Giáo án Vật lý 7 kỳ I

Giáo án Vật lý 7 kỳ I

CHƯƠNG I : QUANG HỌC

Tiết 1 NHẬN BIẾT ÁNH SÁNG

 NGUỒN SÁNG VÀ VẬT SÁNG

I/ Mục tiêu :

1. Bằng thí nghiệm khẳng định được rằng ta nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt ta và ta nhìn thấy các vật khi có ánh sáng từ các vật đó truyền vào mắt ta.

2. Phân biệt được nguồn sáng và vật sáng.

II/ Chuẩn bị : Đối với mỗi nhóm HS : - 1 hộp kín trong đó dán sẵn một mảnh giấy trắng ; bóng đèn pin gắn bên trong hộp như hình 1.2a sgk ; - Pin, dây nối, công tắc.

III/ Tổ chức hoạt động dạy học :

 1.Kieåm tra baøi cuõ:

 2. Baøi môùi:

 

doc 25 trang Người đăng vultt Lượt xem 919Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Vật lý 7 kỳ I", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG I : QUANG HỌC
Tiết 1 	NHẬN BIẾT ÁNH SÁNG 
	 NGUỒN SÁNG VÀ VẬT SÁNG
I/ Mục tiêu :
Bằng thí nghiệm khẳng định được rằng ta nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt ta và ta nhìn thấy các vật khi có ánh sáng từ các vật đó truyền vào mắt ta.
Phân biệt được nguồn sáng và vật sáng.
II/ Chuẩn bị : Đối với mỗi nhóm HS : - 1 hộp kín trong đó dán sẵn một mảnh giấy trắng ; bóng đèn pin gắn bên trong hộp như hình 1.2a sgk ; - Pin, dây nối, công tắc.
III/ Tổ chức hoạt động dạy học :
 1.Kieåm tra baøi cuõ:
 2. Baøi môùi:
Hoạt động của giáo viên – hoïc sinh
Noäi dung ghi baûng
HĐ 1 : (3’) Tổ chức tình huống học tập.
Đây là bài đầu chương, GV cần đưa ra một số hiện tượng, một số câu hỏi, gây cho HS một số bất ngờ :
+ Một người mắt không bị tật, bệnh, có khi nào mở mắt mà không nhìn thấy vật để trước mắt không ? Khi nào mới nhìn thấy một vật ?
+ Các em hãy nhìn ảnh chụp ở đầu chương và trả lời xem trên miếng bìa viết chữ gì ?
HS chú ý vấn đề do GV đặt ra, suy nghĩ nhận ra vấn đề.
- Trả lời các câu hỏi của GV.
- Đọc 6 câu hỏi nêu ở đầu chương (sgk)
- Đọc TN đặt vấn đề sgk.
- Quan sát GV làm TN (H1.1 sgk) và trả lời câu hỏi của GV.
- Tóm lại : Những hiện tượng trên đều có liên quan đến ánh sáng và ảnh của các vật quan sát được trong các loại gương mà ta sẽ xét trong chương này.
HĐ 2 : (3’) Tổ chức tình huống để dẫn đến câu hỏi : Khi nào ta nhận biết được ánh sáng ?
- Yêu cầu HS đọc TN đặt vấn đề (sgk)
- HS đọc 4 trường hợp được nêu trong sgk. Thực hiện C1
- GV tiến hành TN (H1.1sgk). Yêu cầu HS quan sát và trả lời câu hỏi : Khi nào ta nhận biết được ánh sáng ?
HĐ 3 : (10’) HS tìm câu trả lời cho câu hỏi : Khi nào mắt ta nhận biết được ánh sáng ?
- Yêu cầu HS đọc 4 trường hợp được nêu trong sgk. Thực hiện C1.
- Yêu cầu HS rút ra kết luận.
- HS đọc mục II và thực hiện thí nghiệm H1.2a và trả lời C2
.
I/ Nhận biết ánh sáng :
Quan sát và thí nghiệm :
C1 : Trong những trường hợp mắt ta nhận biết được ánh sáng, có điều kiện giống nhau là có ánh sáng truyền vào mắt.
Kết luận : Mắt ta nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt ta.
II/ Nhìn thấy một vật :
Thí nghiệm :
C2 : Ta nhìn thấy mảnh giấy trắng khi đèn bật sáng. Đó là vì đèn chiếu sáng mảnh giấy rồi mảnh giấy hắt lại ánh sáng, cuối cùng ánh sáng truyền vào mắt ta. Vậy ta nhìn thấy mảnh giấy trắng vì có ánh sáng từ mảnh giấy truyền vào mắt ta.
- Nêu kết quả quan sát. Thảo luận chung ở lớp để rút ra kết luận
Kết luận : Ta nhìn thấy một vật khi có ánh sáng từ vật đó truyền vào mắt ta.
- Trả lời câu hỏi của GV để khắc sâu kết luận
HĐ 4 : (15’) Nghiên cứu trong điều kiện nào ta nhìn thấy một vật.
- GV đặt vấn đề : Khi nào ta nhìn thấy một vật ?
Yêu cầu HS làm việc theo nhóm : Đọc mục II ; Làm TN và thảo luận để trả lời C2. Sau đó thảo luận chung ở lớp để rút ra kết luận.
- Đọc và trả lời C3. Thảo luận thống nhất câu trả lời. Rút ra kết luận
- Nêu thêm câu hỏi : Căn cứ vào đâu mà em khẳng định rằng ta nhìn thấy một vật khi có ánh sáng từ vật đó truyền vào mắt ta ?
(Có thể trình bày : Có một bóng đèn đang ở phòng học kế bên nhưng ta không nhìn thấy)
HĐ 5 : Phân biệt nguồn sáng và vật sáng.
- Yêu cầu HS nhận xét sự khác nhau giữa dây tóc bóng đèn đang sáng và mảnh giấy trắng, cụ thể là vật nào tự nó phát ra ánh sáng, vật nào hắt lại ánh sáng ?
- Yêu cầu HS rút ra kết luận. 
HĐ 6 : Vận dụng
- Hướng dẫn HS lần lượt thảo luận về câu hỏi C4, C5.
- Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ sgk.
- Đọc và thực hiện trả lời C4, C5. Thảo luận thống nhất câu trả lời
Dặn dò :
- Về nhà học bài. Học thuộc phần ghi nhớ và làm các bài tập.
- Xem trước bài tiếp theo.
III/ Nguồn sáng và vật sáng :
.
C3 : Dây tóc bóng đèn tự nó phát ra ánh sáng còn mảnh giấy trắng hắt lại ánh sáng do vật khác chiếu vào nó.
Kết luận :
Dây tóc bóng đèn tự nó phát ra ánh sáng gọi là nguồn sáng
Dây tóc bóng đèn phát sáng và mảnh giấy trắng hắt lại ánh sáng từ vật khác chiếu vào nó, gọi chung là vật sáng
IV/ Vận dụng 
C4 : Bạn Thanh đúng. Vì tuy đèn có bật sáng nhưng không chiếu thẳng vào mắt ta, không có ánh sáng từ đèn truyền vào mắt ta nên ta không nhìn thấy.
C5 : Khói gồm nhiều hạt nhỏ li ti, các hạt khói được đèn chiếu sáng trở thành các vật sáng. Các vật sáng nhỏ li ti xếp gần nhau tạo thành một vệt sáng mà ta nhìn thấy được.
Ghi nhớ : sgk / 5
3 /.Cuûng coá : Ghi nhôù sgk
4 /. Daën doø :
-Hoïc ghi nhôù sgk
- Laøm bt 1.1-1.5/sbt 3
5 /. Ruùt kinh nghieäm :
 Ngaøy soaïn :18/09/2007
Ngaøy daïy :19/09/2007 
Tiết 2 	 SỰ TRUYỀN ÁNH SÁNG
I/ Mục tiêu :
Biết thực hiện một thí nghiệm đơn giản để xác định đường truyền của ánh sáng.
Phát biểu được định luật về sự truyền thẳng của ánh sáng.
Biết vận dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng để ngắm các vật thẳng hàng.
Nhận biết được ba loại chùm sáng (song song, hội tụ, phân kì)
II/ Chuẩn bị : Đối với mỗi nhóm HS : - 1 đèn pin ; 1 ống trụ thẳng f = 3mm ; 1 ống trụ cong không trong suốt. – 3 màn chắn có đục lỗ ; - 3 cái đinh ghim.
III/ Tổ chức hoạt động dạy học :
 1/ Kieåm tra baøi cuõ:
 2/Baøi môùi:
Hoạt động của giáo viên – hoïc sinh
Noäi dung ghi baûng
kiểm tra bài cũ :
- Làm bài tập : 1.1 ® 1.3 
HĐ 1 : Tổ chức tình huống học tập.
- GV nhấn mạnh : Ta nhìn thấy một vật khi có ánh sáng từ vật đó truyền đến mắt ta. Các em hãy vẽ trên giấy xem có bao nhiêu đường có thể đi từ một điểm trên vật sáng đến mắt ta, kể cả đường thẳng và đường ngoằn ngoèo ? Có vô số đường. Vậy đường nào trong những con đường có thể đó, để truyền đến mắt ta ?
 HS: 1.1 : C ; 1.2 : B
- 1.3 : Vì không có ánh sáng chiếu lên nó và do đó không có ánh sáng từ mảnh giấy truyền tới mắt.
- Chú ý nhận thức vấn đề do GV đặt ra.
- Có thể thảo luận sơ bộ vấn đề trên
HĐ 2 : Nghiên cứu tìm quy luật về đường truyền của ánh sáng.
- GV bố trí TN và yêu cầu HS dự đoán và kiểm tra dự đoán bằng thí nghiệm
- GV tiến hành thí nghiệm hình 2.1 sgk.
 HS:- Làm việc theo nhóm. Thảo luận về dự đoán cách kiểm tra dự đoán
- Yêu cầu HS quan sát. Sau khi quan sát HS thực hiện C1 và và làm TN kiểm tra.
 HS:- Quan sát GV làm thí nghiệm. Sau khi quan sát HS thực hiện C1, C2
- Yêu cầu HS làm C2 vaø neâu keát luaän.
HĐ 3 : Khái quát hóa kết quả nghiên cứu, phát biểu định luật.
- GV thông báo : Không khí là môi trường trong suốt, đồng tính. Nghiên cứu sự truyền ánh sáng trong các môi trường trong suốt đồng tính khác cũng thu được kết quả.
HĐ 4 : Thông báo từ ngữ mới : Tia sáng và chùm sáng.
- GV thông báo về quy ước về tia sáng
HĐ 5 : TN tạo ba chùm sáng : song song, hội tụ, phân kì.
- GV tiến hành TN như sgk.
- Yêu cầu HS thực hiện C3.
.
I/ Đường truyền của ánh sáng :
Thí nghiệm :
.
C1 : Theo ống thẳng.
- Các nhóm thực hiện phương án thí nghiệm kiểm tra.
C2 : Dùng một dây chỉ luồn qua 3 lỗ A, B, C rồi căng thẳng dây hay luồn một que nhỏ thẳng qua 3 lỗ để xác nhận 3 lỗ thẳng hàng.
Kết luận : Đường truyền của ánh sáng trong không khí là đường thẳng.
Định luật truyền thẳng của ánh sáng.
Trong môi trường trong suốt và đồng tính ánh sáng truyền đi theo đường thẳng.
II/ Tia sáng và chùm sáng :
Biểu diễn đường truyền của ánh sáng.
- Tiếp thu quy ước :
Ta quy ước biểu diễn đường truyền của ánh bằng một đường thẳng có mũi tên chỉ hướng gọi là tia sáng.
Ba loại chùm sáng :
- Quan sát GV làm TN để nhận ra ba chùm sáng.
- Chùm song song :
- Chùm hội tụ : 
- Chùm phân kì : 
HĐ 6 : Vận dụng
- Hướng dẫn HS thảo luận các câu hỏi C4, C5
- Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ sgk
HS:
- Các nhóm thảo luận trả lời C4, C5
.
C3 : a) Chùm sáng song song gồm các tia sáng không giao nhau trên đường truyền của chúng.
b) Chùm sáng hội tụ gồm các tia sáng giao nhau trên đường truyền của chúng.
c) Chùm sáng phân kì gồm các tia sáng leo rộng ra trên đường truyền của chúng.
III/ Vận dụng :
C4 : Thực hiện thí nghiệm 1.
C5 : Đầu tiên cắm hai cái kim thẳng đứng trên mặt tờ giấy. Dùng mắt ngắm sao cho cái kim thứ nhất che khuất cái kim thứ hai. Sau đó di chuyển cái kim thứ 3 đến vị trí bị kim thứ nhất che khuất. Ánh sáng truyền đi theo đường thẳng cho nên nếu kim thứ nhất nằm trên đường thẳng nối kim thứ hai với kim thứ ba và mắt thì ánh sáng từ kim thứ hai và thứ ba không đến được mắt, hai kim này bị kim thứ nhất che khuất.
Ghi nhớ : sgk / 8
 3/Cuûng coá: phaàn ghi nhôù sgk
 4/ Dặn dò :
 - Về nhà học bài, học thuộc phần ghi nhớ.
 - Làm các bài tập.
 - Xem trước bài tiếp theo
 5/ Ruùt kinh nghieäm:
 Ngaøy soaïn :25/09/2007
Ngaøy daïy :26/09/2007 
Tiết 3 	ỨNG DỤNG ĐỊNH LUẬT TRUYỀN THẲNG 
	CỦA ÁNH SÁNG
I/ Mục tiêu :
Nhận biết được bóng tối, bóng nửa tối và giải thích.
Giải thích được vì sao lại có nhật thực, nguyệt thực
II/ Chuẩn bị : Đối với mỗi nhóm HS : - 1 đèn pin ; 1 đèn điện lớn 220V- 40W ; 1 vật cản bằng bìa ; 1 hình vẽ nhật thực và nguyệt thực lớn.
III/ Tổ chức hoạt động dạy học :
 1. Kiểm tra bài cũ :
 - Phát biểu định luật truyền thẳng của ánh sáng.
 - Tia sáng là gì ? Có mấy loại chùm sáng?
 - Làm bài tập : 2.1 
 2. Baøi môùi
Hoạt động của học sinh vaøgiáo viên
Noäi dung ghi baûng
HĐ 1 : Tổ chức tình huống học tập
Nêu hiện tượng như ở phần mở đầu bài
HS :- Đọc phần đặt vấn đề ở đầu bài.
HĐ 2 : Tổ chức cho HS làm thí nghiệm, quan sát và hình thành khái niệm bóng tối.
GV: Yêu cầu các nhóm HS làm TN và trả lời câu hỏi vì sao trên màn chắn lại có vùng hoàn toàn không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng ?
HS: Các nhóm nhận dụng cụ và tiến hành TN hình 3.1
Quan sát kết quả và làm C1 và nêu nhận xét
HĐ 3 : Quan sát và hình thành khái niệm bóng nửa tối
 GV: - Yêu cầu các nhóm HS thực hiện thí nghiệm 2.
Quan sát TN và thực hiện C2. Nêu nhận xét.
HS: Các nhóm HS tiến hành TN 2 sgk. Trả lời C2
HĐ 4 :Hình thành khái niệm nhật thực.
GV : Cho HS đọc thông báo ở mục II. Sau đó nghiên cứu C3 và chỉ ra trên hình 3.3 vùng nào trên Trái Đất có nhật thực toàn phần và vùng nào có nhật thực một phần.
- Đọc thông báo mục II. Nghiên cứu và trả lời C3.
- HS chỉ ra vùng có nhật thực toàn phần và một phần.
- HS tiếp thu thông báo của GV và đọc sgk và trả lời C4
HĐ 5 : Hình thành khái niệm nguyệt thực
- GV thông báo về tính chất phản chiếu ánh sáng của Mặt Trăng, sự quay của Mặt Trăng xung quanh Trái Đất. Sau đó yêu cầu HS thực hiện C4
HĐ 6 : Vận dụng .
- Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ sgk.
- Thực hiện C5, C6
GV : Hướng dẫn HS làm bài tập vận dụng
.
.
I/ Bóng tối – Bóng nửa tối :
Thí nghiệm 1 :
C1 : Phần màu đen hoàn toàn không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng tới vì ánh sáng truyền theo đường thẳng, bị vật chắn chặn lại
Nhận xét : nguồn sáng 
Thí nghiệm 2 :
.
C2 : Trên màn chắn ở sau vật cản vùng 1 là bóng tối, vùng 3 được chiếu sáng đầy đủ, vùng 2 chỉ nhận được từ một phần của nguồn sáng nên sáng k ... ốc truyền âm trong không khí, nước và thép : Vận tốc truyền âm trong nước nhỏ hơn trong thép và lớn hơn trong không khí.
II/ Vận dụng :
- HS làm việc cá nhân : Trả lời các câu hỏi. Tham gia thảo luận những câu trả lời chưa thống nhất.
C7 : Âm thanh xung quanh truyền đến tai ta nhờ môi trường không khí.
C8 : Tùy theo HS. Có thể có các thí dụ sau :
- Khi chúng ta bơi dưới nước, chúng ta có thể nghe thấy tiếng sùng sụ của bong bóng nước. Như vậy âm có thể truyền qua chất lỏng.
- Khi đánh cá, người ta thường chèo thuyền đi xung quanh lưới và gõ vào mạn thuyền để dồn cá vào lưới. Điều đó chứng tỏ nước đã truyền được tiếng động đến tai cá.
C9 : Vì mặt đất truyền âm nhanh hơn không khí nên ta nghe được tiếng vó ngựa từ xa khi ghé tai sát mặt đất.
C10 : Các nhà du hành vũ trụ không thể nói chuyện bình thường được vì giữa họ bị ngăn cách bởi chân không bên ngoài bộ áo, mũ giáp bảo vệ.
- HS đọc phần ghi nhớ sgk.
Tiết 15 	PHẢN XẠ ÂM – TIẾNG VANG
I/ Mục tiêu :
Mô tả và giải thích được một số hiện tượng liên quan đến tiếng vang (tiếng vọng)
Nhận biết được một số vật phản xạ âm tốt và một số vật phản xạ âm kém (hay hấp thụ âm tốt)
Kể tên một số ứng dụng phản xạ âm.
II/ Chuẩn bị : 
Đối với cả lớp : Tranh vẽ to hình 14.1
III/ Tổ chức hoạt động dạy học :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Kiểm tra bài cũ : (3’)
- Trình bày phần ghi nhớ của bài học. Làm bài tập 13.1 và 13.2.
HĐ 1 : (2’) Tạo tình huống.
- GV mở bài như sgk.
HĐ 2 : (15’) Tìm hiểu âm phản xạ và tiếng vang.
- GV yêu cầu HS đọc kĩ toàn bộ mục I của sgk và thảo luận theo nhóm để trả lời các câu hỏi và kết luận của mục I.
- Đối với C1 : nêu được âm phản xạ từ mặt chắn nào và đến tai sau âm trực tiếp khoảng 1/15 giây
- Đối với C2 : Vai trò khuếch đại của âm phản xạ nên nghe được âm rõ hơn.
- Đối với C3 : chỉ ra rằng trường hợp trong phòng rất lớn, tai người phân biệt được âm phản xạ và âm trực tiếp
HĐ 3 : (5’) Tìm hiểu vật phản xạ âm tốt và vật phản xạ âm kém.
- Yêu cầu HS đọc mục II .
- Hỏi : Vật như thế nào thì phản xạ âm tốt ? Vật như thế nào thì phản xạ âm kém 
- Yêu cầu HS làm câu C4.
HĐ 4 : Vận dụng
- Yêu cầu HS đọc ghi nhớ.
- Yêu cầu HS làm các câu hỏi. Có thể thảo luận.
Dặn dò : Học bài và làm bt.
- Trả lời như phần ghi nhớ.
- 13.1 : A Khoảng chân không.
- 13.2 : Tiếng động chân người đi đã truyền qua đất trên bờ, rồi qua nước và đến tai cá nên cá bơi tránh ra chỗ khác.
- HS đọc phần mở bài.
I/ Âm phản xạ - Tiếng vang :
- HS tự đọc kĩ mục I và thảo luận theo nhóm để trả lời các câu hỏi và kết luận của mục I.
- Ta nghe được tiếng vang khi âm truyền đến vách đã dội lại đến tai ta chậm hơn âm truyền trực tiếp đến tại một khoảng thời gian ít nhất là 1/15 giây.
- Âm dội lại khi gặp một mặt chắn làm âm phản xạ.
C1 : Tùy HS. Các thí dụ có thể là :
- 
C2 : Ta thường nghe thấy âm thanh trong phòng kín to hơn khi ta nghe chính âm thanh đó ngoài trời vì ở ngoài trời ta chỉ nghe được âm phát ra, còn trong phòng kín ta nghe được âm phát ra và âm phản xạ từ tường cùng một lúc nên nghe to hơn.
C3 : a) Trong cả hai phòng đều có âm phản xạ. Khi em nói to trong phòng nhỏ, mặc dù vẫn có âm thanh phản xạ từ tường phòng đến tai nhưng em không nghe thấy tiếng vang vì âm phản xạ từ tường phòng và âm nói ra đến tai em gần như cùng một lúc.
b) Khoảng cách giữa người nói và bức tường để nghe rõ được tiếng vang là 340m/s . 1/30 = 11,3m
Kết luận : Có tiếng vang khi ta nghe thấy âm phản xạ cách với âm phát ra một khoảng thời gian ít nhất là 1/15 giây.
II/ Vật phản xạ âm tốt và vạt phản xạ âm kém :
- HS đọc mục II. Trả lời câu hỏi của GV. Làm câu C4
- Những vật cứng có bề mặt nhẵn thì phản xạ âm tốt (hấp thụ âm kém)
- Những vật mềm, xốp có bề mặt gồ ghề thì phản xạ âm kém.
C4 : Vật phản xạ âm tốt là : Mặt gương, mặt đá hoa, tấm kim loại, tường gạch. 
Vật phản xạ âm kém là : Miếng xốp, áo len, ghế đệm mút, cao su xốp.
III/ Vận dụng :
- HS đọc phần ghi nhớ. Cá nhân thực hiện các câu hỏi. Thảo luận.
C5 :  để hướng âm phản xạ từ tay đến ta giúp ta nghe rõ hơn.
C6 : Độ sâu của biển là : 1500 . ½ = 750m
Tiết 16 	CHỐNG Ô NHIỄM TIẾNG ỒN
I/ Mục tiêu :
Phân biệt được tiếng ồn và ô nhiễm tiếng ồn.
Đề ra được một số biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn trong những trường hợp cụ thể.
Kể tên một số vật liệu cách âm.
II/ Chuẩn bị : 
Đối với cả lớp : Tranh vẽ to hình 15.1, 15.2 sgk.
III/ Tổ chức hoạt động dạy học :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Kiểm tra bài cũ :
- Yêu cầu HS lên làm các bài tập 14.1 + 14.3
HĐ 1 : Tạo tình huống
- GV đặt vấn đề như sgk.
HĐ 2 : Nhận biết ô nhiễm tiếng ồn.
- GV treo tranh vẽ to hình 15.1, 2, 3 yêu cầu HS quan sát và thảo luận theo nhóm để trả lời C1.
- Gọi HS làm kết luận
- Tổ chức cho HS thảo luận C2.
HĐ 3 : Tìm hiểu cách chống ô nhiễm tiếng ồn.
- Yêu cầu HS đọc thông tin mục II sgk.
- Tổ chức cho Hs thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi.
- Trong quá trình thảo luận GV có thể hỏi : Lí do về việc đưa ra biện pháp của Hs, phân tích biện pháp mà HS đã đưa ra và gợi ý bổ sung.
HĐ 4 : Vận dụng
- Yêu cầu HS làm việc cá nhân để hoàn thành các câu hỏi.
Dặn dò :
- Về nhà học bài và làm các bài tập.
- Học toàn chương trình để chuẩn bị thi HKI.
- HS lên bảng thực hiện 
14.1 : C
14.3 : Nói chuyện với nhau ở gần mặt ao, hồ (trên bờ ao, hồ), tiếng nói nghe rất rõ vì ở đó ta không nghe được âm nói ra trực tiếp mà còn nghe được đồng thời cả âm phản xạ từ mặt nước ao, hồ.
I/ Nhận biết ô nhiễm tiếng ồn :
- Các nhóm HS quan sát tranh 15.1, 2, 3 – Thảo luận nhóm trả lời C1 : Hình 15.2. Vì tiếng ồn máy khoan to, gây ảnh hưởng đến việc gọi điện thoại và gây điếc tai người thợ khoan.
15.3. Vì tiếng ồn to, kéo dài từ chợ, gây ảnh hưởng đến việc học tập của HS.
Kết luận : Tiếng ồn gây ô nhiễm là tiếng ồn to và kéo dài làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và sinh hoạt của con người.
- Các nhóm thảo luận câu C2.
C2 : Trường hợp có ô nhiễm tiếng ồn là : b) ; d)
II/ Tìm hiểu biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn :
- HS tự đọc mục II. Thảo luận nhóm thống nhất câu trả lời.
C3 : Điền vào trong bảng
1. Tác động vào nguồn âm : Cấm bóp còi.
2. Phân tán âm trên đường truyền : Trồng cây xanh.
3. Ngăn không cho âm truyền đến tai : Xây tường chắn, làm trần nhà, tường bằng xốp 
C4 : a) Những vật liệu thường được dùng để ngăn chặn âm, làm cho âm truyền qua ít là : gạch, bêtông, gỗ 
b) Những vật liệu phản xạ âm tốt được dùng để cách âm là : kính, lá cây 
III/ Vận dụng :
- Cá nhân HS thực hiện việc trả lời các câu hỏi. Sau đó trình bày câu trả lời. Tham gia thảo luận để thống nhất.
C5 : Những biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn có thể thực hiện được đối với :
- Hình 15.2 là : Yêu cầu trong giờ làm việc tiếng ồn máy khoan phát ra không quá 80dB ; người thợ khoan cần dùng bông nút kín tai hoặc đeo cái bịt tai lúc làm việc.
- Hình 15.3 : Ngăn cách giữa lớp học và chợ bằng cách đóng các cửa phòng học, treo rèm, xây tường chắn, trồng cây xung quanh, chuyển lớp học hoặc chuyển chợ
C6 : Tùy HS.
Tiết 17 	THI HỌC KỲ I
Tiết 18 	TỔNG KẾT CHƯƠNG II : ÂM HỌC
I/ Mục tiêu :
Ôn lại một số kiến thức liên quan đến âm thanh.
Đánh giá quá trình học tập của học sinh ở học kì I
II/ Chuẩn bị : 
Đối với cả lớp : Ôn tập trước ở nhà các bài học của chương âm thanh. GV vẽ sẵn hình 16.1 sgk
III/ Tổ chức hoạt động dạy học :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HĐ 1 : Ôn lại kiến thức cơ bản.
- GV cho HS làm việc cá nhân phần tự kiểm tra.
- Tổ chức cho HS thảo luận đối với một số câu trả lời chưa thống nhất.
HĐ 2 : Vận dụng
- Cho HS làm việc cá nhân phần vận dụng.
- Tổ chức hướng dẫn cả lớp thảo luận và thống nhất câu trả lời.
I/ Tự kiểm tra :
- Cá nhân HS làm phần tự kiểm tra. Đại diện HS trình bày câu trả lời. Tham gia thảo luận.
1. a) Các nguồn phát âm đều dao động
b) Số dao động trong một giây là tần số. Đơn vị tần số là Hz
c) Độ to của âm được đo bằng đơn vị dB
d) Vận tốc truyền âm trong không khí là 340 m/s
e) Giới hạn ô nhiễm tiếng ồn là 70 dB.
2. a) Tần số dao động càng lớn, âm phát ra càng bỗng.
b) Tần số dao động càng nhỏ, âm phát ra càng trầm.
c) Dao động mạnh, biên độ lớn, âm phát ra to.
d) Dao động yếu, biên độ nhỏ, âm phát ra nhỏ.
3. a) Không khí ; c) Rắn ; d) Lỏng
4. Ấm phát phản xạ là âm dội ngược trở lại khi gặp một mặt chắn.
5. D. Âm phản xạ nghe được cách biệt với âm phát ra.
6. a) Các vật phản xạ âm tốt là các vật cứng có bề mặt nhẵn.
b) Các vật phản xạ âm kém là các vật mềm và có bề mặt gồ ghề.
7. b) Làm việc cạnh nơi nổ mìn, phá đá.
d) Hát karaôkê to lúc ban đêm
8. Một số vật liệu cách âm tốt là : bông, vải xốp, gạch, gỗ, bê tông.
II/ Vận dụng :
- Cá nhân HS làm phần vận dụng.
- Tham gia thảo luận để thống nhất các câu trả lời.
1. Vật dao động phát ra âm trong đàn ghi ta là dây đàn.
Vật dao động phát ra âm trong kèn lá là phần lá bị thổi
Vật dao động phát ra âm trong sáo là cột không khí trong sáo.
Vật dao động phát ra âm trong trống là mặt trống.
2. C. Âm không thể truyền trong chân không
3. a) Dao động của các dây đàn mạnh, dây đàn lệch nhiều khi phát ra tiếng to. Dao động của các sợi dây đàn yếu, dây đàn lệch ít khi phát ra âm nhỏ.
b) Dao động của các sợi dây đàn nhanh khi âm phát ra cao. Dao động của các sợi dây đàn chậm khi phát ra âm thấp.
4. Tiếng nói đã truyền từ miệng người này qua không khí đến hai cái mũ và lại qua không khí đến tai người kia.
5. Ban đêm yên tĩnh, ta nghe rõ tiếng vang của chân mình phát ra khi phản xạ lại từ hai bên tường ngõ. Ban ngày tiếng vang bị thân thể người qua lại hấp thụ hoạc bị tiếng ồn trong thành phố át nên chỉ nghe thấy mỗi tiếng chân.
6. A. Âm phát ra đến tai cùng một lúc với âm phản xạ.
7. Biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn cho bệnh viện nằm bên cạnh đường quốc lộ.
- Treo biển báo cấm bóp còi gần bệnh viện
- Xây tường chắn xung quanh bệnh viện, đóng các cửa phòng để ngăn chặn đường truyền âm.
- Trồng nhiều cây xanh xung quanh bệnh viện để hướng âm truyền đi theo 
HĐ 3 : Trò chơi ô chữ.
- GV chia lớp ra thành 4 nhóm. Tổ chức cho các nhóm chơi thi đua.
- GV đọc câu hỏi, trong 10s nhóm nào tìm ra thì trình bày, đúng đạt 10 điểm.
đường khác.
- Treo rem ở cửa ra vào để ngăn chặn đường truyền âm cũng như để hấp thụ bớt âm.
- Dùng nhiều đồ dùng mềm, có bề mặt xù xì để hấp thụ bớt âm.
III/ Trò chơi ô chữ :
- Các nhóm tham gia trò chơi ô chữ dưới sự điều khiển của giáo viên.
Ố
S
N
Ầ
T
S
M
Â
U
Ê
I
Ô
H
K
N
Â
H
C
G
N
G
N
Á
S
T
V
M
Â
Ạ
X
N
Ả
H
P
G
N
Ộ
Đ
O
A
D
M
Â
Ạ
H
G
N
A
V
G
N
Ế
I
T
Nhận xét đánh giá quá trình học tập ở HKI.
Nêu những ưu điểm và khuyết điểm trong động cơ thái độ cũng như phương pháp học tập để học sinh rút kinh nghiệm. 

Tài liệu đính kèm:

  • docvatly 7 HK1.doc