Giáo án Vật lý 7 - Học kì I - Tiết 1: Nhận biết ánh sáng nguồn sáng và vật sáng

Giáo án Vật lý 7 - Học kì I - Tiết 1: Nhận biết ánh sáng nguồn sáng và vật sáng

Tiết 1 – Bài 1 : NHẬN BIẾT ÁNH SÁNG

 NGUỒN SÁNG VÀ VẬT SÁNG

I. Mục tiêu :

1. Bằng thí nghiệm khẳng định được rằng ta nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt ta và ta nhìn thấy vật khi có ánh sáng tù vật đó truyền vào mắt ta.

2. Phân biệt được nguồn sáng và vật sáng.

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh :

 1. Chuẩn bị của giáo viên:

 - Chuẩn bị cho mỗi nhóm :

 + 1 Hộp kín trong đó có dán sẵn 1 mảnh giấy trắng.

 + 1 Bóng đèn pin được gắn bên trong hộp như H1.2a SGK.

 3 . Cách tổ chức :

 - Lớp học : HĐ1; HĐ2, HĐ3, HĐ5, HĐ6.

 - Nhóm : HĐ4.

 

doc 5 trang Người đăng vultt Lượt xem 855Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lý 7 - Học kì I - Tiết 1: Nhận biết ánh sáng nguồn sáng và vật sáng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 1 – Bài 1 : 	 NHẬN BIẾT ÁNH SÁNG 
	 NGUỒN SÁNG VÀ VẬT SÁNG 
I. Mục tiêu : 
Bằng thí nghiệm khẳng định được rằng ta nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt ta và ta nhìn thấy vật khi có ánh sáng tù vật đó truyền vào mắt ta.
Phân biệt được nguồn sáng và vật sáng.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh :
	 1. Chuẩn bị của giáo viên:
	- Chuẩn bị cho mỗi nhóm :
	+ 1 Hộp kín trong đó có dán sẵn 1 mảnh giấy trắng.
	+ 1 Bóng đèn pin được gắn bên trong hộp như H1.2a SGK.
	3 . Cách tổ chức : 
	- Lớp học : HĐ1; HĐ2, HĐ3, HĐ5, HĐ6.
	- Nhóm : HĐ4.
III. Tổ chức hoạt đôïng dạy học :
	1. Hướng dẫn phương pháp học :( 7’)
	A. Dụng cụ học tập :
	- Vở : 1vở vật lý, 1 vở bài tập vật lý,
	- Sách : Sách vật lý 7, sách bài tập vật lý 7
	- Dụng cụ học tập : Thước kẻ, bút mực, bút chì, nháp, máy tính bỏ túi.
	B. Phương pháp học tập theo nhóm :
	- Chia nhóm phân công nhiệm vụ cho từng thành viên trong nhóm 
	+ Nhóm trưởng : Chịu trách nhiệm điều hành chung.
	+ Thư ký : Chịu trách nhiệm ghi kết quả.
	+ Các thành viên : Mõi người nhận một nhiệm vụ tuỳ theo hoạt động của nhóm, đồng thời theo dõi, quan sát hoạt động của các bạn khác cùng nhau thảo luận đồng thời báo cáo kết quả của cá nhân, của nhóm khi có yêu cầu, giữ gìn và thu dọn dụng cụ thí nghiệm.
	2. Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập (4’) 
	GV: Một người mắt không bị bệnh tật, có khi nào mở mắt mà không nhìn thấy vật để trước mắt không? Khi nào ta nhìn thấy một vật? Hảy nhìn ảnh chụp ở đầu chương và đọc chữ gì trên mảnh giấy?
	HS: Trả lời (có thể đúng, có thể sai)
	GV: Ảnh quan sát trong gương phẳng có tính chất gì? 
	 Những hiện tượng trên đều có liên quan đến ánh sáng và ảnh của các vật quan sát được trong các loại gương sẽ được chúng ta tìm hiểu trong chương này.
	HS: Đọc các câu hỏi trang 3.
	GV: Để trả lời các câu hỏi trên ở tùng nội dung trong chương sẽ được chúng ta tìm hiểu.
3. Thu thập và xử lý thông tin : 
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
2’Õ
11’
10’
6’
6’
Ø Hoạt động 2 : Tổ chức tình huống để dẫn đến câu hỏi: Khi nào ta nhận biết được ánh sáng?
- Đưa cái đèn pin ra, bật đèn và chiếu về phía HS.Ú Đèn sáng không? 
- Đưa cái đèn pin ra, bật đèn và để đèn pin ngang trước mặt .Ú Đèn sáng không? 
Ú Ở trường hợp 2 mặc dù đèn pin đã bật sáng mà ta vẫn không nhìn thấy được ánh sáng từ đèn pin phát ra!
ÚTrường hợp nào mắt ta nhận biết được có ánh sáng? 
 Ø Hoạt động 3 : HS tìm câu trả lời cho câu hỏi “ khi nào mắt ta nhận biết được ánh sáng”
- Trường hợp nào mắt ta nhận biết được có ánh sáng?
 + Ban đêm, đứng trong phòng có cửa gỗ đóng kín, không bật đèn, mở mắt.Ú Tại sao?
 + Ban đêm, đứng trong phòng kín cửa, mở mắt bật đèn.Ú Tại sao?
 + Ban ngày, đứng ngoài trời, mở mắt.Ú Tại sao?
 + Ban ngày, đứng ngoài trời, mở mắt, lấy tay che kín mắt.Ú Tai sao?
Ú Xử lý C1. 
Ø Hoạt động 4 :Nghiên cứu trong điều kiện nào ta nhìn thấy vật. 
- Ta nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng lọt vào mắt ta, nhưng điều quan trọng đối với chúng ta không phải là thấy ánh sáng chung chung mà là nhìn thấy, nhận biết được bằng mắt các vật xung quanh ta. Vậy khi nào ta nhìn thấy được một vật.
- Phân dụng cụ thí nghiệm theo nhóm.
- Yêu cầu HS đọc SGK. Sau đó làm thí nghiệm theo nhóm.
Ú Tổ chức thảo luận để rút ra kết luận
C2:
- Trường hợp nào ta nhìn thấy mảnh giấy trắng?
- Vì sao lại nhìn thấy?
Ú Kết luận.
- Căn cứ vào đâu mà em khẳng định rằng: ta nhìn thấy vật khi có ánh sáng từ vật đó truyền vào mắt ta.
Ø Hoạt động 5 :Phân biệt nguồn sáng, vật sáng.
C3:
- Ta nhìn thấy mảnh giấy trắng và dây tóc bóng đèn vì tư hai vật đó đều có ánh sáng đến mắt ta. Vậy vật nào tự phát ra ánh sáng, vật nào hắt lại ánh sáng do vật khác chiếu tới?
- Dây tóc bóng đèn là gọi là nguồn sáng. Ú Nguồn sáng là gì?
- Dây tóc bóng đèn và mảnh giấy trắng đều được gọi là vật sáng.Ú Vật sáng là gì?
- Em hãy kể tên ba nguồn sáng?
- Nói bóng đèn pin là vật sáng đúng hay sai?Ú Minh hoạ.
Ø Hoạt động 6 :Vận dụng.
C4: Yêu cầu HS đọc lai phần đặc vấn đề ở SGK Ú 
- Bạn nào nói đúng?
- Vì sao?
C5: Yêu cầu HS đọc SGK Ú 
- Vì sao ta nhìn thấy khói?
- Các hạt khói ta nhìn thấy tạo thành vệt sáng là vật gì?
- Cái gì là nguồn sáng?
- Vì sao ta nhìn thấy vệt sáng từ đèn xuyên qua khói?
- Quan sát và trả lời.
- Quan sát và trả lời.
- Trả lời.
- Suy nghĩ và trả lời.
- Suy nghĩ và trả lời.
- Suy nghĩ và trả lời.
- Suy nghĩ và trả lời.
- Trả lời.
- Nhận dụng cụ.
- Đọc SGK làm thí nghiệm theo nhóm.
- Trả lời.
- Trả lời.
- Điền vào ô trống.
- Trả lời.
- Trả lời.
- Trả lời.
- Trả lời. 
- Trả lời. 
- Trả lời. 
- Đọc SGK. 
- Trả lời. 
- Trả lời. 
- Đọc SGK. 
- Trả lời. 
- Trả lời. 
- Trả lời. 
- Trả lời. 
I.Nhận biết ánh sáng: 
 1.Quan sát và thí nghiệm: 
 2. Kết luận: Mắt ta nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt ta.
II. Nhìn thấy một vật:
 1. Thí nghiệm:
 2. Kết luận: Ta nhìn thấy một vật khi có ánh sáng từ vật truyền vào mắt ta.
III. Nguồn sáng, vật sáng:
- Nguồn sáng tự nó phát ra ánh sáng.
- Vật sáng gồm nguồn sáng và những vật hắt lại ánh sáng chiếu vào nó.
IV. Vận dụng:
IV. Củng cố và dặn dò:
	4. Củng cố ( 4’): Hướng dẫn HS làm BT 1.1; 1.2
	5. Dặn dò ( 2’) : Làm BT .1 đến 1.5
	 Đọc và tìm hiểu bài 2, có thể em chưa biết. 
v Bảng biểu :	
	C1.
	Mắt ta nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt ta.
	C2.
	Ta nhìn thấy một vật khi có ánh sáng từ vật truyền vào mắt ta.
	C3.
	Dây tóc bóng đèn tự nó phát ra ánh sáng gọi là nguồn sáng.
	Dây tóc bóng đèn phát sáng và mảnh giấy trắng hắt lại ánh sáng từ vật khác chiếu vào nó gọi chung là vật vật sáng.
V. Bổ sung:

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 1 Nhan biet anh sang, nguon sang va vat sang.doc