ài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Chủ đề 1: Rèn luyện kĩ năng viết chính tả tiếng Việt

ài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Chủ đề 1: Rèn luyện kĩ năng viết chính tả tiếng Việt

A. MỤC TIÊU:

- Giúp học sinh nắm được một số quy tắc chính tả cơ bản của tiếng Việt.

- Tránh được việc viết sai chính tả hướng đến việc viết đúng, viết hay tiếng Việt.

B. THỜI LƯỢNG: 10 TIẾT.

C. TÀI LIỆU:

Phần 1. BÀI ĐỌC: QUY TẮC CHÍNH TẢ VÀ VIỆC SỬA LỖI CHÍNH TẢ.

 Chính tả là một vấn đề có tính chất phổ biến đối với mọi người. Chữ viết có những quy tắc mà nếu chúng ta không nắm được thì dễ dàng viết sai chính tả tiếng Việt. Người Việt chúng ta có nhiều phương ngữ, vì vậy khi nói và viết chúng ta thường mắc phải các lỗi chính tả. Ơ đây, bài học sẽ cung cấp một số vấn đề về chính tả tiếng Việt để giúp người học có khả năng nhận biết các lỗi và tránh viết sai chính tả.

 

doc 7 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 985Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "ài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Chủ đề 1: Rèn luyện kĩ năng viết chính tả tiếng Việt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chủ đề 1: RÈN LUYỆN KĨ NĂNG VIẾT CHÍNH TẢ TIẾNG VIỆT.
MỤC TIÊU:
Giúp học sinh nắm được một số quy tắc chính tả cơ bản của tiếng Việt.
Tránh được việc viết sai chính tả hướng đến việc viết đúng, viết hay tiếng Việt.
THỜI LƯỢNG: 10 TIẾT.
TÀI LIỆU:
Phần 1. BÀI ĐỌC: QUY TẮC CHÍNH TẢ VÀ VIỆC SỬA LỖI CHÍNH TẢ.
	Chính tả là một vấn đề có tính chất phổ biến đối với mọi người. Chữ viết có những quy tắc mà nếu chúng ta không nắm được thì dễ dàng viết sai chính tả tiếng Việt. Người Việt chúng ta có nhiều phương ngữ, vì vậy khi nói và viết chúng ta thường mắc phải các lỗi chính tả. Ơû đây, bài học sẽ cung cấp một số vấn đề về chính tả tiếng Việt để giúp người học có khả năng nhận biết các lỗi và tránh viết sai chính tả.
I. Chính tả là gì? (1)
	Chính tả là những quy ước về chuẩn mực viết chữ. Chữ viết do con người tạo ra vì thế nó cũng mang tính quy ước. Chữ viết tiếng Việt là chữ viết ghi âm, nghĩa là phát âm thế nào thì ghi như thế. Về cơ bản nó theo nguyên tắc mỗi chữ cái dùng ghi một âm. Mỗi âm ứng với một hoặc vài chữ viết. Song trong hệ thống chữ viết của chúng ta còn nhiều vấn đề bất hợp lý như cùng một âm nhưng được ghi bằng nhiều con chữ khác nhau hoặc do cách phát âm của từng vùng, miền, từng địa phương làm cho khi đọc không đúng dẫn đến viết sai.
Đối với học sinh, chúng ta cần biết các quy tắc cơ bản của chính tả để viết đúng tiếng Việt.
II. Lỗi chính tả và nguyên nhân mắc lỗi:
Lỗi chính tả là những cách viết các từ không đúng với quy định về phụ âm đầu, vần, thanh điệu hoặc cách đặt dấu thanh điệu.
Lỗi do không phân biệt được các từ có lối phát âm gần giống nhau hoặc lỗi trong khi ghi chữ ( i) / (y); chữ d/gi/r; chữ tr/ch; s/x; chữ l/n; g/gh/ng/ngh; c/k/q;
Nguyên nhân mắc lỗi:
Thói quen phát âm theo phương ngữ.
Không nắm được quy tắc chính tả.
III. Các quy tắc chính tả cần chú ý:
Quy tắc viết hoa:(1)
Tên người và tên địa danh tiếng Việt phải viết hoa tất cả chữ cái đầu và không dùng gạch nối. Tên các tổ chức cơ quan chỉ viết hoa tiếng đầu và tiếng trong tổ hợp dùng làm tên.
Ví dụ: 
Tên người: Phan Bội Châu, Nguyễn Aùi Quốc, Võ Thị Sáu, Nguyễn Đình Chiểu
Tên địa danh: Hà Nội, Sài Gòn, Đà Nẵng, Gia Lai, Đak Đoa  
Trường Cao đẳng Sư phạm, trường Đại học Khoa học công nghệ 
Tên riêng không phải tiếng Việt thì chỉ viết hoa chữ cái đầu tiên.
* Ví dụ: Paris, Lon don, Tokyo, Suzuki, Hon da 
Viết hoa một số trường hợp khác:
Tên gọi các thời kì lịch sử.
* VD: thời kì Phục hưng, phong trào Cần vương.
Tên gọi các sự kiện lịch sử viết bằng chữ không viết bằng số và viết hoa.
* VD: Cách mạng tháng Tám, Cách mạng tháng Mười.
Tên gọi các tôn giáo.
VD: Tin Lành, Thiên Chúa, Cao Đài, 
VD: Nho giáo, Thiên Chúa giáo, đạo Hồi  
Tên các tác phẩm, sách báo, văn kiện.
* VD: “Hồ Chí Minh toàn tập”, “Tam Quốc chí”, “Dư địa chí”, “ Truyện Kiều”
Quy tắc ghi chữ phiên âm tên riêng nước ngoài:
Khi gặp các tên nước ngoài được phiên âm cần viết rời các tiếng(âm tiết), giữa các âm tiết có dấu gạch nối và các âm tiết không đánh dấu thanh.
* Ví dụ: Xanh Pê-tec-bua, Na-pô-lê-ông,
Còn các thuật ngữ khoa học thì viết lại nguyên dạng.
* Ví dụ: bazơ, axit, gluco 
Quy tắc viết chữ ghi âm: (3)
Quy tắc viết phụ âm đầu:
Viết K, C, Q:
Cách viết phổ biến nhất là ghi C.
VD: ca, cô, cơ, cư, 
- Trong trường hợp đứng trước i,e,ê thì viết là K.
VD: kỉ niệm, kiên cường, kí kết 
Trong trường hợp đứng trước u thì viết là q.
VD: quan sát, quyên góp, bỏ quên, quét nhà, 
Viết G và GH:
Viết GH khi đứng trước i, e, ê hoặc iê: ghi, ghe, ghê, ghiền.
Viết G các trường hợp còn lại: ga, gà, gô, gơ, gừng, gượng gắng, gửi, gù, gợn, gột, góc, gọi, gom, gấc, gỗ, gối,  
Viết NG và NGH:
Viết NGH khi đứng trước các nguyên âm i , e, ê hoặc iê: nghi, nghe, nghê, nghiền
Viết ng các trường hợp còn lại: nga, ngô, ngơ, ngư, ngừng, ngồi, ngốc ngáp, ngất, ngó, ngọng, ngắt, ngân, 
Viết D, GI:
Viết D: nếu gặp một từ mà không biết viết d hay gi thì ta viết d khi từ ấy có nghĩa gần giống với một từ khác có phụ âm đầu là đ, nh, th. (QT dặn đến nhà thương)
VD: 
	 Đ: dao/ đao; dĩa/ đĩa; dằn/ đằn, 
+ D 	 NH: dồi/ nhồi; dơ/nhơ; dịp/ nhịp; 
	 TH: dư/ thừa; dược/ thuốc; 
Viết GI:
Nếu gặp một từ không biết viết d hay githì ta viết GI khi từ ấy có nghĩa gần giống với một từ khác có phụ âm đầu là Tr; Ch, T, C, K. ( QT giao tranh cho tôi cầm)
VD: 
	 	Tr: giành/tranh; giao/ trao; giở/trở; giương/ trương; 
+ Gi – 	Ch: giấu/ che; giống/chủng, 
	 	T: giặc/ tặc; giã từ/ tạ từ; giọng/tiếng.
	C-K: giác/ các, giăng/ căng; giỗ/kị.
Quy tắc viết âm đệm:
Âm đệm U được viết bằng hai con chữ là: U và O
Viết bằng U khi sau chữ cái Q: quang, quốc, quả, quân 
Viết bằng chữ O khi đứng sau các phụ âm khác: khoa, khoăn.
Viết O khi đứng trước A, Ă, Â: hoa, khoan, khoăn,
Quy tắc viết một số nguyên âm:
Viết nguyên âm đôi:
Viết iê: chiên xào, chiến thắng, tiên tiến, tiến lên 
Viết yê: tuyên bố, thuyền bè, yết hầu, yêu thương, niêm yết,.
Viết nguyên âm i:
Âm i có thể viết bằng i (i ngắn) và y (dài).
Viết i sau âm đầu: từ bi, viên bi, bi thương, binh lính, bình thường,
Viết y sau âm đệm: quy tắc, nội quy, quy hoạch, quy hàng, 
Đối với từ thuần Việt khi “i ” đứng một mình thì viết là “i”. VD: ầm ĩ, âm ỉ, ầm ì, ì xèo, 
Đối với từ gốc Hán khi “i “đứng một mình thì viết là “y”. VD: y phục, y tế, ý kiến, ý nghĩa; 
IV. Phân biệt cáh viết một số phụ âm đầu:
 Phân biệt L và N (1)
Để sửa lỗi này có thể dựa vào các cách sau:
Cách 1- Dựa vào láy âm: Trong từ láy, khi L đứng đầu nó có thể láy với các âm đầu khác còn N thì không có khả năng này. => khi viết gặp một từ mà ta còn phân vân giữa l và n thì nên tạo ra một sự láy âm.
VD: lắp bắp (Đ) nắp bắp (S); lốm đốm, lờ đờ, lúi húi, loay hoay,
Khi ở vị trí thứ hai N láy với âm O và âm GI còn L láy với những âm khác.
VD: lông bông, bảng lảng, chói lọi/ giẩy nẩy, gian nan, gieo neo, áy náy, 
Cách 2 - Dùng âm đệm để kiểm tra: L đứng trước âm đệm U,O còn N thì không.
VD: loanh quanh, luân lí, luôn, loan tin.
Cách 3 - Dựa vào nghĩa của từ: ở các từ đồng nghĩa nếu từ đó đồng nghĩa với một từ có âm đầu là nh thì viết L
VD: lầm – nhầm; nhanh – lanh; lấp lánh – nhấp nhánh.
Cách 4 - Dựa vào nghĩa của từ trong tổ hợp từ
VD: Chọn cách viết NÊN và LÊN
NÊN:
+ Nên: Đồng nghiã với thành nghĩa là biểu thị quá trình chuyển hóa của sự vật, hiện tượng: nên khôn; làm nên; nên duyên; 
+ Nên: được dùng để biểu thị quan hệ nhân quả: đồng nghĩa với cho nên “ Cách sông nên phải lụy đò”
+ Nên sử dụng để khuyên người khác làm một việc nào đó: nên nói; nên nghĩ; (nên/ cần)
LÊN:
+ Lên => chỉ hoạt động di chuyển vị trí: lên bờ, lên núi, lên bảng, 
+ Nói về sự tăng số lượng đạt ở mức cao hơn: nước sông lên to; lên lương; lên chức;
+ Chỉ ý thúc giục, động viên: nhanh lên; hãy cố lên; vui lên; 
 Phân biệt TR và CH:(1)
Cách 1: Dựa vào quy luật thanh điệu – Những từ Hán Việt mang dấu nặng, dấu huyền chỉ đi với TR không đi với CH: truyền thuyết, trị giá, trịnh trọng, phong trào,  
Cách 2 dựa vào hiện tượng đồng nghĩa: Tranh/ giành; tro/gio; trả/ giá; 
Cách 3 – Dựa vào quan hệ trong trường từ chỉ quan hệ gia tộc: cha, chú, cháu, chút, chít, chồng, chị,  
Bài tập: 
Ghép âm tr, ch với các vần sau để tạo ra tiếng có nghĩa và đặt câu với các từ đó:
	ai 	 => tiếng có nghĩa => câu.
Tr 	am VD: Trai => Trai gái trong làng nô nức 	trẩy hội.
	an 
Ch 	âu
	ăng
	ân
Tìm từ thích hợp để điền vào chỗ trống:
Trí nhớ tốt.
Sơn vừa nghếch mắt nhìn lên nhìn tấm bản đồ vừa nghe chị Hương kể chuyện Cô-lôm-bô tìm ra  Mĩ. Chị Hương say sưa kể rồi kết thúc:
	- Chuyện này xảy ra từ 500 năm  .
Nghe vậy, Sơn bỗng nghệt mặt ra rồi   trồ:
Sao mà chị có  tốt thế?
 Phân biệt S và X (1)
- Cách 1. Dựa vào láy âm: Chỉ có x mới láy với âm đệm còn s thì không vì vậy khi gặp một tiếng mà chưa xác định được cách viết là s hay x thì nên cho tiếng đó kết hợp láy âm với tiếng có âm đệm để xác định đúng cách viết.
VD: lao xao, lòa xòa, xoắn xuýt, xuề xòa, xó ró,
- Cách 2 - Danh từ tiếng Việt thường được viết là s:
VD: sư, sãi, đại sứ, sen, sim, sơn, sọt rác, sợi dây, súc vải, sương, sao sông, suối,  
Lưu ý có một số ngoại lệ: xe, xuồng, xoài, xách, bà xơ, cái xô, xẻng, xuân.
- Cách 3 – Dựa vào nghĩa của từ để xác định: nghĩa của các từ gọi thức ăn và đồ đựng thức ăn của tiếng Việt thường được viết bằng chữ x.
VD: xôi, xúc xích, cái xanh, cái xiên, 
Phân biệt r/gi/d
Để viết đúng D và GI xem lại phần quy tắc viết phụ âm đầu.
Bài tập: 
Điền vào chỗ trống r, d hay gi:
 Mưa  ăng trên đồng
Uốn mềm ngọn lúa
Hoa xoan theo ó
 ải tím mặt đường.
 Nguyễn Bao
“Mỗi cánh hoa ấy ống hệt một chiếc lá, chỉ có điều mong manh hơn và có màu sắc ực ỡ. Lớp lớp hoa ấy ải kín mặt sân, nhưng chỉ cần một làn ó thoảng, chúng liền tản mát bay đi mất.
Tìm năm từ có âm đầu là “d” và đặt câu với năm từ đó.
Tìm năm từ có âm đầu là “gi” và đặt câu với năm từ đó.
Tìm năm từ có âm đầu là và đặt câu với năm từ đó.
Phần 2. CÁC BÀI TẬP.(2)
BÀI TẬP 1: CHÍNH TẢ (nghe viết)
CÓ CÔNG MÀI SẮT, CÓ NGÀY NÊN KIM
 Ngày xưa có một cậu bé làm việc gì cũng mau chán. Mỗi khi cầm quyển sách, cậu chỉ đọc vài dòng đã ngáp ngắn ngáp dài, rồi bỏ dở. Những lúc tập viết, cậu chỉ nắn nót được mấy chữ đầu, rồi lại viết nguệch ngoạc, trông rất xấu.
 Một hôm trong lúc đi chơi, cậu nhìn thấy một bà cụ tay cầm thỏi sắt mải miết mài vào tảng đá ven đường. Thấy lạ, cậu bèn hỏi:
 -Bà ơi bà làm gì thế?
Bà cụ trả lời:
 - Bà mài thỏi sắt này thành kim để khâu vá quần áo.
Cậu bé ngạc nhiên:
- Thỏi sắt to như thế làm sao bà mài thành kim được.
Bà cụ ôn tồn giảng giải :
- Mỗi ngày mài thỏi sắt nhỏ đi một tí, sẽ có ngày nó thành kim. Giống như cháu đi học, mỗi ngày cháu học một ít, sẽ có ngày cháu thành tài.
Cậu bé hiểu ra và quay về nhà học bài.
BÀI TẬP 2: CHÍNH TẢ (tập chép )
CON RỒNG CHÁU TIÊN
	Ngày xửa ngày xưa, ở miền đất Lạc Việt, có một vị thần tên là Lạc Long Quân. Thần mình rồng, sức khỏe vô địch, lại có nhiều phép lạ. Bấy giờ, ở vùng núi cao có nàng Âu Cơ xinh đẹp tuyệt trần, nghe vùng đất Lạc Việt có nhiều hoa thơm cỏ lạ bèn tìm đến thăm. Hai người gặp nhau, kết thành vợ chồng. Đến kì sinh nở, Âu Cơ sinh ra một cái bọc trăm trứng. Kì lạ thay, trăm trứng nở ra một trăm người con đẹp đẽ, hồng hào và lớn nhanh như thổi. Sống với nhau được ít lâu, Lạc Long Quân bảo vợ:
Ta vốn nòi rồng ở miền nước thẳm, nàng là dòng tiên ở chốn non cao. Kẻ trên cạn, người dưới nước, tập quán khác nhau, khó mà ở cùng nhau một nơi lâu dài được. Nay ta đưa năm mươi con xuống biển, nàng đưa năm mươi con lên núi, chia nhau cai quản các phương. Kẻ miền núi, người miền biển, khi có việc gì thì giúp đỡ lẫn nhau, đừng quên lời hẹn.
	Một trăm người con của Lạc Long Quân và Âu Cơ sau này trở thành tổ tiên của người Việt Nam chúng ta. Cũng bởi sự tích này mà ngườiViệt Nam thường tự xưng là Con Rồng Cháu Tiên và thân mật gọi nhau là đồng bào. (TV 2)
BÀI TẬP 3: CHÍNH TẢ (Nghe viết)
CÁI ĐẸP
	Cuộc sống quanh ta thật đẹp. Có cái đẹp của đất trời: nắng chan hòa như rót mật xuống quê hương, khóm trúc xanh rì rào trong gió sớm, những bông cúc vàng long lanh sương mai,  Có cái đẹp do bàn tay con người tạo nên: những mái chùa cong vút, những bức tranh rực rỡ sắc màu, những bài ca nao nức lòng người,  Nhưng đẹp nhất vẫn là vẻ đẹp của tâm hồn. Chỉ những người biết sống đẹp mới có khả năng thưởng thức cái đẹp và tô điểm cho cuộc sống ngày càng tươi đẹp hơn.
 Hòa Bình (TV4- t1.t36)
BÀI TẬP 4: LỰA CHỌN ĐÁP ÁN ĐÚNG ĐỂ DIỀN VÀO  :
Chọn L hay N: 
 a.  ồng nàn;/  ồng bàn; 	g. nề  ếp;
 b.  ăng lực; /	  ăng mạ.	h.  ãng mạn;
	 c.  ong lanh; /  ong nia;	i. nghề  ông; /  ông gà,  ông vịt;
	 d. đi  àm; 	k.  ì xì; / nằn  ì.
	 e.  òng mẹ ; /  òng súng;	l. tấp  ập; /  ập công;
Chọn CH hay TR:
 a. con  ăn;/  ăn màn; 	g. cửu  ương;/  ương to;
 b. chan  át; /	  át phấn.	h. huy  ương;/ họ  ương;
	 c.  ồng vợ; /  ồng trọt;	i.  úc mừng; / cây  úc;
	 d. đi  ồng cây; 	k.  ào hỏi; / phong  ào;
	 e. chỗ  ống ; / cái  ống;	l. chùa  iền; 
Chọn S hay X:
 a.  ương sớm;/  ương xẩu; 	g. năng  uất;/  uất xứ;
 b.  ức lực; /	  ức dầu;	h. trăng  ao; /  ao xuyến;
	 c.  ông suối; /  ông hơi;	i. Hoa  en ; /  en kẽ;
	 d.  ử dụng; /  ử lí; 	k đen  ì.; / Lì ì
	 e. gàu  òng; /	 ồng xộc;	l.  ơ sinh ; /  ơ xác;
GỢI Ý DẠY HỌC
Bước 1: Hệ thống kiến thức và ôn tập lại các kiến thức về quy tắc chính tả tiếng Việt.
Bước 2: Hướng dẫn học sinh thực hành các bài tập rèn luyện viết đúng chính tả.
Bước 3: Học sinh nêu những hiểu biết của bản thân sau khi học và thực hành bài học.
Bước 4: Luyện tập 
 	*************************************

Tài liệu đính kèm:

  • docTU CHON NGU VAN 7(6).doc