Giáo án Vật lý 7 tiết 6 đến tiết 10

Giáo án Vật lý 7 tiết 6 đến tiết 10

Tiết 6

BÀI 6: THỰC HÀNH VẼ VÀ QUAN SÁT ẢNH TẠO BỞI GƯƠNG PHẲNG

 I.Mục tiêu:

*Kiến thức:

-Luyện tập vẽ hình của vật có hình dạng khác nhau đặt trước gương phẳng.

-Xác định được vùng nhìn thấy của gương phẳng.

-Tập quan sát được vùng nhìn thấy của gương phẳng.

* Kỹ năng:

-Biết nghiên cứu tài liệu.

-Bố trí thí nghiệm, quan sát thí nghiệm để rút ra kết luận.

*Thái độ:

-Yêu thích môn học, liên hệ thực tế quan sát và vẽ ảnh tạo bởi gương phẳng

 

docx 13 trang Người đăng vultt Lượt xem 775Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lý 7 tiết 6 đến tiết 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn: 5 /10 /09
Giảng: 7A: 7/ 10 / 09 
 7B: 7/ 10 / 09
Tiết 6
Bài 6: thực hành vẽ và quan sát ảnh tạo bởi gương phẳng
 I.Mục tiêu:
*Kiến thức:
-Luyện tập vẽ hình của vật có hình dạng khác nhau đặt trước gương phẳng.
-Xác định được vùng nhìn thấy của gương phẳng.
-Tập quan sát được vùng nhìn thấy của gương phẳng.
* Kỹ năng:
-Biết nghiên cứu tài liệu.
-Bố trí thí nghiệm, quan sát thí nghiệm để rút ra kết luận.
*Thái độ:
-Yêu thích môn học, liên hệ thực tế quan sát và vẽ ảnh tạo bởi gương phẳng
 II. Chuẩn bị:
*GV: 4 gương phẳng có giá đỡ
*HS: +Bút chì, thước đo độ, thước thẳng
 +Báo cáo thực hành
III.Tiến trình dạy học:
1.Kiểm tra: (5’)
* HS: - Nêu tính chất của ảnh qua gương phẳng
 - Giải thích sự tạo thành ảnh qua gương phẳng
2.Bài mới:
Hoạt động của Thầy và Trò
Nội dung
Hoạt động 1: Tổ chức thực hành: Chia nhóm (5’)
-Y/C HS đọc câu C1 SGK
-HĐ theo nhóm vẽ ảnh của vật trong hai trường hợp:
+ảnh song song cùng chiều với vật
+ảnh song song ngược chiều với vật
(Vẽ vào báo cáo thực hành)
Hoạt động 2: Xác định vùng nhìn thấy của gương phẳng(vùng quan sát) (30’)
-GV y/c h/s đọc SGK C2
-GV chấn chỉnh lại HS: Xác định vùng quan sát được
+Vị trí người ngồi và vị trí gương cố định
+ Mắt có thể nhìn sang phải, HS khác đánh dấu
+ Mắt nhìn sang trái, HS khác đánh dấu
-Y/C h/s tiến hành thí nghiệm theo câu hỏi C3
-GV yêu cầu học sinh có thể giải thích bằng hình vẽ:
 + ánh sáng truyền thẳng từ vật đến gương
 + ánh sáng phản xạ tới mắt
 + Xác định vùng nhìn thấy của gương. Chụp lại hình 3 (T19 – SGK)
GV hướng dẫn học sinh:
 + Xác định ảnh của N và M bằng tính chất đối xứng
 + Tia phản xạ tới mắt thì nhìn thấy ảnh
*Yêu cầu HS hoàn thành báo cáo thực hành
-Học sinh làm việc cá nhân
-HS đọc SGK
-Chuẩn bị dụng cụ
-Bố trí thí nghiệm
-Vẽ lại vị trí của gương và bút trì
a, ảnh song song cùng chiều với vật: 
-ảnh song song ngược chiều với vật
b,Vẽ lại vào vở ảnh của bút chì
-HS làm thí nghiệm theo sự hiểu biết của minh
- HS làm thí nghiệm sau khi được GV hướng dẫn
-HS đánh dấu vùng quan sát được
-HS làm thí nghiệm:
+ Để gương ra xa
+ Đánh dấu vùng quan sát (như cách xác định trên)
+ So sánh với vùng quan sát trước
Vùng nhìn thấy trong gương sẽ hẹp đi
+ HS hoàn thành báo cáo thực hành
Hoạt động 4: (5’)
-Thu báo cáo thí nghiệm
-Nhận xét chung về thái độ, ý thức của HS, tinh thần làm việc giữa các nhóm
-HS dọn dụng cụ thí nghiệm, kiểm tra lại dụng cụ
Soạn: 7 / 10 / 08
Giảng: 7A:14/ 10/ 08 
 7B: 14/ 10 / 08
Tiết 7 . Bài 7 . gương cầu lồi
 I.Mục tiêu:
1.Kiến thức:
-Nêu được tính chất của ảnh tạo bởi gương cầu lồi.
-Nhận biết được vùng nhìn thấy của gương cầu lồi rộng hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng có cùng kích thước.
-Giải thích được các ứng dụng của gương cầu lồi.
2.Kĩ năng:
-Làm TN để xác định được tính chất ảnh của vật qua gương cầu lồi.
3.Thái độ:
-Biết vận dụng được các TN đã làm tìm ra phương án kiểm tra tính chất ảnh của vật qua gương cầu lồi.
 II.Chuẩn bị:
*GV: Bộ TN H. 7.1; 7.2 SGK- T20.
*HS: Ôn tập kiến thức về ảnh của vật qua gương phẳng.
 III.Tiến trình dạy học:
 1.Kiểm tra: (15’)
A.Trắc nghiệm khách quan
Khoanh tròn chữ cái đứng trước phương án mà em chọn:
1.Để nhận biết sự tồn tại (có thật) của ảnh ảo do gương phẳng tạo ra người tiêu dùng các cách sau đây: (chọn câu trả lời sai)
A. Dùng mắt nhìn vào gương ta thấy ảnh ảo. B. Dùng màn chắn để hứng.
C. Dùng máy ảnh để chop hình của nó. D. Dùng máy quay phim.
2. Hai vật A, B có chiều cao như nhau, A đặt trước gương phẳng, B đặt trước tấm kính.So sánh độ cao của hai ảnh A’ và B’ thì thấy: (Hãy chọn câu trả lời đúng )
A. ảnh A’ cao hơn ảnh B’. B. ảnh B’ cao hơn ảnh A’.
C. Hai ảnh cao bằng nhau. D. Không xác đinh được.
3.Nhận xét nào sau đây về tác dụng của tấm kính phẳng là sai ?
B.Cho ta nhìn thấy các vật ở phía bên kia tấm kính. D.Có cả hai tác dụng A và B.
C.Không tạo đựơc ảnh của vật đặt trước nó. A.Tạo ra ảnh của một vật đặt trước nó. 
B.Trắc nghiệm tự luận:
Vẽ một điểm sáng S đặt trước gương phẳng và hai tia sáng xuất phát từ S tới gương.
a, Hãy vẽ ảnh S’ của S tạo bởi gương phẳng S
b, vẽ tia phản xạ ứng với hai tia tới SI và SK
c, Giải thích vì sao ta nhìn thấy ảnh S’ mà không hứng được ảnh đó trên màn chắn. 
C.Đáp án:
*Trắc nghiệm khách quan:
 1- B (1đ) 2- C (1đ) D- C (1đ)
*Trắc nghiệm tự luận: (7đ)
a, Xác định vị trí ảnh S’: từ S’ kẻ SH ⊥ mặt phẳng gương, trên đó chọn điểm S’ sao cho SH= HS’ 
-Tia tới SI sẽ có tia ảnh là S’I, tương tự tia tới SK có tia S 
 ảnh là S’K R R
b, Vẽ tia phản xạ IR theo phương S’I và tia phản xạ KR 
theo phương S’K
c, S’ là ảnh của điểm sáng S, vì chỉ nhìn thấy qua gương I K
mà không hứng được trên màn chắn.
2.Bài mới: S’ 
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
Nội dung
* Tổ chức tình huống học tập (5’)
-Cho hs làm TN và quan sát ảnh của vật qua gương cầu lồi như phần đặt vấn đề SGK- T20
-Hãy nêu nhận xét 
-Làm TN và quan sát ảnh của vật qua gương cầu lồi như phần đặt vấn đề SGK- T20
-Nêu nhận xét
1. ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi: (5’)
HĐ1: Quan sát thí nghiệm
-Y/C hs đọc thông tin, bố trí và làm TN như H 7.1 SGK- T20 và nêu dự đoán
-Bố trí TN như H 7.2 và làm TN kiểm tra
HĐ2: Kết luận
-Từ TN em có thể rút ra KL gì về tính chất của ảnh qua gương cầu lồi ?
-Chốt lại kiến thức
HĐ1: Quan sát thí nghiệm
-HĐ nhóm làm TN và nêu dự đoán
HĐ2: Kết luận
-Nêu kết luận 
-Quan sát:
*C1: Nhận xét:
+ảnh nhỏ hơn vật
+Có thể là ảnh ảo
-Thí nghiệm kiểm tra:
.Kết luận:
 (1)ảo
 (2)nhỏ hơn
2. Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi: (5’)
HĐ1: Làm thí nghiệm
-Hãy nêu phương án xác đinh vùng nhìn thấy của gương cầu lồi
-Y/C hs đọc thông tin và làm TN như H 7.3 SGK- T21
HĐ2:
-Từ kết quả TN hãy trả lời C2 và hoàn thành phần kết luận
-Chốt lại kiến thức
HĐ1: Tổ chức làm thí nghiệm
-Nêu phương án xác đinh vùng nhìn thấy của gương cầu lồi
-Đọc thông tin và làm TN như H 7.3 SGK- T21
HĐ2:
-Từ kết quả TN trả lời C2 và hoàn thành phần kết luận
*Thí nghiệm:
*C2:
+Kết luận: rộng
3.Vận dụng: (8’)
HĐ1: Trả lời câu C3
-HD hs quan sát H 7.4 và trả lời C3
HĐ2: Trả lời câu C4
-Gọi 1 HS đứng tại chỗ trả lời C4
-Chuẩn kiến thức
HĐ1: Trả lời câu C3
*HĐ cá nhân trả lời C3
-HS đứng tại chỗ trả lời C3; 
HĐ2: Trả lời câu C4
-HS đứng tại chỗ trả lời C4
-Nhận xét kết quả
*C3: 
Gương cầu lồi ở xe ô tô và xe máy giúp người lái xe quan sát được vùng rộng hơn ở phía sau
*C4: 
Chỗ đường gấp khúc có gương cầu lồi lớn đã giúp cho người lái xe nhìn thấy người, xe cộ,bị các vật cản ở bên đường che khuất, tránh được tai nạn. 
 3.Củng cố: (4’)
-Y/C HS trả lời các câu hỏi:
+Nêu đặc điểm của ảnh tạo bởi gương cầu lồi
+Hãy so sánh vùng nhìn thấy của gương cầu lồi so với gương phẳng.
 4. Dặn dò: (3’)
-Về nhà học bài, ôn tập kĩ kiến thức về ảnh của 1 vật qua gương cầu lồi.
-Làm các bài tập 7.1; 7.2; 7.3; 7.4; 7.5 (SBT).
-*HD làm bài tập về nhà: Khi vẽ tia phản xạ của 2 tia tới đến 2 mép gương bằng định luật phản xạ ánh sáng
-Chuẩn bị tiết 8: Gương cầu lõm..
Soạn: 20 / 10 / 09
Giảng: 7A: 21 / 10 / 09
 7B: 21 / 10 / 09
Tiết 8 . Bài 8- Gương cầu lõm
 I.Mục tiêu:
* Kiến thức:
- HS nắm vững kiến thức về gương cầu lõm, nhận biết được ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lõm và sự phản xạ ánh sáng trên gương cầu lõm
* Kĩ năng:
- Vận dụng kiến thức để giải các bài tập và giải thích các hiện tượng thực tế
* Thái độ:
- Yêu thích môn học, liên hệ thực tế về gương cầu lõm
 II. Chuẩn bị :
*GV: Gương cầu lõm, nến, diêm, đèn pin
*HS: Ôn tập kiến thức về gương cầu lồi
 III. Tiến trình dạy học:
Kiểm tra:
(Kết hợp trong giờ)
 2.Bài mới:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
Nội dung
 Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập: (5’)
-Yêu cầu h/s đọc và tìm hiểu phần đặt vấn đề SGK
- Hãy nêu dự đoán 
-Đọc và tìm hiểu phần đặt vấn đề SGK- T22
- Nêu dự đoán
Hoạt động 2: Tìm hiểu về ảnh của vật tạo bởi gương cầu lõm (10’)
-HD h/s bố trí TN như H 8.1 SGK- T 22
- Từ kết quả TN hãy trả lời các câu C1,C2
Từ các câu C1,C2 hãy hoàn thành phần kết luận
-Chuẩn kiến thức
-Bố trí TN như H 8.1 SGK- T 22 theo nhóm
 Từ kết quả TN hãy trả lời các câu C1,C2
+ 1 h/s lên bảng điền phần kết luận
-Nhận xét câu trả lời
I.ảnh của vật tạo bởi gương cầu lõm:
* C1: ảnh ảo lớn hơn vật
*C2: HS tự trả lời
+ Kết luận:
ảo..lớn hơn
Hoạt động 3: Sự phản xạ ánh sáng trên gương cầu lõm (17’)
*Xét chùm tia tới song song
-HD h/s bố trí và làm TN như H 8.2 SGK- T23
-Từ kết quả TN hãy trả lời các câu C3,C4
-Chuẩn kiến thức 
*Xét chùm tia tới phân kì
-HD h/s bố trí và tiến hành TN như H8.4 SGK- T23
-Từ kết quả của TN hãy trả lời câu C5 
-Chuẩn kiến thức
-Bố trí và làm TN như H 8.2 SGK- T23 theo nhóm
Từ kết quả TN trả lời các câu C3,C4
-Các nhóm nhận xét kết quả trả lời câu hỏi
-HĐ nhóm bố trí và tiến hành TN như H8.4 SGK- T23
Từ kết quả của TN hãy trả lời câu C5 
II.Sự phản xạ ánh sáng trên gương cầu lõm:
*Đối với chùm tia tới song song:
*Thí nghiệm:
*C3:
+Kết luận:
hội tụ
*C4:
Mặt trời ở rất xa cho nên chùm sáng từ mặt trời tới gương coi như chùm tia tới song song. Vì vậytheo kết luận trên sau khi gặp gương cầu lõm chùm tia phản xạ sẽ hội tụ tại một điểmvà sẽ làm nóng vật đặt tại điểm đó
2.Đối với chùm tia tới phân kì:
*Thí nghiệm:
*C5: 
+Kết luận:
phản xạ
Hoạt động 4: Vận dụng (5’)
-HD h/s mở pha đèn pin và quan sát, so sánh với gương cầu lõm. Từ đó áp dụng trả lời các câu C6,C7
-Chuẩn kiến thức
-Quan sát và so sánh giữa gương cầu lõm và đèn pin để trả lời C6,C7
III.Vận dụng:
*C6: 
 HS tự trả lời
*C7:
Cần phải xoay pha đèn để cho bóng đèn ra xa gương
 3. Củng cố: (5’)
-Y/C HS phát biểu lại: +Tính chất ảnh của vật tạo bởi gương cầu lõm
 +Nêu kết luận về sự phản xạ ánh sáng trên gương cầu lõm đối 
 Với trường hợp chùm tia tới song song và chùm tia tới phân kì
 4. Hướng dẫn học ở nhà: (3’)
-Về nhà học bài , ôn tập lại hệ thống kiến thức về gương cầu lõm
-Làm các bài tập 8.1; 8.2; 8.3; 8.5 (SBT-T5) 
-Chuẩn bị tiết 9: Tổng kết chương I..
Soạn: 26 /10 /09
Giảng: 7A: 28/ 10 / 09 
 7B: 28/ 10 / 09
Tiết 9. Bài 9 . tổng kết chương I : quang học
 I.Mục tiêu:
*Kiến thức:
-HS được ôn tập và củng cố lại kiến thức cơ bản liên quan đến sự nhìn thấy vật sáng, sự truyền ánh sáng, sự phản xạ ánh sáng, tính chất ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng, gương cầu lồi, gương cầu lõm. Xác định vùng nhìn thấy của gương phẳng. So sánh với vùng nhìn thấy của gương cầu lồi.
* Kỹ năng:
-Vẽ ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng và vùng quan sát được trong gương phẳng.
*Thái độ:
-Yêu thích môn học, liên hệ thực tế và giải bài tập
 II. Chuẩn bị:
*GV: Vẽ sẵn trò chơi ô chữ ra bảng phụ
*HS: Ôn tập kiến thức của chương I
III.Tiến trình dạy học:
1.Kiểm tra: 
 (Kết hợp trong giờ)
2.Bài mới:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
Nội dung
Hoạt động 1: Ôn lại kiến thức cơ bản ( 15’)
-Gọi hs trả lời lần lượt các câu hỏi
-HD hs thảo luận kết quả đúng, yêu cầu sửa chữa nếu cần
-Chuẩn kiến thức về các câu trả lời
Hoạt động 2: Vận dụng (20’) 
-Y/C hs trả lời câu hỏi C1bằng cách vẽ vào vở
+Gọi 1 hs lên bảng vẽ hình
-Chuẩn kiến thức
-Y/C hs trả lời C2
*Khắc sâu cho hs: Nếu người đứng gần 3 gương: Lồi, Lõm, Phẳng có đường kính bằng nhau mà tạo ra ảnh ảo.Hãy so sánh độ lớn của các ảnh đó 
-Y/C hs trả lời C3: 
*HD: Trước hết y/c hs trả lời câu hỏi muốn nhìn thấy bạn, nguyên tắc phải như thế nào ?
-Chuẩn kiến thức
Hoạt động 3: Tổ chức trò chơi ô chữ (10’)
-Gợi ý:
+Bức tranh mô tả thiên nhiên là tả (9 ô)
+Vật tự phát ra ánh sáng (9ô)
+Gương cho ảnh bằng kích thước vật (10ô)
+ảnh nhỏ hơn vật tạo bởi gương cầu lõm (7ô)
+Tính chất hùng vĩ của tháp ép phen là (3ô)
-HĐ các nhân trả lời các câu hỏi phần tự kiểm tra 
-Nhận xét các câu trả lời
-HĐ các nhân tả lời câu hỏi C1 .1 hs lên bảng vẽ hình.
Cả lớp cùng vẽ vào vở
+Vẽ ảnh của điểm S1, S2 tạo bởi gương phẳng có thể vẽ theo 2 cách: 
.Lấy S’1 đối xứng với S1 qua gương
.Lấy S’2 đối xứng với S2 qua gương
+Lấy 2 tia tới đến 2 mép gương, tìm tia phản xạ tương ứng . S2 tìm tương tự
+Đặt mắt trong vùng gạch chéo nhìn thấy ảnh S1, S2
-HĐ cá nhân trả lời C2 theo HD của GV
-HĐ cá nhân trả lời C3
-Nêu: Muốn nhìn thấy bạn thì ánh sáng từ bạn phải tới mắt mình
-HĐ nhóm hoàn thành phần trò chơi ô chữ theo HD của GV
-Chuẩn kiến thức vêg các câu trả lời
 I.Tự kiểm tra:
 HS tự trả lời
 II.Vận dụng:
*C1:
 HS tự vẽ ảnh
*C2:
-Giống nhau..
-Khác nhau
+ảnh ảo ở gương phẳng bằng kích thước người
+ảnh ảo ở gương cầu lồi nhỏ hơn kích thước người
+ảnh ảo ở gương cầu lõm lớn hơn kích thước người
*C3: Những cặp nhìn thấy nhau: An- Thanh, An- Hải, Thanh- Hải, Hải- Hà.
III.Trò chơi ô chữ:
C
ả
N
H
V
ậ
T
N
G
U
ồ
N
S
á
N
G
G
Ư
Ơ
N
G
P
H
ẳ
N
G
ả
N
H
T
H
ậ
T
C
A
0
3.Hướng dẫn học ở nhà: (5’)
-Về nhà học bài, ôn tập lại kiến thức của chương I: Quang học
-Làm các bài tập, xem lại các câu hỏi và bài tập đã chữa.
-Ôn tập kĩ các tính chất và cách vẽ ảnh của vật tạo bởi gương phẳng, gương cầu lồi, gương cầu lõm. Luyện tập cách vẽ ảnh của vật qua các gương nói trên.
-Chuẩn bị tiết 10: Kiểm tra 45’.
Soạn: 22 /10 /08
Giảng: 7A: / 10 / 08 
 7B:/ 10 / 08
Tiết 10. Kiểm tra 45’
 I.Mục tiêu:
*Kiến thức:
-HS nắm vững hệ thống kiến thức của chương I: về cách nhận biết ánh sáng, sự truyền ánh sáng, ứng dụng của định luật truyền thẳng của ánh sáng, ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng, gương cầu lồi, gương cầu lõm.
* Kỹ năng:
-Vận dụng kiến thức đã học để giải thích các hiện tượng thực tế và vẽ ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng, gương cầu lồi, gương cầu lõm .
*Thái độ:
-Cẩn thận, chính xác, tự giác khi làm bài
 II.Ma trận:
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng
KQ
TL
KQ
TL
KQ
TL
1.Nhận biết ánh sáng. Nguồn sáng-Vật sáng
2
 1
1
 0,5
3
 1,5
2.Sự truyền ánh sáng. Định luật truyền thẳng của ánh sáng
1
 0,5
1
 0,5
1
 2
3
 3
3.Định luật phản xạ ánh sáng
1
 0,5
1
 1
2 
 1,5
4.ảnh của vật tạo bởi gương phẳng, gương cầu lồi, gương cầu lõm
2
 1
1
 3
3
 4 
Tổng
6
 3
3
 4
2
 3
11 
 10
 III.Đề bài:
A.Trắc nghiệm khách quan:
 Khoanh tròn chữ cái đứng trước phương án mà em chọn đúng:
1. Mắt ta nhìn thấy một vật nếu : (Chọn câu trả lời sai)
 A.Vật phát ra ánh sáng B.Vật không phát sáng mà cũng không được chiếu sáng 
 C.Vật phải được chiếu sáng. D.Vật phải đủ lớn và cách mắt không quá xa.
2.Vật nào dưới đây không phải là nguồn sáng :
 A.Mặt trời B.Ngọn nến đang cháy C.Mặt trăng D.Cục than gỗ đang nóng đỏ.
3.Vật nào dưới đây không phải là vật sáng:
 A.Chiếc bút chì đặt trên bàn giữa ban ngày.
 B.Chiếc bật lửa rơi giữa sân trường lúc trời nắng.
 C.Mặt trời.
 D.Mắt Mèo trong phòng kín vào ban đêm.
4.Dùng ống rỗng, cong để quan sát thì không thấy dây tóc bang đèn pin phát sáng vì:
A.ánh sáng từ dây tóc không truyền đi theo ống cong.
B.ánh sáng phát ra từ mắt ta không đến được bóng đèn.
C.ánh sáng từ dây tóc bóng đèn truyền đi theo đường thẳng mà ống rỗng lại cong.
D.ánh sáng phát ra từ dây tóc bị thành cong phía trong của ống chắn lại.
5.Vật cản sáng (chắn sáng) là vật (Chon câu trả lời sai)
A.Không cho ánh sáng truyền qua. B.Cản đường đi của ánh sáng.
C.Đặt trước mắt người quan sát. D.Cho ánh sáng truyền qua.
6.Phát biểu nào sau đây là đúng:
A.Góc phản xạ bằng góc tới. B.Góc tới khác góc phản xạ.
C.Góc phản xạ lớn hơn góc tới. D.Góc tới lớn hơn góc phản xạ.
7.Nhận xét nào dưới đây về tác dụng của một tấm kính phẳng là sai ?
A.Tạo ra ảnh của một vật trước nó. B.Cho ta nhìn thấy các vật ở phía bên kia tấm kính
C.Có cả hai tác dụng A và B. D.Không tạo được ảnh của vật đặt trước nó.
8.Sau khi quan sát ảnh của một vật nhìn thấy trong gương cầu lõm, bốn học sinh có bốn kết luận sau đây: (Chọn kết luận đúng)
A.ảnh ảo tạo bởi gương cầu lõm lớn hơn vật. 
B.ảnh ảo do gương cầu lõm tạo ra nhỏ hơn vật.
C.ảnh nhìn thấy trong gương cầu lõm bằng vật.
D.Kích thước ảnh trong gương cầu lõm khác với kích thước vật.
B.Trắc nghiệm tự luận:
1. Ban đêm, dùng một quyển vở che kín bóng đèn dây tóc đang sáng, trên bàn sẽ tối, có khi không thể đọc sách được. Nhưng nếu dùng quyển vở che đèn ống thì ta vẫn đọc sách được. Giải thích vì sao lại có sự khác nhau đó ? M
2.Một gương phẳng đặt trên mặt bàn nằm ngang, gần S 
một bức tường thẳng đứng. Dùng một đèn pin chiếu một tia sáng từ một điểm S lên gương sao cho tia phản xạ gặp bức tường. Hãy vẽ tia tới cho sao cho tia phản xạ gặp bức tường tại điểm M (H. vẽ)
3.Trên ô tô, xe máy người ta thường lắp một gương cầu lồi ở phía trước người lái xe để quan sát ở phía sau mà không lắp một gương phẳng. Làm như thế có lợi gì ?
4.Hãy dùng lập luận để chứng tỏ rằng ảnh ảo của một vật tạo bởi gương cầu lồi luôn luôn bé hơn ảnh ảo của vật đó tạo bởi gương cầu lõm.
IV.Đáp án:
A.Trắc nghiệm khách quan:
1. B (0,5đ) 2. C (0,5đ) 3. D (0,5đ) 4. C (0,5đ) 
5. D (0,5đ) 6. A (0,5đ) 7. D (0,5đ) 8. A(0,5đ) 
B.Trắc nghiệm tự luận:
1.+ Vì bóng đèn dây tóc là nguồn sáng hẹp (nhỏ). Khi lấy tập vở che thì ánh sáng từ nguồn sáng không thể truyền tới trang sách, trang sách bị bóng tối nên không đọc được
+Vì bóng đèn ống là nguồn sáng rộng lớn. Khi lấy tập vở che thì trang sách có thể nhận được một phần ánh sáng của đèn ống (có bóng nửa tối) nên có thể đọc được. (2đ) 
2. 
 S M
 (1đ)
3.Vì vùng nhìn thấy của gương cầu lồi rộng hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng, nên gương cầu lồi giúp cho người lái xe nhìn được khoảng rộng hơn ở đằng sau. (1đ) 
4.+ Ta đã biết ảnh ảo của một vật tạo bởi gương cầu lồi bé hơn ảnh của vật đó tạo bởi gương phẳng: A1B1 < AB (1) (0,5đ)
+ Mặt khác ta lại biết ảnh ảo tạo bởi gương cầu lõm lại lớn hơn ảnh tạo bởi gương phẳng: A2B2 > AB (2) (0,5đ)
+ So sánh (1) với (2) suy ra : A2B2 > AB > A1B1 (0,5đ) 
Nghĩa là: A2B2 > A1B1 (0,5đ) 

Tài liệu đính kèm:

  • docxbai soan li 7.docx