Giáo án tự chọn Vật lý 7 tiết 1 đến 8

Giáo án tự chọn Vật lý 7 tiết 1 đến 8

BÀI TẬP VẬN DỤNG ĐỊNH LUẬT PHẢN XẠ ÁNH SÁNG.

A.Mục tiêu:

- Biết được đường đi của tia phản xạ ánh sáng trên gương phẳng.

- Biết xác định tia tới, tia phản xạ, pháp tuyến, góc tới, góc phản xạ.

- Biết ứng dụng đl phản xạ ánh sáng để thay đổi hướng đi của tia sáng theo ý muốn.

B.Chuẩn bị:

- Gv: Bảng phụ, thước thẳng, thước đo góc.

- Hs: Thước kẽ, thước đo góc.

C.Tiến trình lên lớp.

1.Ổn định lớp.

2.Kiểm tra bài cũ.(không)

 

doc 16 trang Người đăng vultt Lượt xem 767Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án tự chọn Vật lý 7 tiết 1 đến 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 	Ngày soạn:12/10/2008
Tiết: 1TC	Ngày dạy: 16/10/2008
BÀI TẬP VẬN DỤNG ĐỊNH LUẬT PHẢN XẠ ÁNH SÁNG.
A.Mục tiêu:
Biết được đường đi của tia phản xạ ánh sáng trên gương phẳng.
Biết xác định tia tới, tia phản xạ, pháp tuyến, góc tới, góc phản xạ.
Biết ứng dụng đl phản xạ ánh sáng để thay đổi hướng đi của tia sáng theo ý muốn.
B.Chuẩn bị:
Gv: Bảng phụ, thước thẳng, thước đo góc.
Hs: Thước kẽ, thước đo góc.
C.Tiến trình lên lớp.
1.Ổn định lớp.
2.Kiểm tra bài cũ.(không)
3.Bài mới.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
HĐ 1: Bài Tập
Bài 4.1(Tr6sbt)
Cho hs đọc đề bài.
Đưa hình vẽ lên: 
Góc tạo bởi gương và SI = 30o vậy góc tạo bởi tia phản xã IR sẽ tạo với gương góc có số đo là bao nhiêu?
Hãy vẽ hình?
Để tính góc phản xạ thì ta cần làm gì để xuất hiện góc phản xạ? 
Làm thế nào vẽ được đường pháp tuyến? Góc tạo bởi đường pháp tuyến với gương = bao nhiểu độ?
Vậy góc phản xạ i’ được tính như thế nào?
è vậy từ bài toán này ta có bài toán ngược như sau:
Hãy vẽ tia tới SI và tính góc tới i?
Hs hoạt động nhóm thực hiện giải trên bảng con?
Hs đọc và tìm hiểu đề bài.
Là góc 30o.
Hs lên bảng trình bày:
Ta cần vẽ đường pháp tuyến.
Đường pháp tuyến vuông góc với gương. Góc tạo bỡi pháp tuyến và gương = 90o
Góc i’ = 90o – 30o =60o
Ta có góc tạo bỡi tia SI và gương = 35o.
Tương tự bài trên ta có: i= 90o -35o =55o
Bài 4.3(Tr6sbt)
Cho hs đọc đề bài?
Y/c 1hs lên thực hiện câu a?
Đưa hình câu b/
y/c hs nêu phương pháp giải?
Hs đọc và tìm hiểu đề bài.
a/ 
vẽ pháp tuyến là tia phân giác của góc tạo bởi tia tới và tia phản xạ.
Vẽ gương vuông góc với pháp tuyến.
	HĐ 2: Hướng Dẫn – Dặn Dò.
Hướng dẫn bài 4.4: vẽ đường pháp tuyến đi qua trung điểm của điểm M và đèn à vẽ gương.
Chuẩn bị các bài tập 5.1 à 5.4 SBT.
D. Rút kinh nghiệm.
Tuần : 	Ngày soạn: 12/10/2008
Tiết: 2TC	Ngày dạy: 16/10/2008
BÀI TẬP VẬN DỤNG TÍNH CHẤT ẢNH TẠO BỞI GƯƠNG PHẲNG.
A.Mục tiêu:
Biết được đường đi của tia phản xạ ánh sáng trên gương phẳng.
Biết xác định tia tới, tia phản xạ, pháp tuyến, góc tới, góc phản xạ.
Biết ứng dụng đl phản xạ ánh sáng để thay đổi hướng đi của tia sáng theo ý muốn.
B.Chuẩn bị:
Gv: Bảng phụ, thước thẳng, thước đo góc.
Hs: Thước kẽ, thước đo góc.
C.Tiến trình lên lớp.
1.Ổn định lớp.
2.Kiểm tra bài cũ.(không)
3.Bài mới.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
HĐ 1: Bài Tập
Bài 5.1 (Tr7 Sb)
Y/c hs trả lời lựa chon?
Nhận xét.
Bài 5.2 (Tr7 Sb)
Đưa hình vẽ:
y/ c hs nêu cách vẽ ảnh theo tính chất?
y/c hs nêu cách vẽ ảnh theo cách áp dụng định luật?
Cho hs lên vẽ hình?
Hs 2 lên vẽ theo cách 2:
Cho hs nhận xét xem 2 cách vẽ S’ có trùng nhau hay không?
Nhận xét xem cách nào vẽ đơn giản hơn?
C.
Độ lớn của ảnh =vật; -khoảng cách từ vật đến gương=k/c từ ảnh đến gương.
Góc phản xạ bằng góc tới. Đường kéo dài của tia phản xạ đi qua ảnh S’.
Aûnh S’ trùng nhau.
Cách dùng t/c se vẽ đơn giản hơn.
Bài 5.3 (Tr7 Sb)
Cho hs tìm hiểu đề bài?
Y/c hs lên bảng thực hiện vẽ hình?
Hs đọc đề bài.
Bài 5.4 (Tr7 Sb)
Cho hs tìm hiểu đề bài?
y/c hs lên thực hiện câu a?
Để có tia phản xạ đi qua vậy đường kéo dài của tai phản xạ phải ntn?
y/c hs lên bảng vẽ hình?
Hs tìm hiểu đề bài.
Hs làm câu a.
Đường kéo dài của tia phản xạ phải đi qua S’.
	HĐ 2: Hướng Dẫn – Dặn Dò.
Bài tập về nhà: 7.1 à 8.3SBT
Oân tập các tính chất của GCLồi + GCLõm.
D. Rút kinh nghiệm.
Tuần : 	Ngày soạn: / /2008
Tiết: 3TC	Ngày dạy: / /2008
BÀI TẬP VẬN DỤNG TÍNH CHẤT ẢNH TẠO BỞI GƯƠNG PHẲNG.
A.Mục tiêu:
Biết được đường đi của tia phản xạ ánh sáng trên gương phẳng.
Biết xác định tia tới, tia phản xạ, pháp tuyến, góc tới, góc phản xạ.
Biết ứng dụng đl phản xạ ánh sáng để thay đổi hướng đi của tia sáng theo ý muốn.
B.Chuẩn bị:
Gv: Bảng phụ, thước thẳng, thước đo góc.
Hs: Thước kẽ, thước đo góc.
C.Tiến trình lên lớp.
1.Ổn định lớp.
2.Kiểm tra bài cũ.(không)
3.Bài mới.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
HĐ 1: Bài Tập
Bài 1 
Tìm những từ thích hợp điền vào chổ trống:
ảnh của một vật qua gương phẳng là . Khơng hứng được trên màn.
Độ lớn của ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng  độ lớn của vật.
Ta nhìn thấy ảnh ảo của vật vì các tia phản xạ lọt vào mắt cĩ . Đi qua ảnh S’.
Khoảng cách từ vật đến gương phẳng  khoảng cách từ ảnh đến gương.
à Cho hs thảo luận rồi trả lời.
Bài 2 Cho vật sáng A’B’ đặt trước gương.
Hãy vẽ ảnh A’B’ của vật AB qua gương?
Biêt đầu A của vật cách gương 0,5m. đầu B cách gương 0,8m. tìm khoảng cách AA’; BB’ ?
Dựa vào đâu cĩ thể vẽ ảnh A’B’ của gương phẳng?
à Yêu cầu hs lên bảng thực hiện vẽ ảnh? Nêu cách vẽ.
Vận dụng t/c ảnh của gương phẳng là: Khoảng cách từ vật đến gương = k/c từ ảnh đến gương. Hãy tính câu b.
Hs trả lời:
ảnh ảo
bằng
đường kéo dài
bằng.
Bài 2
a/
Dựa vào t/c ảnh của gương phẳng:
Khoảng cách từ vật đến gương = k/c từ ảnh đến gương.
Độ lớn của ảnh = độ lớn của vật.
Cách vẽ: từ A, B lần lượt kẽ đường vuơng gĩc với gương tại H và H’.
Đo AH=HA’
BH =HB’
Nối A’B’ thì A’B’ là ảnh của AB qua gương phẳng.
b/
AA’ = AH+HA’ = 0,5+0,5 =1m
BB’ = BH’+ H’B’ =0,8 + 0,8 = 1,6m
Bài 3. Từ vật S, cho ta hai tia SI và SJ đến gương phẳng. hãy vẽ chính xác các tia phản xạ của chúng bằng eke và thước.
Theo định luật phản xạ ánh sáng tia phản xạ cĩ đường kéo dài như thế nào? Nêu cách vẽ?
Cĩ đường kéo dài qua ảnh S’ của S.
Vẽ ảnh S’ của S. 
Nối S’I,S’J rồi kéo dài chúng ta được các tia phản xạ.
	HĐ 2: Hướng Dẫn – Dặn Dò.
Bài tập về nhà: trước gương phẳng G lấy 2 điểm bất kì A,B. giã sữ A là điểm sáng, hãy nêu cách vẽ tia sáng xuất phát từ A, phản xạ tại I trên gương G rồi đi qua B.
Về ơn lại các kiến thức đã học. xem trươc bài GCLồi.
D. Rút kinh nghiệm.
Tuần : 	Ngày soạn: / /2008
Tiết: 4TC	Ngày dạy: / /2008
BÀI TẬP VẬN DỤNG T/C ẢNH TẠO BỞI GƯƠNG CẦU LỒI 
A.Mục tiêu:
1.Kiến thức:
Nêu được tính chất ảnh của vật được tạo bởi gương cầu lồi. Nhận biết được vùng nhìn thấy của gương cầu lồi rộng hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng cĩ cùng kích thước, giải thích được các ứng dụng của gương cầu lồi
B. Chuẩn bị:
GV: Bảng phụ, thước
HS: Các tính chất của gương cầu lồi, làm trước ở nhà các bài tập
C.Tiến trình lên lớp:
1) Ổn định lớp:
2) Kiểm tra bài cũ: 
ảnh của một vật tạo bởi GC Lồi cĩ những tính chất gì giống và khác với ảnh của một vật qua gương phẳng?
trả lời:
giống: đều là ảnh ảo, khơng hứng được trên màng chắn.
khác: ảnh của vật tạo bởi GCL nhỏ hơn GP, vùng nhìn thấy của GCL rộng hơn VNT cua GP cùng kích thước.
3) Bài mới:
HĐ 1: Bài Tập.
Bài 1: (7.1 tr8 SBT)
Yc hs đọc đề bài àtrả lời?
Bài 2: (7.2 tr8 SBT)
Yc hs đọc đề bài àtrả lời?
Bài 7.1 (tr8 SBT)
Chọn câu A (theo t/c ảnh của gương cầu lồi)
Bài 7.1 (tr8 SBT)
Chọn câu C (dựa vào kết luận rút ra qua thí nghiệm xác định vùng nhìn thấy của gương C lồi và ứng dụng của GCL)
Bài 3:
Đưa đề bài với nội dung như sau:
Chọn từ thích hợp để điền vào chổ trống:
ảnh của một vật qua gương cầu lồi và gương phẳng giống nhau chổ cả hai đều là 
cùng một vật nếu đặt trước gương .. thì ảnh bằng vật, nếu đặt trước gương . Thì ảnh nhỏ hơn vật.
khoảng cách từ ảnh của một vật qua gương cầu lồi đến gương . Khoảng cách từ vật đến gương.
ảnh ảo của vật qua gương cầu lồi  được trên màn.
à Yêu cầu các các bàn hs thảo luận à lên điền từ thích hợp?
à Sữa chữa lời giải của hs.
ảnh ảo.
phẳng; cầu lồi.
nhỏ hơn.
Khơng hứng.
Bài 4: Dựa vào định luật phản xạ ánh sáng; mỗi diện tích nhỏ của GCL diện tích nhỏ cĩ thể xem như gương phẳng. Em hãy vẽ các tia xuất phát từ trước GCL đến gương rồi vẽ hai tia phản xạ ứng với hai tia tới trên; ảnh của điểm sáng S qua GCL là ảnh gì?
HS: VẼ HÌNH
Ảnh của S qua gương cầu lồi là ảnh ảo (giao điểm của chùm tia phản xạ phân kì)
Bài 5: trị chơi ơ chữ:
Chia lớp thành 2 đội lần lượt mỗi đội cữ 1 bạn lên điền từ, đội nào song trước thì thắng cuộc chơi.
ảnh ảo
gương cầu
nhật thực
phản xạ
sao
HĐ 5: Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
về ơn lại các t/c của GP, GCL.
Đọc trước bài GC lõm.
D. Rút kinh nghiệm.
Tuần :	Ngày soạn: / /2008
Tiết: 5TC	Ngày dạy: / /2008
BÀI TẬP VẬN DỤNG T/C ẢNH TẠO BỞI GƯƠNG CẦU LÕM
A.Mục tiêu:
1.Kiến thức:
1. Nhận biết được ảnh ảo tạo bởi gương cầu lõm
2. Nêu được những tính chất của ảnh ảo tạo bởi gương cầu lõm.
3. Vận dụng được các tính chất để giải bài tập.
B. Chuẩn bị:
GV: Bảng phụ, thước
HS: Các tính chất của gương cầu lõm, làm trước ở nhà các bài tập
C.Tiến trình lên lớp:
1) Ổn định lớp:
2) Kiểm tra bài cũ: 
Dùng từ thích hợp điền vào chổ trống:
Gương cầu lõm cĩ mặt phản xạ là mặt ..
Gương cầu lõm tạo ra ảnh ảo .. vật và  được trên màn khi vật đặt trước gương và ở . Gương.
Trả lời:
Lõm
Lớn hơn; khơng hứng; sát.
3) Bài mới:
HĐ 1: Bài Tập.
Bài 1: Các nha sĩ thường dùng một dụng cụ giống như cái thìa inox nhỏ để khám răng cho bệnh nhân. Cái thìa đĩ là cái gì? Cĩ tác dụng gì?
à Vận dụng t/c ảnh của gương phẳng hãy trả lời câu hỏi trên?
Bài 1: 
HS: cái thìa đĩ chính là gương cầu lõm, cĩ tác dụng phĩng to ảnh của cái răn để nha sĩ cĩ thể quan sát được mặt trong của rang làm cho việc chữa răng cĩ hiệu quả hơn.
Đưa đề bài lên bảng phụ, yêu cầu hs đọc đề bài à nêu phương pháp giải.
Bài 2: Dựa vào định luật phản xạ ánh sáng và coi mỗi điểm trên gương cầu lõm là một gương phẳng. hãy vẽ ảnh của vật sáng S qua gương cầu lõm.
à Giáo viên hướng dẫn:
Từ vật S ta vẽ hai tia tới gương cầu lõm tại M, N.
Tại M, N coi như một gương phẳng. nối MO và NO là bán kính của gương do đĩ cũng chính là pháp tuyến của gương tại M, N.
Vẽ hai tia phản xạ ứng với hai tia tới SM, SN. Chùm tia phản xạ giao nhau tại điểm S’. như vậy S’ là ảnh ảo của S qua gương cầu lồi.
Trong cách vẽ này để đạt được sự chính xác ta cần chú ý điều gì?
Ta đã biết cách vẽ ảnh của một điểm sáng nằm trên trục chính của gương. Vậy để vẽ ảnh của một điểm sáng nằm ngồi trục thì ta làm thế nào?
Đưa bài tập 2 lên:
Bài 3: 
Bài 2 :
Dựa vào hướng dẫn lên HS lên bảng vẽ hình. Các bạn khác vẽ vào vỡ. 
Xác định gĩc tới bằng gĩc phản xạ.
Đường pháp tuyến đi qua tâm của gương.
Bài 3:
HĐ 2: Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
Về ơn lại các t/c của GP, GC.
Đọc trước bài ơn tập.
D. Rút kinh nghiệm.
Tuần :	Ngày soạn: / / 2008
Tiết: 6TC	Ngày dạy: / / 2008
BÀI TẬP VẬN DỤNG CỦA NGUỒN ÂM
A.Mục tiêu:
Nêu được đặc điểm chung của nguồn âm.
Nhận biết được một số nguồn âm thường gặp trong cuộc sống.
B. Chuẩn bị:
GV: Bảng phụ, thước
HS: Học bài cũ.
C.Tiến trình lên lớp:
1) Ổn định lớp:
2) Kiểm tra bài cũ: 
Dùng từ thích hợp điền vào chổ trống:
Vật phát ra âm gọi là .
Các nguồn âm khi phát âm đều 
Trả lời:
Nguồn âm
Dao động
3) Bài mới:
HĐ 1: Bài Tập.
Bài 1: dùng từ thích hợp điền vào chổ trống:
Khi gõ vào mặt trống thì mặt trống .phát ra âm.
Âm thanh được tạo ra là do các vật .
ống sáo càng ngắn thì phát ra âm . ống sáo dài thì phát ra âm 
sự rung động qua lại vị trí cân bằng của dây cao su, thành cốc . Gọi là..
àyêu cầu hs thảo luận rồi lên điền từ.
Bài 1: 
dao động
dao động
bổng; trầm
dao động
Bài 2: Khi rĩt nước vào phích và lắng nghe: khi phích nước cịn lưng thì âm phát ra trầm hay bổng đến khi phích gần đầy thì âm phát ra như thế nào?
à Hãy dựa vào kinh nghiệm bản thân và thí nghiệm của bài học để trả lời?
 Bài 3: Khi bật quạt điện thì ta nghe tiếng vù vù thì cái gì đã gây ra âm thanh đĩ?
à Yêu cầu hs thảo luận rồi đưa ra câu trả lời.
Bài 4: Khi ta phát ra tiếng nĩi thì bộ phận nào trong cổ họng của ta dao động và phát ra âm thanh?
à Yêu câu hs thí nghiệm rồi thảo luân đưa ra câu trả lời.
Bài 2 :
Khi phích nước cịn lưng âm phát ra trầm hơn khi phích nước đầy âm phát ra bổng.
Bài 3: Khi bật quạt điện, cánh quạt quoay làm lớp khơng khí xung quoanh cánh quạt dao động và phát ra âm thanh.
 Bài 4: Khi chúng ta nĩi, khơng khí từ phổi đi lên khí quản, qua thanh quản mạnh và nhanh làm các dây âm thanh dao động tạo ra tiếng nĩi.
HĐ 2: Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
Bài tập về nhà: Khi để vịi nước chãy nhỏ giọt trong thau nước ta nghe tiếng nước nêu tách tách, cái gì đã làm phát ra âm thanh?
à Hướng dẫn hs làm thí nghiệm:
Bố trí thí nghiệm như đề bài thực hiện như:
Cho nước nhỏ giọt rồi lắng nghe.
Lấy thau nước ra và cho nước nhỏ giọt rồi lắng nghe.
Bỏ thau vào rồi lắng nghe.
à Rút ra kết luận vật đã phát ra âm thanh?
Xem trước bài 11 độ cao của âm.
D. Rút kinh nghiệm.
Tuần :	Ngày soạn: / / 2008
Tiết: 7TC	Ngày dạy: / / 2008
BÀI TẬP VỀ ĐỘ CAO CỦA ÂM
A.Mục tiêu:
Nêu được mối liên hệ giữa độ cao và tần số của âm.
Sử dụng được thuật ngữ âm cao ( âm bổng ), âm thấp ( âm trầm ) và tần số khi so sánh 2 âm.
B. Chuẩn bị:
GV: Bảng phụ, thước
HS: Học bài cũ.
C.Tiến trình lên lớp:
1) Ổn định lớp:
2) Kiểm tra bài cũ: 
3) Bài mới:
HĐ 1: Bài Tập.
Bài 1: dùng từ thích hợp điền vào chổ trống:
Số dao động trong một giây gọi là 
Dao động càng .. , tần số dao động càng . Âm phát ra càng 
Con lắc dây cĩ chiều dài của dây càng ngắn thì con lắc dao động càng .. và tần số dao động càng ..
Một số dao động cĩ tần số 20Hz thì dao động .. so với vật dao động cĩ tần số 60Hz
àYêu cầu hs thảo luận rồi lên điền từ.
Bài 1: 
Tần số
Nhanh, lớn, cao
Nhanh, lớn
Chậm hơn
Bài 2: Hai con lắc dây cĩ chiều dài 60cm và 100cm. nếu ta làm cho hai con lắc dao động với cùng điều kiện như nhau. Hoi con lắc nào dao động lớn hơn?
àĐể trả lời được câu này ta phải nhớ lại thí nghiệm của bài học.
 Bài 3: Quan sát nhạc sĩ đang chơi đàn ghi ta, trên cùng một dây đàn nếu nhạc sĩ bấm phím ở gần đầu cần đàn thì âm phát ra bổng hay trầm hơn so với trường hợp bấm những phím ở gần thùng đàn. Vì sao?
àCho hs đọc đề bàiàkhi nhạc sĩ bấm phím gần cần đàn thì chiều dài dây khác so với khi bấm gần thùng đàn? Từ đĩ liên hệ sự dao động nhanh chậm với tần số?
Bài 4: Tại sao khi bay, con trùng thường tạo ra những tiếng vo ve?
à Yêu câu hs thao luận rồi đưa ra câu trả lời?
Bài 2 :
Con lắc cĩ chiều dài 60cm dao động nhanh hơn và tần số dao động lớn hơn.
Bài 3: 
- Khi nhạc sĩ bấm phím gần cần đàn thì chiều dài dây dài hơn so với khi bấm dây gần thùng đàn àdao động chậm hơn àâm phát ra trầm.
Bài 4: 
Khi bay cơn trùng thường vỗ cánh, cánh của cơn trùng dao động và phát ra âm thanh.
HĐ 2: Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
Bài tập về nhà: Tại sao ta khơng nghe được tiếng kêu của con muỗi, con dơi? Phải chăng chúng khơng biết kêu?
D. Rút kinh nghiệm.
Tuần :	Ngày soạn: / / 2008
Tiết: 8TC	Ngày dạy: / / 2008
BÀI TẬP VỀ ĐỘ TO CỦA ÂM
A.Mục tiêu:
Nêu được mối quan hệ giữa biên độ dao động và độ to của âm.
Sử dụng đúng thuật ngữ “âm to, âm nhỏ” khi so sánh hai âm.
B. Chuẩn bị:
GV: Bảng phụ, thước
HS: Học bài cũ.
C.Tiến trình lên lớp:
1) Ổn định lớp:
2) Kiểm tra bài cũ: 
Nêu được mối liên hệ giữa độ cao và tần số của âm?
Thế nào là hạ âm, siêu âm.
Trả lời: tr32SGK 
3) Bài mới:
HĐ 1: Bài Tập.
Bài 1: Dùng từ thích hợp điền vào chổ trống:
Màng loa dao động mạnh khi tiếng đài phát 
Đơn vị đo độ to của âm là ..
Độ to của tiếng nĩi bình thường khoảng .
Biên độ dao động của dây đàn càng lớn thì âm phát ra ..
àYêu cầu hs thảo luận rồi lên điền từ.
Bài 1: 
Càng to
dB
40dB
Càng to
Bài 2: Khi chúng ta nĩi to (hoặc nhỏ) thì các dây âm thanh dao động như thế nào?
Để trả lời ta phải liên hệ giữa âm thanh phát ra và biên độ dao động của chúng.
 Bài 3: Cĩ người cho rằng khi chúng ta nĩi lớn thì âm phát ra nhỏ. Khi nĩi nhỏ thì âm phát ra lớn cĩ đúng khơng?
à Để trả lời chính xác lời nhận xét trên ta phải dựa vào mối quan hệ giữa biên độ dao động và độ to của âm. àHs thảo luận rồi đưa ra câu trả lời.
Bài 4: Hai bạn nam và nữ cùng phát ra âm cĩ độ to như nhau cĩ phải vì hai bạn đĩ phát ra âm cĩ cùng tầng số khơng,vì sao?
à Yêu câu hs thao luận rồi đưa ra câu trả lời?
Bài 2 :
Khi ta nĩi do dây âm thanh dao động với biên độ lớn. khi ta nĩi nhỏ dây âm thanh dao động với biên độ nhỏ.
Bài 3: 
Người đĩ nĩi sai. Khi chúng ta nĩi lớn thì các dây âm thanh dao động mạnh, biên độ lớn, âm phát ra to. Khi nĩi nhỏ thì các dây âm thanh dao động yếu biên độ nhỏ, âm phát ra nhỏ.
Bài 4: 
Khơng, hai người đĩ phát ra âm cĩ độ to như nhau điều đĩ cĩ nghĩa là dao động của dây âm thanh của hai bạn đĩ cĩ cùng biên độ chứ khơng phải cùng tần số.
HĐ 2: Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
Bài tập về nhà: Dùng một cái dùi gõ thật mạnh vào mặt trống ta nghe âm phát ra rất to, nhưng nếu gõ vào mặt bàn thì âm phát ra lại nhỏ, vì sao?
D. Rút kinh nghiệm.

Tài liệu đính kèm:

  • docTC9.doc