Giáo án Vật lý 7 bài 25, 26

Giáo án Vật lý 7 bài 25, 26

Tiết 29. Bài 25. HIỆU ĐIỆN THẾ.

I.Mục tiêu:

1. HS nhận biết sự nhiễm điện ở 2 cực của nguồn điện là khác nhau và giữa 2 cực của nguồn có một hiệu điện thế.

2. HS ghi nhớ được đơn vị hiệu điện thế là Vôn (ký hiệu V), nhận biết Vôn kế.

3. HS có kỹ năng sử dụng Vônkế để đo hiệu điện thế giữa 2 cực để hở của pin hay ăcquy và xác định rằng hiệu điện thế này (với pin còn mới) có giá trị bằng số Vôn ghi trên vỏ.

II.Chuẩn bị:

*GV: 1 đồng hồ vạn năng, 1 đôi pin tiểu, 1 ăcquy

*HS: + 6 bộ TN, mỗi bộ gồm: 1 nguồn 2 pin, 1 bóng đèn pin đã lắp sẵn vào đế, 1 công tắc, 7 đoạn dây nối, 1 vôn kế.

 

doc 4 trang Người đăng vultt Lượt xem 1099Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lý 7 bài 25, 26", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:...../...../2010 Ngày giảng:....../...../2010
Tiết 29. Bài 25. hiệu điện thế.
I.Mục tiêu:
HS nhận biết sự nhiễm điện ở 2 cực của nguồn điện là khác nhau và giữa 2 cực của nguồn có một hiệu điện thế.
HS ghi nhớ được đơn vị hiệu điện thế là Vôn (ký hiệu V), nhận biết Vôn kế.
HS có kỹ năng sử dụng Vônkế để đo hiệu điện thế giữa 2 cực để hở của pin hay ăcquy và xác định rằng hiệu điện thế này (với pin còn mới) có giá trị bằng số Vôn ghi trên vỏ.
II.Chuẩn bị:
*GV: 1 đồng hồ vạn năng, 1 đôi pin tiểu, 1 ăcquy
*HS: + 6 bộ TN, mỗi bộ gồm: 1 nguồn 2 pin, 1 bóng đèn pin đã lắp sẵn vào đế, 1 công tắc, 7 đoạn dây nối, 1 vôn kế.
III.Tổ chức hoạt động dạy học:
GV
HS
HĐ1:Kiểm tra bài cũ:
Dụng cụ đo cđdđ là gì? Khi sử dụng để đo cđdđ cần chú ý những điều gì?
Đơn vị đo cđdđ là gì? 
Đổi các đơn vị sau:
0,25 A = .. mA.
1500 mA = .. A.
Đặt vấn đề:
 Cho học sinh quan sát pin, ăcquy
H: Các số ghi trên các nguồn điện đó có ý nghĩa gì ?
- Số 1,5V hay 12V ghi trên nguồn là số chỉ hiệu điện thế. Còn hiệu điện thế là gì, cách đo như thế nào thì chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài hôm nay.
HĐ2:Tìm hiểu hđt và đơn vị đo hđt
- HD HS đọc SGK (phầnI)
H: Nêu các hiểu biết của em về hđt?
H: Xác định hđt của các nguồn: pin tròn, ăc quy, 2 lỗ của ổ lấy điện tại gia đình?
Biểu điểm:
1. Nêu được dụng cụ đo (2điểm)
 + Nêu được cách mắc (2điểm)
2. (2điểm)
3. (4điểm).
I.Hiệu điện thế.
+Hđt là (kí hiệu là U)
+ Đơn vị đo hđt là Vôn (kí hiệu là V), milivôn ( mV) hay kilôvôn (kV).
 1 kV = 1000 V, 1 V = 1000 mV.
 1V = 0,001 kV, 1 mV = 0,001V.
C1: Hđt của các nguồn.
 + Pin tròn: 1,5 V
 + ăcquy: 6V , 12V , 
 + Giữa 2 lỗ của ổ lấy điện tại gia đình: 220V.
GV
HS
HĐ3: Tìm hiếu Vônkế.
H: Nêu tác dụng của vônkế?
- HD HS quan sát 2 loại vônkế do GV mang đến . Cách xác định GHĐ và ĐCNN của mỗi Vôn kế.
- Gọi HS hoàn thành C2.
HĐ4: Sử dụng vônkế để xác định hđt
- Chia lớp thành 6 nhóm.
- HD các nhóm làm TN theo hình 25.3.
(Lưu ý: mắc mạch điện với khoá mở, sau khi lắp xong cần kiểm tra trước khi đóng điện)
H: Từ kết quả thí nghiệm em có nhận xét gì?
HĐ4:Vận dụng và ghi nhớ..
- Gọi HS trả lời C4, C5, C6.

H: Tại sao giữa 2 cực của nguồn có hđt?
H: Số vôn trên vỏ pin còn mới có ý nghĩa gì?
H: Dụng cụ nào dùng để đo hđt? cách mắc? đơn vị đo hđt?
*BTVN: + Học thuộc phần ghi nhớ.
 +Trả lời 25.1 -> 25.3 (SBT)
II. Vôn kế.
Vônkế là dụng cụ dùng để đo hiệu điện thế.
C2: Tìm hiểu một số vôn kế:
 1.
 2. Có 2 loại vôn kế:
 - Vôn kế dùng kim: hình a, b .
 - Vôn kế hiện số: hình c .
 3. 
Vôn kế
GHĐ
ĐCNN
Hình 25.2a
300 V
20 V
Hình 25.2b
25 V
2,5 V
 4. Vônkế có: Một chốt màu đen, ghi dấu (-) là cực âm. Hai chốt màu đỏ là cực dương.
III.Đo hiệu điện thế của nguồn khi mạch hở
 - Cách đo: nối cực đương của vôn kế với cực dương của nguồn, nối cực âm của vôn kế với cực âm của nguồn.
C3: Số ghi của vônkế bằng số ghi trên vỏ nguồn.
IV.Vận dụng.
C4: Đổi đơn vị đo.
 2,5 V = 2500 mV. 110 V = 0, 11 kV
 6 kV = 6000V. 1200 mV = 1,2 V
C5:Dùng vônkế (V),GHĐ:30V, ĐCNN:1V kim (1): 3V, kim (2): 28V. 
C6: 2 + A , 3 + B , 1 + C.
 (Ghi nhớ: SGK/70)
Ngày soạn:...../...../2010 Ngày giảng:....../...../2010
Tiết 30. Bài 26. hiệu điện thế giữa hai đầu dụng cụ dùng đIện.
I.Mục tiêu:
HS biết hiệu điện thế giữa 2 đầu bóng đèn (các thiết bị dùng điện khác) bằng 0 khi không có dòng điện chạy qua.
HS nhận biết được mối liên quan của hđt giữa 2 đầu bóng đèn và tác dụng của dòng điện qua bóng đèn đó. HS biết: Mỗi dụng cụ điện hoạt động bình thường khi được sử dụng đúng với hđt định mức của nó. (số vôn ghi trên dụng cụ đó).
HS có kỹ năng sử dụng Vônkế và Ampekế để đo hiệu điện thế và cđdđ trong mạch điện kín.
II.Chuẩn bị:
*GV: hình vẽ 26.3 (SGK), 3 bóng đèn tròn.
*HS: + 6 bộ TN, mỗi bộ gồm: 1 nguồn 2 pin, 1 bóng đèn pin đã lắp sẵn vào đế, 1 công tắc, 10 đoạn dây nối, 1 vôn kế, 1 ampe kế.
III.Tổ chức hoạt động dạy học:
GV
HS
HĐ1:Kiểm tra bài cũ:
Thiết bị điện nào tạo ra hđt? Dụng cụ đo hđt? Cách mắc?
Đơn vị đo hđt là gì?
Đổi các đơn vị sau: 
220V = .. kV.
35 kV = .. V.
Đặt vấn đề:
 Cho học sinh quan sát bóng đèn tròn
H: Các số ghi trên các bóng đèn đó có ý nghĩa gì ? Có giống số ghi trên nguồn điện không? Cách đo hđt giữa 2 đầu thiết bị dùng điện như thế nào?
HĐ2:Tìm hiểu hđt giữa 2 đầu bóng đèn
- Chia lớp thành 3 nhóm.
- HD HS làm thí nghiệm theo hình 26.1, 26.2.
Biểu điểm:
Câu 1: (4điểm)
Câu 2: (2điểm)
Câu 3: (4điểm)
I.Hiệu điện thế giữa 2 đầu bóng đèn.
Bóng đèn chưa mắc vào mạch điện.
- TN1: Đo hiệu điện thế giữa hai đầu dây tóc bóng đèn khi chưa mắc bóng vào mạch điện.
C1: Khi chưa mắc bóng đèn vào mạch điện, hđt giữa 2 đầu dây tóc bằng 0.
GV
HS
H: Từ kết quả thí nghiệm em có nhận xét gì?
- Gọi HS trả lời C3.
HĐ3:Tìmhiểu ýnghĩa của hđt định mức
H: Có thể tăng mãi hđt đặt vào hai đầu bóng đèn hay không?
H: Mắc một bóng đèn có ghi 2,5V vào hđt bao nhiêu thì bóng sẽ sáng bình thường và không bị hỏng?
HĐ4: Tìm hiểu sự tương tác giữa hđt và sự chênh lệch mức nước.
HD HS quan sát hình vẽ 26.3 (SGK) và trả lời C5.
HĐ5: Vận dụng và ghi nhớ.
- Gọi HS trả lời C6, C7, C8.

*BTVN: + Học thuộc phần ghi nhớ.
 + Trả lời 26.1 -> 26.3 (SBT)
Bóng đèn được mắc vào mạch điện.
-TN2: Đo hđt giữa hai đầu dây tóc bóng đèn và cđdđ qua dây tóc bóng đèn khi mắc bóng vào mạch điện.
C2: + Khi ngắt công tắc: U = 0, I = 0.
 + Khi đóng công tắc: U1= , I1=
 U2= , I2=
C3: - Hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn bằng không thì không có dòng điện chạy qua bóng đèn.
 - Hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn càng lớn (nhỏ) thì dòng điện chạy qua bóng đèn có cường độ càng lớn (nhỏ)
Mỗi dụng cụ điện hoạt động bình thường khi được sử dụng đúng với hđt định mức của nó.
C4: Mắc một bóng đèn có ghi 2,5V vào hđt 2,5 V thì bóng sẽ sáng bình thường và lâu bị hỏng.
II. Sự tương tác giữa hđt và sự chênh lệch mức nước.
C5:
a) Khi có sự chênh lệch mức nước giữa 2 điểm AvàB thì có dòng nước chảy từ Ađến B.
b) Khi có hđt giữa hai đầu bóng đèn thì có dòng điện chạy qua bóng đèn.
c) Máy bơm nước tạo ra sự chênh lệch mức nước tương tự như nguồn điện tạo ra hđt.
III.Vận dụng.
C6: C
C7: A. Giữa 2 điểm A và B.
C8: C.
 (Ghi nhớ: SGK/75)

Tài liệu đính kèm:

  • docB25,26.doc