Kế hoạch bộ môn Vật lí lớp 9 năm học 2008 - 2009

Kế hoạch bộ môn Vật lí lớp 9 năm học 2008 - 2009

I. Đặc điểm tình hình:

1. Thuận lợi :

- Học sinh: + Đã làm quen với bộ môn Vật lí đến năm thứ 4 nên đã quen với phương pháp học bộ môn. Kĩ năng tự học, tự nghiên cứu, giải bài tập tương đối thành thạo, không có học sinh học lại lớp.

 + Có ý thức: chuẩn bị tốt cho môn học về SGK, SBT, các đồ dùng học tập khác.

- Nhà trường: Có phòng học bộ môn, có tủ thiết bị dạy học tại phòng học, thiết bị dạy học tương đối đầy đủ.

- Phụ huynh học sinh: Quan tâm đến việc học tập của con em mình.

 * Kết quả năm học 2007 - 2008 của lớp:

 

doc 7 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 892Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bộ môn Vật lí lớp 9 năm học 2008 - 2009", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS Phượng Hoàng
Họ và tên: Nguyễn Công Hồi
Kế hoạch bộ môn Vật lí lớp 9A1
Năm học 2008 - 2009
I. Đặc điểm tình hình:
1. Thuận lợi :
- Học sinh: + Đã làm quen với bộ môn Vật lí đến năm thứ 4 nên đã quen với phương pháp học bộ môn. Kĩ năng tự học, tự nghiên cứu, giải bài tập tương đối thành thạo, không có học sinh học lại lớp.
 + Có ý thức: chuẩn bị tốt cho môn học về SGK, SBT, các đồ dùng học tập khác.
- Nhà trường: Có phòng học bộ môn, có tủ thiết bị dạy học tại phòng học, thiết bị dạy học tương đối đầy đủ.
- Phụ huynh học sinh: Quan tâm đến việc học tập của con em mình.
	* Kết quả năm học 2007 - 2008 của lớp: 
Tổng số học sinh lên lớp
Số học sinh Giỏi
Số học sinh Khá
Số học sinh Trung bình
Số học sinh Yếu
31
3
13
14
1
2. Khó khăn:
- Học sinh: Một số em còn hạn chế về nhận thức, cách học thụ động nên việc tự nghiên cứu bài hiệu quả chưa cao.
- Nhà trường: Một số thiết bị dạy học chất lượng không đảm bảo nên làm thí nghiệm khó thành công.
II. Biện pháp thực hiện chính:
- Thực hiện đúng chương trình, đúng chế độ quy định. Giáo viên chuẩn bị bài chu đáo, làm thử trước các TN, có kế hoạch sử thiết bị dạy học báo cáo với cán bộ phụ trách thiết bị dạy học. Phương pháp cơ bản là thực nghiệm, nêu vấn đề.
- Giáo dục học sinh ý thức học tập tốt, có tinh thần tự học và hợp tác tốt trong nhóm, khai thác tốt sách giáo khoa.
- Kết hợp chặt chẽ với giáo viên chủ nhiệm, kịp thời thông báo tình hình học tập của học sinh.
- Có các hình thức kiểm tra đánh giá học sinh chính xác theo tinh thần đổi mới.
III. Chỉ tiêu :
Tổng số học sinh
Số học sinh Giỏi
Số học sinh Khá
Số học sinh Trung bình
Số học sinh Yếu
31
3
13
14
0
IV. Kế hoạch cụ thể theo chương:
Chương
Mục tiêu
Nội dung cơ bản
Chuẩn bị của GV
Chuẩn bị của HS
I.
Điện học
I.
Điện học
(tiếp theo)
1. Nêu được cách bố trí và tiến hành được TN khảo sát sự phụ thuộc của I vào U. Vẽ và sử dụng được đồ thị biểu diễn mối quan hệ I, U từ số liệu TN. Nêu được kết luận về sự phụ thuộc này.
2. Nhận biết được đơn vị điện trở và vận dụng công thức R = U/I vào giải bài tập. Phát biểu và viết hệ thức định luật Ôm .
3. Mô tả được cách bố trí và tiến hành được TN xác định điện trở của 1 dây dẫn bằng ampe kế và vôn kế.
4. Suy luận để xây dựng được công thức của đoạn mạch nối tiếp R = R1+ R2 và U1/U2 = R1/ R2 
Mô tả và tiến hành được các TN kiểm tra các hệ thức trên.
5. Suy luận để xây dựng được công thức của đoạn mạch song song = + và = .
 Mô tả và tiến hành được các TN kiểm tra các hệ thức trên.
6. Nêu được R của dây dẫn phụ thuộc l, S, vật liệu làm dây.
Biết cách xác định sự phụ thuộc của R vào một trong các yếu tố l, S, . Vận dụng vào giải bài tập.
7. Nêu được biến trở là gì và nguyên tắc làm việc của biến trở. Mắc được biến trở vào mạch để điều chỉnh I qua mạch. Nhận ra được các biến trở dùng trong kĩ thuật.
8. Nêu được ý nghĩa số Oát ghi trên dụng cụ điện. Vận dụng công thức P = U.I để tính được một đại lượng khi biết các đại lượng còn lại.
9. Nêu được VD chứng tỏ dòng điện có năng lượng, dụng cụ đo điện năng, sự chuyển hóa các dạng năng lượng trong hoạt động của các dụng cụ điện.Vận dụng công thức A= P. t = UIt để tính 1 đại lượng trong công thức.
10. Xác định được công suất của các dụng cụ điện bằng Vôn kế và Ampe kế.
11. Nêu được tác dụng nhiệt của dòng điện. Phát biểu được định luật Jun - Len xơ và vận dụng định luật này để giải các bài tập về tác dụng nhiệt của dòng điện.
12. Vẽ được sơ đồ mạch điện của thí nghiệm kiểm nghiệm định luật Jun - len xơ. Lắp rắp và tiến hành được thí nghiệm kiểm nghiệm mối quan hệ:
 Q ~ I2
13. Nêu và thực hiện được các quy tắc an toàn về sử dụng điện.
- Sự phụ thuộc của cường độ dòng điện (I) vào Hiệu điện thế (U) giữa 2 đầu dây dẫn.
- Điện trở (R) của dây dẫn.
- Định luật Ôm.
- Xác định R của dây dẫn bằng Vôn kế và Am pe kế.
- Đoạn mạch nối tiếp.
- Đoạn mạch song sonh.
- Sự phụ thuộc của R vào l, S và vật liệu làm dây dẫn.
- Biến trở.
- Công suất điện.
- Điện năng - Công của dòng điện.
- Định luật Jun-Len xơ.
- Sử dụng an toàn và tiết kiệm điện.
- Điện trở mẫu.
- Am pe kế, Vôn kế 1 chiều.
- Công tắc.
- Nguồn điện.
- Dây nối.
- Đồng hồ đa năng.
- Biến trở.
- Bóng đèn 2,5 V; 12V; 220V
- Điện trở kĩ thuật.
- Công tơ điện.
- Quạt điện nhỏ.
- Nhiệt lượng kế.
- Đồng hồ đo thời gian.
- Đề bài kiểm tra.
- Báo cáo thực hành.
II.
 Điện từ học
II.
 Điện từ học
(tiếp theo)
1. Mô tả được từ tính của nam châm. Biết cách xác định các cực từ N, S của nam châm vĩnh cửu, biết các cực từ loại nào thì hút nhau, đẩy nhau. Mô tả được cấu tạo và giải thích được hoạt động của la bàn.
2. Mô tả được thí nghiệm về tác dụng từ của dòng điện. Trả lời được câu hỏi: từ trường tồn tại ở đâu? Cách nhận biết từ trường.
3. Biết cách dùng mạt sắt tạo từ phổ của thanh nam châm. Biết vẽ các đường sức từ và xác định được chiều đường sức từ của nam châm.
4. So sánh được từ phổ của ống dây mang điện và từ phổ của nam châm thẳng. Vẽ được đường sức từ của từ trường ống dây. Vận dụng được quy tắc nắm tay phải.
5. Mô tả được thí nghiệm về sự nhiễm từ của sắt, thép. Giải thích được vì sao dùng lõi sắt non trong nam châm điện.
6. Nêu được nguyên tắc hoạt động của loa điện, tác dụng của nam châm điện trong rơle điện từ, chuông báo động.
7.Mô tả được thí nghiệm chứng tỏ có lực điện từ tác dụng lên đoạn dây dẫn thẳng có dòng điện đặt trong từ trường. Vận dụng được Quy tắc bàn tay trái.
8. Mô tả được các bộ phận chính, giải thích được hoạt động của động cơ điện1 chiều. Tác dụng của mỗi bộ phận chính trong động cơ điện.
 9. Làm được thí nghiệm dùng nam châm điện hoặc nam châm vĩnh cửu để tạo ra dòng điện cảm ứng. Mô tả được cách làm xuất hiện dòng điện cảm ứng trong cuộn dây dẫn kín. Phát biểu được điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng.
10. Nêu được sự phụ thuộc của chiều dòng điện cảm ứng vào sự biến đổi của số đường sức từ qua tiết diện S của cuộn dây. Rút ra được điều kiện chung làm xuất hiện dòng điện cảm ứng.
11. Cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của Máy phát điện xoay chiều.
12. Nhận biết được các tác dụng nhiệt, từ, quang của dòng điện xoay chiều.
Bố trí được thí nghiệm chứng tỏ lực từ đổi chiều khi dòng điện đổi chiều.
13. Lập đuợc công thức tính năng lượng hao phí do tỏa nhiệt trên đường dây tải điện. Hai cách làm giảm hao phí.
14. Nêu được các bộ phận chính, công dụng của máy Máy biến thế.
- Nam châm vĩnh cửu.
- Tác dụng từ của dòng điện, từ trường.
- Từ phổ, đường sức từ.
- Từ trường của ống dây có dòng điện chạy qua.
- Sự nhiễm từ của sắt, thép - Nam châm điện.
- ứng dụng của nam châm.
- Lực điện từ.
- Động cơ điện 1 chiều.
- Hiện tượng cảm ứng điện từ.
- Điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng.
- Dòng đioện xoay chiều.
- Máy phát điện xoay chiều.
- Các tác dụng của dòng điện xoay chiều.
- Truyền tải điện năng đi xa.
- Máy biến thế.
- Nam châm thẳng.
- Vụn: sắt,gỗ, nhôm, đồng.
- Nam châm U.
- La bàn.
- Nguồn điện.
- Công tắc.
- Dây Con Stantan.
- Dây dẫn điện.
- Biến trở.
- Ampekế 1 chiều.
- Tấm nhựa trong.
- Bút dạ.
- Kim nam châm nhỏ.
- Tấm nhựa có luồn các vòng dây.
- ống dây.
- Lõi sắt non.
- Dinh sắt nhỏ.
- Loa điện.
- Động cơ điện.
- Đinamô xe đạp.
- Cuộn dây có đèn LED
- Máy phát điện xoay chiều.
- Nam châm điện.
- Ampekế xoay chiều.
- Vôn kế xoay chiều.
- Bóng đèn 3V.
- Nguồn điện.
- Máy biến thế.
- Đề bài kiểm tra.
- Báo cáo thực hành.
III. Quang học
III. Quang học
(tiếp theo)
1. Nhận biết được hiện tượng khúc xạ ánh sáng. Mô tả được thí nghiệm quan sát đường truyền của tia sáng từ không khí vào nước và ngược lại. Phân biệt khúc xạ và phản xạ ánh sáng. Vận dụng giải thích 1 số hiện tượng.
2. Mô tả được sự thay đổi của góc khúc xạ khi góc tới thay đổi.
3. Nhận dạng được thấu kính hội tụ. Mô tả được sự khúc xạ của các tia sáng đặc biệt qua thấu kính hội tụ. Vận dụng giải bài tập.
4. Nêu được các trường hợp ảnh qua thấu kính hội tụ. Vẽ được ảnh qua thấu kính hội tụ.
5. Nhận dạng được thấu kính phân kì. Vẽ được đường truyền của 2 tia sáng đặc biệt qua thấu kính phân kì. Vận dụng giải thích 1 số hiện tượng.
6. Nêu được ảnh của 1 vật sáng tạo bởi thấu kính phân kì luôn là ảnh ảo. Mô tả được những đặc điểm của ảnh ảo tạo bởi thấu kính phân kì. Phân biệt được ảnh ảo của thấu kính hội tụ và thấu kính phân kì.
7. Trình bầy được phương pháp đo f của thấu kính hội tụ. Đo được f của thấu kính hội tụ theo phương pháp trên.
8. Nêu và chỉ ra được 2 bộ phận chính của máy ảnh. Nêu và giải thích được đặc điểm của ảnh trên phim . Dựng được ảnh này.
9. Nêu và chỉ ra được trên hình vẽ 2 bộ phận quan trọng nhất của mắt, nêu được chức năng của chúng, so sánh chúng với các bộ phận tương ứng trên máy ảnh. Khái niệm về sự điều tiết của mắt.
10. Nêu được đặc điểm của mắt cận và mắt lão, cách khắc phục.
11. Nêu được công dụng, đặc điểm của kính lúp; ý nghĩa của số bội giác của kính lúp. Sử dụng được kính lúp để quan sát 1 vật nhỏ. 
12. Nêu được ví dụ về nguồn phát ánh sáng và ánh sáng màu; tạo ánh sáng màu bằng tấm lọc. Giải thích được sự tạo ra ánh sáng màu bằng tấm lọc màu.
13. Biết ánh sáng trắng là tổng hợp các ánh sáng màu. Trình bày và giải thích được thí nghiệm phân tích ánh sáng trắng bằng lăng kính, bằng đĩa CD. Rút ra kết luận.
14. Biết thế nào là sự trộn ánh sáng màu? Giải thích được thí nghiệm trộn ánh sáng màu. Mô tả được màu của ánh sáng thu được khi trộn 2 hay nhiều ánh sáng với nhau.
15. Biết ánh sáng màu nào vào mắt ta khi ta nhìn thấy vật màu đỏ, xanh. Giải thích được hiện tượng trên và hiện tượng khi đặt màu đỏ dưới ánh sáng đỏ thì giữ nguyên màu, vật màu khác sẽ đổi màu.
16. Biết tác dụng của ánh sáng. Vận dụng giải thích 1 số hiện tượng trong thực tế.
17. Biết ánh sáng đơn sắc và ánh sáng không đơn sắc. Nhận biết bằng đĩa CD.
- Hiện tượng khúc xạ ánh sáng.
- Quan hệ giữa góc tới và góc khúc xạ.
- Thấu kính hội tụ.
- ảnh của 1 vật tạo bởi thấu kính hội tụ.
- Thấu kính phân kì.
- ảnh của 1 vật tạo bởi thấu kính phân kì.
- Sự tạo ảnh trên pim trong máy ảnh.
- Mắt, mắt cận, mắt lão.
- Kính lúp.
- ánh sáng trắng và ánh sáng màu.
- Sự phân tích ánh sáng trắng.
- Sự trộn các ánh sáng màu.
- Màu sắc các vật.
- Các tác dụng của ánh sáng.
- Bình thuỷ tinh.
- Bình chứa nước.
- Ca.
- Miếng gỗ mềm.
- Đinh gim.
- Nguồn sáng.
- Thấu kính hội tụ.
- Giá quang học.
- Màn hứng ảnh.
- Cây nến.
- Thấu kính phân kì.
- Bật lửa.
- Thước thẳng.
- Mô hình máy ảnh.
- Tanh vẽ mắt bổ dọc
- Bảng thử thị lực.
- Kính cận.
- Kính lão.
- Kính lúp.
- Vật nhỏ.
- Đèn LED. 
- Đèn Lade.
- Đèn phát ánh sáng trắng.
- Tấm lọc màu.
- Lăng kính tam giác.
- Màn chắn có khe hẹp.
- Đĩa CD.
- Gương phẳng.
- Hộp kín có cửa sổ.
- Vật có màu: trắng, đỏ, lục, đen.
- Tấm kim loại sơn đen, trắng.
- Nhiệt kế.
- Đèn 25 oát.
- Đồng hồ đo thời gian.
- Máy tính dùng năng lượng mặt trời.
- Đề bài kiểm tra.
- Báo cáo thực hành.
IV.
Sự bảo toàn và chuyển hóa năng luợng
1. Nhận biết được cơ năng, nhiệt năng, quang năng, hóa năng. Nhận biết được khả năng chuyển hóa qua lại giữa các dạng năng lượng.
2. Nhận biết được phần năng lượng cung cấp cho thiết bị ban đầu bao giờ cũng lớn hơn phần năng lượng nhận được từ thiết bị. Phát biểu được định luật bảo toàn năng lượng. 
3. Vai trò của điện năng trong đời sống và sản xuất, ưu điểm của việc sử dụng điện năng so với các dạng năng lượng khác. Chỉ ra được các bộ phận chính trong nhà máy thủy điện và nhiệt điện. Chỉ ra được các quá trình biến đổi năng lượng trong nhà máy thủy điện và nhiệt điện. 
4. Nêu được các bộ phận chính của 1 máy phát điện gió, pin mặt trời, nhà máy điện nguyên tử. Chỉ ra được sự biến đổi năng lượng trong các bộ phận chính của các máy trên. Nêu được ưu, nhược của việc sản xuất và sử dụng điện gió, điện mặt trời, điện hạt nhân.
- Năng lượng và sự chuyển hoá năng lượng.
- Định luật bảo toàn năng lượng.
- Sản xuất điện năng.
- Điện gió, điện mặt trời, điện hạt nhân.
- Đi na mô xe đạp.
- Máy xấy tóc.
- Đèn pin, pin.
- Gương cầu, đèn chiếu.
- Bình nước.
- Tranh sơ đồ nhà máy nhiệt điện, nhà máy điện nguyên tử.
- Máy phát điện gió.
- Pin mặt trời.
- Động cơ điện nhỏ.
- Đèn LED.
- Đề bài kiểm tra.
Ôn lại kiến thức đã học.
 Phượng Hoàng tháng 8 năm 2008
 Giáo viên bộ môn
 Nguyễn Công Hồi

Tài liệu đính kèm:

  • docHoi ke hoach li 9 nh 08-09.doc