Giáo án Tự chọn Ngữ văn 7 - Tiết 125 đến tiết 128

Giáo án Tự chọn Ngữ văn 7 - Tiết 125 đến tiết 128

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

Giúp học sinh

- Thấy được “Bức thư của thủ lĩnh da đỏ” xuất phát từ tình yêu thiên nhiên đất nước đã nêu lên một vấn đề bức xúc có ý nghĩa to lớn đối với cuộc sống hiện nay.

- Thấy được tác dụng của việc sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong bức thư đối với việc diễn đạt ý nghĩ, biểu hiện tình cảm đặc biệt là phép nhân hoá.

II. CHUẨN BỊ

- GV: Bài soạn, sgk, sgv,

- HS: Vở soạn, vở ghi, dụng cụ học tập.

III.LÊN LỚP

 

doc 9 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 826Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tự chọn Ngữ văn 7 - Tiết 125 đến tiết 128", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 34
Tiết 125 Văn bản BỨC THƯ CỦA THỦ LĨNH DA ĐỎ
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 
Giúp học sinh 
Thấy được “Bức thư của thủ lĩnh da đỏ” xuất phát từ tình yêu thiên nhiên đất nước đã nêu lên một vấn đề bức xúc có ý nghĩa to lớn đối với cuộc sống hiện nay.
Thấy được tác dụng của việc sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong bức thư đối với việc diễn đạt ý nghĩ, biểu hiện tình cảm đặc biệt là phép nhân hoá. 
II. CHUẨN BỊ
GV: Bài soạn, sgk, sgv, 
HS: Vở soạn, vở ghi, dụng cụ học tập.
III.LÊN LỚP
1.Ổn định
2.Lên lớp
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
Hoạt động 1 : Kiểm tra bài cũ(5P)
? ý nghĩa của văn bản Cầu Long Biên chứng nhân lịch sử. HS tóm tắt ngắn gọn văn bản.
 HS trả lời
Hoạt động 2 : Bài mới(5P)
Qua văn bản Cầu Long Biên .chúng ta thấy chiếc cầu đã gắn liền với cuộc sống của con người trong chiến tranh.Nay chúng ta học văn bản Bức thư của thủ lĩnh da đỏ chúng ta sẽ thấy được đất đai quý trọng như thế nào với con người trong cuộc sống.
Đây là một bức thư rất nổi tiếng, được nhiều người xem là một trong những văn bản hay nhất về thiên nhiên và môi trường. Dù đã ra đời gần 150 năm, bức thư vẫn có ý nghĩa thời sự đối với cuộc sống con người hôm nay trong việc bảo vệ và gìn giữ sự trong sạch của thiên nhiên, môi trường.
 HS nghe
Hoạt động 3: Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc
Giáo viên đọc mẫu, 2 em đọc tiếp.
H? Văn bản thuộc thể loại gì?
H? Tóm tắt các luận điểm chính được trình bày trong bức thư?
Học sinh tìm và trả lời. Giáo viên nhận xét
Hoạt động 4: Phân tích văn bản
H? Những điều thiêng liêng trong kí ức người da đỏ là gì? Nó được diễn tả bằng những hình ảnh nào? 
H? Biện pháp nghệ thuật nào? Tác dụng của các biện pháp thể hiện đó?
*. Củng cố 
Giáo viên khái quát lại nội dung đã học và chuyển ý.
*. Dặn dò 
- Chuẩn bị phần 2,3.
I. ĐỌC – HIỂU CHÚ THÍCH(10P)
- Năm 1854 tổng thống thứ 14 của Mỹ là Phrengkhoi Pi-ơ -xơ tỏ ý muốn mua đất của người da đỏ. Thủ lĩnh Xi-át-ton đã gửi bức thư này trả lời.
- Văn bản nhật dụng thể loại thư từ.
Luận điểm 1: Những điều thiêng liêng trong kí ức người da đỏ về đất mẹ.
Luận điểm 2: Những điều lo âu của người da đỏ về đất đai, môi trường, thiên nhiên một khi bị người da trắng chiếm đóng.
Luận điểm 3: Kiến nghị của người da đỏ về việc bảo vệ môi trường, đất đai.
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN(20P)
1.Cấu trúc văn bản.
Bố cục : Gồm 3 phần.
Phần đầu: đến “cha ông chúng tôi” Những điều thiêng liêng trong ký ức người da đỏ.
Phần 2: đến “đều có sự ràng buộc”. Những lo âu của người da đỏ về đất đai, môi trường thiên nhiên sẽ bị tàn phá bởi người da trắng.
Phần 3: còn lại . Khẳng định về vai trò của đất đai môi trường đối với cuộc sống.
2.Nội dung văn bản.
a. Những điều thiêng liêng trong kí ức người da đỏ (quan hệ của người da đỏ với đất, môi trường) 
*. Nội dung 
- Điều thiêng liêng: tư tưởng và tình cảm gắn bó, tôn trọng, yêu quí của người da đỏ đối với mảnh đất quê hương và thiên nhiên, môi trường sống của con người.
+ Tấc đất, lá thông óng ánh, bờ cát hạt sương long lanh, tiếng thì thầm của côn trùng, nhựa chảy trong cây cối. . .
*. Nghệ thuật 
- Biện pháp so sánh, nhân hoá, trùng điệp thể hiện tình yêu tha thiết, máu thịt của người da đỏ đối với quê hương.
+ So sánh: ... mảnh đất này là mẹ của người da đỏ. Chúng tôi là một phần của mẹ...
+ Nhân hoá: Dòng nước... là tổ tiên của chúng tôi. Tiếng thì thầm của dòng nước chính là tiếng nói của cha ông chúng tôi
Tiết 126 
Văn bản BỨC THƯ CỦA THỦ LĨNH DA ĐỎ (Tiếp)
 I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 
Giúp học sinh:
Thấy được “Bức thư của thủ lĩnh da đỏ” xuất phát từ tình yêu thiên nhiên đất nước đã nêu lên một vấn đề bức xúc có ý nghĩa to lớn đối với cuộc sống hiện nay.
Thấy được tác dụng của việc sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong bức thư đối với việc diễn đạt ý nghĩ, biểu hiện tình cảm đặc biệt là phép nhân hoá. 
II. CHUẨN BỊ
GV: Bài soạn, sgk, sgv, 
HS: Vở soạn, vở ghi, dụng cụ học tập
III.LÊN LỚP
1.Ổn định
2.Lên lớp
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
Hoạt động 1 : Kiểm tra bài cũ(5P)
H? Cảm nhận của em về nội dung và nghệ thuật của văn bản Cầu Long Biên – chứng nhân lịch sử?
 HS trả lời
Hoạt động 2 : Bài mới(5P)
Đây là một bức thư rất nổi tiếng, được nhiều người xem là một trong những văn bản hay nhất về thiên nhiên và môi trường. Dù đã ra đời gần 150 năm, bức thư vẫn có ý nghĩa thời sự đối với cuộc sống con người hôm nay trong việc bảo vệ và gìn giữ sự trong sạch của thiên nhiên, môi trường.
 HS nghe
Hoạt động 3: Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc
Hoạt động 4: Phân tích văn bản
H? Người thủ lĩnh da đỏ đã bày tỏ những điều gì lo lắng như thế nào về đất đai, môi trường khi người da trắng tới chiếm đóng?
Hoạt động 4: 
Phần cuối bức thư 
H? Em hãy nêu ý chính của đoạn này?
H? Để diễn đạt điều lo âu này, người Thủ lĩnh đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật gì? Tác dụng?
H? Người thủ lĩnh da đỏ kiến nghị những vấn đề gì?
H? Giọng điệu của đoạn văn này có điều gì đặc biệt?
Hoạt động 5: Tổng kết
H? Đặc sắc nghệ thuật của bức thư? 
H? Ý nghĩa của văn bản?
Học sinh 1 -> 2 em đọc ghi nhớ.
I. ĐỌC – HIỂU CHÚ THÍCH(10P)
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN(20P)
1. Những điều thiêng liêng trong kí ức người da đỏ (quan hệ của người da đỏ với đất, môi trường) 
2. Những lo âu của người da đỏ về đất đai, môi trường một khi người da trắng chiếm đóng(đối lập hai cách sống, thái độ đối với đất, môi trường) 
a. Nội dung
Người da trắng
Người da đỏ
- Đất đai 
+ Họ lấy từ lòng đất những gì họ cần.
+ Mảnh đất là kẻ thù của họ.
+ Cư xử với mẹ đất như những vật mua được.
- Môi trường
+ Ở thành phố chẳng có sự yên tĩnh cả
+ Người da trắng chẳng để ý gì đến nó (không khí)
+ Săn bắn trâu rừng
*Thái độ: Vì lợi ích trước mắt, bất chấp hậu quả (cách sống thực dụng)
 Nhận thức sai lệch, tình cảm dửng dưng, vô cảm với môi trường
- Đất đai
+ Mảnh đất là những người anh em.
+ Mảnh đất là bà mẹ của người da đỏ.
- Môi trường
+ Âm thanh của tiếng gió, tiếng chim
+ Không khí quả là quí
+ Ngọn gió mang hơi thở đầu tiên của cha ông
+ Làn gió thấm đượm hương hoa đồng cỏ
+ Đối xử với muông thú như anh em
* Thái độ: Quan hệ gắn bó, biết ơn (tôn trọng giá trị tinh thần) 
 Nhận thức đúng đắn và đầy đủ, tình cảm thiết tha với môi trường.
 Thủ lĩnh da đỏ lo lắng về sự tàn phá của người da trắng với đất, môi trường.
b. Nghệ thuật
- Phép lặp từ, lặp kiểu câu để diễn đạt tư tưởng, tình cảm của mình, vừa làm cho các ý được nhấn mạnh, vừa bộc lộ cảm xúc, tình cảm của người viết.
3. Kiến nghị của người da đỏ về việc bảo vệ đất đai, môi trường 
a. Nội dung
- Phải biết kính trọng đất đai: Hãy khuyên bảo chúng như chúng tôi thường dạy con cháu mình: Đất là mẹ. Điều gì sẽ xảy ra với đất đai tức là xảy ra với những đứa con của đất.
 Cần phải biết yêu quí đất đai, môi trường sống, phải biết sống hoà hợp với thiên nhiên và bảo vệ nó. Cảnh báo về tương lai nếu tàn phá, huỷ hoại hoại đất và môi trường.
b. Nghệ thuật
- Thống nhất, đanh thép, hùng hồn, bộc lộ sự lo âu của người da đỏ.
“ngài phải dạy”, “phải bảo”, “phải kính trọng đất đai”. . . nhằm khẳng định sự cần thiết phải bảo vệ đất đai, môi trường sống. Dạy cho người da trắng biết cư xử đúng đắn với đất đai, môi trường.
III. TỔNG KẾT(5P)
1. Nghệ thuật
- Giọng văn truyền cảm, lặp từ, cấu trúc trần thuật có từ là, phép so sánh đối lập, nhân hoá.
2. Nội dung
Con người biết sống hoà hợp với thiên nhiên, phải chăm lo bảo vệ môi trường thiên nhiên như mạng sống của mình
* Ghi nhớ: Sgk
*. Củng cố 
 	H? Tại sao bức thư này được xem là một văn bản hay nhất về môi trường?
	H? Em hãy liên liên hệ tới môi trường Việt Nam trong chiến tranh chống Mĩ và ý thức bảo vệ môi trường hiện nay của nhân dân Việt Nam?
*. Dặn dò 
- Về nhà họcbài
- Chuẩn bị bài mới Chữa lỗi về chủ ngữ, vị ngữ.
Tiết 127 
CHỮA LỖI VỀ CHỦ NGỮ, VỊ NGỮ (Tiếp)
 I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 
Giúp học sinh:
Nắm được các loại lỗi viết câu thiếu cả chủ ngữ lẫn vị ngữ hoặc thể hiện sai quan hệ ngữ nghĩa giữa các bộ phận trong câu.
Biết tự phát hiện các lỗi đã học và sữa các lỗi đó. 
II. CHUẨN BỊ
GV: Bài soạn, sgk, sgv, 
HS: Vở soạn, vở ghi, dụng cụ học tập.
III.LÊN LỚP
1.Ổn định
2.Lên lớp
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
Hoạt động 1: Tìm hiểu câu thiếu chủ ngữ và vị ngữ
Học sinh đọc phần ví dụ sgk
Giáo viên treo bảng phụ hai câu sai.
H? Em hãy chỉ ra những chỗ sai trong những câu sau và nêu lên cách sửa?
Gợi ý: Đặt câu hỏi ai? Để tìm chủ ngữ, đặt câu hỏi như thế nào để tìm vị ngữ.
Hoạt động 2: Tìm hiểu câu sai về ngữ nghĩa
H? Thế nào là một câu đúng, câu văn trong sgk đã đúng chưa?
Học sinh đọc phần 1 
Giáo viên cho học sinh xác đinh chủ ngữ và vị ngữ.
H? Em hãy cho biết mỗi bộ phận in đậm nói về ai?
H? Viết như vậy đúng chưa? Có thể gây ra hiểu lầm như thế nào?
H? Em hãy nêu cách sửa?
Hoạt động 3: Luyện tập
Học sinh đọc bài tập 1
Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện theo trình tự sau:
- Đọc kĩ câu văn
- Xác định CN- VN
- Phát hiện lỗi sai
- Tìm nguyên nhân sai
- Chữa lỗi
Học sinh đọc bài tập 2
H? Em hãy thêm CN – VN để tạo thành một câu hoàn chỉnh?
*. Củng cố:
- Hướng dẫn học sinh sửa lỗi sai trong bài tập
*. Dặn dò:
- Về nhà học bài và làm bài tập
- Chuẩn bị bài mới.
I. CÂU THIẾU CẢ CHỦ NGỮ LẪN VỊ NGỮ(10P)
1. Tìm lỗi sai 
a. Mỗi khi đi qua cầu Long Biên.
b. Bằng khối óc sáng tạo và bàn tay lao động của mình, chỉ trong vòng sáu tháng.
 Câu a, b thiếu cả chủ ngữ lẫn vị ngữ nên chưa gọi là câu.
 Câu b chưa phân biệt được trạng ngữ chủ ngữ, vị ngữ nên chưa gọi là câu.
2. Cách sửa
Thêm CN – VN 
a. Mỗi khi đi qua cầu Long Biên, tôi đều say mê ngắm nhìn những màu xanh của bãi mía, nương dâu.
b. Bằng khối óc sáng tạo và bàn tay lao động của mình, chỉ trong vòng sáu tháng công nhân nhà máy X đã hoàn thành nhiệm vụ được giao.
II. CÂU SAI VỀ QUAN HỆ NGỮ NGHĨA GIỮA CÁC THÀNH PHẦN CÂU(10P)
a. Hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa, ta thấy dượng Hương Thư ghì trên ngọn sào như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh, hùng vĩ.
CN: Ta
VN: Thấy dượng Hương Thư ghì trên ngọn sào như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh, hùng vĩ
Phần in đậm: Nói về dượng Hương Thư 
 Câu chưa rõ nghĩa có thể gây hiểu lầm chủ ngữ ta với đối tượng miêu tả là dượng Hương Thư.
* Cách sửa: Ta thấy dượng Hương Thư hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh, hùng vĩ.
III. LUYỆN TẬP(25P)
Bài 1: Xác định CN – VN
a. CN: Cầu
 VN: Được đổi . . . Long Biên
b. CN: Lòng tôi
 VN: Lại nhớ. . . oai hùng
c. CN: Tôi
 VN: Cảm thấy . . . vững chắc
Bài 2: Thêm CN – VN
a. Chúng tôi ùa ra đường
b. Đàn cò lại bay về
c. Các bác đang gặt lúa.
Bài 3: Chỉ ra chỗ sai và nêu cách sửa
Bài 4:
Bổ sung:
...
Tiết 128
 LUYỆN TẬP CÁCH VIẾT ĐƠN VÀ SỬA LỖI
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 
Giúp học sinh:
Nhận ra được những lối thường mắc khi viết đơn thông qua các bài tập.
Nắm được phương hướng và cách khắc phục, sửa chữa các lối thường mắc phải. 
II. CHUẨN BỊ
GV: Bài soạn, sgk, sgv, 
HS: Vở soạn, vở ghi, dụng cụ học tập.
III.LÊN LỚP
1.Ổn định
2.Lên lớp
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
Hoạt động 1 : Kiểm tra bài cũ(5P)
H? Có mấy loại đơn? Những nội dung không thể thiếu trong đơn?
HS trả lời
Hoạt động 2 : Bài mới(5P)
Trong cuộc sống đôi khi con người cần phải viết đơn vậy viết đơn để làm gì chúng ta đã tìm hiểu và vận dụng thự hành . Vậy trong khi viết đơn chúng ta thường gặp những lỗi gì nay chúng ta học baì mới.
 HS nghe
Hoạt động 3: Giáo viên hướng dẫn học sinh tự nhận ra lỗi thường mắc
Học sinh đọc ví dụ 1 sgk
Giáo viên chia học sinh thành từng nhóm để thảo luận và tìm lỗi sai và cách khắc phục
H? Em hãy tìm lỗi sai và sửa lỗi lại cho đúng?
H? Theo em chúng ta sửa như thế nào?(Thêm vào những phần thiếu).
Học sinh chỉ ra lỗi sai trong lá đơn là gì và nêu cách sửa. Giáo viên nhận xét.
Học sinh đọc bài tập 2, 3. 
 Giáo viên thực hiện theo hình thức trắc nghiệm bằng phiếu học tập để giúp học sinh tìm ra lỗi sai trong đơn.
Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm
T/T
Các mục
Đ
S
1
Quốc hiệu
2
Ngày tháng năm, nơi viết đơn
3
Tên đơn
4
Người, nơi nhận đơn
5
Họ tên, địa chỉ người viết đơn
6
Lí do viết đơn
7
Nguyện vọng của người làm đơn
8
Lời cam đoan
9
Chữ kí của người làm đơn
Giáo viên nhận xét kết quả
Hoạt động 2: Luyện tập
Gv hướng dẫn học sinh thực hiện phần luyện tập sgk.
- Viết đơn xin được tham gia câu lạc bộ Ngữ văn của trường.
*. Củng cố 
	- Giáo viên nhấn mạnh cách viết một lá đơn
*. Dặn dò 
- Về nhà học bài
- Chuẩn bị bài mới
I.CÁC LỖI THƯỜNG MẮC KHI VIẾT ĐƠN(10P) 
Bài tập 1: Lỗi sai
- Thiếu Quốc hiệu
- Thiếu ngày, tháng, năm, hỏi viết đơn họ tên người viết.
- Thiếu người , nơi nhận đơn
- Thiếu chữ ký của người viết đơn.
Bài tập 2: Lỗi sai
- Thừa phần viết về bố mẹ
- Lý do chưa rõ ràng, chính xác
- Thiếu thời gian, nơi người viết đơn, lời cam đoan, chữ ký.
* Cách sửa: Bổ sung phần thiếu, bỏ phần thừa.
Bài tập 3: Lỗi sai
- Lý do không chính đáng: sốt ly bì không thể viết đơn được.
- Cách sửa
- Phụ huynh viết
II. LUYỆN TẬP(25P)
Bổ sung:

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an tu chon van 7(3).doc