Giáo án Vật lý 7 bài 10, 11, 12

Giáo án Vật lý 7 bài 10, 11, 12

CHƯƠNG II: ÂM HỌC

 Tiết 11. Bài 10. NGUỒN ÂM

I.Mục tiêu:

1. HS nêu được đặc điểm chung của các nguồn âm.

2. HS nhận biết được 1 số nguồn âm thường gặp trong cuộc sống.

3. HS có kỹ năng phát biểu chính xác về nguồn âm.

II.Chuẩn bị:

*GV: 1 con lắc nhựa, 1 chậu nhựa trong ( Lý 6 ).

 1 bộ đàn ống nghiệm như hình 10.4 SGK ( Hoá ).

*HS: 6 bộ TN, mỗi bộ gồm: 4 sợi dây cao su, 1 âm thoa, 1 búa cao su, 1 hộp gỗ,

 1 chai nhỏ cao, 1 thìa, 1 cốc thuỷ tinh.

 

doc 6 trang Người đăng vultt Lượt xem 912Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lý 7 bài 10, 11, 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn:...../...../200... Ngày giảng:....../...../200...
chương ii: âm học
 Tiết 11. Bài 10. nguồn âm
I.Mục tiêu:
HS nêu được đặc điểm chung của các nguồn âm.
HS nhận biết được 1 số nguồn âm thường gặp trong cuộc sống.
HS có kỹ năng phát biểu chính xác về nguồn âm.
II.Chuẩn bị:
*GV: 1 con lắc nhựa, 1 chậu nhựa trong ( Lý 6 ).
	 1 bộ đàn ống nghiệm như hình 10.4 SGK ( Hoá ).
*HS: 6 bộ TN, mỗi bộ gồm: 4 sợi dây cao su, 1 âm thoa, 1 búa cao su, 1 hộp gỗ,
 1 chai nhỏ cao, 1 thìa, 1 cốc thuỷ tinh.
III.Tổ chức hoạt động dạy học:
GV
HS
HĐ1: Trả bài kiểm tra1 tiết.
 Giới thiệu chương II.
* Chữa bài kiểm tra. Lưu ý các lỗi hay gặp: 
 + Đọc chưa kỹ câu hỏi.
 + Vẽ hình chưa chính xác.
 + Xác định góc tới sai.
 + Giải thích chưa rõ, thiếu căn cứ.
* Đặt vấn đề: 
 + Âm thanh được tạo ra như thế nào?
 + Đặc điểm của các nguồn âm? 
 âm được truyền như thế nào ?
 + Sự khác nhau giữa âm trầm, âm bổng, âm to, âm nhỏ ?
 + Âm thanh có gây ô nhiễm không? 
 Cách hạn chế ô nhiễm tiếng ồn.
HĐ2: Nhận biết nguồn âm.	 
- Nêu vấn đề:Hãy yên lặng trong 1phút và lắng nghe. 
H: Em nghe được âm thanh gì? chúng phát ra từ đâu?
- Nêu khái niệm nguồn âm.
H: Kể tên một số nguồn âm?
- Chữa bài kiểm tra.
I. Nhận biết nguồn âm.
C1: Yên lặng 1phút và lắng nghe.
TL: + Tiếng nói của người,
 + Tiếng bút gõ xuống bàn, ...
Gh:Vật phát ra âm gọi là nguồn âm
C2: Cái trống, nước chảy, người, ...
HĐ3:Nghiên cứu đặc điểm của nguồn âm
- HD HS làm thí nghiệm theo hình 10.1, 10.2, 10.3.
H: Khi dùng ngón tay bật sợi dây cao su thì em nghe thấy gì? nhìn thấy gì?
H: Cốc thuỷ tinh phát ra âm thì bộ phận nào rung động? vì sao em biết?
- Nêu: Sự rung động như dây cao su hoặc thành cốc còn gọi là dao động.
H: Thế nào là dao động?
- Minh hoạ sự dao động của con lắc.
H: Nêu nhận xét khi tiến hành thí nghiệm với âm thoa?
- Nêu các cách kiểm tra khác:
 + Dùng tay giữ một nhánh âm thoa.
 + Dùng một tờ giấy đặt trên mặt nước.
H: Qua các thí nghiệm trên hãy cho biết các nguồn âm có chung đặc điểm gì? hãy hoàn thành kết luận.(dùngbảng con)
HĐ4: Vận dụng và ghi nhớ.
- Gọi HS trả lời C6, C7.
- Yêu cầu HS làm thí nghiệm và trả lời C8
H: Khi người nói, bộ phận nào dao động phát ra âm?
- HD HS về nhà làm TN với đàn ống nghiệm (có thể thay ống nghiệm bằng các chai nhỏ, cao và thành mỏng).
*BTVN: + Học thuộc phần ghi nhớ.
 + Trả lời C9, 10.1 -> 10.5 (SBT)
II.Các nguồn âm có chung đặc điểm gì?
-TN:
C3: Dùng ngón tay bật sợi dây cao su thì sợi dây dao động và phát ra âm. 
C4: Cốc thuỷ tinh phát ra âm thì thành cốc rung động. 
-Cách nhận biết là sờ tay vào thành cốc.
TL&Gh:Sự rung động qua lại vị trí cân bằng gọi là dao động.
C5: Dùng búa cao su gõ nhẹ vào một nhánh của âm thoa thì âm thoa dao động và phát ra âm.
- Cách nhận biết: Khi âm thoa phát ra âm thì con lắc dao động.
KL: Khi phát ra âm, các vật đều dao động.
III.Vận dụng.
C6: Có thể làm tờ giấy phát ra âm bằng cách vò, vẩy, xé,...
C7: +Đàn ghi ta: Dây đàn dao động phát ra âm.
+Sáo: Không khí trong ống sáo dao động phát ra âm.
C8: Cho một vài mẩu giấy nhỏ vào lọ.
TL: Khi người nói, dây thanh quản trong cổ họng dao động phát ra âm.
C9: 
a) ống nghiệm và nước trong ống dao động, phát ra âm.
b) ống nhiều nước thì âm trầm, ống ít nước thì âm bổng.
c) Cột không khí trong ống dao động phát ra âm.
d) ống ít nước thì âm trầm, ống nhiều nước thì âm bổng.
Ngày soạn:...../...../200... Ngày giảng:....../...../200...
Tiết 12. Bài 11. độ cao của âm
I.Mục tiêu:
HS nêu được mối liên hệ giữa độ cao và tần số của âm.
HS có khả năng sử dụng thuật ngữ âm cao (âm bổng), âm thấp (âm trầm).
HS có kỹ năng phát biểu tần số khi so sánh hai âm.
II.Chuẩn bị:
*GV: 2con lắc đơn (1dài15cm,1dài30cm),1giá đỡ,1đĩa quay có đục lỗ tròn cách đều nhau,1 trục động cơ,1 bộ đàn ống nghiệm như hình 10.4 SGK 
*HS: + 3 bộ TN, mỗi bộ gồm: 1 giá đỡ thí nghiệm, 1 đĩa quay có đục lỗ tròn cách đều nhau, 1 trục động cơ.
	+ 6 bộ TN, mỗi bộ gồm: 1 thước đàn hồi, 1 hộp gỗ.
III.Tổ chức hoạt động dạy học:
GV
HS
HĐ1:Kiểm tra bài cũ, đặt vấn đề.
* KTBC: 
+Nêu đặc điểm chung của các nguồn âm?
+Thổi mạnh vào bộ đàn ổng nghiệm. Tại sao có âm phát ra? vì sao em biết điều đó? ống nào phát ra âm trầm nhất? ống nào phát ra âm cao nhất?
* Đặt vấn đề: Khi nào âm phát ra trầm? khi nào âm phát ra bổng?
HĐ2: Nghiên cứu khái niệm tần số.	 
- Làm TN hình 11.1. 
H: So sánh dao động của hai con lắc?
- Nêu khái niệm và đơn vị đo tần số.
H: So sánh tần số dao động của hai con lắc trong TN trên?
- Yêu cầu HS điền từ còn thiếu trong kết luận vào bảng con.
Biểu điểm:
+Nêu được: Khi phát ra âm các vật đều dao động. (3điểm)
+Cột không khí trong ống nghiệm dao động phát ra âm. (2điểm)
+Cáchkiểmtra:nhìn mặt nước, (2điểm)
+ ống ít nước thì âm trầm, ống nhiều nước thì âm bổng. (3điểm)
I.Dao động nhanh,chậm-Tần số.
- QS dao động của hai con lắc. Đếm số dao động của mỗi con lắc trong10s.
C1
Conlắc
Daođộng
Số dao động
trong10s
trong1s
dài
chậm
10
1
ngắn
nhanh
20
2
Gh:* Tần số là số dao động trong 1s.
- Đơn vị tần số là héc, kí hiệu Hz.
C2: Con lắc ngắn có tần số dao động lớn hơn. Con lắc dài có tần số dao động nhỏ hơn.
KL: Dao động càng nhanh (chậm), tần số dao động càng lớn (nhỏ).
HĐ3:Nghiên cứu mối liên hệ giữa tần số và độ cao của âm.
- Gọi HS thí nghiệm 2 ở SGK.
H: Nếu chỉ có 1 thước và 1 hộp thì tiến hành thí nghiệm như thế nào?
- Chia lớp thành 6 nhóm.
- HD HS làm thí nghiệm theo hình 11.2.
- Yêu cầu HS điền từ còn thiếu trong C3 vào bảng con.
- Lắp dụng cụ TN theo hình 11.3.
- Chia lớp thành 3 nhóm.
- HD HS làm thí nghiệm theo hình 11.3.
- Yêu cầu HS điền từ còn thiếu trong C4 vào bảng con.
- Gọi HS trả lời C7.
- Yêu cầu HS điền từ còn thiếu trong kết luận vào bảng con.
HĐ4: Vận dụng và ghi nhớ.
- Gọi HS trả lời C5, C6.
- Mở rộng: Từ kết quả câu C6 người ta có thể làm đàn 1 dây. VD: Đàn bâù, ...
*BTVN: + Học thuộc phần ghi nhớ.
 + Trả lời 11.1 -> 11.5 (SBT)
II.Âm cao(bổng), âm thấp(trầm).
TN2: Cố định một đầu thước vào hộp, bật nhẹ đầu tự do của thước. Tiến hành TN 2 lần, mỗi lần TN để đầu tự do của thước dài, ngắn khác nhau.
C3: Phần tự do của thước dài dao động chậm, âm phát ra thấp.
Phần tự do của thước ngắn dao động nhanh, âm phát ra cao.
TN3: Cho đĩa quay 2 lần với nguồn 3V và nguồn 6V.
C4: Khi đĩa quay chậm góc miếng bìa dao động chậm, âm phát ra thấp.
Khi đĩa quay nhanh góc miếng bìa dao động nhanh, âm phát ra cao.
C7: Khi góc miếng bìa chạm vào hàng lỗ ở gần vành đĩa âm phát ra cao hơn khi góc miếng bìa chạm vào hàng lỗ ở gần tâm đĩa.
KL: Dao đông càng nhanh (chậm), tần số dao động càng lớn (nhỏ), âm phát ra càng cao (thấp).
III.Vận dụng.
C5: Vật dao động với tần số 70 Hz dao động nhanh hơn, vật dao động với tần số 50 Hz phát ra âm thấp hơn.
C6: Khi dây đàn căng ít âm phát ra trầm hơn, tần số dao động nhỏ. Khi dây đàn căng nhiều âm phát ra cao hơn, tần số dao động lớn hơn.
*Ghi nhớ: (SGK/33).
Ngày soạn:...../...../200... Ngày giảng:....../...../200...
Tiết 13. Bài 12. độ To của âm
I.Mục tiêu:
HS nhận biết được mối liên hệ giữa biên độ dao động và độ to của âm.
HS có khả năng sử dụng thuật ngữ âm to, âm nhỏ khi so sánh hai âm.
II.Chuẩn bị:
*GV: Bảng phụ có đề bài bài 11.2, 11.2.
*HS:	+ 6 bộ TN, mỗi bộ gồm: 1 thước đàn hồi, 1 hộp gỗ, giá đỡ, 2 trống, 1 dùi trống, 2 con lắc đơn (nhựa).
III.Tổ chức hoạt động dạy học:
GV
HS
HĐ1:Kiểm tra bài cũ, đặt vấn đề.
* KTBC: 
+HS1: Chữa bài 11.1. Thế nào là tần số dao động? đơn vị đo tần số? kí hiệu? 
+HS2: Nghe 2 HS 1 nam, 1 nữ cùng hát một câu. Cho biết ai hát cao hơn? ai hát thấp hơn? Chữa bài 11.2
* Đặt vấn đề: Trong 2 bạn vừa hát ai hát to hơn? Theo các em độ to của âm phụ thuộc đại lượng vật lý nào?
HĐ2: Nghiên cứu âm to, âm nhỏ.
H: Nhìn hình vẽ hãy nêu dụng cụ và cách tiến hành thí nghiệm. 
- Gọi HS trả lời C1.
- Nêu khái niệm biên độ dao động.
Biểu điểm:
+ HS1: Bài 11.1. (4điểm)
 Tần số (2điểm+2điểm+2điểm)
+ HS2:. a) (3điểm+3điểm)
 b) Bài 11.2 (4điểm)
I.Âm to, âm nhỏ- Biên độ dao động.
-TN1: 
 + Dụng cụ: 1 thước đàn hồi, 1 hộp gỗ
 + Tiến hành: nâng đầu thước lệch khỏi vị trí cân bằng rồi thả tay ra.
C1: 
 + Đầu thước lệch nhiều --> đầu thước dao động mạnh --> âm phát ra to.
 + Đầu thước lệch ít--> đầu thước dao động yêú --> âm phát ra nhỏ.
K/N: Biên độ dao động là độ lệch lớn nhất của vật dao động so với vị trí cân bằng của nó.
- Yêu cầu HS điền từ còn thiếu trong C2 vào bảng con. 
 (có thể điền 1 trong 2 phương án)
- HD HS làm thí nghiệm 2: đặt 2 trống quay ngược nhau, hoặc dùng 3 trống.
H: So sánh biên độ dao động của 2 quả cầu bấc? Trống nào phát ra âm to hơn?
- Yêu cầu HS điền từ còn thiếu trong C3 vào bảng con. 
- Yêu cầu HS điền từ còn thiếu trong kết luận vào bảng con.
HĐ3:Độ to của một số âm.
- Yêu cầu HS đọc mục II ở SGK.
H: Đơn vị đo độ to của âm? độ to của âm có thể làm điếc tai người là bao nhiêu?
HĐ4: Vận dụng và ghi nhớ.
- Gọi HS trả lời C4, C5, C6, C7.
*BTVN: + Học thuộc phần ghi nhớ.
 + Trả lời 12.1 -> 12.3 (SBT)
C2: ....... nhiều (ít) ....... lớn (nhỏ) .......
 ..... to (nhỏ).
-TN2: Đặt 3 trống thẳng hàng, các trống cách xa nhau 5cm. Treo 2 quả cầu nhựa gần sát mặt 2 trống 1 và 3. Gõ vào trống 3.
C3: ....... nhiều (ít) ....... lớn (nhỏ) .......
 ..... to (nhỏ).
KL: Âm phát ra càng to khi biên độ dao động của nguồn âm càng lớn.
II.Độ to của một số âm.
- Đơn vị đo độ to của âm là đê-xi-ben. Kí hiệu: dB.
III.Vận dụng.
C4: Khi gảy mạnh một dây đàn
biên dộ doa động của dây lớn
âm phát ra to.
C5: Biên độ doa động của dây đàn ở hình trên lớn hơn.
C6: Khi máy thu thanh phát ra âm to thì biên độ dao động của màng loa lớn.
C7: Độ to của tiếng ồn ở sân trường giờ ra chơi khoảng 70 dB.
*Ghi nhớ: (SGK/35).

Tài liệu đính kèm:

  • docb10,b11,12.doc