Giáo án Vật lý lớp 7 Bài 17: Sự nhiễm điện do cọ xát

Giáo án Vật lý lớp 7 Bài 17: Sự nhiễm điện do cọ xát

BÀI 17: SỰ NHIỄM ĐIỆN DO CỌ XÁT

A. Mục tiêu

 1. Kiến thức.

 - HS mô tả được một hiện tượng hoặc một TN chứng tỏ vật bị nhiễm điện do cọ xát.

 - Giải thích được một số hiện tượng nhiễm điện do cọ xát trong thực tế (chỉ ra các vật nào cọ xát với nhau và biểu hiện cùa sự nhiễm điện).

 2. Kỹ năng

 Làm TN cho vật bằng cách cọ xát.

 3. Thái độ

 Yêu thích môn học, ham hiểu biết, khám phá thế giới xung quanh.

B. Chuẩn bị

 GV: Dụng cụ TN hình 17.1 và 17.2; bảng phụ ghi kết quả TN.

 

doc 5 trang Người đăng vultt Lượt xem 732Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lý lớp 7 Bài 17: Sự nhiễm điện do cọ xát", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 20
Tiết: 20
Ngày dạy: 05.01.2010
BÀI 17: SỰ NHIỄM ĐIỆN DO CỌ XÁT
A. Mục tiêu
 1. Kiến thức.
	- HS mô tả được một hiện tượng hoặc một TN chứng tỏ vật bị nhiễm điện do cọ xát.
	- Giải thích được một số hiện tượng nhiễm điện do cọ xát trong thực tế (chỉ ra các vật nào cọ xát với nhau và biểu hiện cùa sự nhiễm điện).
 2. Kỹ năng
	Làm TN cho vật bằng cách cọ xát.
 3. Thái độ
	Yêu thích môn học, ham hiểu biết, khám phá thế giới xung quanh.
B. Chuẩn bị
 GV: Dụng cụ TN hình 17.1 và 17.2; bảng phụ ghi kết quả TN.
 HS: Xem bài trước khi đến lớp.
C. Hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung bài học
Hoạt động 1: Ổn định và tổ chức tình huống học tập. 5’
Hoạt động 1a: Ổn định.
GV yêu cầu đại diện lớp báo cáo sĩ số và hiện diện của lớp.
Hoạt động 1b: Tổ chức tình huống
GV gọi 2 HS mô tả hiện tượng trong ảnh đầu chương III trang 47.
GV gọi một HS nêu mục tiêu của chương.
GV để tìm hiểu các loại điện tích, trước hết ta tìm hiểu một trong các cách nhiễm điện cho các vật là “Nhiễm điện do cọ xát”.
? Vào những ngày hanh khô khi cởi áo bằng len hoặc dạ em đã từng thấy hiện tượng gì?
GV cũng giống như thế nhưng kì vĩ hơn nhiều là hiện tượng chớp và sấm sét trong thiên nhiên. Một trong các nguyên nhân của hiện tượng này là do cọ xát.
Hiện tượng đó như thế nào ta tìm hiểu bài hôm nay.
HS đại diện lớp báo cáo sĩ số và hiện diện của lớp.
HS quan sát hình và mô tả.
- Cần cẩu đang hoạt động (hút sắt, thép vụn...).
- Lược nhựa hút kéo tóc thẳng ra.
HS nêu mục tiêu của chương III.
- HS nêu được: Khi cởi áo len, dạ trong tối thấy chớp sáng li ti và tiếng lách tách.
Bài 17: Sự nhiễm điện do cọ xát	
Hoạt động 2: Làm TN phát hiện vật bị cọ xát có khả năng hút các vật khác. 13’
GV yêu cầu HS đọc TN1, nêu các dụng cụ TN và các bước tiến hành TN.
GV lưu ý HS trước khi làm TN phải kiểm tra xem các vật đó có hút được các vật nhẹ không? (Chưa hút được các vật nhẹ).
- Lưu ý cách cọ xát các vật (Cọ mạnh nhiều lần theo một chiều) sao đó đưa lại gần các vật cần kiểm tra để phát hiện hiện tượng xảy ra rồi ghi kết quả vào bảng kết quả TN1.
- Từ bảng kết quả TN HS các nhóm thảo luận, lựa chọn cụm từ thích hợp để điền vào chỗ trống phù hợp.
GV hướng dẫn HS thảo luận để đưa ra kết luận đúng.
HS đọc TN1 trong SGK, nêu được dụng cụ và cách tiến hành TN.
- Tiền hành TN theo nhóm, mỗi HS trong nhóm đều phải tiến hành TN với ít nhất 1 vật, ghi kết quả vào bảng 1.
- Tham gia thảo luận nhóm, chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống trong kết luận.
Kết luận 1: Nhiều vật sau khi bị cọ xát có khả năng hút các vật khác
- Có thể làm nhiễm điện nhiều vật bằng cách cọ xát.
- Vật bị nhiễm điện (vật ,mang điện tích) có khả năng hút các vật nhẹ đặt gần nó.
Hoạt động 3: Phát hiện vật bị cọ xát bị nhiễm điện có khả năng làm sáng bóng đèn của bút thử điện. 12’
? Tại sao nhiều vật sau khi cọ xát lại có thể hút các vật khác?
GV hướng dẫn HS kiểm tra với các phương án nêu ra.
GV hướng dẫn HS tiến hnàh TN 2. Lưu ý HS kiểm tra mảnh tôn trước khi đặt vào mảnh nhựa xem bóng đèn bút thử điện thông mạch có sáng không? Lưu ý cách cầm mảnh dạ cọ xát nhựa, thả mảnh tôn vào mảnh nhựa để cách điện với tay.
GV kiểm tra việc tiến hành TN của một số nhóm, nếu hiện tượng xảy ra chưa đạt phải giải thích cho HS nguyên nhân.
GV có thể tiến hành TN cho HS quan sát hiện tượng để hoàn thành kết luận 2 ghi vở.
GV thông báo: Các vật bị cọ xát có khả năng hút các vật khác hoặc có thể làm sáng bóng đèn của bút thử điện. Các vật đó được gọi là các vật nhiễm điện hay các vật mang điện tích.
HS suy nghĩ, nêu phương án trả lời và cách làm TN kiểm tra.
HS tiến hành TN 2 theo nhóm. Chú ýquan sát hiện tượng xảy ra, thấy được: Bóng đèn của bút thử điện sáng.
HS hoàn thành kết luận 2, thảo luận trên lớp, ghi kết quả đúng vào vở.
 Kết luận 2: Nhiều vật khi bị cọ xát có khả năng làm sáng bóng đèn.
Hoạt động 4: Kiểm tra đánh giá 15’
? Có thể làm nhiễm điện nhiều vật bằng cách nào?
? Vật nhiễm điện có khả năng gì?
? Hãy thảo luận nhóm 2 hoàn thành c1, c2, c3 sau đó thảo luận chung cả lớp. GV chốt lại câu trả lời đúng.
- GV lưu ý HS sử dụng các thuật ngữ chính xác.
GV hiện tượng khi cởi áo len đã nêu ở đầu bài tương tự hiện tượng chớp và sấm sét xảy ra trong tự nhiên như thế nào? Để trả lời câu hỏi này các em đọc phần “Có thể em chưa biết”.
GV Việc phóng các tai lửa điện trong không khí vừa có lợi vừa có hại.
* Có lợi: Giúp điều hòa khí hậu, gây phản ứng hóa học nhằm tăng thêm lượng ôzôn bổ sung vào khí quyển...
* Có hại: Phá hủy các công trình xây dựng như nhà cửa.., tạo ra các khí NO, NO2 độc hại.
=> Để giảm tác hại của sét, bảo vệ tính mạng của con người và các công trình xây dựng, cần thiết xây dựng các cột thu lôi.
* Hướng dẫn học ở nhà.
- Học bài, hoàn thành các bài tập, tìm ví dụ cho bài học.
- Xem bài: Hai loại điện tích.
* Nhận xét tiết học:
- Có thể............. cọ xát
- Vật bị nhiễm điện có thể.... hút các vật khác.
C1: Lược và tóc cọ xát=> lược và tóc đều nhiễm điện => lược nhựa hút kéo tóc thẳng ra.
C2: Khi thổi, luồng gió làm bụi bay.
Cánh quạt quay cọ xát với không khí=> cánh quạt bị nhiễm điện=> cánh quạt hút các hạt bụi ở gần nó. Mép quạt cọ xát nhiều nên nhiễm điện nhiều nhất=> mép quạt hút bụi mạnh nhất, bụi bám nhiều nhất.
C3: Gương, kính, màn hìh tivi cọ xát với khăn lau khô=> nhiễm điện vì thế chúng hút bụi vải ở gần.
- HS đọc phần “ Có thể em chưa biết” để hiểu nguyên nhân của hiện tượng chớp và sấm sét, liên hệ giải thích được hiện tượng cởi áo len trong những ngày hnah khô.
* Kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 20(1).doc