trên cơ thể sống khácđ vi khuẩn kí sinh (0,5đ)
+ Một số ít có khả năng tự dưỡng (0,5đ).
________________________________________________________________________
Ngày soạn : 
Ngày giảng: 
tiết 68-69-70.tham quan thiên nhiên
I. Mục tiêu	
1.Kiến thức.
- Xác định được nơI sống, sự phân bố của các nhóm thực vật chính.
- Quan sát dặc điểm hình tháI đẻ nhận biết đại diện của một số ngành thức vật chính.
- Củng cố và mở rộng kiến thức về tính đa dạng và thích nghi của thực vật trong điều kiện sống cụ thể.
2.Kĩ năng.
- Rèn luyện kĩ năng quan sát, thực hành.
- Kĩ năng làm việc độc lập theo nhóm.
3.Thái độ hành vi
- Có lòng yêu thiên nhiên, bảo vệ cây cối.
II. Chuẩn bị
1.GV: chuẩn bị địa điểm.
- Dự kiến phân công nhóm, nhóm trưởng.
2.HS
- ôn tập kiến thức rễ, thân, lá.
- Chuẩn bị dụng cụ theo nhóm.
+ Dụng cụ đào đất,	+ Panh, kính lúp.
+ Túi ni lông trắng	+ Nhãn ghi tên cây.
+ Kéo cắt cây.
+ Kẹp ép tiêu bản.
- Kẻ sẵn bảng theo mẫu SGK/173.
II. Các hoạt động buổi tham quan.
I.Hoạt động 1: quan sát ngoài thiên nhiên
- GV nêu các yêu cầu hoạt động: theo nhóm
- Nội dung quan sát
+ Quan sát hình tháI của thực vật, nhận xét đặc điểm thích nghi của thực vật.
+ Nhận dạng thực vật, xếp chúng vào nhóm.
+ Thu thập mẫu vật.
- Ghi chép ngoài thiên nhiên: GV chỉ dẫn các yêu cầu về nội dung phải ghi chép
- Cách thực hiện
a.Quan sát hình thái một số thực vật.
- Quan sát: rễ, thân, lá, hoa, quả.
- Quan sát hình thái của các cây sống ở các môi trường: nước, cạn tìm đặc điểm thích nghi.
- Lấy mẫu cho vào túi nilông: gồm các bộ phận:
+ Hoa hoặc quả
+ Cành nhỏ ( đối với cây).
+ Cây nhỏ.
đ Buộc nhãn trên cây tránh nhầm lẫn.
b.Nhận dạng thực vật, xếp chúng vào nhóm
- Xác định tên 1 số cây quen thuộc
- Vị trí phân loại: tới lớp: đối với TV hạt kín.
Tới ngành: đối với ngành rêu, dương xỉ, hạt trần
c.Ghi chép
- Ghi chép ngay các điều quan sát được
- Thống kê vào bảng kẻ sẵn.
II. Hoạt động 2: quan sát nội dung tự chọn
1.Hs có trể tiến hành quan sát một trong 3 nội dung
- Quan sát biến dạng của rễ, thân, lá.
- quan sát mối quan hệ giữa TV với TV, giữa TV với ĐV.
- Nhận xét về sự phân bố của TV trong khu vực tham quan
2.Cách thực hiện
- GV phân công các nhóm lựa chọn 1 nội dung quan sát.
- Ví dụ: nội dung b cần quan sát những vấn đề sau:
+ Hiện tượng cây mọc trên cây: rêu, lưỡi mào tai chuột.
+ Hiện tượng cây bóp cổ: cây xi, cây đề.mọc trên thân gỗ to.
+ Quan sát TV sống kí sinh: tầm gửi, tơ hồng.
+ quan sát hoa tự thụ phấn nhờ sâu bọ.
đ Rút ra nhận xét về mối quan hệ TV với TV với ĐV.
III. Hoạt động 3 (30'): thảo luận toàn lớp
- Khi còn khoảng 30' đ GV tập chung lớp.
- Yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả quan sát đượcđ nhóm khác bổ sung
- GV giải đáp các thắc mắc của HS
- Nhận xét đánh giá các nhómđ tuyên dương các nhóm tích cực
- Yêu cầu HS viết báo cáo thu hoạch theo mẫu SGK/173.
IV.Bài tập về nhà.
- Hoàn thiện báo cáo thu hoạch
- Tập làm mẫu cây khô 
+ Dùng mẫu thu háI được để làm mẫu cây khô.
+ Cách làm: theo hướng dẫn SGK.
_________________________________________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docSinh 6 tron bo.doc