Giáo án Tin học 8 tiết 35: Ôn tập học kì I

Giáo án Tin học 8 tiết 35: Ôn tập học kì I

 ÔN TẬP HỌC KÌ I

I - MỤC TIÊU

1. Kiến thức

• Hiểu được các mạch kiến thức cơ bản trong chương trình HKI như: khái niệm ngôn ngữ lập trình, các từ khóa, câu lệnh, quá trình giải bài toán trên máy tính, cấu trúc rẽ nhánh, câu lệnh điều kiện.

2. Kỹ năng

• Bước đầu biết lập trình hóa những bài toán có nội dung thực tiễn.

• Bước đầu viết được một chương trình đơn giản bằng ngôn ngữ lập trình Pascal.

• Vận dụng được: đưa bài toán từ thực tiễn đến chương trình thông qua mô tả thuật toán; sử dụng các từ khóa, câu lệnh của ngôn ngữ lập trình Pascal để lập trình bài toán thực tiễn thành chương trình trên máy tính.

• Vận dụng thành thạo: Kiến thức, kỹ năng, tri thức, phương pháp được học vào giải bài tập, viết chương trình.

 

doc 3 trang Người đăng vultt Lượt xem 1169Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học 8 tiết 35: Ôn tập học kì I", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 05/12/09	 tiết theo ppct: 35
Ngày dạy: 09/12/09 
 	ÔN TẬP HỌC KÌ I
I - MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Hiểu được các mạch kiến thức cơ bản trong chương trình HKI như: khái niệm ngôn ngữ lập trình, các từ khóa, câu lệnh, quá trình giải bài toán trên máy tính, cấu trúc rẽ nhánh, câu lệnh điều kiện.
2. Kỹ năng
Bước đầu biết lập trình hóa những bài toán có nội dung thực tiễn. 
Bước đầu viết được một chương trình đơn giản bằng ngôn ngữ lập trình Pascal.
Vận dụng được: đưa bài toán từ thực tiễn đến chương trình thông qua mô tả thuật toán; sử dụng các từ khóa, câu lệnh của ngôn ngữ lập trình Pascal để lập trình bài toán thực tiễn thành chương trình trên máy tính.
Vận dụng thành thạo: Kiến thức, kỹ năng, tri thức, phương pháp được học vào giải bài tập, viết chương trình.
3. Tư duy và thái độ
Cẩn thận, chính xác .
Tập trung cao độ, nghiêm túc trong giờ học.
Phát triển tư duy suy luận logic, trí tưởng tượng và tạo được hứng thú trong học tập.
II - PHƯƠNG PHÁP
 Gợi mở vấn đáp đan xen thảo luận nhóm.
III. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Giáo trình
2. Học sinh: Kiến thức cũ, sách, vở.
IV - TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ:
 a. 
 b. 
HĐ CỦA GV
HĐ CỦA HS
GHI BẢNG
Hoạt động 2: BT 3
Chiếu hoặc treo câu hỏi và bài tập đã viết sẵn.
- Cho HS thảo luận nhóm bài tập trên
- Chính xác hóa kết quả.
- Đọc, hiểu và tìm câu trả lời.
- Thảo luận nhóm
- Đưa ra lời giải bài tập thảo luận nhóm
- Nhận xét lời giải của nhóm bạn
-Ghi nhận kết quả
Bài 3: Sắp xếp các câu lệnh sau thành một chương trình hoàn chỉnh:
Const pi=3.14;
Writeln(‘Nhap ban kinh hinh tron R=’);
Writeln(‘Dien tich hinh tron la: ‘, S);
End.
Readln(R);
Var R, S:real;
Readln
Begin
S:=pi*R*R;
Giải:
Var R, S:real;
Const pi=3.14;
Writeln(‘Nhap ban kinh hinh tron R=’);
Readln(R);
S:=pi*R*R;
Writeln(‘Dien tich hinh tron la: ‘, S);
Readln
Begin
End.
Hoạt động 3: BT 4
Chiếu hoặc treo câu hỏi và bài tập đã viết sẵn.
- Gọi HS đứng tại chỗ xác định bài toán
- Gọi HS lên bảng xác định bài toán
- Hướng dẫn HS mô tả thuật toán
- Gọi HS mô tả thuật toán
- Gọi HS lên bảng viết chương trình
- Đọc, hiểu và tìm câu trả lời.
- Đứng tại chỗ xác định bài toán
- Lên bảng xác định bài toán.
- Đứng tại chỗ mô tả thuật toán
- Lên bảng mô tả thuật toán
- Lên bảng viết chương trình dựa vào mô tả thuật toán.
Bài 4: Hãy xác định bài toán, mô tả thuật toán và viết chương trình tìm giá trị lớn nhất trong bốn số a, b, c, d được nhập vào từ bàn phím.
Giải:
a) Xác định bài toán:
- Input: bốn số a, b, c, d
- Output: Max = max{a, b, c, d}
b) Mô tả thuật toán:
- B1: Nhập vào bốn số a, b, c, d
- B2: Max¬a 
- B3: Nếu Max<b thì Max¬b
- B4: Nếu Max<c thì Max¬c
- B5: Nếu Max<d thì Max¬d
- B6: In Max ra màn hình và kết thúc.
c) Viết chương trình:
Program Tim_so_lon_nhat;
Var a, b, c, d, Max: integer;
Begin
Write(‘Nhap so a: ’); Readln(a);
Write(‘Nhap so b: ’); Readln(b);
Write(‘Nhap so c: ’); Readln(c);
Write(‘Nhap so d: ’); Readln(d);
Max := a;
If Max<b then Max := b;
If Max<c then Max := c;
If Max<d then Max := d;
Writeln(‘So lon nhat trong bon so ‘,a,’, ’,b,’, ’,c,’, ’,d,’ la: ‘,Max);
Readln
End.
Hoạt động 4: HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Qua bài học HS cần:
Bước đầu biết lập trình hóa những bài toán có nội dung thực tiễn. 
Bước đầu viết được một chương trình đơn giản bằng ngôn ngữ lập trình Pascal.
Vận dụng được: đưa bài toán từ thực tiễn đến chương trình thông qua mô tả thuật toán; sử dụng các từ khóa, câu lệnh của ngôn ngữ lập trình Pascal để lập trình bài toán thực tiễn thành chương trình trên máy tính.
Vận dụng thành thạo: Kiến thức, kỹ năng, tri thức, phương pháp được học vào giải bài tập, viết chương trình.
Ôn lại các kiến thức đã học, chuẩn bị kiểm tra HKI.
V. Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 35.doc