Giáo án Sinh học 9 tuần 32 - Trường THCS Xuân Thủy

Giáo án Sinh học 9 tuần 32 - Trường THCS Xuân Thủy

 Tiết 58, Bài 55 Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG (TT)

Những kiến thức HS đã biết có liên quan đến bài học Những kiến thức mới trong bài HS cần được hình thành

- Các loại môi trường, các tác nhân gây ô nhiễm môi trường. - Hạn chế ô nhiễm môi trường.

-

I. Mục tiêu: Sau tiết học này, GV giúp hs đạt được các mục tiêu sau:

* Kiến thức: Hiểu được hiệu quả của việc phát triển môi trường bền vững, từ đó nâng cao ý thức bảo vệ môi trường sống của hs.

* Kĩ năng: Rèn cho hs kĩ năng thu thập thông tin từ sách báo, HĐN, khái quát kiến thức.

- Liên hệ và vận dụng giải thích một số vấn đề quan trọng đến ô nhiễm môi trường trong thực tế địa phương.

* Thái độ: Giáo dục cho hs ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường .

 

doc 9 trang Người đăng vultt Lượt xem 1102Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học 9 tuần 32 - Trường THCS Xuân Thủy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 32
Ngày soạn: 30/3/12 Ngày dạy: 03/4/12
 Tiết 58, Bài 55 Ô nhiễm môi trường (tt)
Những kiến thức HS đã biết có liên quan đến bài học
Những kiến thức mới trong bài HS cần được hình thành
- Các loại môi trường, các tác nhân gây ô nhiễm môi trường. 
- Hạn chế ô nhiễm môi trường. 
I. Mục tiêu: Sau tiết học này, GV giúp hs đạt được các mục tiêu sau: 
* Kiến thức: Hiểu được hiệu quả của việc phát triển môi trường bền vững, từ đó nâng cao ý thức bảo vệ môi trường sống của hs.
* Kĩ năng: Rèn cho hs kĩ năng thu thập thông tin từ sách báo, HĐN, khái quát kiến thức.
- Liên hệ và vận dụng giải thích một số vấn đề quan trọng đến ô nhiễm môi trường trong thực tế địa phương.
* Thái độ: Giáo dục cho hs ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường . 
II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài
- Kĩ năng thu thập và xử lí thông tin khi đọc sgk để tìm hiểu các tác nhân gây ô niễm môi trường, hậu quả của gây ô niễm môi trường ở địa phương và trên thế giới. 
- Kĩ năng hợp tác trong nhóm.
- Kĩ năng hợp tác lắng nghe tích cực.
- Kĩ năng tự tinh trình bày ý kiến trước tổ, nhóm, lớp. 
III. Các phương pháp / kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng
- Trực quan - Thảo luận nhóm. 
- Hỏi chuyên gia - Tranh luận - Viết tích cực
IV. Phương tiện dạy học
a. Giáo viên. - Máy chiếu đa năng, Projesster. 
- Tranh H55.1 - 4 sgk, tư liệu hạn chế ô nhiễm môi trường.
b. Học sinh. Tìm hiểu & sưu tầm tranh ảnh về môI trường bị ô nhiễm, tranh ảnh về xử lí rác thải, trồng rừng, trồng rau sạch,  
V. Tiến trình dạy học
1. ổn định tổ chức: (01’) Lớp 9A : Lớp 9B :
 2. Kiểm tra bài cũ (5’)
Câu 1: Ô nhiễm môi trường là gì ? Kể tên các tác nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường.
Câu 2: Nêu nguyên nhân và cách phòng tránh bệnh sốt rét. 
 3. khám phá (1’)  Vậy có những biện pháp nào hạn chế gây ô nhiễm. 4. Kết nối: 
Hoạt động 1: Tìm hiểu phương pháp hạn chế ô nhiễm môi trường (20’)
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
II
I. Hạn chế ô nhiễm môi trường
GV chiếu tranh 55.1 – 4sgk
- Lưu ý: Quan sát hình chú ý vào các chữ cái in thường ở các hình.
- Liên hệ trong c/s.
? Hãy nêu các phương pháp hạn chế ô nhiễm môi trường.
- GV y/c hs ng/cứu các tác nhân gây ô nhiễm.
? Nguyên nhân nào làm ô nhiễm không khí.
(do các: + Thiết bị điện: điều hoà: CFC
+ Các phương tiện giao thông vận tải.
+ Con người sd nhiều nguyên liệu như than đá
=> Nóng lên toàn cầu.
Biện pháp hạn chế ô nhiễm không khílà gì ?
- GV cho thảo luận toàn lớp.
- GV chốt lại đáp án đúng & y/c các nhóm sữa chữa (nếu cần)
à Giáo dục HS biết bảo vệ môi trường sống 
? Bản thõn em cần phải làm gỡ để gúp phần phũng chống ụ nhiễm mụi trường?
(..Thu gom và bỏ rỏc thải đỳng nơi quy định, khụng vức rỏc bừa bói ở khắp nơi. Vệ sinh nhà ở, trường lớp, đường thụn xúm ...sạch sẽ
- Đọc và xữ lý thông tin mục III + Qs H55.1-4 sgk + liên hệ thực tế.
- Thảo luận hóm và cử đại diện nhóm trả lời.
- Các nhóm khác theo dõi và bs hoàn chỉnh.
 Hạn chế ô nhiễm không khí:
. Có quy hoạch tốt và hợp lý khi xd khu CN, khu dân c, tránh ô nhiễm khu dân c.
. Tăng cường việc xd các công viên, vành đai xanh để hạn chế bụi, tiếng ồn, cần lắp đặt thiết bị lọc bụi, và xử lý khí độc hại trước khi thải ra không khí, phát triển công nghệ để sữ dụng các nhiên liệu không gây khói bụi. 
+ Hạn chế ô nhiễm nguồn nước: 
..Xd các hệ thống cấp và thải nước ở các đô thị, khu CN để nguồn nước thải không làm ô nhiễm nước sạch. 
. Xây dựng hệ thống xữ lý nước thải, hạn chế thải chất độc hại ra nguồn nước.
+ Hạn chế ô nhiễm do thuốc bảo vệ TV
. hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật
. Tăng cường các biện pháp cơ học và sinh học để tiêu diệt sâu bọ có hại.
+ Các biện pháp hạn chế ô nhiễm chất thải rắn:
. Cần quản lý chặt chẻ chất thải rắn
. Cần chú ý phát triển các biện pháp tái sử dụng chất thải rắn làm nguyên liệu sản xuất. 
 + Nguyên nhân
 + Biện pháp 
 + Đóng góp của bản thân. 
--> HS liên hệ thực tế trả lời: 
.. Trồng và chăm súc cõy xanh...
+ Tuyờn truyền với mọi người về tỏc hại của ụ nhiễm mụi trường
PHT Bảng: Nguyên nhân, hậu quả, biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường nước, không khí, đất, Sinh học
Môi trường
Nguyên nhân gây ô nhiễm
Hậu quả
Biện pháp khắc phục
Nước
- Vất các chất thải rắn: bông, kim tiêm, 
- Các hoá chất có sử dụng trong CN trôi và ngấm xuống sông; nông nghiệp (sd thuốc bv TV, phân hoá học).
- Mất nguồn nước do lấp hố, lấp biển, bồi đắp lòng sông
- Tràn dầu
- Chất phóng xạ
- Thiếu nước cung cấp cho sinh hoạt và nông nghiệp
- Gây bệnh tật
- Huỷ hoại SV nước à suy giảm ĐDSH môi trường nước.
- Trồng rừng
- Xd các hệ thống cấp và thải nước ở các đô thị, khu CN để nguồn nước thải không làm ô nhiễm nước sạch. 
- Xây dựng hệ thống xử lý nước thải, hạn chế thải chất độc hại ra nguồn nước.
- Hạn chế sử dụng thuốc hoá học tăng cường sd BPSH
- Không đổ nước, rác thải ra sông suối.
ơ
Không khí
- Do phương tiện giao thông, vận tải
- Do con người sd nhiều nguyên liệu: than, củi, gas ,
- Các thiết bị: tử lạnh, điều hoà nhiệt độ à làm tiêu tốn điện sinh hoạt, sinh ra khí CFC à làm thủng tầng ôzôn, gây HƯNK.
- Các bệnh về đường hô hấp, mắt, tim mạch, ung thư, bệnh ngoài da, 
- Tăng cường khí nhà kín, gây HƯNK à nóng lên toàn cầu.
- Thủng tầng ôzôn
- Mưa axit
- Enino, Elina,
- Trồng rừng & bảo vệ rừng
- Kế hoạch hoá GĐ
- Công nghệ lọc bụi, khí thải
- Hạn chế sử dụng các PTGT gây ô nhiễm
- Tiết kiệm năng lượng, sử dụng nguồn nl sạch
- Hạn chế sử dụng sinh ra khí CFC
- Tái chế rác thải
- Luật bảo vệ rừng
- Các quy ước quốc tế (nghị định Kiôtô) 
Đất
- Các hoá chất sử dụng trong nông nghiệp: thuốc bv TV, phân hoá học, 
- Đất bị xói mòn, rửa trôi do mưa lũ, phá rừng, 
- Nhiễm bẩn đất tiêu diệt hệ sinh vật.
- Làm nghèo chất khoáng trong đất
- Đất bị xói mòn, bạc màu,..
- Trồng rừng
- Hạn chế sử dụng thuốc hoá học,  tăng cường sử dụng các biện pháp ĐTSH như bón phân hữu cơ, 
- Trồng luân canh, xen kẽ cây trồng hợp lí.
Sinh học
- Rừng bị khai thác kiệt quệ
- Cháy rừng
- Chiến tranh
- Buôn bán ĐV quý hiếm
- Đánh bắt sai quy cách.
- Thiếu nguyên nhiên liệu & các vật sử dụng cho sinh hoạt
- Suy giảm ĐDSH (mất nguồn gen) mất cân bằng ST
- Thay đổi KH
- Ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí, 
- Trồng rừng & bảo vệ rừng
- Bảo vệ ĐDSH 
- Hiệp ước về BVĐD SH
Dựa vào hình 55.1 - 55.4 và liên hệ thực tế hoàn thành vào bảng 55 (11’)
Tác dụng và hạn chế
Ghi kết quả
Biện pháp hạn chế
1. Ô nhiễm không khí
2. Ô nhiễm nguồn nước
3. Ô nhiễm do thuốc bảo vệ thực vật
4. Ô nhiễm do chất thải rắn
5. Ô nhiễm do chất phóng 
6. Ô nhiễm do tác nhân sinh học
7.Ô nhiễm do hoạt động tự nhiên, thiên tai
8. Ô nhiễm tiếng ồn
1. a,b,d,e,g,i,k,l,m,n,o
2. c,d,e,g,i,k,l,m,o
3. g,k,l,n
4. d,e,g,h,k,l
5. g,k,l, 
6. c,d,e,g,k,l,m,n
7. g,k,
8. g, I, k, o, p,
a. Lắp đặt các thiết bị lọc khí cho các nhà máy.
b. Sử dụng nhiều năng lượng không sinh ra khí thải( năng lợng mặt trời)
c. tạo bể lắng và lọc nước thải.
d. Xây dựng nhà máy xử lí rác.
e. Chôn lấp và đốt cháy rác một cách khoa học.
g. Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học để dự báo và tìm biện pháp phòng tránh.
h. Xây dựng thêm nhà máy tái chế chất thải thành các nguyên liệu, đồ dùng.
i. Xây dựng công viên xanh, trồng cây.
k. Giáo dục để nâng cao ý thức cho mọi người về ô nhiễm môi trường và cách phòng chống.
l. Xây dựng nơi quản lí chặt chẽ các chất gây nguy hiểm cao.
m. Kết hợp ủ phân động vật trước khi dử dụng để sản xuất khí sinh học.
n. Sản xuất lương thực thực phẩm an toàn.
o. Xây dựng các nhà máy, xí nghiệp, ở xa khu dân cư.
p. Hạn chế gây tiếng ồn của các phương tiện giáo thông 
 5. Thực hành / Luyện tập (05’
Hãy khoanh tròn vào câu trả lời đúng:
1. Chất gì gây ra hiệu ứng nhà kín ?
a. CFC3
b. CO2
c. O2
2. Nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường nước:
a. Rác thải nông nghiệp 
b. Khói 
c. Phá 2. 
3. Nguyên nhân chính của thủng tầng ôzôn là gì ? 
a. CFC 
b. Khói 
c. Rác thải công nghiệp
4. Hậu quả của việc nóng lên toàn cầu là gì ? 
a. Không khí ám khói 
b. Băng tan 
c. Phóng xạ độc hại
* Dặn dò 
- Gv hướng dẫn HS Y - K trả lời các câu hỏi 1- 4 cuối bài. 
- Nghiên cứu bài 56-57 và chuẩn bị PHT theo bài & tìm hiểu tình hình môi trường ở địa phương.
 6. Vận dụng (01’) 
Hãy tìm hiểu các phương pháp hạn chế ô nhiễm môi trường ở địa phương em.
 [ 
Ngày soạn: 30/3/12 Ngày dạy: 07/4/12
 Tiết 59, 60 Bài 56-57 
 Thực hành: 
Tìm hiểu tình hình môi trường ở địa phương 
Những kiến thức HS đã biết có liên quan đến bài học
Những kiến thức mới trong bài HS cần được hình thành
- Các loại môi trường, các tác nhân gây ô nhiễm môi trường. 
- Điều tra tình hình ô nhiễm môi trường 
- Điều tra tác động của con người tới môi trường 
I. Mục tiêu: Sau tiết học này, GV giúp hs đạt được các mục tiêu sau: 
* Kiến thức: HS chỉ ra được nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường ở địa phương & từ đó đề xuất các biện pháp khắc phục. 
- Nâng cao nhận thức của HS đối với công tác chống ô nhiễm môi trường.
* Kĩ năng: Rèn cho kĩ năng thu thập thông tin & kĩ năng giao tiếp.
- Liên hệ và vận dụng giải thích một số vấn đề quan trọng đến ô nhiễm môi trường trong thực tế địa phương.
* Thái độ: Giáo dục cho hs ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường . 
II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về tình hình môi trường ở địa phương.
- Kĩ năng lập kế hoạch tìm hiểu tình hình môi trường ở địa phương.
- Kĩ năng hợp tác, giao tiếp có hiệu quả khi điều tra tình hình môi trường ở địa phương. 
- Kĩ năng ra quyết định hành động góp phần bảo vệ môi trường địa phương. 
- Kĩ năng giải quyết vấn đề. 
III. Các phương pháp / kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng
- Trực quan - tìm tòi - Dạy học nhóm. 
- Vấn đáp tìm tòi - Dạy học theo dự án
IV. Phương tiện dạy học
1. Đồ dùng dạy học.
a. Giáo viên. - Máy chiếu đa năng, Projesster. Các bảng 56.1,2,3.
b. Học sinh. Giấy bút, kẻ sẵn các bảng theo mẫu trong bài vào khổ giấy A4 để ghi chép kết quả điều tra, máy ghi âm, máy ảnh, máy quay phim.
V. Tiến trình dạy học
1. ổn định tổ chức: (01’) Lớp 9A : Lớp 9B :
 2. Kiểm tra bài cũ (5’)
Câu 1: Tại địa phương em, những tác nhân nào gây ô nhiễm môi trường. Nêu tác hại của ô nhiễm môi trường đến sức khỏa con người. Theo em phải khắc phục ô nhiễm môi trường bằng cách nào ?
 3. khám phá (1’)  Vậy có những biện pháp nào hạn chế gây ô nhiễm. 4. Kết nối: 
Hoạt động 1: Tổ chức thực hành (05’)
- GV phân chia nhóm thực hành
- Kiểm tra sự chuẩn bị của các nhóm.
- Nêu yêu cầu của tiết thực hành
Hoạt động 2: Tiến hành thực hành
Vấn đề 1: Điều tra tình hình ô nhiễm môi trường (10’)
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
1. Điều tra tình hình ô nhiễm
- Chia nhóm điều tra ở địa phương xung quanh nơi ở (điều tra ở nhàn trước lên lớp báo cáo).
- Lưu ý: Cần xác định được các thành phần của hệ sinh thái nơi điều tra (yếu tố vô sinh, hữu sinh) và mối quan hệ giữa môi trường với con người.
* Các nhân tố vô sinh:
+ Nước thải (Qs bằng mắt, bằng cảm quan, mũi).
+ Nước ngầm: Hình ảnh gia đình có giếng khoan có phân tích thành phần nước gầm.
+ Rác thải: nhiều hay ít, lúc nào tập trung nhiều, lúc nào tập trung ít.
* Các nhân tố hữu sinh:
+ ĐV 
+ TV
+ Mật độ dân cư
ố Điền vào bảng 56.1 vở BT Sinh học 9.
2. Tình hình & mức độ ô nhiễm
- Tổ chức cho HS điều tra tình hình ô nhiễm:
+ Xác định các thành phần của HST nơi điều tra (các nhân tố VS và HS).
+ Thực hiện các nội dung trong bảng56.2sgk:
 Gợi ý: Tìm được nguyên nhân gây ô nhiễm, trong đó nhấn mạnh tới ngx do hoạt động của con người.
1. Điều tra tình hình ô nhiễm
- Nhóm 1: Điều tra KV chợ chiều Kiến giang
- Nhóm 2: Điều tra nơi chăn nuôi chuồng trại của gia đình chị Sáng.
- Nhóm 3: Điều tra nơi bệnh viện.
- Nhóm 4: Điều tra nơI sản xuất gạch bờlô thôn Xuân Lai.
* Quan sát và thảo luận nhóm.
- Hoàn thành bảng 56, 57. 
2. Tình hình & mức độ ô nhiễm
 + Xđ các thành phần của HST nơi điều tra .
+ Tác nhân gây ô nhiễm
+ Mức độ
+ Nguyên nhân
+ Biện pháp khắc phục
Bảng: Các yếu tố sinh thái trong môi trường điều tra ô nhiễm
Yếu tố sinh thái không sống
Yếu tố sinh thái sống
Hoạt động của con người trong môi trường
..................................................
.................................................
.................................................
....................................
....................................
....................................
...........................................
...........................................
............................................
Bảng: Điều tra tình hình và mức độ gây ô nhiễm
Các hình thức
 ô nhiễm
Mức độ ô nhiễu (ít, nhiều, rất ô nhiễm)
Nguyên nhân
 gây ô nhiễm
Đề xuất biện pháp khắc phục
Vấn đề 2: Điều tra tác động của con người tới môi trường (25’)
- Hướng dẫn h/s đến môi trường mà con người đã tác động, làm biến đổi.
Yêu cầu h/s điều tra sự tác động của con người tới môi trường.
- Hoàn thành vào bảng 56.3 
? Xđ rõ thành phần HST đang có.
? Xu hướng biến đổi các thành phần của HST trong thời gian tới (đất nn -> xd các khu CN)
? Những hoạt động của con người đã gây nên sự biến đổi HST gồm gây biến đổi xấu hay tốt cho HST. (điều tra vào ngày nghĩ).
* YC các nhóm lên báo cáo kết quả điều tra.
- Cho các nhóm thảo luận kết quả.
- GV nhận xét, đánh giá đặc biệt nhấn mạnh vấn đề mức độ ô nhiễm & biện pháp khắc phục.
- H/s thực hiện 4 bước sau:
+ Điều tra thành phần của các hệ sinh thái trong khu vực thực hành.
+ Điều tra tình hình môi trường trước khi có tác động mạnh của con người.
+ Phân tích hiện trạng của môi trường và phỏng đoán sự biến đổi của môi trường trong thời gian tới.
+ Thảo luận nhóm và hoàn thành bảng 56.3 
à Mỗi nhóm viết nội dung đã điều tra được vào khổ giấy to A4. (cả 3 bảng lên 1 tờ giấy).
- Đại điện nhóm thuyết minh trên kết quả của nhóm mình. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Bảng 56.3: Điểu tra tác động của con người tới môi trường:
Các thành phần của hệ sinh thái hiện tại
Xu hướng biến đổi hệ sinh thái trong thời gian tới
Hoạt động nào của con người đã gây nên sự biến đổi
Đề xuất biện pháp khắc phục bảo vệ
5. Đánh giá tiết thực hành. (05’)
- GV nhận xét giờ thực hành:
+ Tinh thần chuẩn bị - Thái độ tham gia;
+ Kỹ năng thực hành
+ Khen nhóm làm tốt và cộng điểm vào bài thu hoạch.
6. Dặn dò. (02’)
+ Cá nhân viết thu hoạch theo mẫu trang 172 SGK.
+ Nhắc nhở lớp vệ sinh sạch sẽ.
+ Đọc trước bài 58 & chuẩn bị PHT theo bài. 

Tài liệu đính kèm:

  • docLieu Sinh 9 tuan 32.doc