Giáo án Vật lý 7 tiết 7 bài 7: Gương cầu lồi

Giáo án Vật lý 7 tiết 7 bài 7: Gương cầu lồi

 TIẾT 7. BÀI 7. GƯƠNG CẦU LỒI

I . Mục tiêu.

1. Kiến thức.

- Nêu được các đặc điểm của ảnh ảo của một vật tạo bởi gương cầu lồi.

- Nêu được ứng dụng chính của gương cầu lồi là tạo ra vùng nhìn thấy rộng.

2. Kĩ năng.

- Vận dụng kiến thức về gương cầu lồi giải thích được các ứng dụng của gương cầu lồi.

- Quan sát và mô tả thí nghiệm, thực hiện thí nghiệm.

3. Thái độ.

- HS yêu thích môn học, ham hiểu biết, có tinh thần hợp tác.

 

doc 4 trang Người đăng vultt Lượt xem 718Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lý 7 tiết 7 bài 7: Gương cầu lồi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 02/10/2010.
Ngày giảng: 7B. 05/10/2010.
 7A.07/10/2010.
 TIẾT 7. BÀI 7. GƯƠNG CẦU LỒI
I . Mục tiêu.
1. Kiến thức.
- Nêu được các đặc điểm của ảnh ảo của một vật tạo bởi gương cầu lồi.
- Nêu được ứng dụng chính của gương cầu lồi là tạo ra vùng nhìn thấy rộng.	
2. Kĩ năng.
- Vận dụng kiến thức về gương cầu lồi giải thích được các ứng dụng của gương cầu lồi.
- Quan sát và mô tả thí nghiệm, thực hiện thí nghiệm.
3. Thái độ.
- HS yêu thích môn học, ham hiểu biết, có tinh thần hợp tác.
II .Chuẩn bị.
1. Giáo viên.
 - Bảng phụ, bút dạ.
 - Chuẩn bị cho mỗi nhóm: + 1 gương cầu lồi.
 + 1 gương phẳng cùng kích thước.
 + 2 cây nến (hoặc 2 pin tiểu).
2. Học sinh.
 - Bảng con, phấn.
III. Phương pháp.
- Nêu và giải quyết vấn đề, nhóm. 	
IV. Tổ chức giờ học.
1. HĐ1: Khởi động. (7 phút)
- Mục tiêu: ổn định tổ chức, kiểm tra bài cũ và đặt vấn đề vào bài.
- Đồ dùng: gương phẳng, gương cầu lồi.
- Cách tiến hành:
+ Ổn định lớp: Gv kiểm tra sĩ số : 7A 7B
+ Kiểm tra bài cũ: Gv nêu câu hỏi yêu cầu Hs lên bảng trả lời.
	? Trình bày tính chất của ảnh tạo bởi gương phẳng ?
 Gv nhận xét và cho điểm.
+ Tổ chức tình huống học tập: 
	GV đưa ra cho hs xem gương phẳng và gương cầu lồi. Yêu cầu hs nhận xét sự khác nhau về hình dạng giữa gương phẳng và gương cầu lồi.
Sau đó đặt vấn đề nghiên cứu ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi:
? Ta có nhìn thấy ảnh của mình trong gương cầu lồi không ? Nếu có thì ảnh đó khác ảnh trong gương phẳng như thế nào ?
 Hs quan sát và dự đoán.
*HĐ2: Tìm hiểu ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi. (20 phút)
- Mục tiêu: nêu được các đặc điểm của ảnh ảo của một vật tạo bởi gương cầu lồi. Rèn kĩ năng quan sát và mô tả thí nghiệm, thực hiện thí nghiệm.
- Đồ dùng: 1 gương phẳng, 1gương cầu lồi, 2 cây nến, ảnh 7.1 và 7.2 phóng to, bảng phụ kết luận.
- Cách tiến hành:
Trợ giúp của GV
Hoạt động của HS
Kiến thức trọng tâm
— Cho Hs tìm hiểu câu C1 và quan sát hình 7.1
?Thí nghiệm bao gồm những dụng cụ gì? Mục đích là gì?
@ Yêu cầu hs thực hiện thí nghiệm như SGK theo nhóm trong 3phút, quan sát ảnh của vật tạo bởi gương cầu lồi và trả lời câu c1.
 —Nhận xét và chốt lại.
?Để kiểm tra ảnh của vật tạo bởi gương cầu lồi nhỏ hơn vật hay không ta làm thí nghiệm kiểm tra như thế nào?
—Cho Hs quan sát hình 7.2 và thông báo thí nghiệm kiểm tra .
@Yêu cầu Hs thực hiện thí nghiệm kiểm tra theo nhóm trong 5phút, so sánh độ lớn của hai cây nến tạo bởi hai gương.
—Nhận xét và chốt lại.
— Yêu cầu HS sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn hoàn thiện kết luận.
—Tổ chức cho Hs nhận xét.
 —Nhận xét và kết luận.
—Chuyển ý :bề rộng vùng nhìn thấy của gương cầu lồi so với gương phẳng như thế nào?.
 àQuan sát và tìm hiểu câu C1.
à1 cây nến, 1gương cầu lồi; quan sát ảnh của vật tạo bởi gương cầu lồi cho nhận xét ban đầu về các tính chất của ảnh:. ? Ảnh đó có phải là ảnh ảo không? Vì sao?
? Nhìn thấy ảnh lớn hơn hay nhỏ hơn vật?
@ Thực hiện thí nghiệm như H7.1 theo nhóm quan sát ảnh của vật trong gương trả lời C1 và báo cáo.
à Hs ghi nhận.
ànêu thí nghiệm kiểm tra.
àQuan sát và tìm hiểu thí nghiệm kiểm tra.
@ Thực hiện thí nghiệm như H7.2 theo nhóm so sánh độ của hai cây nến tạo bởi hai gương và báo cáo: Ảnh tạo bởi gương phẳng lớn hơn ảnh tạo bởi gương cầu.
à Hs ghi nhận.
à Sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn hoạt động trong 3phút hoàn thiện kết luận.
à các nhóm nhận xét chéo.
àtự sửa chữa và ghi nhận.
I - Ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi.
* Quan sát:
C1. Thí nghiệm: 
bố trí như hình 7.1.
H7.1
1.Ảnh ảo, vì không hứng được trên màn chắn.
2. Ảnh nhỏ hơn vật.
* Thí nghiệm kiểm tra.
 Bố trí như hình 7.2
H7.2
Ảnh tạo bởi gương phẳng lớn hơn ảnh tạo bởi gương cầu.
* Kết luận:
Ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi có những tính chất sau đây:
1. Là ảnh ảo không hứng được trên màn chắn.
2. Ảnh nhỏ hơn vật.
*HĐ3: Tìm hiểu vùng nhìn thấy của gương cầu lồi. (12 phút)
- Mục tiêu: nêu được ứng dụng chính của gương cầu lồi là tạo ra vùng nhìn thấy rộng. Rèn kĩ năng quan sát và mô tả thí nghiệm, thực hiện thí nghiệm.
- Đồ dùng: 1 gương phẳng, 1gương cầu lồi, bảng phụ kết luận.
- Cách tiến hành:
Trợ giúp của GV
Hoạt động của HS
Kiến thức trọng tâm
—Yêu cầu hs đưa ra phương án xác định vùng nhìn thấy của gương cầu lồi và so sánh nó với vùng nhìn thấy của 1 gương phẳng cùng kích thước.
—Cho Hs quan hình 6.2 và hình 7.3 thông báo phương án thí nghiệm như sau: để gương phẳng trước mặt, đặt cao hơn đầu, quan sát cảnh vật sau lưng. Sau đó thay bằng gương cầu lồi và làm tương tự.
@Cho Hs thực hiện thí nghiệm theo nhóm trong 3phút : So sánh bề rộng vùng nhìn thấy của 2 gương.
—Nhận xét và chốt lại.
—Treo bảng phụ kết luận cho Hs cá nhân hoàn thiện.
—Nhận xét và kết luận.
—Tích hợp môi trường:
? Tại vùng núi cao, đường hẹp và uốn lượn, tại các khúc quanh người ta đặt các gương cầu lồi giúp ích gì cho lái xe và các phương tiện khác cũng như người và súc vật đi qua?
? Việc làm này có giúp làm giảm thiểu số vụ tai nạn giao thông không?
—Nhận xét và chốt lại.
à Nêu ra phương án thí nghiệm như SGK.
à Hs ghi nhận.
@Thực hiện thí nghiệm theo nhóm trả lời C2 và báo cáo.
à Hs ghi nhận
à1Hs lên bảng điền kết quả. Hs khác nhận xét.
à Hs ghi nhận
à nhằm làm cho lái xe dễ dáng quan sát đường và các phương tiện khác cũng như người và súc vật đi qua.
àgiảm thiểu số vụ tai nạn giao thông và bảo vệ tính mạng con người và các sinh vật.
à Hs ghi nhận.
II – Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi.
* Thí nghiệm:
Bố trí như hình 6.2 và hình 7.3
C2.
Bề rộng vùng nhìn thấy của gương cầu lồi rộng hơn của gương phẳng.
*Kết luận:
Nhìn vào gương cầu lồi, ta quan sát được một vùng rộng hơn so với khi nhìn vào gương phẳng có cùng kích thước.
*HĐ4: Vận dụng, củng cố và giao nhiệm vụ về nhà. (6 phút)
- Mục tiêu: Củng cố kiến thức trọng tâm, ghi nhớ công việc về nhà. 
- Đồ dùng: 
- Cách tiến hành:
Trợ giúp của GV
Hoạt động của HS
Kiến thức trọng tâm
— Yêu cầu HS trả lời C3.
- GV thông báo hs biết gương cầu lồi như hình gặp nhiều ở các đường đèo, các khúc quanh.
& Tổng kết và củng cố:
- — Yêu cầu HS đọc ghi nhớ.
- ? Hãy nêu đặc điểm của ảnh tạo bởi gương cầu lồi.
- ? So sánh vùng nhìn thấy của gương cầu lồi với gương phẳng có cùng kích thước.
H Đọc Có thể em chưa biết, làm tất cả BT trong SBT.
à Hoạt động cá nhân.
à Xem Ghi nhớ.
III – Vận dụng:
C3: Nhìn vào gương cầu lồi, ta quan sát được một vùng rộng hơn so với khi nhìn vào gương phẳng có cùng kích thước.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiết 7. GƯƠNG CẦU LỒI.doc