Giáo án tự chọn Vật lý 7

Giáo án tự chọn Vật lý 7

Chủ đề 1: SỰ NHIỄM ĐIỆN DO CỌ XÁT

I- MỤC TIÊU:

- Giải thích được một số hiện tượng nhiễm điện do cọ xát trong thực tế (chỉ ra vật nào cọ xát với nhau và biểu hiện của sự nhiễm điện).

- Khắc sâu thêm kiến thức của bài sự nhiễm điện do cọ xát.

II- CHUẨN BỊ:

- Hệ thống các bài tập có liên quan tới chủ đề.

III- TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

 

doc 10 trang Người đăng vultt Lượt xem 1051Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án tự chọn Vật lý 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn: 04/2/2009	Tuần: 22
 Ngày dạy: 07/2/2009	Tiết: 1 + 2
Chủ đề 1: SỰ NHIỄM ĐIỆN DO CỌ XÁT
MỤC TIÊU:
Giải thích được một số hiện tượng nhiễm điện do cọ xát trong thực tế (chỉ ra vật nào cọ xát với nhau và biểu hiện của sự nhiễm điện).
Khắc sâu thêm kiến thức của bài sự nhiễm điện do cọ xát.
CHUẨN BỊ:
- Hệ thống các bài tập có liên quan tới chủ đề.
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
TRỢ GIÚP CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1: ôn lại lý thuyết 
Tổ chức cho học sinh nhắc lại kiến thức của bài bằng các câu hỏi như:
+ Nêu những khả năng của vật khi nó bị nhiễm điện.
+ Vật nhiễm còn gọi là gì?
Tổ chức cho học sinh trả lời.
Gv chốt lại vấn đề cần nắm
A- Lý thuyết:
Học sinh nhắc lại kiến thức qua các câu hỏi của gv.
Hs tham gia trả lời.
Hs tiếp nhận thông tin.
Hoạt động 2: Vận dụng 
- Tổ chức cho Hs tìm hiểu thông tin bài 1.
- yêu cầu hs lần lượt trả lời.
- Gv chốt lại vấn đề cần nắm
- Tổ chức cho Hs tìm hiểu thông tin bài 2.
- yêu cầu hs lần lượt trả lời.
- Gv chốt lại vấn đề cần nắm
- Tổ chức cho Hs tìm hiểu thông tin bài 3.
- yêu cầu hs lần lượt trả lời.
- Gv chốt lại vấn đề cần nắm
B- Bài tập:
Bài 1: 
Trong các phân xưởng dệt, người ta thường treo những tấm kim loại đã nhiễm điện ở trên cao. Làm như vậy có tác dụng gì? Hãy giải thích.
Trả lời:
- Vì các vật bị nhiễm điện có khả năng hút bụi bông trong không khi.
- nhờ đó sức khoẻ con người sẽ được đảm bảo hơn. Sản phẩm sẽ tốt hơn, đẹp hơn.
Bài 2: Bài 17.4 
Vào những ngày thời tiết khô ráo, nhất là những ngày hanh khô, khi cởi áo ngoài bằng len, dạ hay sợi tổng hợp, ta thường nghe thấy những tiếng lách tách nhỏ. Nếu khi đó trong buồng tối ta còn thấy các chớp sáng li ti. Hãy giải thích.
Trả lời:
- Vì áo cọ xát với cơ thể, với áo khác nên bị nhiễm điện mạnh. Khi tách chúng ra, chúng gây ra chúng gây ra hiện tượng phóng điện bằng các tia chớp nhỏ, sáng.
- các chia chớp mang nhiệt rất lớn, lầm cho không khí bị dãn nở đột ngột, gây ra những tiếng nổ lách tách
Bài 3: vì sao các ngày trời nóng, hanh khô, người ta khuyên ta không nên lau màn hình vi tính, ti vi mà chỉ nên dùng chổi lông quét nhẹ mà thôi. Hãy giải thích.
Trả lời:
- vì trong khăn có các sợi bông, vải nên khi cọ xát nhiều lần vào màn hình vi tính, ti vi thì chúng bị nhiễm điện, màn hình ti vi, vi tính sẽ hút các sợi đó, làm ta lau không sạch được.
- nếu ta lau nhẹ bằng chổi lông thì sự nhiễm điện giảm, hạn chế được bụi bám thêm trong quá trình lau, ta lau nhanh sách hơn.
Hoạt động 4: Hướng dẫn về nhà 
+ Học thuộc phàn ghi nhớ.
+ Hoàn thành những câu trả lời chưa hoàn thiện.
+ Học kỹ và làm bài tập thêm. 
+ Xem trước bài 18- Hai loại điện tích.
Lưu ý đến những nhắc nhở của Gv.
Rút kinh nghiệm sau bài dạy
Xác nhận của 
tổ trưởng tổ chuyên môn
Xác nhận của BGH
-------------------------- @&? --------------------------
 Ngày soạn: 10/2/2009	Tuần: 23
 Ngày dạy: 14/2/2009	Tiết: 3 + 4
Chủ đề 2: HAI LOẠI ĐIỆN TÍCH
MỤC TIÊU:
Giải thích được một số hiện tượng liên quan tới bài hai loại điện tích 
Khắc sâu thêm kiến thức của hai loại điện tích 
CHUẨN BỊ:
- Hệ thống các bài tập có liên quan tới chủ đề.
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
TRỢ GIÚP CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1: ôn lại lý thuyết 
- Tổ chức cho học sinh nhắc lại kiến thức của bài bằng các câu hỏi như:
+ Nêu kết luận bài hai loại điện tích.
+ Quy ước về hai loại điện tích.
+ Sơ lược về cấu tạo nguyên tử
- Tổ chức cho học sinh trả lời.
- Gv chốt lại vấn đề cần nắm
A- Lý thuyết:
- Học sinh nhắc lại kiến thức qua các câu hỏi của gv.
- Hs tham gia trả lời.
- Hs tiếp nhận thông tin.
Hoạt động 2: Vận dụng 
- Tổ chức cho Hs tìm hiểu thông tin bài 1.
- yêu cầu hs lần lượt trả lời.
- Gv chốt lại vấn đề cần nắm
- Tổ chức cho Hs tìm hiểu thông tin bài 2.
- yêu cầu hs lần lượt trả lời.
- Gv chốt lại vấn đề cần nắm
- Tổ chức cho Hs tìm hiểu thông tin bài 3.
- yêu cầu hs lần lượt trả lời.
- Gv chốt lại vấn đề cần nắm
B- Bài tập:
Bài 1: 
Trong hiện tượng nhiễm điện do cọ xát, khi hai vật cọ xát với nhau, có thể nào chỉ có một vật bị nhiễm điện còn vật kia vẫn trung hoà điện không? Tại sao
Trả lời:
Không thể xảy ra như vật được.
Vì khi cọ xát thì các electrôn chuyển động qua nhau nên các vật tham gia đều có sự mất cân đối điện tích ban đầu, tức là bị nhiễm điện.
Bài 2: Một quả cầu nhiễm điện dương chạm vào quả cầu chưa mang điện, electroon dịch chuyển như thế nào?. Sau khi tách chúng ra, các quả cầu sẽ nhiễm điện ra sao?
Trả lời:
- Electroon sẽ dịch chuyển từ quả cầu chưa nhiễm điện sang quả cầu nhiễm điện dương.
- cả hai quả cầu đều nhiễm điện dương.
Bài 3: Hai quả cầu nhiễm điện trái dấu, được treo bằng sợi dây tơ.
a) Ban đầu hai quả cầu bị lệch về phía nhau, rồi chạm nhau. Hãy giải thích.
b) sau đó chúng lại lệch về phía ngược lại. Hãy giải thích.
Trả lời:
- vì hai quả cầu mang điện trái dấu nên chúng hút nhau. 
- sau khi chạm nhau, chúng nhiễm điện cùng loại nên đẩy nhau về hai phía ngược nhau
Hoạt động 4: Hướng dẫn về nhà 
+ Học thuộc phàn ghi nhớ.
+ Hoàn thành những câu trả lời chưa hoàn thiện.
+ Học kỹ và làm bài tập thêm. 
+ Xem trước bài 18- Hai loại điện tích.
Lưu ý đến những nhắc nhở của Gv.
Rút kinh nghiệm sau bài dạy
Xác nhận của 
tổ trưởng tổ chuyên môn
Xác nhận của BGH
-------------------------- @&? --------------------------
 Ngày soạn: 17/2/2009	Tuần: 24
 Ngày dạy: 21/2/2009	Tiết: 5 + 6
Chủ đề 3: CHẤT DẪN ĐIỆN – CHẤT CÁCH ĐIỆN
DÒNG ĐIỆN TRONG KIM LOẠI
MỤC TIÊU:
Giải thích được một số hiện tượng liên quan tới bài chất dẫn điện, chất cách điện, dòng điện trong kim loại.
Khắc sâu thêm kiến thức của chất dẫn điện, chất cách điện, dòng điện trong kim loại.
CHUẨN BỊ:
- Hệ thống các bài tập có liên quan tới chủ đề.
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
TRỢ GIÚP CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1: ôn lại lý thuyết 
- Tổ chức cho học sinh nhắc lại kiến thức của bài bằng các câu hỏi như:
+ Chất dẫn điện là gì? Chất cách điện là gì?
+ Vật liệu dẫn điện, vật liệu cách điện là gì?
+ Phát biểu dòng điện trong kim loại?
- Tổ chức cho học sinh trả lời.
- Gv chốt lại vấn đề cần nắm
A- Lý thuyết:
- Học sinh nhắc lại kiến thức qua các câu hỏi của gv.
- Hs tham gia trả lời.
- Hs tiếp nhận thông tin.
Hoạt động 2: Vận dụng 
- Tổ chức cho Hs tìm hiểu thông tin bài 1.
- yêu cầu hs lần lượt trả lời.
- Gv chốt lại vấn đề cần nắm
- Tổ chức cho Hs tìm hiểu thông tin bài 2.
- yêu cầu hs lần lượt trả lời.
- Gv chốt lại vấn đề cần nắm
- Tổ chức cho Hs tìm hiểu thông tin bài 3.
- yêu cầu hs lần lượt trả lời.
- Gv chốt lại vấn đề cần nắm
B- Bài tập:
Bài 1: 
Em hãy giải thích tại sao các cán của sào, kìm thường được bọc bằng nhựa, cao su?
Trả lời:
Vì cao su, nhựa là vật liệu cách điện. Nhờ đó nó sẽ cách điện cho người và nguồn điện. Do đó ta được an toàn trong quá trình sửa chữa điện..
Bài 2: Tại sao các sợi dây âm tường thường được luồn trong các ống nhựa.
Trả lời:
Vì nhựa là chất cách điện, nên nó sẽ ngăn cản nhiễm điện từ dây dẫn điện ra tường khi mạch điện có sự cố.
Bài 3: Tại sao nước thì dẫn điện còn nước cất thi không dẫn điện?
Trả lời:
Vì nước cất không có tạp chất. Còn nước thường có tạp chất, nên chúng có thể dẫn điện.
Hoạt động 4: Hướng dẫn về nhà 
+ Học thuộc phàn ghi nhớ.
+ Hoàn thành những câu trả lời chưa hoàn thiện.
+ Học kỹ và làm bài tập thêm. 
+ Xem trước bài 18- Hai loại điện tích.
- Lưu ý đến những nhắc nhở của Gv.
Rút kinh nghiệm sau bài dạy
Xác nhận của 
tổ trưởng tổ chuyên môn
Xác nhận của BGH
-------------------------- @&? --------------------------
 Ngày soạn: 25/2/2009	Tuần: 25
 Ngày dạy: 28/2/2009	Tiết: 7 + 8
Chủ đề 4: TÁC DỤNG NHIỆT VÀ TÁC DỤNG PHÁT SÁNG CỦA DÒNG ĐIỆN
MỤC TIÊU:
Giải thích được một số hiện tượng liên quan tới bài tác dụng nhiệt, tác dụng phát sáng của dòng diện.
Khắc sâu thêm kiến thức của bài tác dụng nhiệt, tác dụng phát sáng của dòng diện.
CHUẨN BỊ:
- Hệ thống các bài tập có liên quan tới chủ đề.
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
TRỢ GIÚP CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1: ôn lại lý thuyết 
- Tổ chức cho học sinh nhắc lại kiến thức của bài bằng các câu hỏi như:
+ Hãy nêu kết luận về tác dụng nhiệt của dòng điện?
+ Hãy nêu kết luận về tác dụng phát sáng của dòng điện
- Tổ chức cho học sinh trả lời.
- Gv chốt lại vấn đề cần nắm
A- Lý thuyết:
- Học sinh nhắc lại kiến thức qua các câu hỏi của gv.
- Hs tham gia trả lời.
- Hs tiếp nhận thông tin.
Hoạt động 2: Vận dụng 
- Tổ chức cho Hs tìm hiểu thông tin bài 1.
- yêu cầu hs lần lượt trả lời.
- Gv chốt lại vấn đề cần nắm
- Tổ chức cho Hs tìm hiểu thông tin bài 2.
- yêu cầu hs lần lượt trả lời.
- Gv chốt lại vấn đề cần nắm
- Tổ chức cho Hs tìm hiểu thông tin bài 3.
- yêu cầu hs lần lượt trả lời.
- Gv chốt lại vấn đề cần nắm
B- Bài tập:
Bài 1: 
Tại sao bàn ủi khi nóng đến nhiệt độ đã định thì tự ngắt.
Trả lời:
Vì trong bàn ủi có băng kép, khi nóng lên thì nó bị cong, làm mạch bị ngắt và bàn ủi không còn điện chạy qua nên bàn ủi sẽ tạm ngừng hoạt động. Còn sau khi nó được nguội đi thì nó lại thẳng băng kép, bàn ủi hoạt động bình thường.
Bài 2: Tại sao cùng một thời gian thắp như nhau mà bóng đèn tròn mau nóng hơn bóng đèn dài (đèn Neon).
Trả lời:
Bóng đèn tròn hoạt động trên nguyên tắc dòng điện chạy qua sợi dây tóc bóng đèn làm sợi dây tóc bị nóng lên. Còn bóng đèn dài hoạt động trân nguyên tắc phóng điện trong chất khí. Nên bóng đèn dài laua nóng hơn bóng đèn tròn.
Bài 3: Tại sao trong máy vị tính có những chiếc quạt nhỏ.
Trả lời:
Máy vi tính là một thiết bị điện vì vậy tuân theo nguyên tắc khi có dòng điện chạy qua thì vật dẫn bị nóng lên. Nếu để các linh kiện trong máy hoạt động dưới nhiệt độ cao thì sẽ chóng hỏng. Do đó nhờ các chiếc quạt trong máy sẽ làm cho máy được làm mát, giảm nhiệt độ của máy. Do đó máy có thể hoạt động trong thời gian dài.
Hoạt động 4: Hướng dẫn về nhà 
+ Học thuộc phàn ghi nhớ.
+ Hoàn thành những câu trả lời chưa hoàn thiện.
+ Học kỹ và làm bài tập thêm. 
+ Xem trước bài 18- Hai loại điện tích.
- Lưu ý đến những nhắc nhở của Gv.
Rút kinh nghiệm sau bài dạy
Xác nhận của 
tổ trưởng tổ chuyên môn
Xác nhận của BGH
-------------------------- @&? --------------------------
 Ngày soạn: 04/3/2009	Tuần: 26
 Ngày dạy: 07/3/2009	Tiết: 9 + 10
Chủ đề 5: TÁC DỤNG TỪ - TÁC DỤNG HOÁ HỌC - TÁC DỤNG SINH LÝ 
CỦA DÒNG ĐIỆN
MỤC TIÊU:
Giải thích được một số hiện tượng liên quan tới bài tác dụng từ, tác dụng hoá học, tác dụng sinh lý của dòng diện.
Khắc sâu thêm kiến thức của bài bài tác dụng từ, tác dụng hoá học, tác dụng sinh lý của dòng diện.
CHUẨN BỊ:
- Hệ thống các bài tập có liên quan tới chủ đề.
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
TRỢ GIÚP CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1: ôn lại lý thuyết 
- Tổ chức cho học sinh nhắc lại kiến thức của bài bằng các câu hỏi như:
+ Nam châm điện là gì? 
+ Hãy nêu một số ứng dụng tác dụng hoá học của dòng điện.
+ Nêu một số tác hại, biểu hiện khi bị điện giật.
- Tổ chức cho học sinh trả lời.
- Gv chốt lại vấn đề cần nắm
A- Lý thuyết:
- Học sinh nhắc lại kiến thức qua các câu hỏi của gv.
- Hs tham gia trả lời.
- Hs tiếp nhận thông tin.
Hoạt động 2: Vận dụng 
- Tổ chức cho Hs tìm hiểu thông tin bài 1.
- yêu cầu hs lần lượt trả lời.
- Gv chốt lại vấn đề cần nắm
- Tổ chức cho Hs tìm hiểu thông tin bài 2.
- yêu cầu hs lần lượt trả lời.
- Gv chốt lại vấn đề cần nắm
- Tổ chức cho Hs tìm hiểu thông tin bài 3.
- yêu cầu hs lần lượt trả lời.
- Gv chốt lại vấn đề cần nắm
B- Bài tập:
Bài 1: 
Vì sao nam châm điện có thể hút được những vật có khối lượng lớn.
Trả lời:
Vì khả năng hút sắt, thép của nam châm phụ thuộc vào dòng điện chạy trong cuộn dây của nam châm điện. Nhờ đó nếu người ta cung cấp cho cuộn dây dòng điện mạnh thì nam châm điện có thể hút vật có khối lượng lớn.
Bài 2: có một dây chuyền sắt quấn trên thỏi than nối với cực âm, sau đó bỏ hai thỏi than đó vào dung dịch muối bạc. Hãy nêu và giải thích hiện tượng xảy ra.
Trả lời:
Dây chuyền gắn với thỏi than nói với cực âm của nguồn điện có một lớp Bạc bám vào. Vì nhờ tác dụng hoá học của dòng điện.
Bài 3: Thế nào là nam châm vĩnh cửu, nam châm vĩnh cửu và nam châm điện giống vag khác nhau như thế nào?
Trả lời:
- Nam châm mà có khả năng hút sắt, thép mà không cần dòng điện chạy qua cuộn dây.
- Giống nhau: Đều có khả năng hút sắt, thép.
- Khác nhau: nam châm điện có điện mới hút được sắt, thép. Còn không có điện thì không. Nam châm vĩnh cửu thì không.
Hoạt động 4: Hướng dẫn về nhà 
+ Học thuộc phàn ghi nhớ.
+ Hoàn thành những câu trả lời chưa hoàn thiện.
+ Học kỹ và làm bài tập thêm. 
+ Xem trước bài 18- Hai loại điện tích.
- Lưu ý đến những nhắc nhở của Gv.
Rút kinh nghiệm sau bài dạy
Xác nhận của 
tổ trưởng tổ chuyên môn
Xác nhận của BGH
-------------------------- @&? --------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docGA tu chon VL7.doc