Giáo án Vật lý khối 7 tiết số 20: Hai loại điện tích

Giáo án Vật lý khối 7 tiết số 20: Hai loại điện tích

I/ Mục tiêu:

1) Kiến thức:

- Biết được chỉ có 2 loại điện tích là điện tích dương và điện tích âm, hai điện tích cùng dấu thì đẩy nhau, trái dấu thì hút nhau.

- Nêu được cấu tạo nguyên tử gồm: hạt nhân mang điện tích dương và các êlectrôn mang điện tích âm quay xung quanh hạt nhân, nguyên tử trung hoà về điện.

- Biết vật mang điện âm nhận thêm êlectrôn, vật mang điện dương mất bớt êlectrôn.

2) Kỹ năng:

- Làm thí nghiệm về nhiễm điện do cọ xát.

3) Thái độ:

 

doc 5 trang Người đăng vultt Lượt xem 932Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lý khối 7 tiết số 20: Hai loại điện tích", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tr­êng: THCS Vâng Xuyªn
M«n: VËt lý Khèi: 7
Hä tªn: Tr­¬ng ThÞ Lan H­¬ng
Tr×nh ®é chuyªn m«n: C§ To¸n-Lý
Tr×nh ®é tin häc : Tr×nh ®é B
Sè ®iÖn tho¹i : 0945926892
Tªn bµi gi¶ng: Hai lo¹i ®iÖn tÝch
TiÕt PPCT : 20
I/ Mục tiêu:
1) Kiến thức:
- Biết được chỉ có 2 loại điện tích là điện tích dương và điện tích âm, hai điện tích cùng dấu thì đẩy nhau, trái dấu thì hút nhau.
- Nêu được cấu tạo nguyên tử gồm: hạt nhân mang điện tích dương và các êlectrôn mang điện tích âm quay xung quanh hạt nhân, nguyên tử trung hoà về điện.
- Biết vật mang điện âm nhận thêm êlectrôn, vật mang điện dương mất bớt êlectrôn.
2) Kỹ năng:
- Làm thí nghiệm về nhiễm điện do cọ xát.
3) Thái độ:
- Trung thực hợp tác trong hoạt động nhóm.
II/ Chuẩn bị:
1) Giáo viên: - Tranh vẽ mô hình cấu tạo đơn giản của nguyên tử.
2) Học sinh: chuẩn bị mỗi nhóm:
+ 1 thanh thuỷ tinh hữu cơ.
+ 2 mảnh nylong màu trắng đục
+ 1 bút chì gỗ 
+ 1kẹp nhựa
+ 1 mảnh len, 1 mảnh lụa sấy khô
+ 2 đũa nhựa có lỗ hỏng 
+ một mũi nhọn đặt trên đế nhựa
III/ Phương pháp dạy học:
Vấn đáp đàm thoại, thuyết trình, trực quan
IV/Tiến trình:
1) Ổn định tổ chức: Kiểm diện học sinh (1 phút)
2) Kiểm tra bài cũ: (5 phút) 
Lớp 7A1: HS Giang, lớp 7A2: HS Ánh, lớp 7A4 : HS Đức
Câu hỏi: 
- Có thể làm cho nhiều vật nhiễm điện bằng cách nào? Vật nhiễm điện có tính chất gì? (6 điểm)
 -Trả lời bài tập 17.2? (4 điểm)
Đáp ¸n: 
 - Bằng cách cọ xát
 - Vật nhiễm điện có khả năng hút các vật khác họăc làm sáng bóng đèn của bút thử điện.
- BT 17.2: D
3) Bài mới: (39 phút)
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài học
Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập ( 1 phút)
Một vật bị nhiễm điện có khả năng hút các vật khác .Nếu 2 vật cùng bị nhiễm điện đặt gần nhau thì chúng hút nhau hay đẩy nhau?
Hoạt động 2: Làm thí nghiệm 1 tạo ra 2 vật nhiễm điện cùng loại và tìm hiểu lực tác dụng giữa chúng? ( 9 phút)
- Cho Hs đọc thí nghiệm 1
- Gv : Giới thiệu dụng cụ, cách tiến hành TN.
- Cho 2 HS nêu cách tiến hành TN
- Yêu cầu Hs tiến hành TN theo nhóm như bước 1 và bước 2 – SGK
@ Giáo viên lưu ý cách cọ xát : không quá mạnh để mảnh nilông không bị cong và cọ xát theo 1 chiều với số lần như nhau.
- Tiếp theo HS làm TN với 2 thanh nhựa cùng loại như yêu cầu bước 3 - SGK.
- Gv treo bảng phụ bảng kết quả TN1
- Yêu cầu HS báo cáo kết quả TN vào bảng phụ
- Cho HS thảo luận nhóm hoàn chỉnh nhận xét vào phiếu học tập.
* HS ghi vở nhận xét 1
Hoạt động 3: Làm thí nghiệm 2, phát hiện hai vật nhiễm điện hút nhau và mang điện tích khác loại. ( 10 phút )
- Yêu cầu Hs đọc thí nghiệm 2
- Tiến hành TN theo nhóm quan sát hiện tượng trả lời các câu hỏi sau: 
+ Đặt đũa nhựa chưa nhiễm điện lên mũi nhọn, đưa thanh thuỷ tinh chưa nhiễm điện lại gần xem có tương tác với nhau không? 
+ Cọ xát thanh thuỷ tinh với lụa đưa lại gần đũa nhựa quan sát hiện tương xảy ra ? 
+ Cọ xát thanh nhựa bằng mảnh vải khô và cọ xát thanh thuỷ tinh với lụa và đưa lại gần nhau quan sát hiện tượng xảy ra? 
- Gv treo bảng phụ bảng kết quả TN2
Yêu cầu HS báo cáo kết quả TN vào bảng phụ
- Cho HS thảo luận nhóm hoàn thành nhận xét và ghi vào vở NX 2
Hoạt động 4: Kết luận và vận dụng hiểu biết về hai loại điện tích và lực tương tác giữa chúng ( 5 phút)
- Từ kết quả và nhận xét rút ra từ 2 thí nghiệm cho HS nêu kết luận.
- GV thông báo cho HS điện tích dương ( + ); điện tích âm ( - )
- Cho các nhóm trả lời câu C1
Hoạt động 5: Tìm hiểu sơ lược về cấu tạo nguyên tử ( 10 phút )
- Gv treo hình 18.4 /sgk cho HS quan sát
- Yêu cầu Hs đọc phần II/sgk trang 51
- Gọi Hs trình bày sơ lược về cấu tạo của nguyên tử trên mô hình nguyên tử .
? Sắp xếp thứ tự sau thành nội dung đúng về cấu tạo nguyên tử
 A. Nguyên tử gồm hạt nhân
 B. và các êlectrôn mang điện âm
 C. chuyển động quanh hạt nhân
 D. mang điện dương
- Gv thông báo thêm nguyên tử có kính thước vô cùng nhỏ bé.
* Gv thông báo với HS : Một vật nhiễm điện âm nếu nhận thêm êlectrôn; nhiễm điện dương nếu mất bớt êlectrôn.
- Hs đọc, trả lời C2 ?
- HS khác l¾ng nghe nhËn xÐt vµ bæ xung
- Hs đọc, trả lời C3 ?
- HS khác l¾ng nghe nhËn xÐt vµ bæ xung
HS ®äc, tr¶ lêi C4
HS khác l¾ng nghe nhËn xÐt vµ bæ xung
Cñng cè: ( 3 phót)
1) Chän c©u tr¶ lêi mµ em cho lµ ®óng nhÊt khi nãi vÒ kÕt luËn hai lo¹i ®iÖn tÝch: 
Cã hai lo¹i ®iÖn tÝch lµ ®iÖn tÝch d­¬ng vµ ®iÖn tÝch ©m
C¸c vËt nhiÔm ®iÖn cïng lo¹i th× ®Èy nhau
C¸c vËt nhiÔm ®iÖn kh¸c lo¹i th× hót nhau
C¶ A, B, C ®Òu ®óng
2) Nguyªn tö gåm nh÷ng h¹t nµo vµ chóng mang ®iÖn nh­ thÕ nµo?
3) Khi nµo vËt nhiÔm ®iÖn d­¬ng, vËt nhiÔm ®iÖn ©m?
 ( HS lÇn l­ît tr¶ lêi c¸c c©u hái cña GV)
I/ Hai loại điện tích:
1) Thí nghiệm 1:
Nhận xét: Hai vật giống nhau, được cọ xát như nhau thì mang điện tích cùng loại và khi được đặt gần nhau thì chúng đẩy nhau.
2) Thí nghiệm 2:
Nhận xét : Thanh nhựa sẫm màu và thanh thủy tinh khi được cọ xát thì chúng hút nhau do chúng mang điện tích khác loại.
Kết luận: Có hai loại điện tích là điện tích dương và điện tích âm. Các vật mang điện tích cùng loại thì đẩy nhau, mang điện tích khác loại thì hút nhau.
 C1:mảnh vải mang điện tích dương(+); thanh nhựa sẫm màu khi được cọ xát bằng mảnh vải khô thì mang điện tích âm (-)
II/ Sơ lược cấu tạo nguyên tử:
- Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện dương và các êlectrôn mang điện âm chuyển động quanh hạt nhân .
- Một vật nhiễm điện âm nếu nhận thêm êlectrôn; nhiễm điện dương nếu mất bớt êlectrôn.
C2 : Trước khi cọ xát, trong mỗi vật đều có điện tích dương và điện tích âm. Các điện tích dương tồn tại ở hạt nhân của nguyên tử, còn các điện tích âm tồn tại ở các êlectrôn chuyển động xung quanh hạt nhân.
C3 : Trước khi cọ xát, các vật không hút các vụn giấy nhỏ vì rằng các vật đó chưa bị nhiễm điện, các điện tích dương và âm trung hoà lẫn nhau
C4: Sau khi cọ xát, như hình 18.5b, mảnh vải nhiễm điện dương (6 dấu “+” và 3 dấu “-“); thước nhựa nhiễm điện âm (7 dấu “-“ và 4 dấu “+”).Thước nhựa nhiễm điện âm do nhận thêm êlectrôn; Mảnh vải nhiễm điện dương do mất bớt êlectrôn
4) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: ( 1phút)
- Học thuộc phần ghi nhớ SGK
- Đọc thêm mục: “Có thể em chưa biết”
- Làm bài tập 18.1 -> 18.4 trong SBT.
***********************************************

Tài liệu đính kèm:

  • docHai loai dien tich.doc