Giáo án Vật lý 7 có tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường

Giáo án Vật lý 7 có tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường

 CHƯƠNG I: QUANG HỌC

Tiết1: Bài 1: NHẬN BIẾT ÁNH SÁNG – NGUỒN SÁNG VÀ VẬT SÁNG (GDBVMT)

I. Mục tiêu:

* Kiến thức:

 - Bằng thí nghiệm HS thấy được muốn biết được ánh sáng thì ánh sáng phải truyền vào mắt ta. Ta nhìn thấy các vật khi có ánh sáng từ các vật đó truyền vào mắt ta.

 - Phân biệt được nguồn sáng, vật sáng. Nêu được ví dụ về nguồn sáng, vật sáng.

* Kỹ năng:

- Biết làm thí nghiệm để rút ra điều kiện nhận biết ánh sáng và nguồn sáng.

* Thái độ: Nghiêm túc khi quan sát hiện tượng.

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

*Học sinh: Mỗi nhóm: - Một hộp kín bên trong có bóng đèn pin.

 

doc 96 trang Người đăng vultt Lượt xem 1561Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Vật lý 7 có tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS: 14/8/2010 
 Chương i: quang học
Tiết1: Bài 1: nhận biết ánh sáng – nguồn sáng và vật sáng (gdbvmt)
I. Mục tiêu:
* Kiến thức: 
 - Bằng thí nghiệm HS thấy được muốn biết được ánh sáng thì ánh sáng phải truyền vào mắt ta. Ta nhìn thấy các vật khi có ánh sáng từ các vật đó truyền vào mắt ta.
 - Phân biệt được nguồn sáng, vật sáng. Nêu được ví dụ về nguồn sáng, vật sáng.
* Kỹ năng:
- Biết làm thí nghiệm để rút ra điều kiện nhận biết ánh sáng và nguồn sáng.
* Thái độ: Nghiêm túc khi quan sát hiện tượng.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
*Học sinh: Mỗi nhóm: - Một hộp kín bên trong có bóng đèn pin.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
Hoạt động 1:(10p) Tổ chức tình huống học tập.
GV yêu cầu HS đọc phần thu thập thông tin của chương cho biết trong chương 1 cần phải nghiên cứu những vấn đề gì? 
? Cho biết trong gương là chữ mít thì trong tờ giấy là chữ gì? 
GV yêu cầu 1 HS đọc phần mở bài trong SGK dự đoán xem bạn nào sai bao nhiêu bạn ? 
GV để biết được bạn nào sai thì ta đi tìm hiểu xem khi nào ta nhận biết được ánh sáng? 
Hoạt động 2:(7p) Tìm hiểu khi nào ta nhận biết được ánh sáng. 
 ? Yêu cầu HS đọc phần quan sát và thí nghiệm cho biết trường hợp nào mắt ta nhận biết được ánh sáng?
HS: Trường hợp 2, 3 
? Trong những trường hợp mắt ta nhận biết được ánh sáng có điều kiện gì giống nhau? 
? Dựa vào các điều kiện trên ta có thể điền vào câu kết luận như thế nào? 
GV: Ta nhìn thấy ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt ta vậy ta nhìn thấy một vật khi nào? 
I/ Nhận biết ánh sáng :
C1: Trường hợp 2, 3.
 Điều kiện giống nhau là: có ánh sáng và mở mắt nên ánh sáng lọt vào mắt. 
*Kết luận: Mắt ta nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt ta.
Hoạt động 3: (10p)Nghiên cứu trong điều kiện nào ta nhìn thấy một vật
?Quan sát h1.2a , h1.2bvà thông tin SGK cho biết mục đích làm thí nghiệm này là gì? nêu dụng cụ và cách quan sát thí nghiệm?
HS: mục đích để quan sát xem khi nào ta nhìn thấy 1 vật..... 
? Dự đoán xem trong 2 trường hợp trên trường hợp nào nhìn thấy tờ giấy trắng? 
HS: ....
GV:Yêu cầu các nhóm nhận dụng cụ thí nghịêm làm thí nghịêm thảo luận trả lời C2?
? Nguyên nhân nhìn thấy tờ giấy trắng trong hộp kín? 
HS: ánh sáng chiếu đến tờ giấy trắng, ánh sáng từ tờ giấy trắng chiếu đến mắt nên mắt nhìn thấy tờ giấy trắng.
? ánh sáng không đến mắt thì có nhìn thấy ánh sáng không? 
? Vậy khi nào ta nhìn thấy một vật?
GDBVMT: ở các thành phố lớn do các nhà cao tầng che chắn nên học sinh thường phải học tập dưới ánh sáng nhân tạo điều này có hại cho mắt. để làm giảm tác hại này, học sinh cần phải có kế hoạch học tập và vui chơi dã ngoại.
? Trong hộp trên hãy cho biết đâu là nguồn sáng và đâu là vật sáng? 
HS: Tờ giấy trong hộp gọi là vật sáng, chiếc đèn pin chiếu vào tờ giấy gọi là nguồn sáng.
? Vậy thế nào là nguồn sáng thế nào là vật sáng, nguồn sáng và vật sáng khác nhau ở chỗ nào? 
II/ Nhìn thấy một vật: 
*Kết luận: Ta nhìn thấy một vật khi có ánh sáng từ vật đó truyền vào mắt ta.
Hoạt động 4: (8p)Phân biệt nguồn sáng và vật sáng
? Nguồn sáng là gì, vật sáng là gì? 
? Trong thí nghiệm trên đâu là nguồn sáng đâu là vật sáng? 
HS: Đèn pin gọi là nguồn sáng, còn đèn pin và tờ giấy gọi là vật sáng.
? Nguuồn sáng và vật sáng khác nhau ở chỗ nào? 
HS: Nguồn sáng tự nó phát ra ánh sáng, còn vật sáng không tự phát ra ánh sáng mà hắt lại ánh sáng khi có ánh sáng chiếu vào nó. 
III/ Nguồn sáng và vật sáng:
+ Nguồn sáng là vật tự phát ra ánh sáng.
+ Vật sáng bao gồm nguồn sáng và những vật hắt lại ánh sáng chiếu vào nó.
Hoạt động 5: Củng cố vận dụng (8p)
? Yêu cầu HS vận dụng kiến thức đã học trả lời C4, C5? 
? Tại sao lại nhìn thấy cả vệt sáng? 
GV yêu cầu HS về nhà đọc mục có thể em chưa biết và trả lời câu hỏi ta nhìn thấy vật màu đỏ khi nào? vật đen có phải là vật sáng không? 
IV/ Vận dụng: 
C4: Bạn thanh đúng vì ánh sáng từ đèn pin không chiếu vào mắt nên mắt không nhìn thấy được.
C5: Khói gồm các hạt li ti các hạt này được chiếu sáng trở thành các vật sáng nên ánh sáng từ các hạt đó truyền tới mắt.
- Các hạt xếp gần như liền nhau nằm trên đường truyền của ánh sáng nên tạo thành vệt sấng mà mắt ta nhìn thấy.
 Hoạt động 6: Hướng dẫn học ở nhà( 2p) 
 - Học thuộc phần ghi nhớ SGK.
 - Đọc phần có thể em chưa biết.
 - Làm bài tập 1.1 đến 1.5 SBT
 - Đọc trước bài 2 sự truyền thẳng ánh sáng.
NS: 19/8 /2009 
 Tiết2: Bài 2: sự truyền ánh sáng 
I. Mục tiêu:
* Kiến thức: 
 - Biết làm thí nghiệm để xác định được đường truyền của ánh sáng.
 - Phát biểu được định luật truyền thẳng ánh sáng.
 - Biết vận dụng định luật truyền thẳng ánh sáng vào xác định đường thẳng trong thực tế.
 - Nhận biết được đặc điểm của 3 loại chùm sáng.
* Kỹ năng:
 - Biết làm thí nghiệm để tìm ra định luật truyền thẳng ánh sáng. 
 - Biết dùng thí nghiệm để kiểm tra một hiện tượng về ánh sáng.
* Thái độ: Vận dụng kiến thức vào cuộc sống.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
*Học sinh: Mỗi nhóm: - Một ống nhựa cong, một ống nhựa thẳng, một nguồn sáng dùng pin, 3 màn chắn có lỗ đục như nhau, 3 đinh ghim mạ mũ nhựa to.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
Hoạt động 1:(10p) Kiểm tra bài cũ + tổ chức tình huống học tập
?1: Khi nào ta nhận biết được ánh sáng ? khi nào ta nhìn thấy vật? giải thích hiện tượng khi nhìn thấy vết sáng trong khói hương? 
?2: Chữa bài tập 1.1, 1.2 SBT.
GV yêu cầu HS nhận xét cho điểm.
GV cho HS đọc phần mở bài SGK hỏi em có suy nghĩ gì về thắc mắc của Hải? HS nêu dự kiến.....
GV Để biết ý kiến nào đúng ta sẽ nghiên cứu bài hôm nay.
HS1: - SGK
- Khói gồm nhiều hạt nhỏ li ti, các hạt khói được đền chiếu sáng trở thành các vật sáng. Các vật sáng nhỏ li ti xếp gần nhau tạo thành một vệt sáng mà ta nhìn thấy.
HS2:Bài 1.1 C
 Bài 1.2 B.
Hoạt động 2: (15p) Nghiên cứu tìm qui luật đường truyền của ánh sáng
? Các em hãy dự đoán xem ánh sáng truyền đi theo đường cong, thẳng hay là đường gấp khúc? 
HS: .....
? Nêu phương án để kiểm tra dự đoán này?
GV:Yêu cầu HS quan sát thí nghiệm h2.1 nêu mục đích, dụng cụ và cách làm thí nghiệm? 
? Các nhóm nhận dụng cụ quan sát và cho biết dùng ống cong hay ống thẳng sẽ nhìn thấy dây tóc bóng đèn pin phát sáng? 
? Không có ống thẳng thì ánh sáng có truyền theo đường thẳng không? 
? Điều đó được kiểm tra như thế nào? GV yêu cầu HS thực hiện phương án kiểm tra như SGK .
? Quan sát h2.2 cho biết dụng cụ và cách tiến hành thí nghiệm? 
HS: + Bật đèn
 + Để 3 màn chắn 1, 2, 3 sao cho nhìn qua 3 lỗ A, B, C vẫn thấy đèn sáng.
 + Kiểm tra 3 lỗ xem có thẳng hàng không? 
 + Để lệch một trong 3 bản quan sát đèn? ( không thấy đèn sáng)
? Qua thí nghiệm trên ta rút ra kết luận gì ? 
 GV ngoài môi trường không khí môi trường nước, tấm kính, thuỷ tinh thì ánh sáng cũng truyền theo đường thẳng
? Có nhận xét gì về tính chất của các môi trường này? 
HS: Các môi trường này trong suốt, .mọi vị trí trong các môi trường đó có tính chất như nhau nên gọi là đồng tính.
? Ta có thể rút ra định luật truyền thẳng ánh sáng như thế nào? 
GV vậy đường truyền của tia sáng được biểu diễn như thế nào? 
I/ Đường truyền của ánh sáng . 
1/ Thí nghiệm: 
C1: ống thẳng nhìn thấy dây tóc bóng đèn đang phát sáng.chứng tỏ ánh sáng từ dây tóc bóng đèn qua ống thẳng tới mắt.
 ống cong không nhìn thấy dây tóc bóng đèn sáng chứng tỏ ánh sáng từ dây tóc không truyền theo đường cong.
C2: 3 lỗ A, B , C thẳng hàng dẫn dến ánh sáng truyền đi theo đường thẳng.
*Kết luận: Đường truyền của ánh sáng trong không khí là đường thẳng.
*Định luật truyền thẳng ánh sáng: 
 Trong môi trường trong suốt và đồng tính, ánh sáng truyền đi theo đường thẳng.
Hoạt động 3: (10p) Nghiên cứu thế nào là tia sáng, chùm sáng
? Yêu cầu HS đọc thông tin SGK cho biết người ta qui ước tia sáng như thế nào? 
? Qui ước vẽ chùm sáng như thế nào?
GV(Chốt) chùm sáng trong thực tế có rất nhiều tia. 
? Quan sát h2.5 cho biết có mấy loại chùm sáng? 
?Thế nào gọi là chùm sáng song song? hội tụ, phân kỳ? 
GV yêu cầu HS vẽ các chùm tia song song, hội tụ, phân kì vào vở.
II/ Tia sáng và chùm sáng: 
+ Đường thẳng có mũi tên chỉ hướng gọi là tia sáng.
S
M
+ SM là một tia sáng.
+ Vẽ chùm sáng thì chỉ cần vẽ 2 tia sáng ngoài cùng.
+ Có 3 loại chùm sáng: 
Chùm song song 
 chùm hội tụ 
chùm phân kỳ.
C3: a/ Không giao nhau
 b/ giao nhau
 c/ loe rộng
Hoạt động 4:(8p) vận dụng 
GV yêu cầu HS làm C4, C5, SGK hoạt động cá nhân.
GV yêu cầu HS đọc câu C5 và nêu cách điều chỉnh 3 kim thẳng hàng.( theo qui luật xếp hàng)
III/ Vận dụng: 
 C4: Qua hai thí nghiệm trên thì chứng tỏ ánh sáng từ đèn phát ra truyền tới mắt đi theo đường thẳng.
C5: Cách quan sát : 
 + Đặt mắt sao cho mắt chỉ nhìn thấy kim gần mắt nhất mà không nhìn thấy 2 kim còn lại.
Giải thích: kim 1 là vật chắn sáng của kim 2, kim 2 là vật chắn sáng của kim 3, do ánh sáng truyền đi theo đường thẳng nên ánh sáng từ kim 2, 3 bị chắn không tới mắt.
Hoạt động 5: Hướng dẫn học ở nhà( 2p) 
 - Học thuộc phần ghi nhớ SGK.
 - Đọc phần có thể em chưa biết. 
 - Làm bài tập 2.1 đến 2.4 SBT
 - Làm thêm ở sách bài tập vật lý nâng cao 7 ( lớp 7A)
NS: 26/8/2009 
 Tiết3: Bài 3: ứng dụng định luật 
 truyền thẳng của ánh sáng
I. Mục tiêu:
* Kiến thức: 
 - Nhận biết được bóng tối, bóng nửa tối, giải thích.
 - Giải thích được vì sao có hiện tượng nhật thực và nguyệt thực.
* Kỹ năng:
- Vận dụng định luật truyền thẳng ánh sáng giải thích một số hiện tượng trong thực tế và hiểu được ứng dụng của định luật truyền thẳng ánh sáng.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
*Học sinh: Mỗi nhóm: - 1 đèn pin, một cây nến, một vật cản bằng bìa dày, một màn, 
Cả lớp: 1 hình vẽ nhật thực và nguyệt thực.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
Hoạt động1: (8p) Kiểm tra bài cũ+ Đặt vấn đề bài mới 
?1:Phát biểu định luật truyền thẳng ánh sáng? đường truyền của tia sáng được biểu diễn như thế nào? vẽ hình minh hoạ? chữa bài 2.1 SBT.
?2: Chữa bài: 2.2, 2.3 SBT.
GV yêu càu học sinh nhận xét cho điểm.
GV ĐVĐ thời xưa chưa có đồng hồ người ta thường nhìn vị trí bóng nắng để biết giờ vậy căn cứ vào đâu để biết được giờ trong ngày “ gọi là đồng hồ mặt trời’’?
HS1: 2.1.Không nhìn thấy vì ấnh sáng từ đèn phát ra truyền đi theo đường thẳng CA. Mắt ở bên dưới đường CA nên ánh sáng từ đèn không truyền vào mắt được. Phải để mắt trên đường CA kéo dài.
HS2: Làm tương tự như cắm 3 đinh thẳng hàng ở câu 5.Đội trưởng đứng trước người thứ nhất sẽ thấy người này che khuất tất cả những người khác trong hàng.
Hoạt động 2: Quan sát hình thành khái niệm bóng tối, bóng nửa tối
( 15p)
? Quan sát h3.1 đọc thông tin SGK cho biết mục đích làm thí ng ... thế giữa 2 đầu bóngđèn 1
Nhóm 3,4 mắc vôn kế vào 2 điểm3, 4để đo hiệu điện ths giữa 2 đầu đèn2
Nhóm 5,6 mắc vôn kế vào 2 điểmM, N để đo hiệu điện thế giữa 2 đầu đèn 1 và đèn 2.
GV yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả đo được ? 
? Qua thí nghiệm trên có nhận xét gì về hiệu điẹn thế giữa 2 đầu đèn 1 hiệu điện thế giữa 2 đàu đèn 2 và hiệu điện thế giữa 2 điểm M,N? 
2/ Đo hiệu điện thế đối với đoạn mạch mắc song song.
N
M
*U12 =U34 =UMN
*Nhận xét: Hiệu điện thế giữa hai đầu các bóng đèn mắc song song bằng nhau bằng hiệu điện thế giữa 2 điểm nối chung.
Hoạt động 4: Đo cương độ dòng điện (10p) 
,
? Muốn đo cường độ dòng điện qua các mạch rẽ ta phải mắc Am pe kế như thế nào? 
HS Mắc nối tiếp với các bóng đèn.
? yêu cầu HS mắc Am pe kế như hình 28.2 
Nhóm 1,2 mắc Am pe kế nối tiếp với bóng đèn 1đo cường độ dòng điện qua bóng đèn 1 ? 
Nhóm 3,4 mắc Am pe kế nối tiếp với bóng đèn 2 để đo cường độ dòng điện qua bóng đèn 2? 
Nhóm 5,6 mắc Am pe kế vào mạch chính để đo cường độ dòng điện qua mạch chính? 
? Nhận xét mối liên hệ giữa cường độ dòng điện mạch chính và các mạch rẽ? 
? Qua bài thực hành hôm nay em hãy cho biết cường độ dòng điện và hiệu 
điện thế của đoạn mạch mắc song song có đặc điểm gì? 
? yêu cầu HS các nhóm hoàn thành báo cáo thí nghiệm.
3/ Đo cường độ dòng điện của đoạn mạch mắc song song: 
* I =I1 + I2 
*Nhận xét: Cường độ dòng điện mạch chính bằng tổng các cường độ dòng điện mạch rẽ.
Hoạt động 5 :Hướng dẫn học ở nhà( 3p) 
-Thu báo cáo, nhận xét tiết thực hành, Làm bài tập 28.1 đến 28.5SBT 
NS: 26/4/2009
 Tiết33: Bài 29: an toàn khi sử dụng điện
 I/ Mục tiêu: 
* Kiến thức: 
 - Biết giới hạn nguy hiểm của dòng điện đối với cơ thể người.
 - Biết sử dụng đúng loại cầu chì để chấnh tác hại của hiện tượng đoản mạch
 - Biết và thực hiện một số qui tắc ban đầu để đảm bảo an toàn khi sử dụng điện .
* kĩ năng: Nhận biết một số hiện tượng không an toàn khi sử dụng điện.
 * Thái độ : Có ý thức sử dụng điện an toàn.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
*Học sinh :Mỗi nhóm: : 2 pin1.5V, 1 công tắc, bóng đèn pin ,Am pe kế, cầu chì, mô hình người điện.
Cả lớp; 1 số loại cầu chì có ghi (A), bút thử điện, ắc qui 12V, 6V
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ + đặt vấn đề vào bài mới( 5p)
?1 nêu các tác dụng của dòng điện ? dòng điện qua cơ thể người có lợi hay có hại? 
GVCó điện rất thuận lợi cho sinh hoạt nhưng nếu không biết sử dụng an toàn dẫn đến nguy hiểm đến tính mạng vậy sử dụng điện như thế nào là an toàn? 
Hoạt động 2: Tìm hiểu các tá dụng của dòng điện đối với cơ thể người(15p)
GV yêu cầu HS trả lời C1? 
HS: Đầu bút tiếp xúc với dây nóng, tay cầm tiếp xúc với chốt kim loại 
? GV yêu cầu HS quan sát h29.1 mắc mạch điện như hình vẽ nhận xét hiện tượng sảy ra?
? Có phải bất kì trường hợp nào cũng gây ra nguy hiểm hay không? 
? yêu cầu HS đọc thông tin mục 2 làm bài tập 29.2 SBT trang 30.
TRên 25mA Cơ co giật
TRên 70mA Làm tổn thương tim
Trên 10mA Tim ngừng đập
 ? Hãy cho biết dòng điện có cường độ bao nhiêu, hiệu điện thế bao nhiêu sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng con người? 
1/ Dòng điện đi qua cơ thể người có thể gây nguy hiểm: 
*Nhận xét: Dòng điện có thể đi qua thể người khi chạm vào mạch điện tại bất kì vị trí nào của cơ thể.
2/ Giới hạn nguy hiểm đối với dòng điện đi qua cơ thể người.
*Cường độ dòng điện trên 70mA, hiệu điện thế trên 40V sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng con người.
Hoạt động 3: Tìm hiểu hiện tượng đoản mạch , tác dụng của cầu chì(10p) 
? GV Làm thí nghiệm h29.2 yêu cầu HS đọc số chỉ I1 = 
GV làm hiện tượng đoản mạch bằng cách mắc thêm dây nối đọc số chỉ I2 = 
? So sánh I1 và I2 nêu nhận xét? 
? Tác dụng của đoản mạch là gì? 
? Khắc phục hiện tượng đoản mạch náy như thế nào? 
? Quan sát h29.3 cho biết khi bị đoản mạch hiện tường gì sảy ra đối với cầu chì? ( dây chì đứt, chảy)
? Quan sát h29.4 cho biết ý nghĩa số Am pe ghi trên cầu chì? ( Khi cường độ dòng điện lớn hơn 1A thì dây chì đứt) 
? Yêu cầu HS làm C5( Chọn dây chì 1.2A là phù hợp)
II/ hiện tượng đoản mạch và tác dụng của cầu chì;
1/ Hiện tượng đoản mạch (ngắn mạch)
a/ Thí nghiệm:
b/ Nhận xét: Khi bị đoản mạch cường độ dòng điện trong mạch có cường độ lớn hơn bình thường.
*Khi bị đoản mạch thì cường độ dòng điện tăng đột ngộtthiết bị hỏng cháy.
2/ Tác dụng của cầu chì:
Hoạt động 4: Tìm hiểu các qui tắc an toàn khi sử dụng điện(12p) 
,
?Yêu cầu HS đọc thông tin SGK hãy cho biết khi sử dụng điện cần phải tuân thủ theo những qui tắc nào? 
? Yêu cầu HS làm C6? 
III/ Các quiắtc an toàn khi sử dụng điện: ( SGK) 
C6: a/ Dây hở có thể gây điện giật hoắc hiện tượng đoản mạch .
Khác phục: Ngắt mạch điện dùng băng dính nối lại chỗ dây bị đứt
 b/ Nắp cầu chì ghi 2A, dây chì ghi 10A . Nếu cường độ dòng điện lớn hơn 2A và nhỏ hơn 10A dây chì chưa đứt nên không bảo vệ được dụng cụ dùng điện.
Khắc phục; Dùng dây chì 2A.
c/ Người lớn đang lắp đèn, trẻ em đang đóng điện, đi chân đất rất nguy hiểm đến tính mạng.
Khắc phục : Đeo dép, lắp đèn song mới đóng điện.
Hoạt động 5 :Hướng dẫn học ở nhà( 3p)
	- Học thuộc ghi nhớ SGK 
 - Làm bài tập 29.1 đến 29.4 SBT 
	- Ôn tập chương 3 trả lời phần tự kiểm tra. 
 Ngày soan: 1 / 5/ 2009. 
 Tiết34: Bài 30 : tổng kết chương III
I/ Mục tiêu: 
* Kiến thức: 
 - Hệ thống lại toàn bộ kiến thức chương điện học, vận dụng kiến thức tổng hợp để giải bài tập có liên quan. 
 - Rèn luyện kĩ năng giải thích một số hiện tượng trong thực tế, làm các bài tập đơn giản.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
GV: Hệ thống câu hỏi, bài tập 
HS: Đọc trước bài tổng kết chương 3
III/ Hoạt động dạy học: 
 Hoạt động của GV - HS
 Nội dung
 Hoạt động 1: Hệ thống lại kiến thức cơ bản của chương ( 35p)
? Khi nào thì chiếc thước nhựa bị nhiễm điện? 
VD: Thước nhựa bị nhiễm điện khi bị cọ xát bằng mảnh vaỉ khô.
? Đặt một số câu có từ cọ xát, nhiễm điện.
*Làm bài 1: vận dụng C
? Khi bị cọ xát thì mảnh vải khô mang điện tích gì? thước nhựa mang điện tích gì? 
? Có những loại điện tích nào? điện tích loại nào hút nhau , loại nào đẩy nhau? 
* Làm bài 2 Phần vận dụng
? Đặt câu với các cụm từ: vật nhiễm điện dương, vật nhiễm điệnâm, nhận thêm electon, mất bớt elẻcton
* Làm bài 3 Phần vận dụng
 - Mảnh ni lông nhận thêm e, miếng len mất bớt e.
? elec tron còn gọi là điện tích vậy khi các điện tích dịch chuyển được gọi là gì?
? Dòng điện trong kim loại là gì? chiều dòng điện trong kim loại có gì khác dòng điện trong mạch? 
** Làm bài 4 Phần vận dụng :C
? Kể tên 5 tác dụng của dòng điện? 
? Kim loại là chất dẫn điện hay cách điện? trong ví dụ sau đây vật liệu nào dẫn điện , vật liệu nào cách điện ở điều kiện thường? 
* Làm bài 5/ 86 phần vận dụng: C
? cho biết tên đơn vị cường độ dòng điện và tên dụng cụ đo cường độ dòng điện.
?Đơn vị hiệu điện thế là gì? Đo hiệu điện thế bằng dụng cụ nào? Hiệu điện thế được tạo ra từ đâu? 
? Trong đoạn mạch gồm 2 bóng đèn mắc nối tiếp thì cường độ dòng điện và hiệu điện thế có đặc điểm gi? 
* Làm bài 6/ 87 . 
?Trong đoạn mạch gồm 2 bóng đèn mắc// thì cường độ dòng điện và hiệu điện thế có đặc điểm gi? 
* Làm bài 7/87 
I/ Lý thuyết:
Sự nhiễm điện do cọ xát.
Vd: cọ xát là một cách làm nhiều vật nhiễm điện.
 2. Hai loại điện tích :
- Hai loại điện tích : cùng dấu đẩy nhau, khác dấu hút nhau.
- Vật nhiễm điện dương do mất bớt e
- vật hiễm điện âm do nhận thêm e
 3, Dòng điện:
- Dòng điên là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng
- Dòng điện trong kim loại là dòng các elec ron tự do dịch chuyển có hướng.
- Chiều dòng điện trong mạch: đi từ cực dương qua vật dẫn đến cực âm.
 - chiều dòng điện trong kim loại: ngược lại
4. Các tác dụng của dòng điện
Tác dụng: nhiệt, từ, phát sáng, sinh lí, hoá học.
5. Vật dẫn điện, vật cách điện
VD: tôn, đồng dẫn điện ( cho dòng điện chạy qua)
 - Sứ, kk, nhựa, ni lông cách điện
( không cho dòng điện chạy qua)
6, Cường độ dòng điện:(I)
 - Đơn vị cường độ dòng điện là am pe A, đo cường độ dòng điện là am pe kế.
7, Hiệu điện thế (U)
- Đơn vị hiệu điện thế là vôn, đo hiệu điện thế bằng vôn kế
- Hiệu điện thế được tạo ra giữa hai cực của nguồn điện.
*Trong đoạn mạch mắc nối tiếp: 
 I = I1 = I2
 U = U1 + U2 ..
*Trong đoạn mạch mắc // 
 I = I1 + I2
 U = U1 =U2 .. 
 Hoạt động 2: phần bài tập (10)
GV yêu cầu 3 hs lên bảng đồng thời làm 3 bài tập 
II/ Bài tập
Bài 27.3/ 28 SBT
Bài 27.4/ 28 SBT
28.4/29 SBT
 Hoạt đông 3: Hướng dẫn về nhà:
Hoàn thành trò chơi ô chữ
Xem lại toàn bộ nội dung ôn tậpchuẩn bị kiểm tra.
Bài tập hè
Bài 1: Vị trí đặt trống cách người nghe 510m, cách bức tường 250m.( 3 vị trí không thẳng hàng). người nghe đã ghe thấy tiếng vang sau khi nghe thấy tiếng trống 0,5giây. tính khoảng cách từ người đến bức tường . biết vận tốc truyền âm trong không khí là 340m/s.
A
B
D
510m
250
Người
Trống
Tường
C
HD: 
	Thời gian âm đi từ trống đến người là: 
T= AB/ V = 1,5s
-Am đi từ trống đến người bằng thời gian âm di từ trống đến tường đến điểm D
- Thời gian âm đi từ D đến A là 0,5s syu ra AD = 0,5. 340 = 170m 
- thời gian đi hết quãng đường BC là t = 250/ 340 = 0,735s
-thời gian đi hết quãng đường Dc là 1,5 – 0,375 = 0,765s
Quãng đường DC là; 0,765.340 = 260m
 Quãng đường từ tường tới tai người nghe là AD + DC =260 + 170 = 430m
A
B
272
510
Trống
Bài 2: Vị trí đặt trống cách người nghe 272m, cách bức tường 510m.( 3 vị trí không thẳng hàng). người nghe đã ghe thấy tiếng vang sau khi nghe thấy tiếng trống 1,5giây. Tính khoảng cách từ người đến bức tường . biết vận tốc truyền âm trong không khí là 340m/s.
Tường
Người
C
D
	Thời gian âm đi từ trống đến tai người nghe là: 
T= AB/ V = 0,8s
-quãng đường âm đi từ trống đến tường trong thời gian 0,8 giây là 272m.tại D
- Thời gian âm đi từ D đến C đến A là 1,5s suy ra DCA = 1,5. 340 = 510m 
 DC+ CA = 510 suy ra CA= 510 – DC = 510 – (510 -272) = 272m
Bài 3: Một vật hình mũi tên AB đặt trước một gương phẳng như hình vẽ. Hãy trình bày cách vẽ ảnh của mũi tên qua gương.( theo 2 trường hợp )
A
B
Bài 4: Số chỉ của vôn kế V1, V2 trong hình vẽ lần lượt là 5V, 13V. 
Số chỉ vôn kế V là bao nhiêu? Hiệu điện thế giữa 2 cực của nguồnđiện khi đó là bao nhiêu? 
Am pe kế chỉ 1A th điện qua đèn 1, đèn 2 là bao nhiêu? 
Khi côngtắc K ngắt, số chỉ của vôn kế và am pe kế là bao nhiêu? 
K
A
V
+
+
+
V2
V1
+
+
V
V
Bài 5: Số chỉ của các am pe kế A1, A2 trong hình vẽ lần lượt là 1A, 3A. 
Số chỉ vôn kế V là 24V hãy cho biết: 
a. Số chỉ am pe kế A là bao nhiêu? Hiệu điện thế giữa 2 cực của nguồn điện khi đó là bao nhiêu? 
c.Khi côngtắc K ngắt, số chỉ của vôn kế và am pe kế là bao nhiêu? 
K
V
+
Đ1
A1
A2
Đ2
A
+

Tài liệu đính kèm:

  • docGA ly 7 ca nam co GDMT tiet kiem nang luong.doc