Giáo án Vật lí 7 tuần 8: Gương cầu lõm

Giáo án Vật lí 7 tuần 8: Gương cầu lõm

Tuần 8- Tiết 8

BÀI 8. GƯƠNG CẦU LÕM

A. MỤC TIÊU :

1- Kiến thức

-Nhận biết được ảnh ảo tạo bởi gương cầu lõm

-Nêu được những tính chất của ảnh ảo tạo bởi gương cầu lõm.

2- Kỹ năng

-Biết cách bố trí thí nghiệm để quan sát ảnh ảo của một vật tạo bởi gương cầu lõm.

3- Thái độ

-Trung thực, cẩn thận, tỷ mỷ khi làm thí nghiệm

-Có tinh thần hợp tác trong hoạt động nhóm

 

doc 2 trang Người đăng vultt Lượt xem 1081Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lí 7 tuần 8: Gương cầu lõm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 8- Tiết 8
BÀI 8. GƯƠNG CẦU LÕM
A. MỤC TIÊU :
Kiến thức
-Nhận biết được ảnh ảo tạo bởi gương cầu lõm
-Nêu được những tính chất của ảnh ảo tạo bởi gương cầu lõm.
Kỹ năng
-Biết cách bố trí thí nghiệm để quan sát ảnh ảo của một vật tạo bởi gương cầu lõm.
Thái độ
-Trung thực, cẩn thận, tỷ mỷ khi làm thí nghiệm
-Có tinh thần hợp tác trong hoạt động nhóm
B. CHUẨN BỊ:
-Mỗi nhóm HS: + Một gương cầu lõm và 1 gươmg phẳng có cùng kích thước
	+ Một cây nến nhỏ, diêm và một màn chắn có giá đỡ.
-Giáo viên:+ Đèn tạo chùm tia sáng song song, chùm phân kỳ
 + Một đèn pin
C. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1: Kiểm tra – Tổ chức tình huống học tập(8’)
GV: Gọi một học sinh lên bảng trả lời:
-Tính chất ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi?
-So sánh vùng quan sát được trong gương cầu lồi và trong gương phẳng có cùng kích thước?
-Nêu ứng dụng của gương cầu lồi?
-ĐVĐ:Cho quan sát GC lồi và GC lõm, nêu nhận xét về sự giống và khác nhau?
Ảnh của vật tạo bởi 2 loại gương cầu ntn?
Hs trả lời 
Hoạt động 2: Quan sát ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lõm (15ph)
-Hdẫn bố trí và tiến hành thí nghiệm H8.1
-ảnh của vật là thật hay ảo? Nêu cách kiểm tra?
-Để so sánh ảnh ảo của vật tạo bởi gương cầu lõm với ảnh vật đó tạo bởi gương phẳng, ta tiến hành TN ntn? Nêu kết quả.
-Từ TN trên, tìm từ điền vào kết luận?
Lưu ý: Đặt vật gần sát gương thì cho ảnh ảo lớn hơn vật. Nếu đặt vật ra xa gương thì không cho ảnh ảo nữa, lúc này ảnh của vật là ảnh thật ngược chiều với vật và có thể hứng được trên màn chắn.
I- ảnh tạo bởi gương cầu lõm
1. Thí nghiệm (H8.1)
-Bố trí và tiến hành TN8.1 theo nhóm
-Thảo luận, trả lời C1 và C2
2. Kết luận
-Điền và nêu kết luận
-Nhắc lại kết luận và ghi vở.
-Tiếp thu thông tin.
Hoạt động 3: Nghiên cứu sự phản xạ ánh sáng trên gương cầu lõm (12ph)
-Thực hiện TN h8.2
-Yêu cầu học sinh quan sát và nêu nhận xét về đặc điểm của chùm tia phản xạ. Hoàn thiện kết luận.
-Hướng dẫn trả lời C4: Ánh sáng Mặt trời có nhiệt năng, khi hội tụ tại một điểm thì có nhiệt độ rất cao. Vật đặt tại điểm đó sẽ bị đốt nóng.
-Tiến hành TN H8.4 cho HS quan sát.
-Yêu cầu học sinh nêu nhận xét và hoàn thiện kết luận.
II- Sự phản xạ ánh sáng trên gương cầu lõm.
1. Đối với chùm tia tới song song
-Quan sát thí nghiệm h8.2
-Thảo luận, nêu đặc điểm chùm tia p xạ
-Trả lời C3, nêu kết luận và ghi vở
-Tiếp thu C4 và ghi vở
2. Đối với chùm tia tới phân kỳ
-Quan sát TN của GV và nêu nhận xét.
-Tìm từ điền vào kết luận và ghi vở.
Hoạt động 4: Vận dụng- Củng cố và hướng dẫn về nhà (10’)
-Cho HS quan sát đèn pin
-Giới thiệu cấu tạo và hoạt động
-Pha đền giống dụng cụ quang học nào?
-Yêu cầu quan sát, trả lời C6 và C7
-Gọi HS đọc ghi nhớ SGK
*Hướng dẫn về nhà:
+Học bài và hoàn thiện C1 đến C7
+Làm các bài tập SBT
+Ôn tập tất cả các bài đã học
+Trả lời câu hỏi phần I.Tự kiểm tra- Bài 9 tổng kết chương I: Quang học.
III- Vận dụng
-Quan sát đèn pin
-Tìm hiểu và trả lời C6, C7
C6: Điều chỉnh pha đến vị trí thích hợp ta có chùm phản xạ song song, ánh sáng từ chùm này rất rõ và truyền đi xa được
C7: Quan sát và trả lời
Hs đọc ghi nhớ .
HS: Ghi công việc về nhà
Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docLÝ 7 - Tuần6.doc