Giáo án Vật lý 7 - Trường THCS Rờ Kơi

Giáo án Vật lý 7 - Trường THCS Rờ Kơi

Bài 1: NHẬN BIẾT ÁNH SÁNG –NGUỒN SÁNG VÀ VẬT SÁNG

I.Mục tiêu:

1. Kiến thức:

 Học sinh nắm được: Bằng thí nghiệm khẳng định được rằng:

ỉ Ta nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng lọt vào mắt ta.

ỉ Ta nhìn thấy các vật khi có ánh sáng từ vật đó đến mắt ta.

 2. Kỹ năng:

ỉ Dựa vào quan sát phân biệt được nguồn sáng và vật sáng.

3.Thái độ:

ỉ Rèn tính cẩn thận, ý thức tập trung trong việc thu thập thông tin trong nhóm, liên hệ thực tế, yêu thích khoa học.

II.Chuẩn bị:

 1. Giáo viên chuẩn bị:

 a. Cho mỗi nhóm:

ỉ 1 đèn pin+ pin.

ỉ 1 ông thẳng hình trụ dài 30 cm, 1 đầu có thể cho đèn pin vào, 1 đầu có nắp đậy, đáy nắp có dán mảnh giấy trắng.

 

doc 51 trang Người đăng vultt Lượt xem 1110Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Vật lý 7 - Trường THCS Rờ Kơi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 1 Ngày soạn: 16/08/2009
 Tiết: 1 Ngày dạy: 18/08/2009
Bài 1: Nhận biết ánh sáng –nguồn sáng và vật sáng
I.Mục tiêu:
1. Kiến thức:
	Học sinh nắm được: Bằng thí nghiệm khẳng định được rằng:
Ta nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng lọt vào mắt ta.
Ta nhìn thấy các vật khi có ánh sáng từ vật đó đến mắt ta.
 2. Kỹ năng:
Dựa vào quan sát phân biệt được nguồn sáng và vật sáng.
3.Thái độ:
Rèn tính cẩn thận, ý thức tập trung trong việc thu thập thông tin trong nhóm, liên hệ thực tế, yêu thích khoa học.
II.Chuẩn bị:
 1. Giáo viên chuẩn bị:
 a. Cho mỗi nhóm:
1 đèn pin+ pin.
1 ông thẳng hình trụ dài 30 cm, 1 đầu có thể cho đèn pin vào, 1 đầu có nắp đậy, đáy nắp có dán mảnh giấy trắng.
 b. Cho cả lớp:
Như học sinh.
2. Học sinh chuẩn bị:
Học bài trước ở nhà.
III. Phương pháp:
IV. Tiến trình dạy học:
1.ổn định lớp: (1phút)
2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
 3. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động1: Giới thiệu chương trình vàc các dụng cụ học tập (3 phút).
GV: - Dặn HS chuẩn bị các dụng cụ , tài liệu phục vụ môn học
-Cho học sinh đọc phần giới thiệu chơng.
HS: Đọc giới thiệu chơng.
Hoạt động 2: Nêu vấn đề cần nghiên cứu(3 phút)
GV: Cho hóc inh đọc phần mở bài (SGK/4).
HS: Nhận biết vấn đề cần nghiên cứu và ghi bài.
Hoạt động 3: Tìm hiểu vì sao nhận biết được ánh sáng (10 phút)
GV: Cho học sinh tự đọc phần quan sát và thí nghiệm (SGK/4),thảo luận nhóm trả lời câu C1.
HS: -Thảo luận nhóm và đại diện trả lời câu C1
 - Các nhóm góp ý bổ sung, rút ra kết luận.
Hoạt động 4: Nghiên cứu điều kiện để nhìn thấy một vật (15 phút)
H: Khi nào nhìn thấy 1 vật.
GV: yêu cầu học sinh tiến hành thí nghiệm như SGK/4.
HS : -Tiến hành thí nghiệm như hình 1.2a và b. Thảo luận nhóm đại diện trả lời câu C2.
 - Các nhóm góp ý bổ sung và rút ra kêt luận.
Hoạt động 5: Phân biệt nguồn sáng, vật sáng(7 phút).
GV: Cho học sinh nhận xét sự khác nhau giữa bóng đèn pin đang bật sáng và mảnh giấy trắng. 
Gợi ý: Vật nào tự nó phát ra ánh sáng? vật nào phỉ nhờ ánh sáng từ vật khác chiếu vào rồi hắt ánh sáng đó lại?
GV: Gọi đại diện nhóm trả lời câu C3, cho các nhóm khác gợi , bổ sung và rút ra kết luận.
HS: Thảo luận nhóm, đại diện trả lời câu C3, rút ra kết luận.
H: Lấy ví dụ nguồn sáng và vật sáng? Nguôn sáng nhiêu hơn hay vật sáng nhiều hơn.
Hoạt động 6: Vận dụng, củng cố, hướng dẫn về nhà(5phút).
GV: Cho HS thảo luận C4,5(Vì sao có khói hương thì mới thấy được vệt sáng?)
HS: Thảo luận nhóm trả lời câu C4,5.
GV: Cho HS nhắc lại kiến thức trọng tâm của bài.
HS : Nhắc lại kiến thức bài học, đọc có thẻ em chưa biết.
GV: Cũng cố lại nội dung của bài, giải thích cho học sinh biết vì sao ta nhìn thấy được vật đen.
Vật lý 7
Chương I : Quang học
Bài 1: Nhận biết ánh sáng –nguồn sáng và vật sáng
I.Nhận biết ánh sáng:
Quan sát và thí nghiệm.
C1: 
Kết luận:
Mắt ta nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt ta
II. Nhìn thấy một vật:
Thí nghiệm; SGK/7
 Kết luận:
Ta nhìn thấy giây tóc bóng đèn pin và giấy tóc đó phát ra ánh sáng và ánh sáng đó truyền đến mắt ta.
Ta nhìn thấy mảnh giấy trắng khi nó được chiếu sáng và ánh sáng đó truyền đến mắt ta.
III. Nguồn sáng và vạt sáng:
C3
Kết luận:
Giây tóc bóng đèn tự nó phát ra ánh sáng gọi là nguồn sáng. Giây tóc báng đèn phát sáng và mảnh giấy trắng hắt lại ánh sáng từ vật khác chiếu vào nó gọi chung là vật sáng.
IV. Vận dụng:
C4. Bạn Tanh đúng vì tuy đèn có bật sáng nhưng không chiếu thẳng vào mắt ta (không có ánh sáng truyền vào mắt)
C5. Khói gồm nhiều hạt nhỏ li ti, các hạt khói được đèn chiếu sáng trở thành các vật sáng. Các vật sáng nhỏ li ti xếp gần nhau tạo thành vệt sáng.
(Ghi nhớ)
 4. Dặn dò: (1 phút) 
 - Học bài ở vở ghi và ở SGK.
 - Làm các bài tập 1.1 đến 1.5 SBT/3.
 - Soạn trước bài 2: “ Sự truyền ánh sáng “
V Rút kinh nghiệm:
Tuần: 2 Ngày soạn: 23/08/2009 
 Tiết: 2 Ngày dạy: 25/08/2009 
Bài 2: Sự truyền ánh sáng.
I.Mục tiêu:
1. Kiến thức:
	Học sinh nắm được: Bằng thí nghiệm khẳng định được rằng:
Xác định được đường truyền của ánh sáng.
Phát biểu được sự truyền thẳng của ánh sáng.
 2. Kỹ năng:
Biết vận dụng định luật luật truyền thảng ánh sáng để ngắm các vật thẳng hàng.
Nhận biết được ácc loại chùm sáng (song song, hội tụ, phân kỳ)
3.Thái độ:
Rèn tính cẩn thận, ý thức tập trung trong việc thu thập thông tin trong nhóm, liên hệ thực tế, yêu thích khoa học.
II.Chuẩn bị:
 1. Giáo viên chuẩn bị:
 a. Cho mỗi nhóm:
1 đèn pin+ pin.
1 ông thẳng hình trụ đường kính 3 mm (một ống thẳng, một ống cong tối màu), 3 màn chắn có lỗ đục, 3 cây đinh gim .
 b. Cho cả lớp:
Như học sinh, tranh vẽ hình 2.5 SGK/7.
2. Học sinh chuẩn bị:
Học bài trước ở nhà.
III. Phương pháp:
IV. Tiến trình dạy học:
1.ổn định lớp: (1phút)
 2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
HS1: khi nào ta nhận biết đựoc ánh sáng? Điều kiện để nhìn thấy một vật? Phân biệt nguồn sáng, vật sáng.
HS2: Bài tập 1.3 SBT/3.
 3. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung ghi bảng
GV: Vẽ một điểm sáng A lên bảng và đặt vấn đề: Có thể vẽ được bao nhiêu đường đi từ điểm sáng A đến mắt (thẳng, cong).
Hỏi: Vậy ánh sáng đi theo đường nào trong những cách vẽ trên? Nêu vấn đè bài mới.
Hoạt động 1: tìm hiểu qui luật về đường truyền của ánh sáng(12 phút)
GV: Hướng dẫn, bố trí thí nghiệm như H2.1 SGK/6.
HS: Làm thí nghiệm, thảo luận, trả lời C1, bổ sung.
GV: Hướng dẫn, bố trí thí nghiệm như H2.2 SGK/6.
HS: Làm thí nghiệm, trả lời C2.
GV: Kiểm tra kết quả của các nhóm.
H: Qua 2 thí nghiệm trên chúng ta rút ra kết luận gì về đường truyền của ánh sáng? 
Hoạt động 2: Phát biểu định luật (3 phút)
GV: thông báo nội dung của định luật sự truyền thẳng của ánh sáng.
HS: Nhắc lại.
Hoạt động 3: Thông báo từ ngữ mới về tia sáng, chùm sáng (8 phút)
GV: -Thông báo qui ước biều diễn đường truyền của ánh sáng: bằng một đường thẳng có mũi tên chỉ hướng.
 - Thông báo: chùm sáng (gồm nhiều tia sáng hợp thành một chùm sáng hẹp song song có thể coi là một tia sáng)
 - Làm thí nghiệm H2.4 SGK/7 để học sinh quan sát tia sáng. HS :- Tiếp thu thông tin của GV và quan sát thí nghiệm biểu diễn của GV.
Hoạt động 4: Phân biệt ba loại chùm sáng, vật sáng(7 phút).
GV: -Treo tranh, làm thí nghiệm H2.5 SGK/7 
 -Yêu cầu HS làm câu C3.
HS: quan sát tranh và thí nghiệm của GV, thảo luận nhóm trả lời C3.
Hoạt động 5: Vận dụng, củng cố, hướng dẫn về nhà(5phút).
GV: Cho HS thảo luận C4,5.
HS: Thảo luận nhóm trả lời câu C4,5. Trả lời trước lớp C4,5.
GV: Thống nhất cho HS ghi vở.
GV: Cho HS nhắc lại kiến thức trọng tâm của bài.
HS : Nhắc lại kiến thức bài học, đọc có thẻ em chưa biết.
GV: Cũng cố lại nội dung của bài, giải thích kiến thức trong phần “có thể em chưa biết” về đường truyền của ánh sáng.
Bài 2: Sự truyền ánh sáng.
I.Đường truyền của ánh sáng:
1. Thí nghiệm; SGK/6
2. Kết luận:
Đường truyền cua ánh sáng trong không khí là đường thẳng.
3. Định luật truyền thẳng của ánh sáng.
Trong môi trường trong suốt và đồng tính, ánh sáng truyền đi theo đường thẳng.
II. Tia sáng và chùm sángt:
1.Biểu diễn đường truyền của ánh sáng:
Bằng một đường thẳng có mũi tên chỉ hướng gọi là tia sáng. 
S I
2. Chùm sáng: Gồm rất nhiều tia sáng hợp thành (chùm sáng rất hẹp có thể coi là một tia sáng)
III. Ba loại chùm sáng:
1. Chùm sáng song song: Các tia sáng không giao nhau trên đường truyền của chúng.
2. Chùm sáng hội tụ: Các tia sáng giao nhau trên đường truyền của chúng.
3. Chùm sáng phân kỳ: Các tia sáng loe rộng ra trên đường truyền của chúng.
IV. Vận dụng:
C4. 
C5. 
 4. Dặn dò: (1 phút) 
 - Học bài ở vở ghi và ở SGK.
 - Làm các bài tập 2.1 đến 2.4 SBT/4.
 - Soạn trước bài 3: “ ứng dụng định luật truyền ánh sáng “
V Rút kinh nghiệm:
Tuần: 3 Ngày soạn: 30/08/2009
 Tiết: 3 Ngày dạy: 01/09/2009 
Bài 3: ứng dụng định luật truyền thẳng ánh sáng.
I.Mục tiêu:
1. Kiến thức:
	Học sinh nắm được: Bằng thí nghiệm khẳng định được rằng:
Nhận biết vùng bóng tối và vùng bóng nửa tối.
Giải thích được các vùng bóng tối và vùng bóng nửa tối.
 2. Kỹ năng:
Giải thích được vì sao lại có hiện tượng nhật thực, nguyệt thực.
3.Thái độ:
Rèn tính cẩn thận, ý thức tập trung trong việc thu thập thông tin trong nhóm, liên hệ thực tế, yêu thích khoa học.
Trung thực tỉ mỉ trong khi làm thí nghiệm.
II.Chuẩn bị:
 1. Giáo viên chuẩn bị:
 a. Cho mỗi nhóm:
1 đèn pin+ pin, 1 cây nến, 1 vật cản bằng bìa, màn chắn sáng.
 b. Cho cả lớp:
Như học sinh, tranh vẽ lớn hình 3.3 và 3,4 SGK/10.
2. Học sinh chuẩn bị:
Học bài trước ở nhà.
III. Phương pháp:
IV. Tiến trình dạy học:
1.ổn định lớp: (1phút)
 2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút) 
HS1: Đường truyền của ánh sáng trong không khí là đường truyền như thế nào? Qui ước cách biểu diễn đường truyền của ánh sáng/ Có mấy loại chùm sáng? Tính chất?
HS2: Phát biểu định luật truyền thẳng ánh sáng. Bài tập 2.3 SBT/4.
 3. Bài mới:
 Hoạt động của GV và HS
 Nội dung
GV: Nêu vấn đề như SGK.
Hoạt động 1: Hình thành khái niệm bóng tối(10 phút)
GV: Hướng dẫn HS làm thí nghiệm như H3.1 SGK/9 và yêu cầu HS thảo luận tra lời câu C1.
HS: Làm thí nghiệm, thảo luận, trả lời C1, bổ sung.
GV: Đưa ra khái niệm vùng bóng tối và bóng tối.
HS: Tiếp thu ý kiến.
GV: Cho HS phát biểu kết luận và ghi vở.
Hoạt động 2: Hình thành khái niệm bóng nửa tối(10 phút)
GV: Hướng dẫn HS làm thí nghiệm như H3.2 SGK/9 và yêu cầu HS thảo luận tra lời câu C2.
HS: Làm thí nghiệm, thảo luận, trả lời C2, bổ sung.
GV: Đưa ra khái niệm vùng bóng nửa tối và bóng nửa tối. Cho HS phát biểu kết luận và ghi vở.
Hoạt động 3: Hình thành khái niệm nhật thực (5 phút)
GV: Cho HS đọc thông báo mục II. Đòng thời treo tranh hình 3.3 lên bảng và cho HS chỉ ra bóng đen, bóng nửa tối và yêu cầu thảo luận C3.
HS: Quan sát, thảo luận để trả lời yêu cầu của giáo viên.
Hoạt động 4: Hình thành khái niệm nguyệt thực (5 phút)
GV: Thông báo tính chất phản chiếu của Mặt trăng và sự quay của Mặt trăng xung quanh Trái đất. Treo tranh 3.4 cho HS quan sát để trả lời câu C4.
HS: Quan sát tranh , thảo luận nhóm trả lời C4.
Hoạt động 5: Vận dụng, củng cố, hướng dẫn về nhà(5phút).
GV: Làm lại thí nghiệm 3.2. Cho HS thảo luận C5,6
HS: Quan sát thí nghiệm. Thảo luận nhóm trả lời câu C5,6. GV: Thống nhất cho HS ghi vở.
GV: Cho HS nhắc lại kiến thức trọng tâm của bài.
HS : Nhắc lại kiến thức bài học, đọc có thẻ em chưa biết.
GV: Cũng cố lại nội dung của bài, giải thích kiến thức trong phần “có thể em chưa biết”.
Bài 3: ứng dụng định luật truyền thẳng ánh sáng.
I. Bóng tối – Bóng nửa tối:
* Thí nghiệm1; H 3.1 SGK/9
* Kết luận:
Trên màn chắn đặt phía sau vật cản có một vùng không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng tới gọi là bóng tối.
* Thí nghiệm2; H 3.2 SGK/9
* Kết luận:
Trê ... nh đo cường độ dòng điện đối với đoạn mạch song song theo các bướ như SGK. Ghi kết quả vào bảng 2 rồi hoàn thành nhận xét 2.
Chú ý: Với mỗi lần đo tiến hành đóng khóa 3 lần rồ lấy giá trị trung bình cộng.
Ví dụ:
Hoạt động 4: Tổ chức học sinh thực hành(20 phút).
GV: Tổ chức cho học sinh thực hành. trong quá trình học sinh 5thực hành giáo viên phải quan sát giúp đỡ các nhám.
HS: Tiến hành làm thực hành theo các bước mà giáo viên đã hướng dẫn.
Hoạt động 5: Tổng kết thực hành, hướng dẫn về nhà(5phút).
Trong phần này giáo viên phải nhấn mạnh cho học sinh biết được:
I= I1= I2.
U= U1+ U2.
I.Chuẩn bị
 SGK
II. Nội dung thực hành; SGK/7
 Sơ đồ mạch điện:
III. Thực hành:
ví dụ
Kết luận
I= I1= I2.
U= U1+ U2.
 3. Dặn dò: (1 phút) 
 - Soạn trước bài 28: “ Thực hành đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế đối với đoạn mạch mắc song song “
I.V Rút kinh nghiệm:
..
Ngày dạy: 23/02/07
Tiết: 32 	Ngày dạy: 26/02/07
Bài 28: thực hành
đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế đối với đoạn mạch mắc song song
I.Mục tiêu:
1. Kiến thức:
	Học sinh nắm được: Bằng thí nghiệm khẳng định được rằng:
 Trong đoạn mạch gồm hao bóng đèn msongsong song thì I = I1 + I2.
Trong đoạn mạch gồm hao bóng đèn mắc song song thì U = U1= U2.
 2. Kỹ năng:
Biết quan sát sơ đồ mạch điện để mắc được mạch điện.
Biết sử dụng Ampe kế và Vôn kế
3.Thái độ:
Rèn tính cẩn thận,ểtung thực trong khi tiến hành thí nghiệm.
II.Chuẩn bị:
 1. Giáo viên chuẩn bị:
 a. Cho mỗi nhóm:.
 1 nguồn điện; 7 dây nối.
2 bóng đèn được lắp sẵn vào đế.; 1 khóa.; 1Am pe kế có GHĐ: 0,5 A và có ĐCNN: 0,01A.; 1 Vôn ké có GHĐ: 6V và có ĐCNN: 0,1 V.
 b. Cho cả lớp:
Như học sinh.
2. Học sinh chuẩn bị:
Học bài trước ở nhà. Chuẩn bị trước mẫu báo cáo thực hành.
III.Tiến trình dạy học:
1.ổn định lớp: (1phút)
 2. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động1: đặt vấn đề (3 phút).
GV: mắc mạch điện gồm hai bóng đèn mắc song song.
H: Khi mạch điện được mắc như thế này thì I, U có tính chất gì? có gì giống và khác đối với đoạn mạch mắc nối tiếp?
Hoạt động 2: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh và hướng dẫn chung (6 phút)
GV: YC nhóm trưởng báo cáo sự chuẩn bị của các bạn trong nhóm.
đại diện nhóm báo cáo.
YC: HS trả lời các câu hỏi phần trả lời câu hỏi trong SGK:
HS:
- Đo cường độ dòng điện bằng ampe kế.
- Đơn vị của cường độ dòng điện là Am pe. Ký hiệu là A.
- Mắc Am pe kế vào mạch điện sao cho dòng điện đi vào từ chốt (+ ) và đi ra từ chốt (-)
- Đo hiệu điện thế bằng vôn kế. 
- Đơn vị của hiệu điện thế là Vôn, ký hiệu là V.
- Mắc vôn kế vào hai điển của đoạn mạch cần đo hiệu điện thế giữa hai đầu điểm đó, sao cho chốt (+) về phía cực dương của nguồn điện.
 Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh làm thực hành. (10 phút).
GV: Vẽ sơ đồ Hình 28.2 lên bảng yêu cầu học sinh mắc mạch điện .
- Nếu học sinh không mắc được thành thạo thì giáo viên mắc cho học sinh quan sát một lần rồi yêu câu học sinh mắc.
1. hướng dẫn học sinh đo cường độ dòng điện với đoạn mạch mắc nối tiếp như SGK. Ghi kết quả đo được vào bảng rồi hoàn thành nhận xét 1.
2. Hướng dẫn học sinh đo cường độ dòng điện đối với đoạn mạch song song theo các bướ như SGK. Ghi kết quả vào bảng 2 rồi hoàn thành nhận xét 2.
Chú ý: Với mỗi lần đo tiến hành đóng khóa 3 lần rồ lấy giá trị trung bình cộng.
Ví dụ:
Hoạt động 4: Tổ chức học sinh thực hành(20 phút).
GV: Tổ chức cho học sinh thực hành. trong quá trình học sinh 5thực hành giáo viên phải quan sát giúp đỡ các nhám.
HS: Tiến hành làm thực hành theo các bước mà giáo viên đã hướng dẫn.
Hoạt động 5: Tổng kết thực hành, hướng dẫn về nhà(5phút).
Trong phần này giáo viên phải nhấn mạnh cho học sinh biết được:
I= I1+ I2.
U= U1= U2.
H: Hãy so sánh sự khác nhau về mối quan hệ giữa hiệu điện thếc và cường độ dòng điện đối với đoạn mạch mắc song song?
Đoạn mạch mắc nối tiếp.
Đoạn mạch mắc song song
I= I1= I2.
U= U1+ U2.
I= I1+ I2.
U= U1=U2
I.Chuẩn bị
 SGK
II. Nội dung thực hành; SGK/7
 Sơ đồ mạch điện:
III. Thực hành:
ví dụ
Kết luận
I= I1+ I2.
 U= U1=U2.
 3. Dặn dò: (1 phút) 
 - Soạn trước bài 29: “ An toàn khi sử dụng điện “
I.V Rút kinh nghiệm:
...............................
Ngày dạy: 28/02/07
Tiết: 33 	Ngày dạy: 01/03/07
Bài 29: 
an toàn khi sử dụng điện
I.Mục tiêu: Sau kho học xong bài này học sinh phải nắm được:
1. Kiến thức:
Biết được khi dòng điện đi qua cơ thể người có thể rất nguy hiểm.
Biết các giới hạn nguy hiểm của dòng điện đối với cơ thể con người.
Biết các quy tắc an toàn về điện.
 2. Kỹ năng:
Biết sử dụng đúng loại cầu chì để tránh tác hại của hiện tượng đoản mạch.
3.Thái độ:
Giáo dục cho học sinh luôn có ý thức an toàn về điện.
II.Chuẩn bị:
 1. Giáo viên chuẩn bị:
 a. Cho mỗi nhóm:.
 Bút thử điện.
Nguồn điện 2pin; Khóa K
Ampe kế; Cầu chì
Bóng đèn
 b. Cho cả lớp:
Như học sinh.
2. Học sinh chuẩn bị:
Học bài trước ở nhà. 
III.Tiến trình dạy học:
1.ổn định lớp: (1phút)
 2. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động1: Kiểm tra bài cũ (3 phút).
H: Dòng điện có mấy tác dụng? Hãy kể tên các tác dụng đó? Dòng điện đi qua cơ thể người gây ra tác udngj gì? Nó có lợi hay có hại?
Hoạt động 2: Nêu vấn đề (6 phút)
GV: Dòng điện rất thuận tiện nó làm cho cuộc sống của con người văn minh hơn, trong sản xuất nó là nguồn năng lượng cho các máy móc hoạt động để tạo ra của cải vật chất, trong cuộc sống có điện con người được mở rộng hơn về không gian và thời gian. Tuy nhiên khi sử dụng điện không đúng thì nó có thể gây ra cho con người rất nhieeuf nguy hiểm, đặc biệt và tính mạng. Vậy làm thế nào để hạn chế những tai nạn do điện sinh ra ta cùng vào bài học hôm nay.
 Hoạt động 3: Dòng điện có thể đi qua cơ thể người có thể gâynguy hiểm. (10 phút).
1/ Dòng điện có thể đi qua cơ thể người. 
GV: Mắc mạch điện H 29.1 Yêu cầu học sinh làm câu C1 và rút ra nhận xét.
HS: C1: Đi qua .......... bất kỳ 
2/ Giới hạn nguy hiểm đối với dòng điện khi đi qua cơ thể người
GV: Yêu cầu học sinh nhoắc lại tác dụng sinh lý của dòng điện?
H: Đại lượng nào của dòng điện đắc trưng cho tác dụng mạng yếu của dòng điện? Vậy khi nào thì tác dụng sinh lý của dòng điện mạnh hơn?
HS: Cường độ dòng điện. Khi I càng lớn thì tác dụng của dòng điện càng mạnh.
HS: Đọc thông tin trong sách giáo khoa
GV: Thông báo các giới hạn nguy hiểm đối với cơ thể người.
Hoạt động 4: Tìm hiểu hiện tượng đoản mạch và tác dụng của cầu chì (20 phút).
1/ Hiện tượng đoản mạch
GV: Biểu diễn thí nghiệm H 29.2
HS: Quan sát và làm câu C2: Rất lớn.
GV: Đoản mạch là hiện tượng mà cường độ dòng điện trong mạch tăng lên rất lớn.
2/ Tác dụng của cầu chì
GV: Biểu diễn thí nghiệm H29.3
HS: Làm C3: Cầu chì bị đứt.
HS: Quan sát cầu chì và nêu ý nghĩa của Ampe ghi trên nó.
HS: Ampe ghi trên cầu chì là giá trị tối đa mà dòng điện có thể chạy qua nó.
Hoạt động 5: Tìm hiểu các quy tắc an toàn khi sử dụng điện(5phút).
H: Khi sử dụng điện chúng ta cần chú ý các quy tắc an toàn điện nào?
HS: Đọc thông tin trong sách giáo khoa.
H: Quan sát H 29.5 hãy cho biết có gì không an toàn cách khắc phục ?
Hoạt động 6: Củng cố dặn dò
HS: Đọc lại ghi nhớ.
GV: Tổng kết lại bài học dặc học sinh chuẩn bị cho tiết ôn tập chương
I. Dòng điện đi qua cơ thể người có thể gây nguy hiểm
1. Dòng điện có thể chạy qua cơ thể người
Dòng điện có thể đi qua cơ thể người khi chạm vào mạch điện tại bất kỳ vị trí nào của cơ thể
2. Giới hạn nguy hiểm đối với dòng điện đi qua cơ thể người
SGK/82
II. Hiện tượng đoản mạch và tác dụng của cầu chì
1. Hiện tượng đoản mạch
 Khi dòng điện bị đoản mạch, doàng điện trong mạch có cường độ rất lớn
2. Tác dụng của cầu chì
Cầu chì có tác dụng ngắt mạch khi dòng điện có cường độ tăng quá mức, đặc biệt hki đoản mạch
III. Các quy tắc an toàn khi sử dụng điện
SGK/83-84
( Ghi nhớ )
 3. Dặn dò: (1 phút) 
 - Soạn trước bài 30: “ Tổng kết chương 3: Điện học”
I.V Rút kinh nghiệm:
...............................
Ngày soạn: 02/03/07
Tiết: 34 	Ngày dạy: 05/02/07
Bài 30: 
Tổng kết chương 3: điện học ( ôn tập học kỳ ii
I.Mục tiêu: Sau kho học xong bài này học sinh phải nắm được:
1. Kiến thức:
Tự kiểm tra để củng cố và nắm chắc các kiến thức cơ bản của chương 3: Điện học.
Biết vận dụng tổng hợp các kiến thức để giải quyết được vấn đề có liên quan
 2. Kỹ năng:
Có kỹ năng phân tích bài toán.
3.Thái độ:
Mạnh dạn phát biểu ý kiến của mình trước lớp.
Tinh thần giúp đỡ bạn bè trong học tập.
II.Chuẩn bị:
 1. Giáo viên chuẩn bị:
 Bảng phụ và trò chơi ô chữ.
2. Học sinh chuẩn bị:
Học bài trước ở nhà. 
III.Tiến trình dạy học:
1.ổn định lớp: (1phút)
 2. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động1: Kiểm tra sự chuẩn bị bài ở nhà của học sinh 
HS: Tổ trưởng báo cáo kết quả kiểm tra sự chuẩn bị bài ở nhà của học sinh.
GV: Nhận xét sự chuẩn bị của học sinh.
Hoạt động 2: Ôn tập 
GV: Lần lượt nêu các câu học yêu cầu học sinh đứng tại chỗ trả lời các câu hỏi. Câu hỏi nào học sinh còn lúng túng thì giáo viên đi sâu thêm để học sinh nắm chắc hơn
 Hoạt động 3: Vận dụng tổng hợp các kiến thức. 
Giáo viên lần lượt hướng dẫn học sinh làm các bài tập.
1. D: Cọ xát mạnh thước nhựa bằng miếng vải khô.
2:
3: Mảnh nilông bị nhiểm điện âm ( Nhận thêm êlêctrôn ). Miếng len mất bớt êlêctrôn ( dịch chuyển từ miếng len sang nilông ) nên thiếu êlêctrôn và nhiễm điện tích dương.
4: Sơ đồ C ( Đi ra từ cực dương và đi vào từ cực âm của nguồn điện trong mạch kín.
5: Thí nghiệm C tương ứng với mạch điện kín và bóng đèn sáng.
6: Dùng nguồn điện 6V là phù hợp nhất ( Vì hiệu điện thế ghi trên mỗi bóng đèn là 3 V, khi mắc nối tiếp hai bóng đèn đó, hiệu điện thế tổng cộng là 6V.
7: Vì hai bóng đèn mắc song song với nhau, nên cường độ dòng điện qua mạch chính bằng tổng cường độ dòng điện qua mỗi bóng đèn. Vậy số chỉ của ampe kế A2 là 0,35- 0,12= 0,23A. 
GV: Hướng dẫn học sinh ôn tập các mối quan hệ giữa hiệu điện thế, cường độ dòng điệnc ảu mạch chính với mạch rẽ đối với đoạn mạch nối tiếp, đoan mạch song song, cách tính các đại lượng
Đoạn mạch mắc nối tiếp.
Đoạn mạch mắc song song
I= I1= I2.
U= U1+ U2.
I= I1+ I2.
U= U1=U2
Hoạt động 4: Trò chơi ô chữ
GV: Nêu thể lệ cuộc chơi cho học sinh.
Treo bảng phụ ghi nội dung trò chơi, lần lượt đọc các câu hỏi, gọi học sinh đứng tại chỗ trả lời.
1: Cực dương.
2: An toàn điện
3: Vật dẫn điện
4: Phát sáng
5: Lực đẩy
6: Nhiệt
7: Nguồn điện
8: Vôn kế
Từ hàng dọc là: Dòng điện
Hoạt động 5: Củng cố dặn dò
GV: Dặn dò học sinh chẩn bị bài để tiết sau kiểm tra học kỳ II
I. Ôn tập
Đoạn mạch mắc nối tiếp.
Đoạn mạch mắc song song
I= I1= I2.
U= U1+ U2.
I= I1+ I2.
U= U1=U2
Vận dụng
III. Trò chơi ô chữ
I.V Rút kinh nghiệm:
...............................	

Tài liệu đính kèm:

  • docCHIENLY7.doc