Giáo án Vật lý 7 tiết 19 đến 22

Giáo án Vật lý 7 tiết 19 đến 22

Tiết 19. SỰ NHIỄM ĐIỆN DO CỌ XÁT

I. Mục tiêu.

- Học sinh nêu được : Có thể làm nhiễm điện nhiều vật bằng cách cọ xát. Vật bị nhiễm điện có khả năng hút các vật khác.

- Rèn cho học sinh kỹ năng quan sát, sử dụng thiết bị thí nghiệm, và kĩ năng vận dụng vào thực tế.

- Học sinh có ý thức nghiêm túc, cẩn thận, có tinh thần hợp tác trong hoạt động nhóm.

II. Chuẩn bị.

1. Giáo viên: - TN0 17.1a, b

 - TN017.2,

 - Bảng phụ.

 

doc 12 trang Người đăng vultt Lượt xem 999Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lý 7 tiết 19 đến 22", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 
Tiết 19. SỰ NHIỄM ĐIỆN DO CỌ XÁT
I. Mục tiêu.
- Học sinh nêu được : Có thể làm nhiễm điện nhiều vật bằng cách cọ xát. Vật bị nhiễm điện có khả năng hút các vật khác.
- Rèn cho học sinh kỹ năng quan sát, sử dụng thiết bị thí nghiệm, và kĩ năng vận dụng vào thực tế.
- Học sinh có ý thức nghiêm túc, cẩn thận, có tinh thần hợp tác trong hoạt động nhóm.
II. Chuẩn bị.
1. Giáo viên: - TN0 17.1a, b 
 - TN017.2, 
 - Bảng phụ.
2. Học sinh: Thước nhựa, vụn giấy.
III. Tổ chức các hoạt động của học sinh.
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
Hoạt động 1: Giới thiệu chương, bài.(3p)
- 1 học sinh đọc trước lớp các câu hỏi đầu chương.
- nghe giáo viên giới thiệu chương III.
- Đọc phần tình huống đầu bài.
Hoạt động 2: làm thí nghiệm 1, phát hiện nhiều vật sau khi bị cọ xát có tính chất mới.(12p)
- Đọc mục TN0
- Dụng cụ thí nghiệm: Thước nhựa, vụn giấy, vải khô.
- Mục đích thí nghiệm: Quan sát xem đầu thước sau khi bị cọ xát có khả năng hút các vụn giấy không
- làm thí nghiệm theo bàn (17.1a, b)
Làm thí nghiệm thanh thuỷ tinh cọ xát vào lụa , ghi kết quả vào bảng 1: Sauk hi bị cọ xát
+ Thước nhựa hút các vụn giấy
+ Thanh thuỷ tinh cũng hút các vụn giấy.
- Hoàn thành kết luận:... có khả năng hút...
Hoạt động 3: TN0 2: Phát hiện vật bị cọ xát bị nhiễm điện(mang điện tích).(15p)
- Quan sát thí nghiệm 17.2 của giáo viên
- Hoàn thành kết luận: ...làm sáng...
- Nghe thông báo của giáo viên
Hoạt động 4: Củng cố – vận dụng – hướng dẫn về nhà.(15p)
- Trả lời các câu hỏi củng cố của giáo viên.
+ Có thể làm nhiều vật nhiễm điện bằng cách cọ xát
+ Vật nhiễm điện có khả năng hút một số vật nhỏ khác.
- c1: Khi đó, cả tóc và lược nhựa bị nhiễm điện, nên tóc bị lược nhựa hút, kéo thẳng ra.
- c2: Cánh quạt quay, cọ xát với không khí và bị nhiễm điện, nên nó có thể hút bụi trong không khí
- c3: Khi đó kính bị nhiễm điện do cọ xát và hút được các bụi vải.
Cách khắc phục là lau bằng khăn ẩm.
- Gọi 1 học sinh đọc các câu hỏi đầu chương.
- Giới thiệu chương III
- Yêu cầu học sinh đọc phần tình huống.
- Yêu cầu học sinh đọc mục thí nghiệm
H? Dụng cụ thí nghiệm và mục đích của thí nghiệm?
- Hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm 17.1a
- yêu cầu học sinh làm thí nghiệm 17.1a, b
- Hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm thanh thuỷ tinh cọ xát vào lụa, quan sát và ghi kết quả vào bảng 1
- Yêu cầu học sinh qua kết quả quan sát trong bảng , hoàn thành kết luận?
- Giới thiệu thí nghiệm 17.2, giáo viên làm thí nghiệm và hướng dẫn học sinh quan sát.
- yêu cầu học sinh dựa vào kết quả quan sát để hoàn thành kết luận.
- Thông báo: Vật nhiễm điện, vật mang điện tích hay vật bị nhiễm điện đều có cùng một ý nghĩa.
H? Có thể làm nhiễm điện một số vật bằng cách nào?
H? Vật bị nhiễm điện có khả năng gì đặc biệt?
H? Hãy giải thích vì sao vào những ngày hanh khô, chải đầu bằng lược nhựa, nhiều sợi tóc bị lược kéo thẳng ra?
H? Tại sao cánh quạt trần lại bám nhiều bụi, mặc dù gió thổi mạnh?
H? Vì sao lau kính bằng khăn bông khô, vẫn có bịu vải bám vào kính?
H? Biện pháp khắc phục?
- BTVN: 17.1 – 17.4(SBT)
Nội dung GDBVMT : ( KT, KN có thể tích hợp ) 
Địa chỉ tích hợp : có thể làm nhiễm điện vật bằng cách cọ xát
Vào những lúc trời mưa dông các đám mây bị cọ xát vào nhau nên nhiễm điện trái dấu. Sự phóng điện giữa các đám mây ( sấm) và giữa đám mây với mặt đất (sét) vùa có lợi vừa có hại cho cuộc sống con người
Lợi ích : giup điều hòa khí hậu gây ra phản ứng hóa học nhằm tăng thêm lượng ozon bổ xung vào khí quyển
Tác hại : phá hủy nhà cửa và các công trình xây dựng, anh hưởng đến tính mạng con người và sinh vật, tạo ra các khí độc hại ( NO, NO2 )
Để giảm tác hại của sét, bảo vệ tính mạng của các công trình xây dựng, cần thiết xây dựng các cột thu lôi
Ngày dạy: 
Tiết 20. HAI LOẠI ĐIỆN TÍCH
I. Mục tiêu.
- Học sinh nêu được có 2 loại điện tích: điện tích âm và điện tích dương, Hai điện tích trái dấu đặt gần nhau thì hút nhau, hai điện tích cùng dấu đặt gần nhau thì đẩy nhau. Nêu được sơ lược về cấu tạo nguyên tử.
- Rèn kỹ năng quan sát, làm được thí nghiệm 18.2
- Học sinh có ý thức nghiêm túc, cẩn thận có tinh thần hợp tác trong hoạt động tập thể.
II. Chuẩn bị.
1. Giáo viên: TN0 18.2, 18.3.
2. Học sinh: Hiện tượng nhiễm điện do cọ xát.
III. Tổ chức các hoạt động của học sinh.
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
Hoạt động 1: Kiểm tra.(6p)
- 1 học sinh lên bảng trả lời câu hỏi kiểm tra.
Hoạt động 2: Đặt vấn đề.(1p)
- Đọc phần tình huống đầu bài.
Hoạt động 3: Làm thí nghiệm 1.(12p)
- Đọc phần thí nghiệm 18.1
- Làm tí nghiệm theo hướng dẫn của giáo viên.
- Hiện tượng: 
+ Ban đầu: 2 mảnh nilon không có hiện tượng gì.
+ Sau khi cọ xát bằng len, 2 mảnh nilon đẩy nhau.
- Nghe thông báo của giáo viên.
- Hoàn thành nhận xét: ..cùng...đẩy...
Hoạt động 4: Làm thí nghiệm 2.(15p)
- Đọc thí nghiệm 18.3
- Nhận dụng cụ và làm thí nghiệm theo nhóm.
+ Khi cọ xát thanh thuỷ tinh bằng lụa rồi đưa lại gần thanh nhựa sẫn\m màu, hiện tượng là: chúng hút yếu.
+ Cọ xát thanh nhựa bằng vải khô và thanh thuỷ tinh bằng lụa , và hiện tượng: chúng hút nhau mạnh hơn.
+ Nhận xét: ... hút.... khác....
Hoàn thành kết luận: Có hai loại điện tích. Các vật mang điện tích cùng loại thì đẩy nhau, mang điện tích khác loại thì hút nhau.
- Ghi quy ước về điện tích âm và điện tích dương
- c1: Mảnh vải nhiễm điện dương.
Hoạt động 5: Tìm hiểu sơ lược về cấu tạo nguyên tử.(5p)
- Đọc mục II.(SGK - 51)
Tìm hiểu sơ lược về cấu tạo nguyên tử.
Hoạt động 6: Củng cố – giao việc – hướng dẫn về nhà.(6p)
- Trả lời các câu hỏi củng cố của giáo viên.
- c2: Trước khi bị cọ xát, trong mỗi vật đều có điện tích dương và điện tích âm, điện tích dương tồn tại ở hạt nhân, điện tích âm tồn tại ở các electron.
- c3: Chưa nhiễm điện
H? Có thể làm nhiễm điện một số vật bằng cách nào?
H? Khi bị nhiễm điện, vật có khả năng gì đặc biệt? Lấy ví dụ?
- Yêu cầu học sinh đọc phần tình huống đầu bài.
- yêu cầu học sinh đọc phần Tn0 
- Hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm 18.1
(Vuốt 2 mảnh nilong như nhau và theo 1 chiều nhất định)
H? Hiện tượng quan sát được?
- Thông báo: 2 mảnh nilon giống nhau, được cọ xát như nhau nên nhiễm điện cùng loại, khi đặt gần nhau thì chúng đẩy nhau.
- yêu cầu học sinh hoàn thành nhận xét.
- Yêu cầu học sinh đọc thí nghiệm 18.3
- Giao dụng cụ, yêu cầu các nhóm làm thí nghiệm.
- Theo dõi, hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm để uốn nắn, giúp đỡ khi cần thíêt.
- Yêu cầu học sinh nêu nhận xét và kết luận
- Thông báo quy ước về kí hiệu loại điện tích.
- Gọi một vài học sinh trả lời c1?
- Giới thiệu sơ lược về cấu tạo nguyên tử.
H? Có mấy loại điện tích?
H? Quy ước về điện tích dương và điện tích âm?
- Yêu cầu học sinh trả lời c2, c3
- BTVN: c4, 18.1 – 18.5(SBT)
- Nội dung GDBVMT
- Địa chỉ tích hợp : có hai loại điện tích là điện tích dương và điện tích âm các vật nhiễm điện cùng loại thì đẩy nhau khác loại thì hút nhau
- Trong các nhà máy thường xuất hiện bụi gây hại cho công nhân. Bố trí các tấm kim loại tích điện trong nhà máy khiến bụi bị nhiễm điện bị hút vào các tấm kim loại, giữ môi trường trong sạch bảo vệ sức khỏe công nhân. 
Ngày dạy: 
Tiết 21. DÒNG ĐIỆN – NGUỒN ĐIỆN
I. Mục tiêu.
- Học sinh nêu được dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng. Nêu được đặc điểm của nguồn điện là mỗi nguồn điện đều có 2 cực là cực dương và cực âm, và nguồn điện tạo ra dòng điện.
- Học sinh rèn kỹ năng quan sát, xử lý thông tin.
- Học sinh có ý thức nghiêm túc, cẩn thận, có tinh thần hợp tác trong hoạt động nhóm.
II. Chuẩn bị.
1. Giáo viên: Pin tiểu. Pin vuông, pin tròn, hộp pin, bóng đèn, công tắc, dây nối.
2. Học sinh: SGK, vở...
III. Tổ chức các hoạt động của học sinh.
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
Hoạt động 1: Kiểm tra.(6p)
- 2 học sinh lên bảng trả lời câu hỏi kiểm tra.
Hoạt động 2: Đặt vấn đề.(1p)
- Đọc tình huống đầu bài.
Hoạt động 3: Tìm hiểu về dòng điện.(10p)
- Quan sát hình 19.1 , đọc c1 và trả lời
- c1: Điện tích của mảnh phim nhựa tương tự như nước ở trong bình.
Điện tích dịch chuyển từ mảnh phim nhựa qua bóng đèn bút thử điện đến tay ta tương tự như nước chảy từ bình A xuống bình B
- Đọc và trả lời c2
C2: Có thể cọ xát thêm mảnh phim để nó lại bị nhiễm điện.
- Nhận xét: ...dịch chuyển
Hoạt động 4: Tìm hiểu nguồn điện.(10p)
- Đọc mục 1
- Nguồn điện có khả năng cung cấp dòng điện để các dụng cụ, thiết bị điện hoạt động.
- Mỗi nguồn điện đều có 2 cực: cực âm và cực dương
- Quan sát hình 19.2 và các loại pin của giáo viên
Nhận biết các cực của nguồn pin, và kí hiệu các cực.
- Đọc và trả lời c2: acquy, đinamô...
Hoạt động 5: Cách mắc mạch điện.(12p)
- Quan sát hình 19.3 và nhân biết các dụng cụ thí nghiệm ở hình
- Quan sát giáo viên làm mấu phần mắc mạch điện.
- Nhân dụng cụ và tiến hành mắc mạch điện trong vòng 5 phút
- Đóng công tắc sau khi mắc được mạch điện. Quan sát xem bóng đèn có sáng không.
Nếu không sáng thì đọc SGK để tìm nguyên nhân.
Hoạt động 6: Củng cố- vận dụng- hướng dẫn về nhà.(7p)
- Đọc phần ghi nhớ.
- Đọc và thực hiện c4
- c5: Đồng hồ treo tường, máy tính, điều khiển ti vi, ôtô đồ chơi, đèn pin...
- Nghe giáo viên nhắc nhở
H1? Có mấy loại điện tích? Nêu quy ước về các điện tích này? Nếu để các vật mang điện tích ở gần nhau thì sự tương tác của chúng xảy ra như thế nào?
H2? Nêu sơ lược về cấu tạo nguyên tử?
- Gọi học sinh đọc phần tình huống đầu bài.
- Yêu cầu học sinh quan sát hình 19.1, đọc c1 và tìm từ thích hợp điền vào dấu (...)
Hướng dẫn học sinh tìm sự tương tự ở hình a và b; c và d
H? Điện tích của mảnh phim nhựa tương tự như gì ở trong bình?
H? Điện tích dịch chuyển từ mảnh phim nhựa qua bóng đèn bút thử điện đến tay ta tương tự như nước .... từ bình A xuống bình B?
- Yêu cầu học sinh đọc và trả lời c2
H? Làm thế nào để đèn bút thử điện tiếp tục sáng?
- Yêu cầu học sinh hoàn thành nhận xét
- Yêu cầu học sinh đọc mục 1
H? Tác dụng của nguồn điện?
H? Một nguồn điện có mấy cực?
- Giới thiệu một số loại pin đồng thời cho học sinh đối chiếu với hình 19.2
Cho học sinh nhận biết 2 cực của nguồn pin.
H? hãy kể tên một số nguồn điện mà em biết?
- Yêu cầu học sinh quan sát hình 19.3 và giới thiệu các dụng cụ làm thí nghiệm
- Hướng dẫn học sinh mắc mạch điện(lưu ý phải để công tắc mở)
- Phát dụng cụ thí nghiệm để các nhóm tự mắc mạch trong 5 phút
- Theo dõi và giúp đỡ nếu học sinh lúng túng.
- yêu cầu học sinh đóng công tắc xem đèn có sáng không
- Lưu ý : Nếu đèn không sáng thì cho học sinh đọc phần này trong SGK
- Gọi học sinh đọc phần ghi nhớ
- yêu cầu học sinh đọc và thực hiện c4
H? Hãy kể tên 5 dụng cụ, thiết bị điện sử dụng nguồn pin?
- Giới thiệu hoạt động của đinamô xe đạp
* Lưu ý: các thiết bị điện chỉ hoạt động khi có dòng điện đi qua(mạch điện phải kín)
- BTVN: 19.1 – 19.4(SBT)
Ngày dạy:..
Tiết 22. CHẤT DẪN ĐIỆN VÀ CHẤT CÁCH ĐIỆN.
DÒNG ĐIỆN TRONG KIM LOẠI
I. Mục tiêu.
- Học sinh nêu được thế nào là chất dẫn điện, chất cách điện, lấy được ví dụ, nêu được kháI niệm về dòng điện trong kim loại.
- Rèn kỹ năng quan sát, bố trí thí nghiệm, làm được thí nghịêm nhận biết chất dẫn điện, chất cách điện..
- Học sinh có ý thức nghiêm túc, cẩn then, có tinh thần hợp tác trong hoạt động nhóm.
II. Chuẩn bị.
1. Giáo viên: 
 - TN0 20.2, bóng đèn, 
2. Học sinh:
 - SGK, vở
III. Tổ chức các hoạt động của học sinh.
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
Hoạt động 1: Kiểm tra.(15p)
 Cá nhân làm bài kiểm tra 15 phút
Hoạt động 2: Đặt vấn đề.(1p)
- Đọc tình huống đầu bài
Hoạt động 3: Tìm hiểu chất dẫn điện và chât cách điện.(5p)
- Nghe thông báo
Ghi khái niệm chất dẫn điện.
- Tl: Chất cách điện là chất không cho dòng điện đi qua.
- Quan sát hình 20.1, trả lời c1:
Các bộ phận dẫn điện: dây tóc bóng đèn, chốt cắm.
Các bộ phận cách điện: vỏ nhựa của phích cắm, thuỷ tinh đen.
Hoạt động 4: Xác định vật dẫn điện và chất cách điện.(12p)
- Quan sát hình 20.2, nêu tên dụng cụ thí nghiệm: nguồn điện, bóng đèn, mỏ kẹp, vật cần kiểm tra là chất dẫn điện hay chất cách điện.
- Quan sát thí nghiệm theo hướng dẫn.
- Trả lời c2: 
+ Vật liệu thường dùng để cách điện: cao su, nhựa, thuỷ tinh.
+ Vật liệu thường dùng để dẫn điện: đồng, sắt, nhôm
Hoạt động 5: Tìm hiểu dòng điện trong kim loại.(7p)
- Đọc phần a, b mục 1
- Trả lời c4(dựa vào kiến thức bài cũ)
+ Trong nguyên tử: hạt mang điện dương là: hạt nhân, hạt mang điện tích âm là electron.
- c5: Các (e) tự do bị cực âm của pin đẩy và cực dương của pin hút (tương tác giữa các điện tích)
+ vẽ thêm các mũi tên chỉ chiều dịch chuyển của các (e)
* KL:  electron tự do dịch chuyển
Hoạt động 6: Củng cố- vận dụng- hướng dẫn về nhà.(5p)
- 1 vài học sinh trả lời các câu hỏi vận dụng của giáo viên.
- c7: B: một đoạn ruột bút chì.
- c8: C: Nhựa
- c9: C: 1 đoạn dây nhựa.
Trong đoạn dây nhựa không có các electron tự do vì nó không phải là kim loại.
Đề và đáp án kèm theo
- Yêu cầu học sinh đọc phần tình huống đầu bài.
- Thông báo: Chất dẫn điện là chất cho dòng điện đi qua.
H? Vậy chất cách điện là gì?
- Yêu cầu học sinh quan sát hình 20.1, nhận biết các bộ phận dẫn điện , cách điện, ghi kết quả c1
- Gọi 1 vài học sinh trả lời c1.
- Yêu cầu học sinh quan sát hình 20.2, nêu tên các dụng cụ thí nghiệm.
- Làm thí nghịêm, hướng dẫn học sinh quan sát.
- Gọi 1 vài học sinh trả lời c2.
H? Vật liệu thường dùng để cách điện?
H? Vật liệu thường dùng để dẫn điện?
- Thông báo phần a, b trong mục 1
- Yêu cầu học sinh trả lời c4:
H? Trong nguyên tử, hạt nào mang điện tích dương, hạt nào mang điện tích âm?
- Yêu cầu học sinh quan sát hình 20.4 trả lời c5?
- Yêu cầu học sinh vẽ mũi tên chỉ chiều dịch chuyển của các (e)
- Yêu cầu học sinh hoàn thành kết luận?
H? Chất dẫn điện là gì? lấy ví dụ?
H? Chất cách điện là gì? Lấy ví dụ?
H? Nêu khái niệm dòng điện trong kim loại?
- Gọi học sinh trả lời các câu hỏi c7, 8, 9
H? Vật nào dưới đây là vật dẫn điện: 
Thanh gỗ khô, đoạn ruột bút chì, một đoạn dây nhựa, thanh thuỷ tinh?
H? Trong các dụng cụ và thiết bị điện thường dùng , vật liệu cách điện được sử dụng nhiều nhất là: Sứ, nhựa , thuỷ tinh hay cao su?
H? trong vật nào dưới đây không có các electron tự do?
1 đoạn dây thép, 1 đoạn dây đồng, 1 đoạn dây nhựa, 1 đoạn dây nhôm?
H? Vì sao nó lại không có các (e) tự do?
- BTVN: 20.1 – 20.4(SBT)
Kiểm tra 15 phút
Môn: Vật lý 7
Đề bài:
Đề 1:
Câu 1: (2 điểm) Chọn đáp án đúng nhất cho các câu sau:
1. Cọ sát lụa vào thanh thuỷ tinh, thanh thuỷ tinh có thể bị nhiễm điện loại:
A. Nhiễm điện âm B. Nhiễm điện dương
C. Nhiễm điện nhiều D. Cả 3 phương án A, B, C đều sai.
2. Mỗi nguồn điện đều có 2 cực là:
A. Cực âm và cực dương B. Cực to và cực nhỏ
C. Cực nam và cực bắc D. Cực cao và cực thấp
Câu 2: (2 điểm) Điền từ thích hợp vào dấu (...)
Dòng điện là dòng các ....(1) dịch chuyển ....(2)
Câu 3: (3 điểm) : Kể tên một số nguồn điện mà em biết?
Câu 4(3 điểm) Hãy viết 2 câu có nghĩa, mỗi câu có sử dụng ít nhất 2 cụm từ trong số các cụm từ sau: Pin tròn, nguồn điện, dòng điện, bóng đèn điện.
Đề 2:
Câu 1: (2 điểm) Chọn đáp án đúng nhất cho các câu sau:
1. Cọ sát vải khô vào một mảnh nhựa, mảnh nhựa có thể bị nhiễm điện loại:
A. Nhiễm điện âm B. Nhiễm điện dương
C. Nhiễm điện cao D. Nhiễm điện thấp
2. Mỗi quả pin đều có :
A. 4 cực B. 3 cực
C. 2 cực D. 1 cực
Câu 2: (2 điểm) Điền từ thích hợp vào dấu (...)
Dòng điện là dòng các ....(1) dịch chuyển ....(2) hướng.
Câu 3: (3 điểm): Kể tên một số nguồn điện mà em biết?
Câu 4(3 điểm): Hãy viết 2 câu có nghĩa, mỗi câu có sử dụng ít nhất 2 cụm từ trong số các cụm từ sau: quạt điện , đồng hồ, pin tiểu, dòng điện.
Đáp án:
Đề 1:
Câu 1.(2 điểm) Mỗi đáp án đúng được 1 điểm
 1.B 2.A
Câu 2.(2 điểm)
 (1): điện tích 1 điểm
 (2): có hướng 1 điểm
Câu 3.(3 điểm): Mỗi nguồn điện được kể ra được 1 điểm
Câu 4.(3 điểm): Mỗi câu viết đúng cấu trúc, đúng ý nghĩa được 1,5 điểm
Đề 1:
Câu 1.(2 điểm) Mỗi đáp án đúng được 1 điểm
 1.A 2.C
Câu 2.(2 điểm)
 (1): điện tích 1 điểm
 (2): có 1 điểm
Câu 3.(3 điểm): Mỗi nguồn điện được kể ra được 1 điểm
Câu 4.(3 điểm): Mỗi câu viết đúng cấu trúc, đúng ý nghĩa được 1,5 điểm

Tài liệu đính kèm:

  • docNew Microsoft Word Document (2).doc