Giáo án Vật lý 7 tiết 7 đến 14

Giáo án Vật lý 7 tiết 7 đến 14

 Tiết: 7

 GƯƠNG CẦU LỒI

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: Nêu được tính chất ảnh của vật được tạo bởi gương cầu lồi. Nhận biết được vùng nhìn thấy của gương cầu lồi rộng hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng có cùng kích thước, giải thích được các ứng dụng của gương cầu lồi

 2. Kĩ năng: Làm thí nghiệm để xác định được tính chất ảnh của vật qua gương cầu lồi.

 3. Thái độ: Biết vận dụng được các phương án thí nghiệmđã làm. Tìm ra phương án kiểm tra tính chất ảnh của vật qua gương cầu lồi.

II. Chuẩn bị:

 1.GV: Một gương phẳng, một gương cầu lồi,1 cây nến,1 que diêm, 3 bảng phụ.

 2.HS : Mỗi nhóm như trên.

 

doc 16 trang Người đăng vultt Lượt xem 828Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lý 7 tiết 7 đến 14", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày dạy: 19/10/2011
 Tiết: 7
 GƯƠNG CẦU LỒI
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Nêu được tính chất ảnh của vật được tạo bởi gương cầu lồi. Nhận biết được vùng nhìn thấy của gương cầu lồi rộng hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng có cùng kích thước, giải thích được các ứng dụng của gương cầu lồi
 2. Kĩ năng: Làm thí nghiệm để xác định được tính chất ảnh của vật qua gương cầu lồi.
 3. Thái độ: Biết vận dụng được các phương án thí nghiệmđã làm. Tìm ra phương án kiểm tra tính chất ảnh của vật qua gương cầu lồi.
II. Chuẩn bị:
 1.GV: Một gương phẳng, một gương cầu lồi,1 cây nến,1 que diêm, 3 bảng phụ.
 2.HS : Mỗi nhóm như trên.
III. Tiến trình:
 1. Kiểm tra bài cũ:
-Tính chất của ảnh tạo bởi gương phẳng? 
- Giải thích vì sao ta nhìn thấy ảnh mà không hứng được ảnh đó trên màn chắn? 
 2. Giảng bài mới:
 Hoạt động 1: Giới thiệu bài (SGK).
* Giáo viên cho HS quan sát 1 số vật nhẵn bóng không phẳng: cái thìa, muôi múc canh, gương xe máy .HS quan sát ảnh của mình trong gương và và nhận xét ảnh có giống mình không? Mặt ngoài của muôi, thìa là gương cầu lồi, mặt trong là gương cầu lõm
 => Xét ảnh của gương cầu lồi.
Hoạt động của GV – HS 
Nội dung bài học
Hoạt động 2: Quan sát ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi :
- Gv giới thiệu dụng cụ TN. Phân nhóm HS. Phát phiếu học tập. Phát dụng cụ.
- Gv yêu cầu HS đọc h7.1 SGK, nêu dự đoán.
( ảnh đó có phải là ảnh ảo không ? ảnh lớn hơn vật hay ảnh nhỏ hơn vật )
 => TN kiểm tra 
- Bố trí TN như H.7.2 trong SGK.
- GV nêu phương án so sánh độ lớn của ảnh của 2 cây nến tạo bởi 2 gương ? ( 2 cây nến giống nhau – khoảng cách 2 cây nến đến 2 gương bằng nhau )
- Nêu tính chất ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi ?
- HS điền kết luận trong SGK.
Hoạt động 3: Quan sát vùng nhìn thấy của gương cầu lồi :
- Cho HS đọc TN mục II SGK ( C2 )
- Có phương án nào khác để xác định vùng nhìn thấy của gương cầu lồi ?
- Cho 3 nhóm TN theo SGK.
- Cho 3 nhóm TN theo phương án sau:
+ Đặt gương phẳng cao hơn đầu quan sát các bạn trong gương, xác định được khoảng bao nhiêu bạn. Rồi tại vị trí đó ( gương phẳng ) đặt gương cầu lồi sẽ thấy số bạn quan sát được nhiều hơn hay ít hơn.
- Yêu cầu HS rút ra kết luận điền vào SGK.
- Cho HS vẽ vùng nhìn thấy của gương cầu lồi vào phiếu học tập. 
I. Ảnh của vật tạo bởi gương cầu lồi:
Ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi có những tính chất sau:
- Là ảnh ảo không hứng được trên màn chắn.
- Ảnh nhỏ hơn vật.
II/Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi:
Nhìn vào gương cầu lồi, ta quan sát được 1 vùng rộng hơn so với khi nhìn vào gương phẳng có cùng kích thước.
 3. Củng cố và luyện tập:
 - Hs làm việc cá nhân trả lời câu C3, C4 ?
=> C3: Vùng nhìn thấy của GCL rộng hơn vùng nhìn thấy của GP, vì vậy giúp người lái xe nhìn được khoảng rộng hơn ở đằng sau.
=> C4: Người lái xe nhìn thấy trong GCL xe cộ và người bị các vật cản ở bên đường che khuất, tránh được tai nạn.
 - Hướng dẫn Hs đọc phần có thể em chưa biết ( GCL có thể coi như gồm nhiều gương phẳng nhỏ ghép lại. Vì thế có thể xác định tia phản xạ bằng định luật phản xạ ánh sáng cho gương phẳng nhỏ tại mỗi vị trí đó ).
 4. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
 - Làm bài tập 7.1 à 7.4 / SBT trang 8. học bài, làm bài tập trong vở bài tập.
 - Gv cho Hs xem trước 1 gương cầu lõm: Hs về nhà tìm 1 vài gương cầu lõm.
 Ngày dạy: 19/10/2011
Tiết: 8
GƯƠNG CẦU LÕM
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức: 
 - Nhận biết được ảnh ảo tạo bởi gương cầu lõm.
 - Nêu được tính chất của ảnh tạo bởi gương cầu lõm.
 - Nêu được tác dụng của gương cầu lõm trong cuộc sống và trong kỹ thuật.
 2. Kỹ năng:
 - Bố trí được thí nghiệm để quan sát ảnh ảo của một vật tạo bởi gương cầu lõm.
 - Quan sát được tia sáng đi qua gương cầu lõm.
 3. Thái độ:
Nghiêm túc trong hoạt động nhóm.
II. Chuẩn bị:
 1.GV: gương cầu lõm, gương phẳng, pin tròn nhỏ, màn chắn, nguồn sáng.
 2.HS: mỗi nhóm 1 gương cầu lõm, 1 gương phẳng cùng đường kính với gương cầu lõm.
 Pin, 1 màn chắn có giá, nguồn sáng có khe hẹp, dây nối.
III.Tiến trình:
 1. Kiểm tra bài cũ:
 - Nêu các tính chất ảnh của vật tạo bởi gương cầu lồi?
 - So sánh vùng nhìn thấy của gương cầu lồi và gương phẳng?
 2. Giảng bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập.
( Như SGK )
Hoạt động 2: Nghiên cứu ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lõm :
 * Gv phát dụng cụ cho mỗi nhóm và giới thiệu với HS gương cầu lõm có mặt phản xạ là mặt trong của một phần hình cầu.
 * Gv yêu cầu HS đọc thí nghiệm SGK.
- HS nêu phương án thí nghiệm.
- Cho HS tiến hành thí nghiệm => nhận xét ảnh khi để vật gần gương và xa gương trả lời câu C1?
- HS: Vật đặt ở mọi vị trí trước gương
 + gần gương: ảnh ảo lớn hơn vật.
 + xa gương: ảnh thật nhỏ hơn vật ngược chiều.
 * Yêu cầu HS nêu phương án kiểm tra ảnh khi vật để gần gương.
=> gv gợi ý HS như đã làm để kiểm tra dự đoán về ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi. HS trả lời câu C2?
- HS tìm từ thích hợp để điền vào chỗ trống, bổ sung hoàn chỉnh. 
Hoạt động 3: Nghiên cứu sự phản xạ ánh sáng trên gương cầu lõm :
- Cho HS đọc và nêu phương án TN.
- HS bố trí thí nghiệm và trả lời câu C3?
=> Thu được chùm tia phản xạ hội tụ tại một điểm ở trước gương .
- Cho HS điền vào kết luận ( bảng phụ ) bổ sung hoàn chỉnh ghi vào tập.
- Cho HS đọc và thảo luận giải thích câu C4?
=> vì Mặt Trời ở xa, chùm tia tới gương là chùm sáng song song do đó chùm sáng phản xạ hội tụ tại vật -> vật nóng lên.
- Cho HS đọc thí nghiệm .
- HS làm thí nghiệm như câu C5
- Rút ra nhận xét -> điền vào kết luận ghi vào tập.
I. Ảnh tạo bởi gương cầu lõm:
Ảnh ảo tạo bởi gương cầu lõm lớn hơn vật.
II. Vùng nhìn thấy của gương cầu lõm:
Gương cầu lõm có tác dụng biến đổi một chùm tia tới song song thành một chùm tia phản xạ hội tụ vào một điểm.
Và ngược lại, biến đổi một chùm tia tới phân kỳ thích hợp thành một chùm tia phản xạ song song.
 3. Củng cố và luyện tập:
 Cho mỗi nhóm tìm hiểu đèn pin thảo luận trả lời câu C6,C7 vào phiếu học tập của nhóm.
Câu C6: Nhờ có gương cầu trong pha đèn pin nên khi xoay pha đèn đến vị trí thích hợp ta sẽ thu được một chùm sáng phản xạ song song, ánh sáng sẽ truyền đi xa được, không bị phân tán mà vẫn sáng tỏ.
Câu C7: Ra xa gương
 4. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
 Học bài: ghi nhớ SGK
Hoàn chỉnh từ câu C1 -> C7 SGK
Làm bài tập 8.1 -> 8.3 SBT
Ôn tập chuẩn bị tổng kết chương I, trả lời phần tự kiểm tra vào vở bài tập.
Ngày dạy: 26/10/2011
Tiết: 9
TỔNG KẾT CHƯƠNG I:
QUANG HỌC
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức: Ôn lại kiến thức, củng cố lại kiến thức cơ bản có liên quan đến sự nhìn thấy vật sáng, sự truyền ánh sáng, sự phản xạ ánh sáng, tính chất ảnh của vật tạo bởi gương phẳng, gương cầu lồi gương cầu lõm. Cách vẽ ảnh của vật tạo bởi gương phẳng, xác định vùng nhìn thấy trong gương cầu lồi.
 2. Kĩ năng: Luyện tập thêm về cách vẽ tia phản xạ trên gương phẳng và ảnh tạo bởi gương phẳng.
 3.Thái độ: Yêu thích môn học
II. Chuẩn bị:
 1. Giáoviên :bảng phụ vẽ ô chữ H9.3/SGK 
 2.Học sinh :Trả lời trước phần tự kiểm tra.
III. Tiến trình:
 1. Kiểm tra bài cũ:
 Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
 2. Giảng bài mới 
Hoạt động của thầy-trò
Nội dung
Hoạt động 1: Ôn lại kiến thức cơ bản 
+Gọi HS trả lời phần tự kiểm tra.
+HS khác bổ sung.
+GV hướng dẫn thảo luận, uốn nắn những chỗ HS trả lời sai.
Câu 8: Cho HS viết thảo luận nhóm chọn câu đúng.
Hoạt động 2: Vận dụng
- Cho HS làm việc cá nhân.
- Gọi HS đọc câu C1/26 SGK
- GV hướng dẫn cách vẽ.
 + Cho 1 HS lên bảng vẽ câu a, GV yêu cầu HS ở lớp vẽ vào vở. 
a/ Vẽ S’1 đối xứng S1 qua gương.
 Vẽ S’2 đối xứng S2 qua gương.
( Tính chất của ảnh tạo bởi gương phẳng )
b/ Lấy 2 tia tới đến 2 mép gương , tìm tia phản xạ tương ứng.
- Gọi HS lên vẽ 2 tia tới xuất phát từ S1 .
- Gọi HS khác lên vẽ 2 tia tới xuất phát từ S2.
c/ Đặt mắt trong vùng gạch chéo nhìn thấy ảnh của S1 và S2 .
 - GV nhận xét hoàn chỉnh.
 - Gọi HS đọc câu C2 SGK.
Nếu người đứng ở gần 3 gương : lồi, lõm, phẳng có đường kính bằng nhau mà tạo ra ảnh ảo. Hãy so sánh độ lớ của các ảnh đó ?
- GV vẽ hình 9.3 lên bảng cho HS trả lời câu C3. 
? Muốn nhìn thấy bạn nguyên tắc phải như thế nào?
( ánh sáng từ bạn phải đến mắt mình )
=> GV yêu cầu vẽ tia sáng có vẽ mũi tên chỉ đường truyền của ánh sáng.
Hoạt động 3: Tổ chức trò chơi ô chữ 
- GV treo bảng phụ vẽ sẵn hình 9.3 SGK lên bảng.
- GV cho đại diện từng tổ lên điền từ tương ứng.
I. Lý thuyết: Tự kiểm tra 
C
B
Trong suốt, đồng tính, đường thẳng.
a/ Tia tới
 b/ Góc tới
ảnh ảo có độ lớn bằng vật cách gương 1 khoảng bằng khoảng cách từ vật đến gương.
Giống: ảnh ảo
Khác: ảnh ảo tạo bởi gương cầu lồi nhỏ hơn ảnh ảo tạo bởi gương phẳng.
Khi 1 vật ở gần sát gương ảnh này lớn hơn vật.
Vùng nhìn thấy trong gương cầu lồi lớn hơn vùng nhìn thấy trong gương phẳng cùng kích thước.
II. Bài tập:
1) Vận dụng:
Câu C1:
 Câu C2:
- Giống : đều là ảnh ảo.
 - Khác: ảnh ảo nhìn thấy trong gương cầu lồi nhỏ hơn trong gương phẳng, ảnh trong gương phẳng lại nhỏ hơn ảnh trong gương cầu lõm.
CÂU C3:
 Những cặp nhìn thấy nhau :
 An +Thanh; An +Hải
 Thanh +Hải; Hải + Hà.
2/-Trò chơi ô chữ:
Vật sáng
Nguồn sáng
Aûnh ảo
Ngôi sao
Pháp tuyến
Bóng đèn
Gương phẳng
Từ hàng dọc là : Ánh Sáng.
3. Củng cố và luyện tập:
 Phát biểu định luật về sự tryuền thẳng ánh sáng?(phần 2-tiết 2 )
 Định luật phản xạ ánh sáng ?(phần II –Tiết 4 )
4. Dặn dò:
 - Học bài: Oân tập chương I
 - Xem lại các bài tập đã sữa 
 - Chuẩn bị kiểm tra 1 tiết.
	Ngày dạy: 2/11/2011
Tiết: 10
	 KIỂM TRA 1 TIẾT
I. Mục tiêu :
 1. Kiến thức: Giúp hs nắm được toàn bộ kiến thức về quang học. Định luật truyền thẳng của ánh sáng, định luật phản xạ ánh sáng, ảnh tạo bởi gương phẳng, gương cầu lồi, gương cầu lõm.
 2. Kĩ năng: Kiểm tra lại kỹ năng vẽ ảnh tạo bởi 3 gương .
 3.Thái độ (Giáo dục): Giáo dục tính khoa học, chính xác
II. Chuẩn bị :
 1. GV: đề bài kiểm tra 
 2. HS: kiến thức chương 1 đã dặn trước.
III. Phương pháp dạy học:
 Thuyết trình, đàm thoại
IV. Tiến trình: 
 Đề: Kiểm tra:
 1. Khi đặt vật sát gương cầu lõm thì ảnh của vật là :
a/. Ảnh thật bằng vật.
b/. Ảnh ảo bé hơn vật.
c/. Ảnh ảo bằng vật.
d/. Ảnh ảo lớn hơn vật .
 	2. Ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi là:
a/. Ảnh ảo nhỏ hơn vật
b/. Ảnh ảo lớn hơn vật
c/. Ảnh thật nhỏ hơn vật
d/. Ảnh thật lớn hơn vật
 3. Biết góc hợp bởi tia tới và tia phản xạ là 600. Góc tới là:
 a/. 600	b/. 450	c/. 300	d/. 150
 	4. Một tia sáng chiếu tới gương phẳng và hợp với mặt gương một góc 300. góc phản xạ bằng:
a/. 150	b/. 300	c/. 450	d/. 600
 5. Cho một điểm sáng S cách gương phẳng 20cm. Cho S di chuyển song song với gương một đoạn 5cm. Ảnh ảo S’ của  ...  dao động (rung động)
III/ Vận dụng:
C6, C7, C8, 
3. Củng cố và luyện tập:
Các vật phát ra âm có chung đặc điểm gì ? (các vật phát ra âm đều dao động)
HS đọc mục : có thể em chưa biết
Bộ phận nào trong cổ phát ra âm ? (dây âm thanh dao động)
4. Hướng dận học sinh tự học ở nhà:
Học bài, hoàn chỉnh từ câu C1 -> C9 vào vở bài tập
Làm bài tập 10.1 à 10.5 sách bài tập.
Ngày dạy: 16/11/2011
Tiết: 12
ĐỘ CAO CỦA ÂM
I. Mục tiêu :
 1. Kiến thức: Nêu được mối liên hệ giữa độ cao và tần số của âm, sử dụng được thuật ngữ âm cao (âm bổng) , âm thấp (âm trầm) và tần số khi so sánh 2 âm.
 2. Kĩ năng: Làm thí nghiệm để hiểu tần số là gì, thấy được mối quan hệ giữa tần số dao động và độ cao của âm.
 3.Thái độ: Nghiêm túc trong học tập , có ý thức vận dụng kiến thức vào thực tế.
II. Chuẩn bị : 
 1. Giáo viên: giá thí nghiệm, 1 con lắc đơn dài 20cm và 40cm, 1 đĩa quay có gắn động cơ, 1 nguồn điện, 1 tấm bìa mỏng.
 2. Học sinh: 1 lá thép mỏng gắn chặt vào hộp gỗ rỗng.
III. Tiến trình:
 1) Kiểm tra bài cũ:
 - Nêu đặc điểm chung của nguồn âm? Làm BT 10.1 và 10.2 trong SBT (4đ )
 - Giải thích vì sao chúng ta có thể phát ra âm bằng miệng ?(3đ)
 - Khi bay, các côn trùng (ruồi, muỗi ,) tạo ra tiếng vo ve ấy phát ra từ đâu? ( 3đ)
 2) Giảng bài mới
 Hoạt động 1: Giới thiệu bài 
+ Dùng dây cao su để các nhóm học sinh tạo ra những âm khác nhau và nhận xét mức độ âm.
- 1 học sinh nam , 1 học sinh nữ hát – bạn nào hát giọng cao, bạn nào hát giọng thấp?
* Gv đặt vấn đề như đầu bài SGK.
Hoạt động của thầy- trò
Nội dung bài học
Hoạt động 2: Quan sát dao động nhanh chậm và nghiên cứu khái niệm tần số .
* Thí nghiệm 1: (H11.1) Gv thí nghiệm – hs đếm số dao động của con lắc trong 10 giây và tính số dao động của con lắc.
Hs nhóm thí nghiệm: Tính số dao động của từng con lắc trong 10 giây – điền vào bảng C1
* Gv thông báo khái niệm tần số và và đơn vị tần số 
- C2: Hãy cho biết tần số dao động mỗi con lắc? Con lắc nào có tần số lớn hơn? 
+ Con lắc có dây ngắn hơn có tần số dao động lớn hơn
- Nhóm thảo luận rút ra kết luận.
Hoạt động 3: Nghiên cứu mối liên hệ giữa tần số và độ cao của âm.
* Thí nghiệm 2: (H11.2)
 - Gv giới thiệu dụng cụ làm thí nghiệm 2
 + Hs làm thí nghiệm theo nhóm và trả lời C3 (chậm, thấp, nhanh, cao)
* Thí nghiệm 3: Gv làm thí nghiệm trước – nhóm làm thí nghiệm và lắng nghe âm phát ra khi đĩa quay chậm, đĩa quay nhanh.
 + Nhóm thảo luận và trả lời C4 (chậm. ,thấp,  nhanh.., cao) .
+ Hs làm việc cá nhân 
* Gv hướng dẫn đi đến kết luận SGK.
Dao động càng nhanh (hoặc chậm) , tần số dao động càng lớn (hoặc nhỏ), âm phát ra càng cao (thấp).
I/ Dao động nhanh, chậm- tần số:
- Số dao động trong 1 giây gọi là tần số.
- Đơn vị tần số là hec, kí hiệu: Hz
Nhận xét: Dao động càng nhanh (hoặc chậm), tần số dao động càng lớn (hoặc nhỏ)
II/ Âm cao ( âm bổng), âm thấp (âm trầm):
- Âm phát ra càng cao ( càng bổng ) khi tần số dao động càng lớn.
- Âm phát ra càng thấp ( càng trầm ) khi tầng số dao động càng nhỏ.
 3) Củng cố và luyện tập:
- Cho Hs thảo luận trả lời câu C6?
C6: - Khi vặn dây đàn căng ít thì âm phát ra thấp (trầm) , tần số nhỏ. Khi vặn cho dây đàn căng nhiều thì âm phát ra cao (bổng), tần số dao động lớn.
- Cho Hs làm TN trả lời câu C7?
- Gv cho hs đọc mục “có thể em chưa biết”. 
 4) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
Học thuộc phần ghi nhớ, hoàn chỉnh từ câu C5, C7 vào vở BT.
Làm BT 11.2 à 11.4 /SBT
 Ngày dạy: 23/11/2011
Tiết: 13
	ĐỘ TO CỦA ÂM
I. Mục tiêu :
 1. Kiến thức: Nêu được mối liên hệ giữa biên độ dao động và độ to của âm, so sánh 
 được âm to và âm nhỏ .
 2. Kĩ năng: qua thí nghiệm rút ra được: khái niệm biên độ dao động, độ to nhỏ của âm
 phụ thuộc vào biên độ.
 3. Thái độ (Giáo dục): Giáo dục lòng yêu thích bộ môn.
II. Chuẩn bị :
 1. Giáo viên: 1 lá thép mỏng, 1 cái trống và dùi gõ , 1 con lắc bấc.
 2. Học sinh: như giáo viên
III. Tiến trình:
 1) Kiểm tra bài cũ :
 - Tần số là gì ? Đơn vị tần số ? Âm cao thấp phụ thuộc như thế nào vào tần số ?
 - Tần số dao động của 1 dây đàn là 500Hz hãy cho biết ý nghĩa con số đùó ? 
 2) Giảng bài mới :
 Hoạt động 1: Giới thiệu bài
 * Có người thường có thói quen nói to, có người nói nhỏ, song khi người ta hét to thấy bị đau cổ . Vậy tại sao lại nói được to hoặc nhỏ? Tại sao nói to quá lại bị đau cổ họng ? 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 2: Nghiên cứu về biên độ dao động, mối liên hệ giữa biên độ dao động và độ to của âm phát ra.
 - Học sinh đọc thí nghiệm 1 
 * GV giới thiệu thí nghiệm, hướng dẫn thí nghiệm .
 + Nhóm học sinh làm thí nghiệm, quan sát và lắng nghe âm thanh phát ra.
 * Qua thí nghiệm yêu cầu học sinh hoàn thành bảng 1 SGK.
 - Cho cả lớp thảo luận về kết quả thí nghiệm, trả lời câu C1:
 - Học sinh làm thí nghiệm khác với dây thun để minh họa, khi kéo lệch ra khỏi vi trí cân bằng nhiều (hay ít) thì âm phát ra như thế nào?
 * GV thông báo về biên độ dao động 
* Yêu cầu học sinh làm câu C2 :
 - Học sinh đọc thí nghiệm 2 
 * GV hướng dẫn bố trí thí nghiệm 
Học sinh làm thí nghiệm, quan sát, lắng nghe và nhận xét:
- Biên độ quả bóng lớn, nhỏ ® mặt trống dao động như thế nào?
+ HS hoàn thành câu C3 :  nhiều  lớn  to 
 Kết luận : HS làm việc cá nhân hoàn thành kết luận.
Hoạt động 3: Tìm hiểu độ to của một số âm
 + HS đọc SGK và trả lời câu hỏi
 - Đơn vị đo độ to của âm là gì? Ký hiệu ?
 - Để đo độ to của âm người ta dùng dụng cụ gì?
 * GV giới thiệu độ to của âm trong bảng 2 trang 35sgk
 - Tiếng sét to gấp mấy lần tiếng ồn?
 - Độ to của âm bao nhiêu thì làm đau tai? (130dB)
Hoạt động 4: Vận dụng
 - HS trả lời câu C4, C6, phần vận dụng .
 
GV thông báo : trong chiến tranh máy bay địch thả bom xuống, người dân ở gần chỗ bom nổ, tuy không bị chảy máu nhưng lại bị điếc tai do độ to của âm > 130dB làm cho màng nhĩ bị thương.
I/ Âm to, âm nhỏ – Biên độ dao động
mạnh à to
yếu à nhỏ
+ Nhiều thì âm to, ít thì âm nhỏ
Biên độ dao động : Độ lệch lớn nhất của vật dao động so với vị trí cân bằng của nó.
Đầu thước lệch khỏi vị trí cân bằng càng nhiều (ít) , biên độ dao động càng lớn (nhỏ) , âm phát ra càng to (nhỏ) 

+ gõ nhẹ : âm nhỏ à quả bóng dao động với biên độ nhỏ
 + gõ mạnh : âm to à quả bóng dao động với biên độ lớn
 Âm phát ra càng to khi biên độ dao động của âm càng lớn
II/ Độ to của một số âm
Độ to của âm được đo bằng đơn vị đêxiben, ký hiệu : dB
III/ Vận dụng
C4: Khi gãy mạnh 1 dây đàn tiếng đàn sẽ to vì dây đàn lệch nhiều à biên độ dao động lớn à âm phát ra to
 C6: Âm to (nhỏ) à biên độ dao động màng loa lớn (nhỏ) à màng loa rung mạnh (nhẹ) 
 
 3) Củng cố và luyện tập:
 - Yêu cầu học sinh đọc phần ghi nhớ SGK
 - Độ to của âm được đo bằng đơn vị gì? (đêxiben)
 - Đọc phần có thể em chưa biết:
 Âm truyền đến tai à màng nhĩ dao động 
 Âm to à màng nhĩ dao động lớn à màng nhĩ căng quá nên bị thủng à điếc tai.
 - Vậy trong trận đánh bom của địch , người dân thường có động tác gì để bảo vệ tai? (bịt tai, nhét bông)
 4) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
 - Học thuộc phần ghi nhớ
 - Làm bài tập 12.1à 12.5 
 Ngày dạy: 30/11/2011
Tiết: 14
MÔI TRƯỜNG TRUYỀN ÂM
I. Mục tiêu: 
 1. Kiến thức: Kể tên được một số môi trường truyền âm. Nêu được một số thí dụ về
 sự truyền âm trong các môi trường khác nhau: rắn, lỏng, khí ...
 2. Kĩ năng: Làm thí nghiệm để chứng minh âm truyền qua các môi trường nào? Tìm 
 ra phương án thí nghiệm để chứng minh được càng xa nguồn âm biên độ
 dao động càng nhỏ -> âm phát ra nhỏ.
 3. Thái độ: Giáo dục tính tự giác, trung thực cho học sinh
II. Chuẩn bị: Tranh phóng H13.3; 
2 trống, 2 quả cầu bốc, một nguồn âm, một bình nước.
III. Tiến trình:
 1. Bài cũ:	- Độ to của âm phụ thuộc vào nguồn âm như thế nào? 
- Đơn vị đo độ to của âm, chữa bài tập 12.1; 12.2?
 2. Bài mới
 Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập
GV Đặt vấn đề:...Vậy tại sao lại áp tai xuống đất thì nghe được mà đứng hoặc ngồi lại không nghe thấy được.
HS: Tìm ra phương án trả lời cho mình
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 2: Môi trường truyền âm
GV:Yêu cầu học sinh nghiên cứu thí nghiệm 1 ở hình 13.1 (SGK)
Thí nghiệm gồm những dụng cụ nào ?
HS: tiến hành thí nghiệm rồi trả lời câu hỏi C1, C2.
Người ta tiến hành thí nghiệm như thế nào.
Dựa vào kết quả thí nghiệm các em đã thu thập được yêu cầu các làm câu hỏi C1, C2.
GV chốt lại câu trả lời của các nhóm.
GV: Yêu cầu học sinh đọc thí nghiệm 2 SGK bố trí thí nghiệm như hình 13.2
Cách tiến hành thí nghiệm như thế nào?
Một bạn đứng không nhìn vào bạn gõ, 1 bạn đặt tai vào bàn.
Bạn gõ thì phải gõ khẽ (gõ nhẹ)
Qua thí nghiệm yêu cầu HS trả lời câu C3
Y/cầu học sinh đọc SGK trả lời câu hỏi
+Âm truyền đến tai qua những môi trường nào?
Trong chân không âm có thể truyền qua được không?
GV; Yêu cầu học sinh tiềm hiểu thí nghiệm ở hình 13.4 SGK để trả lời câu C5.
Qua các th/ng các em rút ra kết luận gì? Hãy điền vào chỗ trống kết luận trang 38 SGK
Có hiện tượng ở trong nhà ta nghe được âm đài phát thanh truyền từ loa công cộng đến tai ta sau âm phát ra từ đài phát thanh ở trong nhà, mặc dù cùng một chương trình. Vậy tại sao lại có hiện tượng đó ?
Âm truyền có cần thời gian không?
Hoạt động 3: Vận dụng
GV: Yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi phần vận dụng.
Cá nhân học sinh trả lời câu hỏi C7, C8?
Học sinh thảo luận trả lời câu hỏi C9, C10?
I.Môi trường truyền âm
Thí nghiệm 1: Sự truyền âm trong chất khí.
C1: Quả cầu 2 dao động -> âm đã được không khí truyền từ mặt trống thứ nhất đến mặt trống thứ hai.
C2: Biên độ dao động của quả cầu bốc ở trống 2 nhỏ hơn biên độ dao động của quả cầu bốc ở trống 1.
=>Kết luận: Độ to của âm càng giảm khi ở càng xa nguồn âm
Thí nghiệm 2: Sự truyền âm trong chất rắn
Các nhóm tiến hành thí nghiệm rồi rút ra kết luận trả lời câu hỏi C3
C3: Âm truyền đến tai bạn C qua môi trường rắn (gỗ)
Thí nghiệm 3: Sự truyền âm trong chất lỏng
Qua thí nghiệm ta thấy được âm truyền đến tai qua môi trường : Rắn, khí, lỏng.
Âm có truyền được trong chân không hay không?
C5: Môi trường chân không không truyền âm.
Kết luận:
- Âm có thể truyền qua những môi trường như rắn, lỏng , khí và không thể truyền qua chân không.
- Các vị trí càng xa nguồn âm thì âm nghe càng nhỏ.
- Vận tốc truyền âm
Các môi trường khác nhau thì âm truyền đi vận tốc khác nhau.
II.Vận dụng:
 3. Cñng cè:
- Môi trường nào truyền âm, môi trường nào không truyền âm ?
- Môi trường nào truyền âm tốt nhất?
- Vận tốc truyền âm trong không khí so với trong nước như thế nào?
 4. DÆn dß:
- Về nhà các em xem học thuộc phần ghi nhớ.
- Trả lời câu hỏi C1-> C10vào vở bài tập.
- Đọc phần có thể em chưa biết.
- Làm bài tập 13.1 -> 13.5 ở SBT.
- Chuẩn bị bài học mới.

Tài liệu đính kèm:

  • docGA cuc hot.doc