Giáo án Vật lý 7 tiết 22 bài 20: Chất dẫn điện và chất cách điện dòng điện trong kim loại

Giáo án Vật lý 7 tiết 22 bài 20: Chất dẫn điện và chất cách điện dòng điện trong kim loại

Tiết 22

Bài 20 . CHẤT DẪN ĐIỆN VÀ CHẤT CÁCH ĐIỆN

DÒNG ĐIỆN TRONG KIM LOẠI

1. Mục đích , yêu cầu :

 a. Kiến thức :

 - Nhận biết trên thực tế các vật dẫn điện là các vật cho dòng

 điện đi qua, vật cách điện là vật không cho dòng điện đi qua.

 - Kể tên được một số vật dẫn điện (hoặc vật liệu dẫn điện) và

 vật cách điện (hoặc vật liệu cách điện) thường dùng .

 - Biết được dòng điện trong kim loại là dòng các electron tự do

 dịch chuyển có hướng

 

doc 4 trang Người đăng vultt Lượt xem 1215Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lý 7 tiết 22 bài 20: Chất dẫn điện và chất cách điện dòng điện trong kim loại", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngµy soạn:24/01/2010 Ngµy dạy: 7B: 27/01/2010
Tiết 22
Bài 20 . CHẤT DẪN ĐIỆN VÀ CHẤT CÁCH ĐIỆN
DÒNG ĐIỆN TRONG KIM LOẠI
1. Mục đích , yêu cầu : 
	a. Kiến thức :	
 - Nhận biết trên thực tế các vật dẫn điện là các vật cho dòng 
 điện đi qua, vật cách điện là vật không cho dòng điện đi qua. 
 - Kể tên được một số vật dẫn điện (hoặc vật liệu dẫn điện) và
 vật cách điện (hoặc vật liệu cách điện) thường dùng .
	 - Biết được dòng điện trong kim loại là dòng các electron tự do 
 dịch chuyển có hướng 
	b. Kỹ năng :
 - Mắc mạch điện đơn giản 
	 - Làm thí nghiệm xác định vật dẫn điện , vật cách điện 
	c. Thái độ :	
 - Nghiêm túc , cẩn thận ,trung thực trong hợp tác nghiên cứu.
	 - Thói quen sử dụng điện an toàn 
2. Đồ dùng dạy học :
	Mỗi nhóm : 
 - 1 bóng đèn đui ngạnh hoặc đui xoáyđược nối với phích cắm 
 điện bằng 1 đoạn dây có vỏ bọc các điện 
	 - 1 nguồn điện(2 pin) , dây dẫn , mỏ kẹp , công tắc 
	 - 1 số vật cần xác định xem là vật cách điện hay dẫn điện : 
 - 1 đoạn dây đồng , 1 đoạn dây thép , 1 đoạn vỏ nhựa ,
 - 1 mảnh sứ 
	 Cả lớp : 	
 - Hình vẽ 20.4 (có thể minh họa trên máy vi tính)
	- Bảng phụ ghi câu hỏi 
3. Các bước lên lớp :
a. Kiểm tra bài cũ :
	- Dòng điện là gì ? 
	- Dòng điện chạy trong đâu ? Dấu hiệu nào giúp em nhận biết có dòng điện trong mạch ?
b. Bài mới .
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Đặt vấn đề (5’)
 - Thông thường người ta làm dây dẫn điện bằng chất gì ?
 - Nếu ta thay dây dẫn bằng đồng bằng 1 đoạn dây nhựa thì bóng đèn có sáng không ?
 - Dây đồng người ta gọi là vật dẫn điện , còn nhựa nói chung được gọi là vật cách điện 
 - Vậy vật dẫn điện là gì ? Vật cách điện gọi là gì ?
Hoạt động 2 : Xác định chất dẫn điện , chất cách điện (20’)
 - Yêu cầu HS đọc phần I. Chất dẫn điện và chất cách điện 
 - Chất dẫn điện là gì ? 
 - Chất cách điện là gì ?
 - Yêu cầu HS đọc câu C1 và quan sát hình 20.1 
 - Yêu cầu HS quan sát vật thật và hoàn thành câu C1
 - Gọi HS trả lời câu C1
 - Để biết được vật nào là chất dẫn điện , vật nào là chất cách điện thì các em sẽ tiến hành thí nghiệm kiểm tra
 - Yêu cầu HS đọc phần thí nghiệm trong SGK
 - Giả sử để kiểm tra mảnh sứ có dẫn điện hay không thì ta phải làm thí nghiệm như thế nào ?
 - Tương tự như đối với mảnh sứ , hãy làm thí nghiệm xác định xem : dây đồng , vỏ bọc nhựa, ruột bút chì , vỏ bút chì có phải là chất dẫn điện không?
 - GV nhận xét thái độ và kết quả thí nghiệm của các nhóm 
 - Yêu cầu HS đọc và trả lời câu C2 
 - GV hướng dẫn HS thảo luận , thống nhất kết quả
 - Yêu cầu HS đọc và trả lời câu C3
 - GV hướng dẫn HS thảo luận , thống nhất kết quả
 - GV chú ý HS : Nếu dòng điện quá lớn thì không khí vẫn có thể dẫn điện (sấm sét)
 - Hầu hết các kim loại đều dẫn điện tốt , nghiên cứu tiếp phần II..
Hoạt động 3 : Tìm hiểu dòng điện trong kim loại (10’)
 - Yêu cầu HS đọc phần 1 . Electron tự do trong kim loại (câu C4 ; C5 và C6)
 - GV treo hình 20.3 và yêu cầu HS trả lời C4
 - Gọi 1 vài HS đọc lại phần b.
 - GV treo hình 20.4 hoặc chiếu trên vi tính mô hình đoạn dây kim loại
 - Yêu cầu HS đọc và trả lời câu C5
 - Yêu cầu HS đọc phần 2.Dòng điện trong kim loại
 - Yêu cầu HS đọc và trả lời câu C6
 - Yêu cầu HS hoàn thành câu kết luận 
 - GV nhắc lại chiều chuyển động của electron trong mạch điện 
Hoạt động 4 : Vận dụng (5’)
 - GV có thể cho HS làm phiếu học tập các câu C7 ; C8 ; C9 theo nhóm 
 - GV có thể đưa ra thêm nhiều chất khác như (giấy bóng gói quà , giấy bạc, dây chì , mica , cao su , dây thừng, dây nilon)để ôn luyện kiến thức cho HS
 - Yêu cầu HS đọc phần có thể em chưa biết
 - Bằng đồng , nhôm 
 - Bóng đèn không sáng .
 - HS đọc phần I. Chất dẫn điện và chất cách điện
 - HS : 
 - HS : .
 - HS đọc câu C1 và quan sát hình 20.1
 - HS hoạt động theo nhóm , quan sát vật mẫu , hoàn thành câu C1
 - HS trả lời câu C1(điền vào bảng phụ)
 - HS đọc phần thí nghiệm trong SGK
 - Lắp mạch điện như hình 20.2, dùng 2 mỏ kẹp 2 đầu của mảnh sứ , đèn sáng à dẫn điện và ngược lại
 - HS nhận dụng cụ thí nghiệm, thực hiện thí nghiệm theo nhóm, điền kết quả vào bảng 
 - HS đọc và trả lời câu C2
 - HS nhận xét , bổ sung câu trả lời của bạn 
 - HS đọc và trả lời câu C3
 - HS nhận xét , bổ sung câu trả lời của bạn
 - HS tự nghiên cứu phần 1. Electron tự do trong kim loại
 - HS quan sát hình 20.3 và trả lời C4
 - HS đọc phần b.
 - HS quan sát hình 20.4 hoặc mô hình trên vi tính
 - HS đọc và trả lời câu C5
 - HS đọc phần 2.Dòng điện trong kim loại
 - HS đọc và trả lời câu C6
 - HS hoàn thành câu kết luận
 - HS làm phiếu học tập các câu C7 ; C8 ; C9 theo nhóm
 - HS thi đua theo nhóm phân loại các chất cách điện và chất dẫn điện
 - HS đọc phần có thể em chưa biết
I./ Chất dẫn điện và chất cách điện 
* Chất dẫn điện là chất cho dòng điện đi qua 
* Chất cách điện là chất không cho dòng điện đi qua 
II./ Dòng điện trong kim loại
* Dòng điện trong kim loại là dòng các electron tự do dịch chuyển có hướng 
c. Cũng cố :
	+ Chất dẫn điện là gì ? Chất cách điện là gì ?
	+ Dòng điện trong kim loại là gì ? 
d. Dặn dò : 
	 + Về nhà làm lại thí nghiệm để xác định lại tính dẫn điện 
 của các chất vừa làm trong phần vận dụng 
	+ Về nhà xem lại bài , học thuộc phần ghi nhớ và làm các
 bài tập trong SBT
	+ Xem trước bài 21.
 “SƠ ĐỒ MẠCH ĐIỆN – CHIỀU DÒNG ĐIỆN”

Tài liệu đính kèm:

  • doc7.22.doc