Giáo án Vật lý lớp 7 tiết 12: Độ cao của âm

Giáo án Vật lý lớp 7 tiết 12: Độ cao của âm

Tiết 12

ĐỘ CAO CỦA ÂM

I. Mục tiêu

 1. Kiến thức:

 - Nêu được mối liên hệ giữa độ cao và tần số của âm.

 - Sử dụng được thuật ngữ âm cao, âm thấp tần số khi so sánh hai âm.

 2. Kĩ năng:

 - Làm thí nghiệm để hiểu tần số là gì?

- Làm thí nghiệm để hiểu mối quan hệ giữa tần số dao động và độ cao của âm.

 3. Thái độ:

 - Nghiêm túc trong học tập. Có ý thức vận dụng kiến thức vào thực tế.

 

doc 4 trang Người đăng vultt Lượt xem 817Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lý lớp 7 tiết 12: Độ cao của âm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lớp dạy: . Tiết theo TKB: .... Ngày dạy: ....................... Sĩ số: ........Vắng: .......
Lớp dạy: . Tiết theo TKB: .... Ngày dạy: ...................... Sĩ số: ........Vắng: .......
Tiết 12
Độ cao của âm
I. Mục tiêu 
	1. Kiến thức: 
	- Nêu được mối liên hệ giữa độ cao và tần số của âm.
	- Sử dụng được thuật ngữ âm cao, âm thấp tần số khi so sánh hai âm.
	2. Kĩ năng: 
	- Làm thí nghiệm để hiểu tần số là gì?
- Làm thí nghiệm để hiểu mối quan hệ giữa tần số dao động và độ cao của âm.
	3. Thái độ:
	- Nghiêm túc trong học tập. Có ý thức vận dụng kiến thức vào thực tế.
II. Chuẩn bị
	Giáo viên: Sách giáo khoa + giáo án.
	Học sinh: 	Chuẩn bị cho mỗi nhóm
	- 1 cây sáo, 1 giá đỡ thí nghiệm, 1 con lắc đơn có chiều dài 20cm, 1 con lắc đơn có chiều dài 40cm.
	- 1 đĩa có 3 lỗ vòng quanh, 1 mô tô 3V - 6W 1 chiều.
	- 1 miếng phim nhựa.
	- 1 thép lá 
III. Tiến trình dạy - học
	1. Kiểm tra bài cũ: (5p)
	- GV:	+ Các nguồn âm có đặc điểm gì giống nhau?
	+ Chữa bài 10.1; 10.2 SBT. 
2. Bài mới:
HĐ của GV
HĐ của HS
Nội dung
Hoạt động 1: ĐVĐ. Quan sát dao động nhanh, chậm - Nghiên cứu khái niệm tần số. (12p)
GV: Đặt vấn đề: SGK/31
- GV: Yêu cầu HS đọc SGK tìm hiểu thí nghiệm 1
+ Mục đích thí nghiệm?
+ Dụng cụ thí nghiệm?
+ Các bước tiến hành thí nghiệm?
- GV: Hướng dẫn HS tiến hành thí nghiệm 1.
Phát dụng cụ cho các nhóm.
Yêu cầu các nhóm tiến hành thí nghiệm.
Thời gian: 5p
- GV: Yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả thí nghiệm.
- GV: Nhận xét và thông báo về tần số và đơn vị của tần số.
- GV: Yêu cầu HS đọc và trả lời C2.
- GV: Kết luận. Tổ chức cho cả lớp rút ra kết luận chung.
- HS: Tìm hiểu thí nghiệm 1, trả lời.
- HS: Tiến hành thí nghiệm theo nhóm.
Ghi kết quả thí nghiệm vào bảng (SGK/31)
Trả lời C1.
- HS: Đại diện nhóm báo cáo kết quả.
- HS: Trả lời C2.
. Dao động nhanh, chậm - Tần số
Thí nghiệm: Hình 11.1 SGK/31.
C1: 
Con lắc
Con lắc nào dao động nhanh?
Con lắc nào dao động chậm?
Số dao động trong 10s
Số dao động trong 1s
a
b
*Số dao động trong một giây gọi là tần số. Đơn vị của tần số là héc, kí hiệu Hz
C2: Con lắc b (có chiều dây ngắn hơn) có tần số dao động lớn hơn.
Nhận xét: Dao động càng nhanh (chậm), tần số dao động càng lớn (nhỏ)
Hoạt động 2: Nghiên cứu mối quan hệ giữa độ cao của âm với tần số. (15p)
- GV: Yêu cầu HS đọc SGK tìm hiểu thí nghiệm.
+ Mục đích thí nghiệm?
+ Dụng cụ thí nghiệm?
+ Các bước tiến hành thí nghiệm?
- GV: Hướng dẫn HS tiến hành thí nghiệm 2.
Phát dụng cụ cho các nhóm.
Yêu cầu các nhóm tiến hành thí nghiệm.
Thời gian: 5p
- GV: Yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả thí nghiệm.
- GV: Kết luận.
- GV: Hướng dẫn HS làm thí nghiệm 3.
Phát dụng cụ cho các nhóm.
- Thời giam: 7p.
- GV: Kết luận.
- GV: Tổ chức thoả luận lớp rút ra kết luận.
- GV: Kết luận.
- HS: Tìm hiểu thí nghiệm, trả lời.
- HS: Tiến hành thí nghiệm theo nhóm.
Quan sát, lắng nghe trả lời C3.
- HS: Đại diện nhóm báo cáo.
- HS: Tiến hành thí nghiệm theo sự hướng dẫn của GV.
Quan sát, trao đổi -> Trả lời C4.
II. Âm cao (âm bổng), âm thấp (âm trầm)
Thí nghiệm 2: Hình 11.2 SGK/32.
C3: Phần tự do của thước dài dao động chậm âm phát ra thấp.
Phần tự do của thước ngắn dao động nhanh âm phát ra cao.
Thí nghiệm 3: Hình 12.3 SGK/32.
C4: Khi đĩa quay chậm, góc miếng bìa dao động chậm, âm phát ra thấp.
Khi đĩa quay nhanh, góc miếng bìa dao động nhanh, âm phát ra cao.
* Kết luận: Dao động càng nhanh (hoặc chậm) tần số dao động càng lớn (hoặc càng nhỏ) âm phát ra càng cao (hoặc càng thấp)
Hoạt động 3: Vận dụng (7p)
- GV: Yêu cầu HS hoạt động cá nhân trả lời C5, C6, C7.
- GV: Kết luận.
- HS: Trả lời C5, C6, C7.
III. Vận dụng
C5: Vật có tần số 70Hz dao động nhanh hơn.
Vật có tần số 50Hz phát ra âm thấp hơn.
C6: Khi vặn cho dây đàn căng ít (dây chùng) thì âm phát ra thấp( trầm), tần số nhỏ. Khi vặn cho dây đàn căng nhiều thì âm phát ra cao (bổng), tần số dao động lớn.
C7: Âm phát ra cao hơn khi chạm góc miếng bìa vào lỗ ở gần vành đĩa. Có thể giải thích thêm như sau: Số lỗ trên hàng ở gần vành đĩa nhiều hơn số lỗ trên hàng ở gần tâm đĩa. Do đó miếng bìa dao động nhanh hơn khi chạm vào hàng lỗ gần vành đĩa và phát ra âm cao hơn so với khi chạm vào hàng lỗ ở gần tâm đĩa.
3. Củng cố: (5p) 
	- Tần số là gì? Đơn vị của tần số?
	- Âm cao, âm thấp phụ thuộc vào những yếu tố nào?
	- HS: Đọc ghi nhơ và "Có thể em chưa biết"
	- GV: Thông báo về việc khi có bão đến thường có hạ âm, khi có hạ âm có thể gây
 ra cảm giác khó chịu, người mệt...Người xưa dựa vào điều này để dự báo vễ cơn bão
 sẽ sảy ra.
	4. Hướng dẫn về nhà: (1p)
	- Học thuộc phần ghi nhớ.
	- Làm bài tập trong SBT.

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 12(1).doc