ài giảng môn học Ngữ văn lớp 9 - Tuần 27 - Tiết 53, 54: Chủ đề: Ôn tập thơ hiện đại Việt Nam

ài giảng môn học Ngữ văn lớp 9 - Tuần 27 - Tiết 53, 54: Chủ đề: Ôn tập thơ hiện đại Việt Nam

Mức độ cần đạt:

 1.Kiến thức:

 Học sinh nắm lại những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật ở các bài thơ đã học ở học kỳ II lớp 9.

 2. Kỹ năng:

 Rèn luyện kỹ năng đọc, cảm thụ, phân tích hình ảnh thơ đặc sắc.

 3. Tư tưởng:

 Giáo dục lòng tự hào, biết ơn thế hệ trước.

II/ Tiến trình lên lớp

 1. Ổn định lớp:

 

doc 4 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 785Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "ài giảng môn học Ngữ văn lớp 9 - Tuần 27 - Tiết 53, 54: Chủ đề: Ôn tập thơ hiện đại Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 05/3/2011 Ngày dạy 07, 08/3/2011
Tuần: 27 Tiết: 53, 54
Chủ đề: ÔN TẬP THƠ HIỆN ĐẠI VIỆT NAM
I/ Mức độ cần đạt:
 1.Kiến thức:
	Học sinh nắm lại những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật ở các bài thơ đã học ở học kỳ II lớp 9.
 2. Kỹ năng:
	Rèn luyện kỹ năng đọc, cảm thụ, phân tích hình ảnh thơ đặc sắc.
 3. Tư tưởng:
	Giáo dục lòng tự hào, biết ơn thế hệ trước.
II/ Tiến trình lên lớp
 1. Ổn định lớp:
 2. Kiểm tra bài cũ:
 3. Bài mới:
Hoạt động của GV- HS
Nội dung bài học
Hoạt động 1:
Giáo viên hướng dẫn lại cách đọc từng bài thơ. Học sinh đọc, học sinh khác nhận xét. GV nhận xét, kết luận.
 Đọc đúng nhịp từng câu, từng đoạn. Thay đổi giọng điệu và nhịp điệu cho phù hợp.
 Chú ý thơ năm chữ không ngắt nhịp trong từng câu và các khổ thơ không đều đặn. Nhịp điệu của bài thơ có biến đổi theo mạch cảm xúc: say xưa, trìu mến ở phần đầu khi diễn tả mùa xuân của đất trời; nhịp nhanh, hối hả, phấn chấn khi nói về mùa xuân đất nước; giọng tha thiết, trầm lắng khi bày tỏ suy nghĩ và ước nguyện được góp “mùa xuân nho nhỏ” của mình vào “mùa xuân lớn” của đất nước.
 Giọng điệu tình cảm vừa trang nghiêm, vừa tha thiết, có cả sự đau xót lẫn niềm tự hào. Cần đọc nhịp chậm, lắng sâu, riêng khổ thơ cuối đọc nhanh hơn một chút và giọng hơi cao hơn.
 Yêu cầu đọc to, rõ, chính xác, giọng nhẹ nhàng, nhịp chậm, khoan thai, trầm lắng và thoáng suy tư.
 Đọc to, rõ, chính xác, giọng ấm áp, yêu thương, ngọt ngào
I. Đọc lại các bài thơ
 1. Con cò
2. Mùa xuân nho nhỏ
 3.Viếng lăng Bác
 4. Sang thu
 5. Nói với con
Hoạt động 2: II. Bảng thống kê các bài thơ đã học
Giáo viên yêu cầu học sinh lên bảng trình bày, học sinh khác sửa chữa, giáo viên nhận xét, kết luận.
TT
Tên tác phẩm
Tên tác giả
Nội dung
Nghệ thuật
1
Con cò
Chế Lan Viên
- Hình ảnh con cò gợi ra trực tiếp từ những câu ca dao quen thuộc dùng làm lời hát ru. Qua những lời ru của mẹ, hình ảnh con cò đến với tâm hồn tuổi thơ một cách vô thức.
- Cánh cò từ trong lời ru đã đi vào tiềm thức tuổi thơ, trở nên gần gũi và sẽ theo cùng con người đến suốt cuộc đời.
- Hình ảnh con cò được nhấn mạnh ở ý nghĩ biểu tượng cho tấm lòng người mẹ, luôn ở bên con đến hết cuộc đời.
- Viết theo thể thơ tự do, tác giả thể hiện được cảm xúc một cách linh hoạt ở nhiều biểu hiện, nhiều mức độ.
- Sáng tạo nên những câu thơ gợi âm hưởng lời hát ru nhưng vẫn làm nổi bật được giọng suy nẫm, triết lý của bài thơ.
- Xây dựng hình ảnh thơ dựa trên những liên tưởng, tưởng tượng độc đáo.
2
Mùa xuân nho nhỏ
Thanh Hải
- vẻ đẹp trong trẻo, đầy sức sống của thiên nhiên đất trời mùa xuân và cảm xúc say sưa, ngây ngất của nhà thơ.
- Vẻ đẹp và sức sống của đất nước qua mấy nghìn năm lịch sử.
- Khát vọng, mong ước được sống có ý nghĩa, được cống hiến cho đất nước, cho cuộc đời của tác giả.
- Viết theo thể thơ năm chữ nhẹ nhàng, tha thiết mang âm hưởng gần gũi với dân ca.
- Kết hợp hài hòa giữa những hình ảnh thơ tự nhiên, giản dị với những hình ảnh giàu ý nghĩa biểu trưng khái quát.
- Sử dụng ngôn ngữ thơ giản dị, trong sáng, giàu hình ảnh, giàu cảm xúc với các ẩn dụ, điệp từ, sử dụng từ xưng hô,
- Có cấu tứ chặt chẽ, giọng điệu thơ luôn có sự biến đổi phù hợp với nội dung từng đoạn.
3
Viếng lăng Bác
Viễn Phương
Tâm trạng vô cùng xúc động của một người con từ chiến trường miền nam được ra viếng Bác.
- Tấm lòng thành kính thiêng liêng trước công lao vĩ đại và tâm hồn cao đẹp, sáng trong của người; nỗi đau xót tột cùng của nhân dân ta nói chung, của tác giả nói riêng khi Bác không còn nữa.
- Bài thơ có giọng điệu vữa trang nghiêm, sâu lắng, vừa tha thiết, đau xót tự hào, phù hợp với nội dung, cảm xúc của bài thơ.
- Viết theo thể thơ tám chữ có đôi chỗ biến thể, cách gieo vần và nhịp điệu thơ linh hoạt.
- Sáng tạo trong việc xây dựng hình ảnh thơ, kết hợp cả hình ảnh thực hình ảnh ẩn dụ, biểu tượng có ý nghĩa khái quát và biểu cảm cao.
4
Sang thu
Hữu Thỉnh
- Bài thơ thể hiện cảm nhận tinh tế và tâm trạng ngỡ ngàng, cảm xúc bâng khuâng của nhà thơ khi chợt nhận ra những tín hiệu báo sang thu.
- Những suy ngẫm sâu sắc mang tính triết lý về con người và cuộc đời của tác giả lúc sang thu làm nên đặc điểm của cái tôi trữ tình sâu sắc trong bài thơ.
 - Khắc họa được hình ảnh đẹp, gợi cảm, đặc sắc về thời điểm giao mùa hạ- thu ở nông thôn vùng đồng bằng Bắc Bộ.
 - Sáng tạo trong việc sử dụng từ ngữ (bỗng, phả, hình, như,), phép nhân hóa (sương chùng chình, sông được lúc dềnh dàng,), phép ẩn dụ (sấm, hàng cây đứng tuổi).
5
Nói với con
Y Phương
- Cội nguồn sinh dưỡng của mỗi con người.
 - Những đức tính cao đẹp mang tính truyền thống của “người đồng mình” với sức sống mạnh mẽ, bền bỉ và niềm mong ước con hãy kế tục xứng đáng truyền thống ấy của người cha.
 - Có giọng điệu thủ thỉ, tâm tình tha thiết, trìu mến.
 - Xây dựng những hình ảnh thơ vừa cụ thể, vừa mang tính khái quát, mộc mạc mà vẫn giàu chất thơ.
 - Có bố cục chặt chẽ, dẫn dắt tự nhiên.
Hoạt động 3: 4. Củng cố, dặn dò:
- Khắc sâu nghệ thuật đặc sắc và nội dung chung của bài thơ
- Đọc diễn cảm bài thơ
	- Học thuộc lòng các bài thơ.
Long Hòa, ngày  tháng 3 năm 2011
KÝ DUYỆT CỦA TỔ TRƯỞNG
	- Chuẩn bị: Nghị luận: tư tưởng, đạo lý; tác phẩm truyện (đoạn trích); đạon thơ, bài thơ.

Tài liệu đính kèm:

  • docTu chon Ngu van 9 tuan 27.doc