Giáo án Vật lý lớp 7 Bài 24: Cường độ dòng điện

Giáo án Vật lý lớp 7 Bài 24: Cường độ dòng điện

Bài 24

CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

 - Nêu được dòng điện càng mạnh thì cường độ của nó càng lớn và tác dụng của dòng điện càng mạnh.

 - Nêu được đơn vị của cường độ dòng điện là ampe, kí hiệu là A. Hoặc miliampe, kí hiệu là mA.

 - Biết vận dụng được cách đổi đơn vị đo từ ampe sang miliampe và ngược lại.

 

doc 5 trang Người đăng vultt Lượt xem 1227Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lý lớp 7 Bài 24: Cường độ dòng điện", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 29 Ngày soạn:27/03/2010
Tiết 28 Ngày dạy: 01/04/2010
Bài 24
CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
 - Nêu được dòng điện càng mạnh thì cường độ của nó càng lớn và tác dụng của dòng điện càng mạnh.
 - Nêu được đơn vị của cường độ dòng điện là ampe, kí hiệu là A. Hoặc miliampe, kí hiệu là mA. 
 - Biết vận dụng được cách đổi đơn vị đo từ ampe sang miliampe và ngược lại.
2. Kĩ năng:
- Sử dụng được ampe kế để đo cường độ dòng điện ( Lựa chọn ampe kế thích hợp và mắc đúng ampe kế vào sơ đồ mạch điện )
- Quan sát thí nghiệm để rút ra mối quan hệ về cường độ dòng điện và độ sáng của đèn, đọc và ghi kết quả đo chính xác.
3. Thái độ: 
 - Cẩn thận trong khi làm thí nghiệm, nghiêm túc trong học tập. 
 - Trung thực khi đọc kết quả thí nghiệm.
II. CHUẨN BỊ
* HS: Mỗi nhóm
 - 4 pin loại 1,5V 
 - 1 giá đựng pin
 - 1 bóng đèn pin 6V lắp sẵn vào đế đèn
 - 1 ampe kế có GHĐ 1A và ĐCNN là 0,05V
 - 1 công tắc 
 - 5 đoạn dây đẫn mỗi đoạn dài khoảng 30 cm
 - 1 giá thí nghiệm
* Đối với GV:
 - 4 pin loại 1,5V
 - 1 bóng đèn pin 6V lắp sẵn vào đế đèn
 - 1 ampe kế có GHĐ 1A và ĐCNN là 0,05V
 - 1 công tắc 
 - 5 đoạn dây đẫn mỗi đoạn dài khoảng 30 cm
 - 1 giá thí nghiệm
 - 1 biến trở 
 - 1 đồng hồ đa năng
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hoạt động 1 (8 phút)
( kiễm tra bài cũ, tổ chức tình huống học tập)
HOẠT ĐỘNG DẠY 
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Kiểm tra bài cũ:
HS1: - Dòng điện có thể gây ra những tác dụng nào? 
GV gọi HS ở lớp nhận xét 
GV nhận xét ghi điểm cho HHS
2. Tổ chức tình huống học tập.
 - Qua đây cho chúng ta thấy dòng điện có thể gây ra các tác dụng khác nhau. Mỗi tác dụng có thể mạnh, yếu khác nhau tùy thuộc vào cường độ dòng điện. Vậy cường độ dòng điện là gì? Đo cường độ dòng điện bằng những dụng cụ đo nào? Hôm nay chúng ta nghiên cứu bài tiếp theo đó là bài 24 “ Cường độ dòng điện” 
HS1: Trả lời và chữa bài tập 23.1 SBT
HS ở lớp quan sát nhận xét
Đáp án: Dòng điện có tác dụng từ, tác dụng hóa học, tác dụng sinh lí, tác dụng nhiệt, tác dụng quang.
Hoạt động 2 ( 8 phút )
( Tìm hiểu cường độ dòng điện và đơn vị cường độ dòng điện)
 - GV hướng dẫn giới thiệu mạch điện hình 24.1 sgk và các tác dụng của thiết bị, rồi tiến hành thí nghiệm, dịch chuyển con chạy của biến trở để bóng đèn lúc sáng mạnh, lúc sáng yếu.
 - Chú ý thông báo cho HS: Ampe kế là dụng cụ phát hiện và cho biết dòng điện mạnh hay yếu và biến trở dùng để thay đổi dòng điện trong mạch. 
 - Yêu cầu HS quan sát thí nghiệm thảo luận rút ra nhận xét.
 - Khi đèn sáng mạnh ampe kế chỉ giá trị bao nhiêu?
 - Khi đèn sáng yếu ampe kế chỉ giá trị bao nhiêu?
 - Vậy cường độ dòng điện là gì?
 - GV thông báo về cường độ dòng điện và đơn vị đo cường độ dòng điện như sgk.
I. Cường độ dòng điện
 1. Quan sát thí nghiệm giáo viên. 
 - HS chú ý lắng nghe hướng dẫn của giáo viên.
 - Tìm hiểu tác dụng của ampe kế và biến trở.
 - HS cả lớp quan sát thí nghiệm đại diện rút ra nhận xét.
 - HS khác nhận xét bổ sung ý kiến rút ra nhận xét chung.
Nhận xét: Với một bóng đèn nhất định, khi đèn sáng càng mạnh ( yếu ) thì số chỉ của ampe kế càng lớn ( nhỏ )
2. Cường độ dòng điện
 - HS trả lời câu hỏi GV nêu ra
 - HS khác nhận xét
Kết luận: 
 - Dòng điện càng mạnh thì cường độ dòng điện càng lớn.
- Cường độ dòng điện được kí hiệu bằng chữ I
 - Đơn vị cường độ dòng điện là ampe (kí hiệu là A) hoặc miliampe (kí hiệu là mA)
 1mA = 0,001A 1A = 1000mA
Hoạt động 3 ( 7 phút )
( Tìm hiểu ampe kế )
 - GV thông báo ampe kế là dụng cụ dùng để đo cường độ dòng điện.
 - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm trả lời câu hỏi C1 tìm hiểu ampe kế là gì.
 - Yêu cầu đại diện nhóm trả lời 
 - Yêu cầu nhóm khác nhận xét rút ra kết luận chung ghi vào bảng 1 sgk.
 - Ampe kế trong hình 24.2 ampe kế nào dùng kim chỉ thị ampe kế nào hiện số ?
 - Yêu cầu HS quan sát ampe kế ở nhóm mình cho biết ở chốt nối dây dẫn của ampe kế có ghi dấu gì?
 - Nhận biết chốt điều chỉnh của ampe kế ở nhóm em.
 - GV hướng dẫn và cho HS quan sát đồng hồ đa năng.
 - Cho HS nhận biết chế độ đo cường độ dòng điện, đo hiệu điện thế, đo điện trở của đồng hồ đa năng.
II. Ampe kế 
 - Ampe kế là dụng cụ dùng để đo cường độ dòng điện.
 - HS theo nhóm thảo luận trả lời câu C1
 - Cử đại diện nhóm đưa ra ý kiến trước lớp.
 - HS nhóm khác nhận xét bổ sung ý kiến rút ra kết luận chung hoàn thành bảng 1 sgk. 
Ampe kế
GHĐ
ĐCNN
Hình 24.2a
100mA
10mA
Hình 24.2b 
6A
0,5A
 HS trả lời các câu hỏi của GV nêu ra 
Nhận xét các chốt nối của ampe kế 
Nhận biết chốt điều chỉnh ampe kế 
HS quan sát nhận biết đồng hồ đa năng.
Hoạt động 4 ( 15 phút )
( Mắc ampe kế để xác định cường độ dòng điện )
 - GV yêu cầu HS hoạt động theo nhóm thực hiện từng nội dung của phần III sgk.
Nội dung 1:
- GV theo dõi hướng dẫn HS vẽ sơ đồ mạch điện.
Nội dung 2:
 - GV yêu cầu HS quan sát xác định GHĐ của ampe kế đã trang bị cho mỗi nhóm. 
 - Hãy cho biết ampe kế của nhóm em dùng để đo cường độ dòng điện qua dụng cụ nào trong bảng 2.
Nội dung 3.
 - Hướng dẫn HS điều chỉnh kim ampe kế về vạch số 0.
 - GV hướng dẫn HS mắc mạch điện theo sơ đồ hình 24.3 sgk theo các bước sau:
 B1: Xác định vị trí nguồn điện, công tắc, bóng đèn, ampe kế.
 B2: Nối dây dẫn theo sơ đồ.
 B3: Kiểm tra các mối nối, kiểm tra xem ampe kế mắc đúng chưa.
 B4:Đóng công tắc k đọc và ghi lại kết quả đo trong hai trường hợp ( 2 pin và 4 pin)
Lưu ý: Không được mắc hai chốt ampe kế trực tiếp vào hai cực của nguồn điện tránh làm hỏng ampe kế và nguồn điện.
 - Yêu cầu HS đưa ra nhận xét HS khác bổ sung đi đến kết luận hoàn thành câu C2. 
III. Đo cường độ dòng điện:
 - HS chú ý hướng dẫn của GV vẽ sơ đồ 
 + - k
 + A - X 
 - HS quan sát xác định GHĐ ampe kế nhóm mình rồi cho biết ampe kế đó dùng đo cường độ dòng điện cho dụng cụ nào ở bảng 2.
 - HS điều chỉnh kim ampe kế chỉ đúng vạch số 0.
 - HS làm việc theo nhóm tiến hành lắp sơ đồ mạch điện theo hướng đẫn của GV. 
 - Hoàn thành câu nội dung 5 và 6 sgk.
- HS đại điện nhóm nêu nhận xét trước lớp.
- HS nhóm khác nhận xét đi đến kết luận chung.
- Hoàn thành câu C2
Nhận xét: Dòng điện chạy qua đèn có cường độ càng lớn ( nhỏ ) thì đèn cáng sáng ( tối )
Hoạt động 5 ( 7 phút )
( Củng cố, vận dụng và dặn dò ra bài tập về nhà)
1. Củng cố 
 - Cường độ dòng điện là gì?
 - Cường độ dòng điện được kí hiệu bằng chữ gì?
 - Đo cường độ dòng điện bằng dụng cụ đo nào? Đơn vị đo là gì?
 - Yêu cầu HS yếu kém đọc phần ghi nhớ sgk.
 - Yêu câu một HS đọc phần có thể em chưa biết.
2. Vận dụng 
 - Cho HS hoạt động cá nhân tự hoàn thành câu C3, C4, C5 sgk 
 - Nếu còn thời gian cho làm thêm bài tập ở SBT.
3. Dặn dò ra bài tập về nhà
 - Yêu cầu HS về nhà học thuộc phần ghi nhớ sgk.
 - Hoàn thành lại các câu hỏi từ C1 đến C5 sgk.
 - Làm bài tập 24.1 đến 24.4 SBT. 
* Nhận xét đánh giá tiết học 
 - HS trả lời các câu hỏi GV nêu ra. 
 - HS khác nhận xét.
 - HS đọc phần ghi nhớ sgk.
 - HS đọc phần có thể em chưa biết.
 HS làm việc cá nhân tự hoàn thành câu C1, C2, C3 sgk.
 HS trả lời trước lớp. 
 HS khác nhận xét.
C3: a) 0,175A = 175mA b) 0,38A = 380 mA
 c) 1250 mA = 1,25 A d) 280 mA = 0,28 A
C4: 2a 3b 4c
C5: Sơ đồ a đúng vì chốt dương (+) của ampe kế được mắc với cực dương (+) của nguồn điện. 
 HS chú ý nghe dặn dò của GV khi về nhà.
 Ghi bài tập về nhà.
 Dliêya, ngày 15 tháng 03 năm 2008
 Người soạn và dạy 

Tài liệu đính kèm:

  • docBAI 24.doc