Bài dạy Vật lý khối 7 tiết 16: Chống ô nhiễm tiếng ồn

Bài dạy Vật lý khối 7 tiết 16: Chống ô nhiễm tiếng ồn

TIẾT 16: CHỐNG Ô NHIỄM TIẾNG ỒN

I- MỤC TIÊU BÀI HỌC.

1. Kiến thức:

- Phân biệt được tiếng ồn và ô nhiễm tiếng ồn.

- Tự đề ra được một số biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn trong từng trường hợp cụ thể và kể được một số vật liệu cách âm tốt.

2. Kĩ năng:

- Phân tích và đề xuất phương án chíng xác nhất.

3. Thái độ:

- Thích thú với bộ môn yêu thích khoa học bộ môn.

II- CHUẨN BỊ:

- Gv Chuẩn bị cho cả lớp bảng phụ.

 

doc 2 trang Người đăng vultt Lượt xem 781Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài dạy Vật lý khối 7 tiết 16: Chống ô nhiễm tiếng ồn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Tiết 16: chống ô nhiễm tiếng ồn
I- Mục tiêu bài học.
1. Kiến thức:
- Phân biệt được tiếng ồn và ô nhiễm tiếng ồn.
- Tự đề ra được một số biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn trong từng trường hợp cụ thể và kể được một số vật liệu cách âm tốt.
2. Kĩ năng:
- Phân tích và đề xuất phương án chíng xác nhất.
3. Thái độ:
- Thích thú với bộ môn yêu thích khoa học bộ môn.
II- Chuẩn bị:
- Gv Chuẩn bị cho cả lớp bảng phụ.
III-Các hoạt động dạy học:
Trợ giúp của thầy
tg
Hoat động của trò
Hoạt động1: Kiểm tra.
*Tiếng vang có được khi nào? Khi nào xảy ra phản xạ âm?
* Em hãy cho biết vật như thế nào thì phản xạ âm tốt và vật phản xạ âm kém? 
Hoạt động2: Tình huống học tập.
Hãy tưởng tượng nếu thiếu âm thanh thì cuộc sống của chúng ta sẽ tẻ nhạt và khó khăn như thế nào. Tuy nhiên tiếng động lớn và kéo dài gây tác hại rất sấu tới thần kinh của con người. Vì vậy trong các nhà máy, ở các thành phố công nghiệp, người ta phải tìm cách hạn chế bớt tiếng ồn. Cần phải làm như thế nào?
Hoạt động3: Nhận biết tiếng ồn
Gv yêu cầu học sinh quan sát H.15.1; H.15.2 và H.15.3 SGK- T43.
Gv yêu cầu các nhóm thảo luận trả lời câu
C1: Hình nào thể hiện tiếng ồn tới mức ô nhiễm tiếng ồn? Vì sao? 
Gv mời một học sinh nhận xét kết quả.
Gv treo bảng phụ yêu cầu học sinh hoàn thành kết luận.
Gv cùng học sinh trao đổi thảo luận và trả lời câu C2. 
Hoạt động4: Tìm hiểu cách chống ô nhiễm tiếng ồn. 
Gv yêu cầu học sinh đọc tài liệu.
Gv yêu cầu các nhóm thảo luận trả lời câu C3 ra bảng nhóm
Gv hỏi từng nhóm tại sao lại chọn phương án của nhóm.
Gv nêu câu C4 mời học sinh trả lời:
a) Hãy nêu một số vật liệu thường được dùng để ngăn chặn âm, làm cho âm truyền qua ít.
b) Hãy nêu tên một số vật liệu phản xạ âm tốt được dùng để cách âm.
Hoạt động5: Vân dụng.
Gv yêu cầu học sinh làm câu C5 
Gv mời một vài học sinh trả lời câu C6.
5/
5/
10/
15/
5/
Hai học sinh lên bảng trả lời 
HS1 lên trả lời
HS2 lên trả lời 
Hs khác nhận xét bổ xung.
Hs lắng nghe
Hs suy nghĩ trả lời.
I- nhận biết ô nhiễm tiếng ồn
Hs quan sát các hình 
Các nhóm thảo luận trả lời.
Đại diện các nhóm treo kết quả
Hs quan sát nhận xét kết quả.
Hs quan sát và hoàn thành kết luận.
Kết luận: Tiếng ồn gây ô nhiễm là tiếng ồn to và kéo dài làm ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ và sinh hoạt của con người.
Hs trao đổi thảo luận câu C2: b và d.
II- tìm hiểu biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn
Hs đọc tài liệu.
Các nhóm thảo luận trả lời câu C3
Đại diện của các nhóm trả lời lí do chon phương án của nhóm mình.
Các học sinh kể tên các vật liệu mà mình biết.
II- vân dụng.
Hs trả lời câu C5 
Các học sinh chỉ ra trường hợp ô nhiễm tiếng ồn và đề ra biện pháp chống.
IV- Củng cố- Dặn dò:(5/)
1. Củng cố:
- Gv mời học sinh đọc phần “ Ghi nhớ ”.
†Bài tập : Em hãy nêu tên trường hợp ô nhiễm tiếng ồn và 3 biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn thường dùng, thường thấy trong đời sống? 
2. Dặn dò:
- VN học bài và làm bài tập trong SBT - ôn tập.
- Đọc trước và làm bài tổng kết chương 2.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet16- Bai15.doc