Giáo án Vật lý 7 cả năm (30)

Giáo án Vật lý 7 cả năm (30)

CHƯƠNG I : QUANG HỌC

Bài 1 . NHẬN BIẾT ÁNH SÁNG NGUỒN SÁNG & VẬT SÁNG

I. Mục tiêu

- Bằng thí nghiệm , hs nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt ta và ta nhìn thấy vật khi có ánh sáng từ vật đó truyền vào mắt ta .

- Phân biệt được nguồn sáng vật sáng . Nêu được ví dụ về nguồn sáng vật sáng .

- Rèn luyện kĩ năng làm và quan sát thí nghiệm để rút ra kết luận.

II. Chuẩn bị

- Mỗi nhóm: Hộp kín bên trong có bóng đèn , pin ,ảnh , đèn pin .

 

doc 150 trang Người đăng vultt Lượt xem 883Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Vật lý 7 cả năm (30)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1 	NS: 19/08/2009 
Tiết 1 	ND: 21/08/2009 
CHƯƠNG I : QUANG HỌC
Bài 1 . NHẬN BIẾT ÁNH SÁNG NGUỒN SÁNG & VẬT SÁNG
I. Mục tiêu 
- Bằng thí nghiệm , hs nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt ta và ta nhìn thấy vật khi có ánh sáng từ vật đó truyền vào mắt ta .
- Phân biệt được nguồn sáng vật sáng . Nêu được ví dụ về nguồn sáng vật sáng .
- Rèn luyện kĩ năng làm và quan sát thí nghiệm để rút ra kết luận. 
II. Chuẩn bị 
- Mỗi nhóm: Hộp kín bên trong có bóng đèn , pin ,ảnh , đèn pin .
III. Tổ chức hoạt động dạy học
1. Oån định lớp
2. Giới thiệu nội dung chương trình
3. Bài giảng
Hoạt động 1 : Tổ chức tình huống học tập
Dùng tranh sgk , yêu cầu hs quan sát , trả lời câu hỏi tình huống sgk .
Từ câu trả lời , gv giới thiệu về hiện tượng quang học .
Gọi hs đọc 6 câu hỏi nêu ra ở phần đầu chương , các vấn đề cần nghiên cứu ở chương1 .
Gv dùng đền pin tạo ra tình huống như sgk : Vậy khi nào ta nhìn thấy ánh sáng trực tiếp từ đèn pin phát ra ?
Hoạt động 2 : Khi nào ta nhận biết ánh sáng
GV làm T/n : Bật đèn pin và chiếu về phía hs , quay đèn pin về phía cữa lớp . ? Vậy khi nào ta nhận biết được ánh sáng 
HS tự đọc và quan sát TN .
Làm việc theo nhóm và trả lời câu C1 ? HS làm việc cá nhân để hoàn thành kết luận .
I . Nhận biết ánh sáng 
1. Quan sát và làm thí nghiệm 
“Sgk”
 2. Kết luận 
Mắt ta nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt ta .
Hoạt động 3 : Khi nào mắt ta nhìn thấy 1 vật
? HS kể 1 số vật mà các em nhìn thấy trong lớp 
? Vì sao ta lại có thể nhìn thấy vật 
Gv giới thiệu dụng cụ , cách sử dụng 
Các nhóm nhận dụng cụ và tiến hành TN và trả lời câu C2 
 ? Vì sao khi đèn sáng thì ta lại nhìn thấy ảnh dán trong hộp ? 
HS thảo luận nhóm , đưa ra phương án trả lời .
Gợi ý : dùng đen pin bật sáng nhưng để ngoài hộp hoặc bật sáng đèn pin trong hộp nhưng dùng giấy che phần ống nhòm .
HS làm việc cá nhân để hoàn thành kết luận 
II . Nhìn thấy một vật 
1. Thí nghiệm 
2. Kết luận 
Ta nhìn thấy 1 vật khi có ánh sáng từ vật truyền vào mắt ta .
Hoạt động 4 : Phân biệt nguồn sáng và vật sáng
? vì sao các em lại nhìn thấy bức tranh , dây tóc bóng đèn phát sáng 
? ánh sáng từ dây tóc bóng đèn và bức tranh có gì khác nhau ? 
HS thảo luận nhóm và tra lời câu C3
? Dây tóc bóng đèn gọi là nguồn sáng vậy nguồn sáng là gì ?
? Bức tranh là vâït được chiếu sáng, vậy vật sáng là gì
Y/c hs lấy ví dụ về vật sáng và nguồn sáng ?
III . Nguồn sáng và vật sáng 
- Nguồn sáng là vật tự nó phát ra ánh sáng.
- Vật sáng gồm nguồn sáng và những vật hắt lại ánh sáng chiếu vào nó.
Hoạt động 5 : Vận dụng 
Hướng dẫn C5 : các hạt khói khi bị chiếu sáng trở thành vật sáng . 
IV . Vận dụng 
C4- bạn Thanh đúng vì ánh sáng đèn pin không chiếu vào mắt nên mắt không nhìn được .
4. Củng cố 
- Làm bài tập 1.1; 1.2/ SBT
- Học sinh đọc phần “có thể em chưa biết” 
5. Dặn dò 
- Học thuộc phần ghi nhớ 
- Làm bài tập 1.3 đến 1.5/ SBT
Tuần 2 Ngày soạn: 26/08/2009 
Tiết 2 Ngày dạy : 28/08/2009
BÀI 2 . SỰÏ TRUYỀN ÁNH SÁNG
I. Mục tiêu 
- Biết làm TN để xác định được đường truyền của ánh sáng .
- Phát biểu được định luật truyền thẳng của ánh sáng .
- Biết vận dụng định luật truyền thẳng ánh sáng vào xác định đường thẳng trong thực tế .
- Nhận biết được đặc điểm của 3 loại chùm sáng .	
- Bước đầu tìm ra định luật truyền thẳng ánh sáng bằng thực nghiệm , biết dùng TN để kiểm chứng lại 1 hiện tượng về ánh sáng .
- Nghiêm túc , vận dụng kiến thức vào cuộc sống 
II. Chuẩn bị 
- 1 ống nhựa cong , thẳng 
- Đèn pin , 3 màn chắn có đục lỗ như nhau , 3 đinh gim 
III. Tổ chức hoạt động dạy học
1. Oån định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
Khi nào mắt ta nhìn thấy 1 vật ? giải 1.3/SBT 
Hoạt động 1 :Tổ chức tình huống học tập
Đặt vấn đề như Sgk
Hoạt động 2 : 
? Dự đoán xem ánh sáng truyền đi theo đường nào.
? Em hãy đưa ra phương án để kiểm tra
- các nhóm thảo luận và đưa ra phương án 
 - gv thống nhất phương án làm TN 
- Các nhóm tiến hành TN (lưu ý để mỗi thành viên dều được quan sát )
 Hs làm việc cá nhân hoàn thành C1 
? Làm thế nào để kiểm tra xem 3 lỗ có thẳng hàng không
- Hs hoàn thành kết luận
* Gv giới thiệu định luật truyền thẳng ánh sáng.
? Thế nào là môi trường trong suốt 
? Thế nào là môi trường đồng tính 
I . Đường truyền của ánh sáng 
- Đường truyền của ánh sáng trong không khí là đường thẳng 
* Định luật truyền thẳng của ánh sáng 
Trong môi trường trong suốt và đồng tính ánh sáng truyền đi theo đường thẳng . 
Hoạt đôïng 3 : Giới thiệu từ ngữ mới tia sáng và chùm sáng
Giới thiệu về quy ước biểu diễn đường truyền của ánh sáng . 
? Người ta quy ước vẽ chùm sáng như thế nào 
Hs đọc sgk và trả lời .
Gv dùng đèn pin và màn chắn để tạo ra các loại chùm sáng 
Hs làm việc cá nhân để hoàn thành C3 , 
II . Tia sáng và chùm sáng 
1. Đường truyền của ánh sáng được biểu diễn bằng 1 đường thẳng có hướng gọi là tia sáng .
2 . Có ba loại chùm sáng 
- Chùm sáng song song
- Chùm sáng hội tụ
- Chùm sáng phân kỳ 
Hoạt động 4 : vận dụng 
Hs làm việc cá nhân để hoàn thành C4 . Các nhóm làm Tn để hoàn thành C5 ?
? Aùnh sáng truyền từ A đến C có theo đường thẳng không , vì sao ? 
Vẽ đường đi của ánh sáng từ A đến B và từ B đến C
III . Vận dụng 
C5 : Đặt mắt sao cho chỉ nhìn thấy kim gần nhất mà không thấy 2 kim còn lại .
4. Củng cố
- Hs đọc phần ghi nhớ Sgk
5. Dặn dò
- BTVN: 3.1 -> 3.4/SBT
	- Tìm một số hiện tượng trong thực tế có ứng dụng “định luật truyền thẳng của ánh sáng”
TUẦN 3 NS: 01/09/2009 
Tiết 3 ND: 04/09/2009
Bài 3 . ỨNG DỤNG ĐỊNH LUẬT TRUYỀN THẲNG CỦA ÁNH SÁNG.
I. Mục tiêu 
	- Nhận biết được bóng tối , bóng nữa tối và giải thích được vì sao có hiện tượng nhật thực và ngyuệt thực . 
- Vận dụng định luật truyền thẳng ánh sáng , giải thích 1 số hiện tượng trong thực tế và hiểu được một số ứng dụng định luật truyền thẳng ánh sáng .
- Nghiêm túc , vận dụng kến thức vào cuộc sống 
II. Chuẩn bị 
Nhóm : Đèn pin ,màn chắn , vật cản 
Cả lớp : hình vẽ nhật thực, nguyệt thực
III. Tổ chức hoạt động dạy học
1. Oån định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
Phát biểu định luật truyền thẳng của ánh sáng ? giải bài tập 1
Hoạt động 1 :Kiểm tra , Tổ chức tình huống học tập
- Khi đi học về bóng các em đỗ dài trên đường , em có bao giờ tự hỏi : vì sao lại có bóng ? và bóng đó có thể thay đổi độ dài là do đâu ?
Hoạt động 2 : Quan sát , hình thành khái niệm bóng tối , bóng nữa tối
Gv giới thiệu vật chắn sáng , các nhóm đọc sgk , làm TN 
Hs quan sát hiện tượng trên màn chắn và trả lời câu hỏi C1 
? vẽ đường truyền tia sáng từ đèn qua vật cản đến màn chắn 
Hs làm việc cá nhân để hoàn thành nhận xét .
I . Bóng tối , bóng nữa tối 
* Thí nghiệm 1 
 * Nhận xét : 
Trên màn chắn đặt phía sau vật cản có một vùng không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng tới gọi là bóng tối.
Hoạt động 3 : Quan sát , hình thành khái niệm bóng nữa tối
Các nhóm nghiên cứu sgk làm TN 2 
Y/c hs bố trí TN 
Hs quan sát trên màn chắn . 
- y/c mỗi nhóm chỉ rõ 3 vùng .
Vùng bóng tối khác vùng nữa tối như thế nào ? 
Gv treo tranh chỉ rõ cho hs thấy đường truyền của ánh sáng / hs làm việc cá nhân để hoàn thành nhận xét ? gọi vài hs đọc nhận xét ? 
* Thí nghiệm 2 
* Nhận xét : 
Trên màn chắn đặt phía sau vật cản có một vùng chỉ nhận được ánh sáng từ một phần của nguồn sáng tới gọi là bóng nữa tối.
Hoạt động 4 : Hình thành khái niệm nhật thực, nguyệt thực
? quỹ đạo của mặt trời , mặt trăng và trái đất như thế nào
? Có lúc mặt trời , mặt trăng , trái đất nằm trên 1 đường thẳng không 
- Treo hình ve,õ hs quan sát 
- y/c hs vẽ đường truyền của ánh sáng để thấy rõ hiện tượng nhật thực ? hs làm việc theo nhóm để trả lời câu C3 
Khi 3 vật đó nằm trên 1 đường thẳng , hãy tìm vị trí mặt trăng có thể trở thành màn chắn ? 
Vậy , khi nào xãy ra hiện tượng nguyệt thực ?
Hs thảo luận nhóm trả lời C4 ? 
II. Nhật thực , nguyệt thực 
1 . Nhật thực 
-Nhật thực toàn phần quan sát được ở chỗ có bóng tối của Mặt Trăng trên Trái đất.
-Nhật thực một phần quan sát được ở chỗ có bóng nửa tối của Mặt Trăng trên Trái đất.
2 . Nguyệt thực 
C4 . Mặt trăng ở vị trí 1 là nguyệt thực , vị trí 2, 3 trăng sáng 
Hoạt động 5 : Vận dụng 
Hs làm C5 , gv hướng dẫn hs vẽ vào vở 
Hs đọc C6 gv hdẫn hs so sánh kích thước quyển vở với bóng đèn tròn và bóng đèn dài ? 
hs làm việc cá nhân để hoàn thành C6 
III . Vận dụng 
C5: hs tự vẽ 
C6 ; Vật cản lớn so với nguồn sáng, không có a/s tới bàn.Với đèn ống, nguồn sáng lớn so với vật cản, bàn nằm trong vùng nữa tối sau quyễn vỡ, nó vẫn nhận được 1 phần truyền tới sách nên ta đọc được .
4. Củng cố : 
- Hs đọc phần ghi nhớ sgk 
- Nguyên nhân chung gây ra hiện tượng nhật thực và nguyệt thực là gì ?
	5. Dặn dò
- Bài tập về nhà 3.1 đến 3.4/SBT
* Hướng dẫn 3.4 : Vẽ đúng tỉ xích , a/s mặt trời chiếu xuống trái đất là chùm song song , cọc đèn vuông góc với mặt đất .
Tuần 4 Ngày soạn: 09/09/2009 
Tiết 4 Ngày dạy : 11/09/2009
BÀI 4 . ĐỊNH LUẬT PHẢN XẠ ÁNH SÁNG
I. Mục tiêu 
- Tiến hành TN để nghiên cứu đường đi của tia phản xạ trên gương phẳng . 
- Biết xác định tia tới , tia phản xạ , góc tới , góc phản xạ .
- Phát biểu được định luật phản xạ ánh sáng , biết vận dụng định luật phản xạ a/s để đổi hướng truyền của a/s . 
- Biết làm TN , biết đo góc , qua ... nước) chảy từ A tới B
b) Khi có (hiệu điện thế) giữa hai đầu bóng đèn thì có (dòng điện) chạy qua bóng đèn
c) Máy bơm nước tạo ra sự (chênh lệch mức nước) tương tự như (nguồn điện) tạo ra hiệu điện thế
Hoạt động 5. Vân dụng 
Gv yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ.
Làm các câu C 6, C7, C8.
Gv hướng dẫn nếu cần.
III. Vận dụng.
C6. C
C7 . A. Giữa A và B.
C8 Vôn kế trong sơ đồ C
IV.Củng cố, dặn dò.
- Đọc phần ghi nhớ Sgk.
- Chuẩn bị bản báo cáo thực hành bài 27.
- Vẽ sơ đồ Hình 27.1a (3sơ dồ)
- Vẽ sơ đồ Hình 27.2 (3sơ dồ)
________#@@&?@#________
TUẦN 32 Ngày soạn: 10/04/2009
Tiết 32 Ngày dạy: 17/04/2009
Bài 27. THỰC HÀNH
 ĐO CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN VÀ HIỆU ĐIỆN THẾ 
ĐỐI VỚI ĐOẠN MẠCH NỐI TIẾP
I- Mục tiêu.
1. Biết mắc nối tiếp hai bóng đèn.
2. Thực hành đo và phát huy quy luật về cường độ dòng điện và hiệu điện thế trong đoạn mạch mắc nối tiếp của đoạn mạch mắc nối tiếp.
II. Chuẩn bị.
Đối với mỗi nhóm HS.
- 1 nguồn điện 3 – 6 V.
- 1 am pe kế có giới hạn đo 1A và ĐCNN là 0,01A.
- 1 Vôn kế có GHĐ 6V và ĐCNN 0,1 V.
- 1 công tắc, 2 bóng đèn pin cùng loại.
- 7 đoạn dây nối.
- Mẫu báo cáo cuối bài cho mỗi HS.
III. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động 
Kiểm tra sự chuẩn bị của HS- Nêu mục tiêu của bài thực hành.
GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS và phát đồ thí nghiệm, nêu mục tiêu cần đạt được.
Hoạt động của GV Và HS
Nội dung chính.
Hoạt động 2. Mắc nối tiếp hai bóng đèn.
Gv vẽ mạch điện lên bảng và và giảng lại câu C1, C2.
Gv kiểm tra việc mắc mạch giống như sơ đồ trên và kiểm tra mạch kín.
GV hướng dẫn nếu cần.
1.Mắc nối tiếp hai bóng đèn.
C1 
Hoạt động ). Đo cường độ dòng điện với đoạn mạch mắc nối tiếp.
GV đề nghị HS đóng ngắt công tắc 3 lần ghi 3 giá trị đó vào giấy nháp để tính giá trị trung bình cộng
Tương tự như thế với I2, I3.
2. Đo cường độ dòng điện với đoạn mạch mắc nối tiếp.
HS đo I’, I”, I”’.
I1 = (I’+ I”+ I”’)/3
HS ghi I1 vào báo cáo.
Hoạt động 4. Đo hiệu điện thế với đoạn mạch mắc nối tiếp.
GV vẽ sơ đồ lên bảng hướng dẫn HS cách mắc và đo theo SGK.
GV đề nghị HS đóng ngắt công tắc 3 lần ghi 3 giá trị đó vào giấy nháp để tính giá trị trung bình cộng.
 U’12 , U”12, U”’12
Tượng tự như trên với U23, U13.
3. Đo hiệu điện thế với đoạn mạch mắc nối tiếp.
Hoạt động 5: Củng cố bài học, nhận xét và đánh giá công việc của HS.
- GV yêu cầu HS nhắc lại các quy luật về cường độ dòng điện và hiệu điện thế của mạch nối tiếp.
- GV nhận xét về ý thức, thái độ làm việc của các nhóm HS và đánh giá kết quả TN.
- HS nộp báo cáo.
- Đề nghị tất cả HS chuẩn bị mẫu báo cáo trang 81 SGK và đọc kĩ nội dung cần thực hành.
TUẦN 33 Ngày soạn: 20/04/2009
Tiết 33 Ngày dạy: 24/04/2009
Bài 28
THỰC HÀNH: ĐO HIỆU ĐIỆN THẾ VÀ CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN VỚI ĐOẠN MẠCH MẮC SONG SONG
I. Mục tiêu.
1. Biết mắc song song hai bóng đèn.
2. Thực hành đo và phát hiện được quy luật về hiệu điện thế vằcờng độ dòng điện chạy trong mạch mắc song song hai bóng đèn.
II. Chuẩn bị.
Đối với mỗi nhóm HS.
- 1 nguồn điện 3 – 6 V.
- 1 am pe kế có giới hạn đo 1A và ĐCNN là 0,01A.
- 1 vôn kế có GHĐ 6V và ĐCNN 0,1 V.
- 1 công tắc, 2 bóng đèn pin cùng loại.
- 7 đoạn dây nối.
- Mẫu báo cáo cuối bài cho mỗi HS.
III. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động 1: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS - Nêu mục tiêu của bài thực hành.
GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS và phân đồ thí nghiệm.
GV thông báo : Tìm hiểu mạch điện song đo hiệu điện thế và cường độ dòng điện đối với mạch điện này. Mạch điện trong gia đình chúng ta là mạch điện song.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính.
Hoạt động . Tìm hiểu và mắc song song hai bóng đèn.
GV cho HS quan sát mạch điện hình 28.1 
HS trả lời các câu hỏi C1, C2.
Các nhóm lắp mạch điện như trong SGK. 
1. Mắc song song hai bóng đèn.
C1.
- Hai điểm M, N là hai điểm nối chung của hai bóng đèn.
- Các mạch rẽ là : M12N và M34N.
- Mạch chính gồm đoạn nối điểm M với cực dương và đoạn nối điểm N qua công tắc tới cực âm của nguồn điện.
Hoạt động 3 . Đo hiệu điện thế của đoạn mạch mắc song song.
GV yêu cầu HS mắc vôn kế vào điểm 1 và 2 và vẽ sơ đồ vào báo cáo.
HS tiến hành lắp và đo.
GV quan sát và giúp đỡ nếu cần.
GV lưu ý HS mỗi phép đo đóng công tắc 3 lần đo 3 giá trị rồi tính trung bình.
2. Đo hiệu điện thế của đoạn mạch mắc song song.
Mắc vôn kế vào 1 và 2.
Tương tự mắc vôn kế vào 3 và 4.
Hoạt động 4 . Đo cường độ dòng điện với đoạn mạch song song.
GV đề nghị HS để nguyên mạch điện đã mắc thay vôn kế bằng ampe kế và tiến hành như SGK
Gv lưu ý HS mắc am pe đã đúng chưa.
- Tương tự như đo hiệu điện thế đo cường độ dòng điện HS tiến hành đóng khóa K 3 lần đo rồi tính giá trị trung bình ghi vào báo cáo.
Nếu đo chính xác là I = I1 + I2.
Nếu sai số thì GV cần xữ lí kết quả.
3.Đo cường độ dòng điện với đoạn mạch song song.
Hoạt động 5: Củng cố bài học, nhận xét và đánh giá công việc của HS.
- GV yêu cầu HS nhắc lại các quy luật về cường độ dòng điện và hiệu điện thế của mạch song song.
- GV nhận xét về ý thức, thái độ làm việc của các nhóm HS và đánh giá kết quả TN.
- HS nộp báo cáo.
- Nếu còn thời gian GV giao bài tập về nhà cho HS 
 ________#@@&?@#________
TUẦN 34 Ngày soạn: 26/04/2009
Tiết 34 Ngày dạy: 01/05/2009
Bài 29 AN TOÀN KHI SỬ DỤNG ĐIỆN
I. Mục tiêu.
1. Biết giới hạn nguy hiểm của dòng điện với cơ thể người.
2. Biết sự dụng đúng loại cầu chì để tránh tác hại của hiện tượng đoản mạch.
3. Biết và thực hiện một số quy tắc ban đầu để đảm bảo an toàn khi sử dụng điện.
II. Chuẩn bị.
Đối với cả lớp:
- Một số loại cầu chì có ghi số ampe trên đó.
- Một bộ đổi điện có các mức điện thế 3,6,9,12,15 có đầu ra xoay chiều và đầu ra một chiều.
- 1 công tắc + 7 đoạn dây dẫn thường làm TN.
- Tranh vẽ to H 29.1 của SGK.
- 1 bút thử điện.
III. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động 1. Trả báo cáo bài 28 – Giới thiệu bài học.
- GV trả báo cáo thực hành cuả bài 28, nêu các nhận xét, đánh giá chung và một vài trường hợp cụ thể.
- GV giới thiệu: Dòng điện có thể gây nguy hiểm cho cơ thể người, do đó khi sử dụng điện cũng như sửa chữa cần phải tuân theo các quy tắc để đảm bảo an toàn. Bài học này chúng ta sẽ tìm hiểu những quy tắc đó.
Hoạt động của GV Và HS
Nội dung chính.
Hoạt động 2: Tìm hiểu các tác dụng và giới hạn nguy hiểm của dòng điện đối với cơ thể người.
Gv chuẩn bị một ổ cắm có điện và dùng bút thử điện cho HS quan sát.
HS quan sát và trả lới C1.
GV nhắc lại cách dùng bút thử điện.
HS làm lắp mạch điện theo sơ đồ SGK.
- Quan sát bóng đèn và hoàn thành nhận xét.
- GV cho HS ôn lại tác dụng sinh lí đã học ở bài 23.
- HS đọc mục 2 để tìm hiểu về giới hạn nguy hiểm của dòng điện.
- GV lưu ý các giới hạn nguy hiểm của dòng điện.
I. Dòng điện đi qua cơ thể người có thể gây ra những nguy hiểm.
1. Dòng điện có thể đi qua cơ thể người.
C1 Cho đầu bút thử điện chạm và dây nóng và tay cầm phải tiếp xúc với kẹp sắt của bút.
Nhận xét: 
Dòng điện có thể chạy qua cơ thể khi chạm vào mạch điện tại bất cứ (mọi) vị trí nào của cơ thể.
2.Giới hạn nguy hiểm đối với dòng điện đi qua cơ thể.
- I = 25mA đi qua ngực gây tổn thương tim.
- I từ 70mA ứng với U là 40V chạy qua cơ thể người làm tim ngứng đập.
Hoạt động 3: Tìm hiểu hiện tượng đoản mạch và tác dụng của cầu chì.
HS đọc và quan sát TN của GV.
GV vẽ sơ đồ và tiến hành làm TN cho HS quan sát.
- Đo các số chỉ của ampe, trong hai trường hợp.
- GV nhẫn mạnh đây là hiện tường đoản mạch.
HS cắn cứ vào kết quả đo của GV hoàn thành C2
HS tìm hiểu tác dụng của cầu chì.
Nhớ lại những hiểu biết về cầu chì.
GV làm thí nghiệm cho HS quan sát.
Trả lời C3- C5 
GV có thể lấu VD.
II. Hiện tượng đoản mạch và tác dụng của cầu chì.
1. Hiện tượng đoản mạch (ngắn mạch)
C2. Khi bị đoản mạch dòng điện trong mạch có cường độ (lớn hơn).
*Các tác hại của hiện tượng đoản mạch.
- Cường độ tăng lên quá lớn có thể làm nóng chảy hoặc làm cháy vỏ bọc cách điện hoặc các bộ phận khác tiếp xúc với nó hoặc để gàn nó. Từ đó có thể gây hỏa hoạn.
- Dây tóc bóng đèn đứt, dây quấn ở quạt điện nóng chảy và đứt, bị hư hỏng.
2. Tác dụng của cầu chì.
 C3 Khi đoản mạch xẩy ra thì cầu chì nóng lên và bị đứt và ngắt mạch.
C4 Dòng điện chạy qua có cường đọ vượt quá giá trị đó thì cầu chì sẽ đứt.
C5. Nên dùng cầu chì có ghi số 1,2A hoặc 1,5A.
Hoạt động 4: Tìm hiểu các quy tắc an toàn (bước đầu) khi sử dụng.
GV yêu cầu HS đọc mục III để tìm hiểu các quy tắc an toàn.
GV đăt câu hỏi liên quan đến các quy tắc.
GV nhấn mạnh làm chỉ làm Tn với hiệu điện thế dưới 40 V vì sao?
Tương tự vậy GV nhấn mạnh cho HS nắm được.
HS trả lời câu C6.
III. Các quy tắc an toàn khi sử dụng điện.
SGK
C6. Ở H29.5a, lõi dây điện có chổ bị hở, nếu vô ý chạm phải có thể bị điẹn giật và rất nguy hiểm.
Cách khắc phục: Dùng bang dính cách điện có nhiều lớp thật kín lõi dây.
- H 29.5b, Nắp cầu chì ghi lại 2A nối lại bằng dây chì ghi 10A là quá xa mức quy định, nếu như vậy do sự cố dònh điện chạy trong mạch có cường độ tới 9A dây chì này chưa đứt,còn dụngcụ dùng điện cầu chì này có thể bị hỏng.
Cách khắc phục: Chỉ dùng dây chì có ghi số 2A để lắp váo nắp cầu chì.
- H29.5c, Lưu ý chân tiếp xúc với đất.
- Em nhỏ đang bật công tắc.
Hoạt động 5 Củng cố, dặn dò..
- GV yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ, đọc phần có thể em chưa biết.
- Giao bài tập về nhà 
- Chuẩn bị cho bài tổng kết chương.

Tài liệu đính kèm:

  • docly 7 ca nam.doc