Thiết kế bài dạy Vật lý 7 tiết 23: Sơ đồ mạch điện - Chiều dòng điện

Thiết kế bài dạy Vật lý 7 tiết 23: Sơ đồ mạch điện - Chiều dòng điện

Tiết : 23. SƠ ĐỒ MẠCH ĐIỆN - CHIỀU DÒNG ĐIỆN

A.Mục tiêu:

 1)Kiến thức:

- Vẽ đúng sơ đồ mạch điện thực loại đơn giản.

- Mắc đúng một mạch điện loại đơn giản theo sơ đồ đã cho.

- Biểu diễn đúng bằng mũi tên chiều dòng điện chạy trong sơ đồ mạch điện.

 2)Kĩ năng:

- Mắc mạch điện đơn giản.

 3)Thái độ:

-Có thói quen sử dụng bộ phận điều khiển mạch điện đồng thời là bộ phận an toàn điện.

 

doc 3 trang Người đăng vultt Lượt xem 855Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Thiết kế bài dạy Vật lý 7 tiết 23: Sơ đồ mạch điện - Chiều dòng điện", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:19/02/06.
Tuần :24.
Tiết : 23. SƠ ĐỒ MẠCH ĐIỆN - CHIỀU DÒNG ĐIỆN
A.Mục tiêu:
 1)Kiến thức:
Vẽ đúng sơ đồ mạch điện thực loại đơn giản.
Mắc đúng một mạch điện loại đơn giản theo sơ đồ đã cho.
Biểu diễn đúng bằng mũi tên chiều dòng điện chạy trong sơ đồ mạch điện.
 2)Kĩ năng:
Mắc mạch điện đơn giản.
 3)Thái độ:
-Có thói quen sử dụng bộ phận điều khiển mạch điện đồng thời là bộ phận an toàn điện.
B.Chuẩn bị:
-GV : Bảng các kí hiệu quy ước một số bộ phận của mạch điện.
-Cho mỗi nhóm HS:
1 bộ pin (gồm 2 pin).
1 bộ môđun lắp ráp gồm đèn, khoá K, dây dẫn, dây dẫn có chốt cắm vào nguồn pin.
C.Tổ chức hoạt động dạy và học:
 1)Ổn định lớp:
-Kiểm diện HS (1p)
 2)Kiểm tra:(5p)
Dòng điện là gì ?
Nêu bản chất dòng điện trong kim loại ?
Hãy mắc mạch điện như H19.3 (SGK)
 3)Bài mới:
Thời
lượng
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
Nội dung chính
5p
15p
8p
7p
I.Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập.
GV với những mạch điện phức tạp như mạch điện gia đình, mạch điện xe máy , ôtô hay mạch điện tivi thì “ Các thợ điện căn cứ váo đâu để mắc mạch điện đúng như yêu cầu đó ?”
II.Hoạt động 2: Sử dụng các kí hiệu để vẽ sơ đồ mạch điện và mắc mạch điện theo sơ đồ.
-GV treo bảng các kí hiệu qui ước , hướng dẫn HS tìm hiểu.
 + Chú ý kí hiệu nguồn điện gồm 2 pin đặt nối tiếp nhau mà trong thực tế thường dùng.
 + Yêu cầu HS trả lời C1, C2 bằng hình vẽ vào vở.
-GV chú ý nhắc HS: tuy thay đổi vị trí của các dụng cụ nhưng vẫn phải đủ các dụng cụ và đảm bảo cho mạch điện đều sáng khi đóng công tắc.
+ Yêu cầu HS thực hiện theo chỉ dẫn của C3. Sử dụng các dụng cụ có trong bộ TN để mắc mạch điện theo sơ đồ đã vẽ ở C2.
III.Hoạt động 3: Xác định và biểu diễn chiều dòng điện quy ước.
-GV thông báo quy ước chiều dòng điện, minh hoạ cho cả lớp theo như H.21.1a.
+ Yêu cầu HS trả lời câu C4, C5.
+ Hỏi thêm : Trong dây dẫn, các điện tích dương có dịch chuyển theo chiều mũi tên không ? Tại sao?
IV.Hoạt động 4: Củng cố , vận dụng.
-Tìm hiểu mạch điện chiếc đèn pin.
+Yêu cầu HS các nhóm tìm hiểu cấu tạo và hoạt động của chiếc đèn pin dạng ống tròn thường dùng.
GV hướng dẫn HS thảo luận kết quả câu hỏi C6.
+Đọc mục “ có thể em chưa biết”. Nhắc nhở HS sử dụng an toàn điện trong mạng điện gia đình.
-Căn cứ vào sơ đồ mạch điện.
-HS : Làm việc cá nhân.
 + Tìm hiểu các kí hiệu qui ước.
 + Vẽ vào vở sơ đồ mạch điện.Có thể có các dạng sơ đồ như sau:
 + - 
 k 
 k 
 + - 
-HS mắc mạch điện và kiểm tra mạch địên theo nhóm.
-HS : Làm việc cá nhân.
+ TL câu C4, C5.
- Chiều dịch chuyển của electrôn ngược với chiều dòng điện theo quy ước.
- Trong dây dẫn các điện tích (+) không dịch chuyển theo chiều mũi tên mà chỉ dao động tại chỗ.
-HS tìm hiểu mạch điện đèn pin TL câu C5.
+Nguồn điện đèn pin gồm 2 pin, cực (+) của nguồn điện được lắp về phía đầu đèn pin.
+Sơ đồ mạch điện:
 K + -
I. Sơ đồ mạch điện:
-Mạch điện được mô tả bằng sơ đồ và từ sơ đồ mạch điện có thể lắp mạch điện tương ứng.
II.Chiều dòng điện:
-Chiều dòng điện là chiều từ cực dương qua dây dẫn và các thiết bị điện tới cực âm của nguồn điện.
 4)Củng cố-Hướng dẫn học ở nhà: (4p)
Học phần ghi nhớ.
Làm bài tập 21.1, 21.2, 21.3 (SBT).
Hướng dẫn 21.3:
Dây thứ hai chính là khung xe đạp nối cực thứ hai của đinamô với đầu thứ hai của đèn.
Chý ý đinamô có cực dương, cực âm thay đổi luân phiên (nguồn điện xoay chiều).
D.Rút kinh nghiệm,bổ sung:

Tài liệu đính kèm:

  • docT.23.doc