Giáo án Vật lý 9 - Tiết 3: Thực hành xác định điện trở của một dây dẫn bằng ampe kế và vôn kế

Giáo án Vật lý 9 - Tiết 3: Thực hành xác định điện trở của một dây dẫn bằng ampe kế và vôn kế

I - MỤC TIÊU.

1. Kiến thức.

- Nêu được cách xác định điện trở từ công thức tính điện trở.

- Mô tả cách bố trí và tiến hành được TN xác định điện trở của một dây dẫn bằng ampe kế và vôn kế.

2. Kỹ năng.

- Mắc mạch điện theo sơ đồ.

- Sử dụng đúng các dụng cụ đo: Vônkê, ampekê.

- Kỹ năng làm bài thực hành và viết báo cáo thực hành.

3. Thái độ.

- Cẩn thận, kiên trì, trung thực, chú ý an toàn trong khi sử dụng điện.

- Hựp tác trong hoạt động nhóm.

- Có ý thức chấp hàmh nghiêm túc quy tắc sử dụng các thiết bị điện trong TN.

- Yêu thích môn học.

II- CHUẨN BỊ

Đối với mỗi nhóm học sinh

 

doc 4 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 864Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lý 9 - Tiết 3: Thực hành xác định điện trở của một dây dẫn bằng ampe kế và vôn kế", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 3:
Bài 3: thực hành
xác định điện trở của một dây dẫn
bằng ampe kế và vôn kế
 Ngày soạn :
I - Mục tiêu.
1. Kiến thức.
- Nêu được cách xác định điện trở từ công thức tính điện trở.
- Mô tả cách bố trí và tiến hành được TN xác định điện trở của một dây dẫn bằng ampe kế và vôn kế.
2. Kỹ năng.
- Mắc mạch điện theo sơ đồ.
- Sử dụng đúng các dụng cụ đo: Vônkê, ampekê.
- Kỹ năng làm bài thực hành và viết báo cáo thực hành.
3. Thái độ.
- Cẩn thận, kiên trì, trung thực, chú ý an toàn trong khi sử dụng điện.
- Hựp tác trong hoạt động nhóm.
- Có ý thức chấp hàmh nghiêm túc quy tắc sử dụng các thiết bị điện trong TN.
- Yêu thích môn học.
II- Chuẩn bị
Đối với mỗi nhóm học sinh 
- Mẫu báo cáo đã trả lời trước các câu hỏi.
- 1 dây điện trở chưa biết giá trị
- 1 ampe kế GHĐ 1,5A + 1vônkế GHĐ6V + 1 công tắc + 1nguôn điện 0V-6V.
- 7 đoạn dây nối, mỗi đoạn dài khoảng 30cm.
Đối với giáo viên
- Chuẩn bị một đồng hồ đo điện đa năng.
III- các hoạt động dạy, học
1.ổn định lớp.
2. Kiểm tra.
- Kiểm tra việc chuẩn bị mẫu báo cáo của học sinh.
- Viết công thức tính điện trở của dây dẫn ?
- Muốn đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế cần dùng các dụng cụ gì ? Cách mắc các dụng cụ đó ? 
3. Thực hành.
- Vẽ sơ đồ mạch điện để đo diện trở của một dây dẫn bằng vôn kế và ampe kế, đánh dấu chốt (+) và (-) của ampe kế và vôn kế.
R
V
A
+
+
_
_
K
- Các nhóm HS mắc mạch điện theo sơ đồ đã vẽ.
B
A
- GV theo dõi, kiểm tra cách mắc.
_-
- HS tiến hành đo, ghi kết quả vào bảng.
+
- Từng HS hoàn thành báo cáo của mình để nộp.
4. Củng cố - Vận dụng.
- Gv thu báo cáo và nhận xét giờ thực hành: nhận xét kết quả và thái độ thực hành của các nhóm. 
- Rút kinh nghiệm cho giờ thực hành sau.
5. Hướng dẫn về nhà.
- Hoàn thành các bài tập đã giao ở bài trước..
- Đọc trước bài “Đoạn mạch nối tiếp”.
Tiết 4:
Bài 4: đoạn mạch nối tiếp
Ngày soạn
I - Mục tiêu.
1. Kiến thức.
- Suy luận để xây dựng công thức tính điện trở tương đương của đoạn mạch gồm hai điện trở mắc nối tiếp Rtđ = R1 + R2 và hệ thức .
- Mô tả được cách bố trí và tiến hành TN kiểm tra lại các hệ thức suy ra từ lí thuyết.
- Vận dụng được những kiến thức đã học để giải thích một số hiện tượng và giải bài tập về đoạn mạch nối tiếp.
2. Kỹ năng.
- Rèn kỹ năng thực hành sử dụng các dụng cụ do điện như vônkê, ampekê.
- Kĩ năng bố trí, tiến hành lắp ráp thí nghiệm.
- Kĩ năng suy luận, lập luận logic.
3. Thái độ.
- Vận dụng kiến thức đã học để giải thích một số hiện tượng đơn giản có liên quan trong thực tế.
- Yêu thích môn học.
II- Chuẩn bị
Đối với mỗi nhóm học sinh 
- 3 điện trở mẫu(6,10,16) + 1 ampe kế GHĐ 1,5A + 1 vôn kế GHĐ 6V - 1 nguồn 6V + 1 công tắc + 7 đoạn dây nối.
III- các hoạt động dạy, học
1.ổn định lớp.
2. Kiểm tra.
- Phát biểu và viết công thức của định luật Ôm? 
- Bài tập 2.4 SBT (trang 6)
3. Bài mới.
Hoạt động của GV và HS.
Kiến thức cơ bản.
- GV đặt vấn đề như SGK.
- HS trả lời.
- GV y/c HS vào bài mới.
- GV hỏi, HS trả lời.
? Cường độ dòng điện qua mỗi đèn như thế nào với cường độ dòng điện mạch chính trong đoạn mạch hai đèn nối tiếp.
? Hiệu điện thế cả mạch có liên hệ thế nào với hiệu điện thế hai đèn.
- HS: + Làm câu C1.
 + Đọc thông tin trong SGK.
 + Làm câu C2.
- GV có thề gợi ý HS vận dụng định luật Ôm để tính U1, U2 sau đó chứng minh hệ thức.
- HS: + Đọc thông tin SGK và trả lời câu hỏi: Thế nào là điện trở tương đương của một đoạn mạch?
 + Làm câu C3.
- GV hướng dẫn HS cách xây dựng công thức:
Gọi U, U1, U2 lần lượt là hiệu điện thế của đoạn mạch, điện trở R1, R2, Rtđ là điện trở tương đương của đoạn mạch. Tính U, U1, U2 theo I, R tương ứng và viết hệ thức liên hệ giữa U, U1, U2..
HS tiến hành TN theo hướng dẫn sau đó rút ra kết luận về công thức tính điện trở tương đương của đoạn mạch gồm hai điện trở mắc nối tiếp.
GV y/c HS làm câu C4 và C5.
HS thực hiện.
GV lấy kq
HS trả lời.
GV chuẩn kiến thức. 
I. Cường độ dòng điện và hiệu điện thế trong đoạn mạch nối tiếp.
1. Nhớ lại kiến thức lớp 7.
Trong đoạn mạch hai đèn mắc nối tếp:
 I = I1 =I2 (1)
 U = U1 + U2 (2)
2. Đoạn mạch gồm hai điện trở mắc nối tiếp.
Các hệ thức (1), (2) vẫn đúng đối với đoạn mạch gồm hai điện trở mắc nối tiếp. 
Xét đoạn mạch gồm hai điện trở R1, R2 mắc nối tiếp :
B
R2
R1
+
I
A
Theo định luật Ôm ta có:
 U1 = I1.R1 = I.R1 (vì I1 = I)
 U2 = I2.R2 = I.R2
 ị 
II. Điện trở tương tương của đoạn mạch nối tiếp.
1. Điện trở tương tương(SGK).
2. Công thức tính điện trở tương đương của đoạn mạch gồm hai điện trở mắc nối tiếp.
Theo định luật Ôm ta có:
 U = IRtđ , U1= IR1, U2 = IR2
Mà U = U1 + U2
ị IRtđ = IR1 + IR2
ị Rtđ = R1 + R2
3. Thí nghiệm kiểm tra.
4. Kết luận.
Rtđ = R1 + R2
III. Vận dụng.
C5. R12 = 20 +20 =2.20 = 40.
 RAC = R12 + R3 = RAB + R3 =
 2.20 + 20 = 3.20 = 60.
4. Củng cố .
- GV y/c HS đọc phần ghi nhớ.
- GV: ? Với đoạn mạch mắc nt thì cần mấy công tắc để điều khiển?.
5. Hướng dẫn về nhà.
- Học thuộc phần ghi nhớ
- Đọc phần “Có thể em chưa biết”.
- Làm các bài tập từ 4.1 đến 4.7 SBT (trang 7-8).
- Đọc trước bài 5 - SGK T -14.
 Ngày tháng năm 2008 
 Kí duyệt 

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 2.doc