Giáo án Vật lý 7 kì 1 - Trường THCS ĐôngTiến

Giáo án Vật lý 7 kì 1 - Trường THCS ĐôngTiến

CHƯƠNG 1

 QUANG HỌC

Bài 1: NHẬN BIẾT ÁNH SÁNG- NGUỒN SÁNG VÀ VẬT SÁNG,

 MÔI TRƯỜNG

I.Mục tiêu:

1. Bằng thí nghiệm, HS nhận thấy : Muốn nhận biết được ánh sáng thì ánh sáng đó phải truyền được vào mắt ta.Ta nhìn thấy một vật khi có ánh sáng từ vật đó truyền vào mắt ta.Phân biệt được nguồn sáng và vật sáng.Nêu được thí dụ về nguồn sáng và vật sáng.

2. Làm và quan sát thí nghiệm để rút ra điều kiện để nhận biết ánh sáng và vật sáng.

3. Biết nghiêm túc quan sát hiện tượng khi chỉ nhìn thấy vật mà không cầm được

doc 39 trang Người đăng vultt Lượt xem 901Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Vật lý 7 kì 1 - Trường THCS ĐôngTiến", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tiết 1: Ngày soạn: 10/ 8 / 2010
 Chương 1
 Quang học
Bài 1: Nhận biết ánh sáng- Nguồn sáng và vật sáng,
 Môi trường
I.Mục tiêu: 
1. Bằng thí nghiệm, HS nhận thấy : Muốn nhận biết được ánh sáng thì ánh sáng đó phải truyền được vào mắt ta.Ta nhìn thấy một vật khi có ánh sáng từ vật đó truyền vào mắt ta.Phân biệt được nguồn sáng và vật sáng.Nêu được thí dụ về nguồn sáng và vật sáng.
2. Làm và quan sát thí nghiệm để rút ra điều kiện để nhận biết ánh sáng và vật sáng.
3. Biết nghiêm túc quan sát hiện tượng khi chỉ nhìn thấy vật mà không cầm được.
II. Chuẩn bị: Một hộp kín có ảnh bên trong, bóng đèn pin.
III. Tổ chức hoạt động dạy và học.
 Hoạt động 1: Tình huống học tập
GV: Yêu cầu HS tìm hiểu sgk về trọng tâm của chương, đặt vấn đề như SGK.
 Hoạt động 2: Tìm hiểu khi nào nhận biết được ánh sáng
Hoạt động của GV và HS
Ghi bảng
GV: Đặt vấn đề: Khi nào ta nhận thấy ánh sáng?
GV Yêu cầu HS đọc mục quan sát và thí nghiệm.
GV:? Trường hợp nào mắt ta nhận biết được ánh sáng?
HS: Trường hợp 2 và trường hợp 3.
GV?: Yêu cầu HS trả lời câu hỏi C1:
I. Nhận biết ánh sáng:
Quan sát và thí nghiệm:
- Trường hợp 2 và 3 có điều kiện giống nhau là : Có ánh sáng và mở mắt nên ánh sáng lọt và mắt.
* Kết luận: Mắt ta nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt ta.
GV: Đặt vấn đề: khi nào mắt ta nhìn thấy một vật
GV: Yều cầu HS đọc C2 tìm hiểu về : mục đích TN, cách bố trí, cách tiến hành TN
II. Nhìn thấy một vật:
 Đèn sáng; vì khi đó có ánh sáng từ vật truyền vào mắt ta.
 Hoạt động 3: Tìm hiểu điều kiện nhìn thấy một vật
GV?: Mục đích của TN này là gì? Cách bố trí và tiến hành như thế nào?(HS thảo luận theo nhóm)
HS: Nêu mục đích, cách bố trí và cách tiến hành TN.
GV: Yêu cầu HS làm TN, Trả lời C2..
HS: Tiến hành TN và trả lời C2:
GV?: Từ kết quả TN, em hãy rút ra kết luận về vấn đề đã nêu ở đầu mục.
*Rút ra kết luận: 
Ta nhìn thấy một vật khi có ánh sáng từ vật đó truyền vào mắt ta.
 Hoạt động 4: Phân biệt nguồn sáng và vật sáng
GV: Yêu cầu HS thảo luận C3, sau đó điền từ thích hợp vào kết luận tương ứng.
GV?: Làm thí nghiệm 1.3 có nhìn thấy bóng đèn sáng không?
GV?: TN1.2a và 1.3: ta nhìn thấy tờ giấy trắng và bóng đèn phát sáng. Vậy chúng có đặc điểm gì giống và khác nhau?
HS: Chúng có đặc điểm chung đó là đều phát ra ánh sáng.
GV: Thông báo thêm: mảnh giấy trắng.. .hắt lại ánh sáng từ vật khác chiếu tới nó còn được gọi là vật được chiếu sáng.
GV: Yêu cầu HS hoàn thành kết luận.
III. Nguồn sáng và vật sáng:
- Dây tóc bóng đèn tự phát ra ánh sáng, gọi là nguồn sáng.
- Dây tóc bóng đèn phát ra ánh sáng và mảnh giấy trắng hắt lại ánh sáng từ vật khác chiếu vào nó gọi chung là vật sáng.
 Hoạt động 5: Củng cố - Vận dụng
IV. Vận dụng: GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau:
 - Khi nào ta nhận biết được ánh sáng? Khi nào mắt ta nhìn thấy một vật?
 - Nguồn sáng và vật sáng khác nhau thế nào?
 GV: Yêu cầu HS trả lời các bài tập C4 và C5.
 HS: Làm việc cá nhân câu C4, C5, đọc mục “ có thể em chưa biết”
 * Môi trường : 
 ở các thành phố lớn , do nhà cao tầng che chắn nên học sinh thường phải học tập và làm việc dưới ánh nắng nhân tạo, điều này có hại cho mắt . Để làm giảm tác hại này , học sinh cần có kế hoạch học tập và vui chơi dã ngoại.
 Dặn dò : Về nhà trả lời các câu hỏi trong sách bài tập bài1 và đọc bài mới
 * Rút kinh nghiệm giờ dạy:
...................................................................................................................................
Tiết 2: Ngày soạn: 12 / 8 /2010	 
 Bài 2: sự truyền ánh sáng
I.Mục tiêu: 
 1. Biết làm thí nghiệm để xác định đường truyền ánh sáng.
 2. Phát biểu được định luật về sự truyền thẳng ánh sáng.
 3. Biết vận dụng định luật truyền thẳng ánh sáng để ngắm các vật thẳng hàng,
nhận biết 3 loại chùm sáng.
II. Chuẩn bị: Đèn chiếu có khe hở, ống trụ thẳng, ống trụ cong, đinh ghim.
III. Tổ chức hoạt động dạy và học: 
 Hoạt động 1: Kiểm tra - Tổ chức tình huống học tập
 A. Kiểm tra bài cũ:
 1. Khi nào ta nhận biết được ánh sáng? Khi nào mắt ta nhìn thấy một vật? Nguồn sáng khác vật sáng thế nào?
 Hoạt động của GV và HS
 Ghi bảng
GV?: ánh sáng truyền trong không khí..
theo đường nào?
HS dự đoán đường truyền của ánh sáng...
GV: Yêu cầu học sinh làm TN (hình 2.1) trả lời C1.
GV: Yêu cầu HS làm TN theo phương án C2 và báo cáo kết quả.
HS: Làm TN theo phương án C2 theo nhóm, báo cáo kết quả...rút ra kết luận.
GV: Yêu cầu HS rút ra kết luận về đường truyền của ánh sáng trong không khí. 
GV: Giải thích khái niệm môi trường trong suốt và đồng tính: Môi trường cho hầu hết ánh sáng truyền qua, và có tính chất như nhau ở mọi nơi.
GV: Thông báo kết luận tương tự khi làm lại thí nghiêm trên trong các môi trường nàyđ Yêu cầu h/s phát biểu định luật trong SGK.
 1. Thí nghiệm:
- ánh sáng từ dây tóc đèn truyền đến mắt theo ống thẳng
- Đường truyền của ánh sáng trong không khí là đường thẳng.
2. Định luật: 
 Trong môi trường trong suốt và đồng tính, ánh sáng truyền đi theo đường thẳng.
 2.Vì sao ta nhìn thấy vệt sáng trong khói hương? Trả lời bài tập 1 (SBT).
 B. ĐVĐ: Cho h/s đọc tình huống ở đầu bài, đề suất cách giải quyết...
 Hoạt động 2: Nghiên cứu quy luật đường truyền của ánh sáng
 Tìm hiểu tia sáng, chùm sáng
GV: Yêu cầu h/s đọc SGK: nêu quy ước về biểu diền đường truyền của ánh sáng. Thực hành vẽ tia sáng vào vở ( hình 2.3). nêu ví dụ về tia sáng trong thực tế.
HS: Tìm hiếu SGK, Quan sát TN của giáo viên đ quy ước biểu diễn đường truyền của ánh sáng bằng đường thẳng có mũi tên chỉ hướng gọi là tia sáng
II.Tia sáng và chùm sáng:
Biểu diễn đường truyền của ánh sáng:
 S 	M
 Biểu diễn đường truyền của ánh sáng bằng đường thẳng có mũi tên chỉ hướng gọi là tia sáng.
HS: Quan sát TN, nghe đ cách biểu diễn môt chùm sáng: vẽ 2 tia giới hạn của chùm sáng đó (H-2.5)
HS tìm hiểu SGK Thảo luận C3....đ Đặc điểm của các chùm sáng
Đặc điểm của các chùm sáng:
a) Chùm sáng song song gồm các tia sáng không giao nhau trên đường truyền của chúng.
b) Chùm sáng hội tụ gồm các tia sáng giao nhau trên đường truyền của chúng
c) Chùm sáng phân kỳ gồm các tia sáng loe rộng ra trên đường truyền của chúng.
 Hoạt động 3: Củng cố - Vận dụng
IV. Vận dụng:
GV: Yêu cầu HS
 - Nêu nội dung định luật truyền thẳng của ánh sáng,
 - Giải thích khái niệm về môi trường trong suốt và đồng tính.
 - Nêu quy ước về biểu diền đường truyền của ánh sáng
 - Nêu quy ước về biểu diễn một chùm sáng
 - Nêu các loại chùm sáng và đặc điểm của chúng.
 - Làm các bài tập vận dụng mục 4
HS: Làm việc cá nhân các bài tập C4 và C5, thảo luận lớp, ghi nhận kết quả,
 đọc mục “ có thể em chưa biết”
Dặn dò về nhà: Học thuộc ghi nhớ, làm lại các bài tập trong SBT và SGK.
 * Rút kinh nghiệm giờ dạy:
Tiết 3: Ngày soạn: 15/8/2010
 Bài 3: ứng dụng của địng luật 
 truyền thẳng của ánh sáng - môi trường
I.Mục tiêu: 
1. Nhận biết được bóng tối nữa bóng tối và giải thích
2. Giải thích được vì sao có hiện tượng nhật thực nguyệt thực.
3. Vận dụng định luật truyền thẳng ánh sáng giải thích được một số hiện tượng trong thực tế và hiểu được một số ứng dụng của định luật truyền thẳng của ánh sáng.
II. Chuẩn bị: 
Đèn pin, Cây nến,Vật cản bằng bìa dày, Màn chắn
Hình vẽ nhật thực, nguyệt thực.
III. Tổ chức hoạt động dạy và học.
 Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ- Tổ chức tình huống học tập 
 A. Kiểm tra bài cũ:
HS1: Phát biểu định luật truyền thẳng của ánh sáng. Vì vậy đường truyền của ánh sáng được biểu diễn như thế nào? chữa bài tập 1.
HS 2: Chữa bài tập 2-3
HS3: Chữa bài tập 4
 B. Tổ chức tình huống học tập: (SGK)
 Hoạt động 2: Quan sát hình thành khái niệm bóng tối và nữa bóng tối
Hoạt động của GV và HS
GV: Phát đồ TN cho HS và yêu cầu HS làm theo hướng dẫn:
+ Để đèn ra xa -> bóng đen rõ nét.
HS: Nghiên cứu SGK và chuẩn bị TN .
GV: HD HS quan sát hiện tượng trên màn chắn và yêu cầu HS trả lời C1.
HS: Giải thích bằng hình vẽ các tia sáng
GV?: Vì sao lại hình thành vùng tối?
Ghi bảng
I. Bóng tối - Bóng nửa tối:
1. Thí nghiệm1:
 SGK
GV?: Qua thí nghiệm trên em rút ra nhận xét gì?
GV: Yêu cầu HS làm thí nghiệm :
GV?: Hiện tượng xảy ra ở thí nghiệm 2 có gì khác với ở thí nghiệm 1?
HS: Xuất hiện vùng sáng mờ.
GV?: Nguyên nhân tại sao lại có hiện tượng đó?
HS: Vì nguồn sáng rộng.
GV: Yêu cầu HS hoàn thành C2.
GV?: Giữa thí nghiệm 1 và 2 bố trí có gì khác nhau?
? Bóng nữa tối là bóng như thế nào?
GV?:Qua thí nghiệm trên em có thể tút ra nhận xét gì?
Nhận xét: 
 Trên màn chắn đặt phía sau vật cản có một vùng không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng tới gọi là vùng tối.
2. Thí nghiệm 2:
 Nhận xét: 
 Trên màn chắn đặt phía sau vật cản có một vùng chỉ nhận được ánh sáng từ một phần của nguồn sáng tới gọi là vùng nửa tối.
 Hoạt động 3: Hình thành khái niệm nhật thực và nguyệt thực
GV?: Em hãy trình bày quỹ đạo chuyển động của Mặt Trăng, Mặt Trời và Trái Đất?
(Nếu HS không trình bày được thì GV có thể mô tả quỹ đạo chuyển động cơ bản)
GV: thông báo Khi Mặt Trời, Mặt Trăng, Trái Đất nằm trên cùng một đường thẳng:
GV?: Chúng ta đứng ở phần nào của 
trái Đất thì không nhìn thấy được, thấy 
được một phần, thấy được toàn phần 
mặt trời?
II. Nhật thực - nguyệt thực 
a. Nhật thực:
 Nhật thực là hiện tượng Mặt Trăng che khuất Mặt Trời khi Mặt Trời, Mặt Trăng, Trái Đất nằm trên cùng một đường thẳng, và Mặt Trăng nằm ở khoảng giữa.
GV: Khi nào thì Mặt Trăng có thể trở thành màn chắn.
GV?: Mặt Trăng ở vị trí 1 là nguyệt thực một phần hay toàn phần?
GV: Yêu cầu HS trả lời C4.
b. Nguyệt Thực:
 Là hiện tượng Mặt Trăng bị Trái đất che khuất ánh sáng từ mặt Trời chiếu tới khi Mật Trới, Trái Đất , Mặt Trăng thẳng hàng, và Trái Đất nằm ở khoảng giữa.
 Hoạt động 4: Vận dụng - củng cố - hướng dẫn về nhà
III. Vận dụng:
GV: Yêu cầu HS làm lại thí nghiệm câu C5:
HS : vẽ vào vở Câu C6:
 * Môi Trường:
 - Trong sinh hoạt và học tập, cần đảm bảo đủ ánh sáng không có bóng tối. Vì vậy, cần lắp đặt nhiều bóng đèn nhỏ thay vì một bóng đèn lớn.
 - ở các thành phố lớn, do có nhiều nguồn sáng (ánh sáng do các cao áp, do các phương tiện giao thông, các biển quảng cáo) khiến cho môi trường bị ô nhiễm ánh sáng. Ô nhiễm ánh sáng là tình trạng con người tạo ra ánh sáng có cường độ quá mức dẫn đến khó chịu. Ô nhiễm ánh sáng gây ra các tác hại như : lãng phí năng lượng, ảnh hưởng đến việc quan sát bầu trời ban đêm (tại các đô thị lớn), tâm lí con người, hệ sinh thái và gây mất an toàn trong giao thông và sinh hoạt.
 - Để giảm thiểu ô nhiễm ánh sáng đô thị cần :
 + Sử dụng nguồn sáng vừa đủ với nhu cầu.
 + Tắt đèn khi không cần thiết hoặc sử dụng chế độ hẹn giờ. 
 + Cải tiến dụng cụ chiếu sáng phù hợp, có thể tập trung ánh sáng vào nơ ... , C8 và bài tập 13.1, 13.2.
 GV?: Môi trường nào truyền âm ? môi trường nào không truyền âm?
 GV?: Môi trường nào truyền âm tốt nhất?
 Hướng dẫn về nhà:
 Học phần ghi nhớ, trả lời câu C9, C10 vào vở làm BT13.3 đến 13.5.
 * Rút kinh nghiệm giờ dạy:
 Tiết 15: Ngày soạn: 5 tháng 11 năm 2010
 Bài 14: phản xạ âm - tiếng vang - môi trường
I. Mục tiêu:
- Mô tả và giải thích được một số hiện tượng liên quan đến tiếng vang(tiếng vọng).
- Nhận biết được một số vật phản xạ âm tốt và một số vật phản xạ âm kém (hay hấp thụ âm tốt).
- Kể tên một số ứng dụng phản xạ âm.
II. Chuẩn bị:
 Cả lớp: Tranh phóng to hình 14.1SGK(nếu có điều kiện)
III.Tổ chức các hoạt động dạy học:
 Hoạt động 1: Tổ chức các tình huống học tập.
 A.Kiểm tra: 
 HS1: Môi trường nào truyền được âm, môi trường nào truyền âm tốt? 
 Lấy một ví dụ minh họa. Chữa bài tập 13.1.
 HS2: Chữa bài tập 13.2 và 13.3.
 HS3: Trình bày lên bảng bài 13.4
 B.Tổ chức tình huống học tập: Như SGK
 Hoạt động 2: Nghiên cứu âm phản xạ và và hiện tượng tiếng vang.
Ghi bảng
Hoạt động của GV và HS
I. Âm phản xạ - Tiếng vang:
 Âm dội lại khi gặp một mặt chắn là âm phản xạ.
 Kết luận: 
 Có tiếng vang khi ta nghe thấy âm phản xạ cách với âm phát ra một khoảng thời gian ít nhất là 1/15 giây.
GV: Yêu cầu HS nghiên cứu SGK và trả lời câu hỏi.
GV?: Em đã từng nghe tiếng vọng lại của mình ở đâu?
GV: Yêu cầu HS thực hiện các câu hỏi C1, C2, C3, ghi vở.
HS: trả lời C3.b, khoảng cách giữa người nói và bức tường để nghe rõ được tiếng vang là: 
 340m/s .1/ 15s = 22,66m
GV: Qua các hiện tượng trên các em có thể rút ra kết luận gì?
 Hoạt động 3: Nghiên cứu vật phản xạ âm tốt và vật phản xạ âm kém.
Ghi bảngphản xạ 
Hoạt động của GV và HS
II. Vật phản xạ âm tốt và vật phản xạ âm kém:
GV: Yêu cầu HS đọc mục II SGK Tr41
HS: Đọc bài 
GV: Thông báo kết quả thí nghiệm.
Tiến hành TN với mặt phản xạ là tấm kính, tấm bìa thấy được hiện tượng: 
 + Mặt gương âm nghe rõ hơn
 + Tấm bìa âm nghe không rõ.
- Vật cứng có bề mặt nhẵn , phản xạ âm tốt (hấp thụ âm kém).
- Vật mềm, xốp có bề mặt gồ ghề thì phản xạ âm kém.
GV?: Qua hinh vẽ em thấy âm truyền như thế nào?
HS: Âm truyền đến vật chắn rồi đến tai. Gương phản xạ âm tốt còn tấm bìa phản xạ âm kém.
GV?: Vật như thế nào phản xạ âm tốt? Vật 
như thế nào phản xạ âm kém?
HS: .
GV: Yêu cầu HS vận dụng để trả lời câu hỏi C4
HS: Phản xạ âm tốt: mặt gương, đá hoa, tấm kim loại, tường ghạch.
Phản xạ âm kém: miếng xốp, áo len ghế đệm mút, cao su xốp,
 Hoạt động 4: Vận dụng - Củng cố - Hướng dẫn về nhà.
III. Vận dụng: 
GV?: Nếu tiếng vang kéo dài thì tiếng nói và tiếng hát có nghe rõ không?
HS: Tiếng vang kéo dài thì tiếng vang của âm trước lẫn với âm phát ra sau làm âm phát ra nghe không rõ.
GV?: Để tránh hiện tượng âm lẫn do tiếng vang kéo dài người ta phải làm như thế nào? GV: Yêu cầu HS trả lời C5.
GV?: Quan sát bức tranh hình 14.3 em thấy tay khum có tác dụng gì?
GV: Hướng dẫn HS trả lời C7.
Câu C8: Yêu cầu HS chọn và yêu cầu giải thích tại sao lại chọn như vậy?
 ? Khi nào thì âm phản xạ, tiếng vang là gì?
 ? Vật nào phản xạ âm tốt, vật nào phản xạ âm kém?
 Môi trường:
 Khi thiết kế các rạp hát, cần có biện pháp để tạo ra độ vọng hợp lí để tăng cường âm, nhưng nếu tiếng vọng kéo dài sẽ làm âm nghe không rõ, gây cảm giác khó chịu.
 Hướng dẫn về nhà: Học ghi nhớ, trả lời C1 đến C8 vào vở làm BT14.1 đến 14.6.
 * Rút kinh nghiệm giờ dạy: 
 Tiết16: Ngày soạn: 15 tháng 11 năm 2010
 Bài 15: chống ô nhiễm tiếng ồn - môi trường
I.Mục tiêu:
 - Phân biệt được tiếng ồn và ô nhiễm tiếng ồn.
 - Đề ra được một số biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn trong những trường hợp cụ thể.
 - Kể tên được một số vật liệu cách âm.
II.Chuẩn bị:
 Cả lớp: Tranh phóng to hình 15.1,2,3 SGK (nếu có điều kiện)
III.Tổ chức các hoạt động dạy học:
 Hoạt động 1: Tổ chức các tình huống học tập.
 A.Kiểm tra: HS1: Chữa bài tập 14.1; 14.2; 14.3.
 HS2: 14.4 (HS khá giỏi).
 B.Tổ chức tình huống học tập: Như SGK
 Hoạt động 2: Nghiên cứu âm phản xạ và hiện tượng tiếng vang.
Ghi bảng
I. Nhận biết ô nhiễm tiếng ồn:
 Kết luận: 
 Tiếng ồn gây ô nhiễm là tiếng ồn to và kéo dài làm ảnh
 hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt của con người. 
Hoạt động của GV và HS
GV: Yêu cầu HS quan sát hình 15.1, 15.2, 15.3 SGK và cho biết tiếng ồn làm ảnh hưởng tới sức khỏe như thế nào? HS quan sát hình 15.1, 15.2, 15.3 trao đổi nhóm thống nhất câu trả lời.
H.15.1: Tiếng ồn to nhưng không kéo dài nên không gây ảnh hưởng đến sức khỏe, không gây ô nhiễm tiếng ồn.
H.15.2,15.3: Tiếng ồn của máy khoan và của chợ kéo dài làm ẩnh hưởng đến công việc và sức khỏe do ô nhiễm tiếng ồn.
 GV: Qua nghiên cứu câu hỏi C1 em nào hãy rút ra kết luận về ô nhiễm tiéng ồn.
GV: Cho HS áp dụng để trả lời câu hỏi C2.
HS: Trả lời câu hỏi C2.
 Hoạt động 3: Tìm hiểu cách chống ô nhiễm tiếng ồn.
II. Tìm hiểu biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn: 
 + Xây tường
 + Trồng cây xanh
 + Làm trần nhà bằng xốp,
 tường phủ dạ.
 + Cấm bóp còi kéo dài.
 + cảnh báo 
GV: Yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK, tìm hiểu trên thực tế biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn . Nêu các biện pháp?
HS: Đọc thông tin mục II Tr.43 – SGK, nêu
 được 4 biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn, ghi vở.
GV?: Giải thích tại sao làm như vậy lại có thể chống ô nhiễm tiếng ồn?
HS: Trồng cây xanh, xây tường. âm truyền đến phản xạ theo nhiều hướng.
 - Trần xốp, phủ vải ngăn cản âm truyền qua chúng.
GV: Yêu cầu HS thảo luận câu hỏi C3 theo nhóm. GV có thể hướng dẫn HS trả lời theo các câu hỏi sau.
? Tác động vào nguồn âm như thế nào để làm giảm tiếng ồn?
Làm thế nào để làm âm phân tán trên đường truyền?
GV: Yêu cầu HS nhớ lại kiến thức của bài 14 để trả lời câu hỏi C4.
HS: Trả lời , lấy ví dụ. GV cho HS ghi vở khi đã thống nhất câu trả lời.
 Hoạt động 4: Vận dụng - Củng cố - Hướng dẫn về nhà.
III. Vận dụng: 
GV?: Cho HS tiến hành trả lời câu hỏi C5. Gọi một số em nêu ra các biện pháp của mình và trao đổi xem biện pháp nào khả thi.
HS: Biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn ở hình 15.2, 15.3. 
 + Máy khoan không khoan vào giờ làm việc.
 + Chuyển chợ hoặc lớp học đi nơi khác, xây tường ngăn cách giữa chợ và lớp học.
 C6: GV có thể lấy ví dụ là gần nhà hàng xóm mở karaôkê to và lâu thì em có biện pháp gì để chống ô nhiễm tiếng ồn?
 Môi trường:
- Tác hại của tiếng ồn: 
 + Về sinh lí, nó gây mệt mỏi toàn thân, nhức đầu, choáng váng, ăn không ngon, gầy yếu. Ngoài ra người ta còn thấy tiếng ồn quá lớn làm suy giảm thị lực
 + Về tâm lí, nó gây khó chịu, lo lắng, bực bội, dễ cáu gắt, sợ hãi, ám ảnh, mất tập trung, dễ nhầm lẫn, thiếu chính xác. 
- Phòng tránh ô nhiễm tiếng ồn:
 + Trồng cây: Trồng cây xung quanh trường học , bệnh viện, nơi làm việc, trên đường phố và đường cao tốc là cách rất hiệu quả dễ giảm thiểu tiếng ồn.
 + Lắp đặt thiết bị giảm âm trong phòng làm việc như: thảm, rèm, thiết bị cách âm để giảm thiểu tiếng ồn từ bên ngoài vào.
 + Đề ra nguyên tắc: Lập bảng thông báo quy định về tiếng ồn. Cùng nhau xây dựng ý thức giữ trật tự cho mọi người.
 + Các phương tiện giao thông cũ, lạc hậu gây ra những tiếng ồn rất lớn. Vì vậy cần lắp đặt ống xả và các thiết bị chóng ồn trên xe. Kiểm tra, đình chỉ hoạt động của các phương tiện giao thông đã cũ hoặc lạc hậu.
 + Tránh xa các nguồn gây tiếng ồn: Không đứng gần các máy móc, thiết bị gây tiếng ồn lớn như máy bay phản lực, các động cơ, máy khoan cắt, rèn kim loại Khi cần tiếp xúc với các thiết bị đó cần sử dụng các thiết bị bảo vệ(mũ chống ồn) 
và tuân thủ các quy tắc an toàn. Xây dựng các trườnghọc, bệnh viện, khu dân cư xa nguồn gây ra ô nhiễm tiếng ồn.
 + HS cần thực hiện các nếp sống văn minh tại trường học: , bước nhẹ khi lên cầu thang , không nói chuyện trong lớp học, không nô đùa, mất trật tự trong trường học. 
 Hướng dẫn về nhà: + Học phần ghi nhớ, 
 + Làm BT 15.1 đến 15.6 SBT.
 * Rút kinh nghiệm giờ dạy:
 Tiết 17: Ngày soạn: 25 tháng 11 năm 2010
 Bài 16: tổng kết chương II 
 Âm Thanh
I. Mục tiêu:
- Ôn lại một số kiến thức liên quan đến âm thanh.
- Luyện tập cách vận dụng kiến thức âm thanh vào cuộc sống 
- Hệ thống hóa lại kiến thức của chương I và chương II.
II. Chuẩn bị:
 HS: Chuẩn bị đề cương ôn tập dựa theo phần tự kiểm tra.
III.Tổ chức các hoạt động dạy học:
 Hoạt động 1: Tổ chức
Tổ chức cho HS kiểm tra chéo phần tự kiểm tra trong nhóm. 
Yêu cầu kiểm tra đủ (chưa cần kiểm tra nội dung phần tự kiểm tra).
 Hoạt động 2: Yêu cầu HS lần lượt phát biểu phần tự kiểm tra của mình theo các câu hỏi.
GV: Mỗi câu hỏi yêu cầu 2 HS trả lời, hướng dẫn cả lớp thảo luận và thống nhất câu trả lời đối với một số kiến thức có thể nêu thêm câu hỏi yêu cầu mô tả lại cách bố trí thí nghiệm hay cách lập luận.
HS: Thảo luận sửa sai các phần còn sai.
 Hoạt động 3: Vận dụng.
GV: Cho HS chuẩn bị câu hỏi 1, 2,3 yêu cầu mỗi câu chuẩn bị thời gian là 2 phút.
HS: Chuẩn bị các câu trả lời.
GV: Yêu cầu 2 HS trả lời đối với mỗi câu hỏi.
GV: Cho HS cả lớp thảo luận các câu trả lời.
HS: Thảo luận và ghi vở các câu trả lời.
GV: Câu 4: Để HS thảo luận theo gợi ý sau:
Cấu tạo cơ bản của mũ nhà du hành?
Tại sao hai nhà du hành không nói chuyện với nhau trực tiếp được?
Khi chạm mũ thì nói chuyện được vậy âm truyền qua môi trường nào?
HS: Thảo luận, ghi vở: Trong mũ có không khí. Do âm truyền qua khong khí , qua mũ đến tai.
Câu5: Yêu cầu HS trả lời được ngõ nào mới có âm phản xạ nhiều lần kéo dài và tạo ra tiếng vang.
HS: Ngõ dài.
Câu 7: Yêu cầu HS xây dựng được các biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn,
giải thích được tại sao lại sử dụng phương pháp đó?
HS: Đưa ra biện pháp của mình, cả lớp cùng thảo luận nếu thấy thực thi được
thì ghi vào vở.
 Hoạt động 4: Trò chơi ô chữ
GV: Cho 1 HS lên dẫn chương trình
- Chia các tổ ra làm các đội chơi.
- Thi gữa các đội với nhau.
- GV cũng có thể chuẩn bị các câu trả lời khác với đáp án của câu hỏi trong SGK.
C
H
â
N
K
H
ô
N
G
s
I
ê
U
â
M
T
ầ
N
S
ố
P
H
ả
N
X
ạ
â
m
D
A
O
đ
ộ
N
g
T
I
ế
N
g
V
A
N
g
H
ạ
â
m
 Hoạt động 5: Củng cố
Trả lời các câu hỏi thảo luận đúng ghi vào vở.
1. Đặc điểm chung của nguồn âm?
2. Âm bổng, âm trầm phụ thuộc vào yếu tố nào?
3. Độ to của âm phụ thuộcvào yếu tố nào ? Đơn vị đo?
Giới hạn độ to của âm để không ảnh hưởng đến sức khỏe mà vẫn nghe thấy tốt?
4. Âm truyền qua môi trường nào? Trong môi trườngnào âm truyền tốt.
5. Âm phản xạ là gì? khi nào nghe đượctiếng vang của âm? vật nào phản xạ âm tốt , vật nào phản xạ âm kém?
6. Nêu các phương án chống ô nhiễm tiếng ồn.
* Rút kinh nghiệm giờ dạy:
Tiết 18: kiểm tra học kì I
 Đề và đáp án của Phòng giáo dục

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 1-18.doc