Bài dạy Vật lý khối 7 tiết 5: Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng

Bài dạy Vật lý khối 7 tiết 5: Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng

TIẾT 5: ẢNH CỦA MỘT VẬT TẠO BỞI GƯƠNG PHẲNG

I- MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức:

- Bố trí được TN0 để nghiên cứu ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng.

- Nêu được tính chất của ảnh của vật tạo bởi gương phẳng.

2. Kĩ năng:

- Vẽ được ảnh của một vật đặt trước gương phẳng.

3. Thái độ:

- Lòng say mê khoa học và yêu thích bộ môn.

II- CHUẨN BỊ:

- Chuẩn bị cho mỗi nhóm: 1 gương phẳng, 1 tấm kính mỏng trong suốt.

- Chuẩn bị cho cả lớp: Bảng phụ các kết luận và H.5.4 SGK- T16.

 

doc 3 trang Người đăng vultt Lượt xem 1042Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài dạy Vật lý khối 7 tiết 5: Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Tiết 5: ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng
I- Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
- Bố trí được TN0 để nghiên cứu ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng.
- Nêu được tính chất của ảnh của vật tạo bởi gương phẳng.
2. Kĩ năng:
- Vẽ được ảnh của một vật đặt trước gương phẳng.
3. Thái độ:
- Lòng say mê khoa học và yêu thích bộ môn.
II- Chuẩn bị:
- Chuẩn bị cho mỗi nhóm: 1 gương phẳng, 1 tấm kính mỏng trong suốt.
- Chuẩn bị cho cả lớp: Bảng phụ các kết luận và H.5.4 SGK- T16.
III- Các hoạt động dạy học:
trợ giúp của thầy
tg
hoạt động của trò
Hoạt động1: Kiểm tra bài cũ.
*Nêu nội dung định luật phản xạ ánh sáng?
*Hãy vẽ tia phản xạ trong các trường hợp sau:
Hoạt động2: Tình huống học tập.
Gv yêu cầu học sinh quan sát H.5.1- SGK.
Nêu vấn đề: Bé Lan lần đầu tiên được đi chơi Hồ Gươm. Bé kể lại rằng, bé trông thấy cái tháp và cái bóng của nó lộn ngược xuống nước (H.5.1). Bé thắc mắc không biết vì sao lại có cái bóng đó?
Hoạt động3: TN0 - Rút ra kết luận.
Gv yêu cầu học sinh đọc mục TN0.
Gv phát dụng cụ.
Gv yêu cầu các nhóm làm TN0, trả lời câu hỏi: 
*ảnh của một vật tạo bởi gương phẳngcó hứng được trên màn chắn không?
Gv yêu cầu các nhóm làm TN0 theo câu C1 để kiểm tra dự đoán.
C1: Đưa một tấm bìa dùng làm màn chắn ở sau gương để kiểm tra dự đoán.
Gv treo bảng phụ yêu cầu học sinh hoàn thành kết luận.
* Độ lớn của ảnh có bằng độ lớn của vật không?
Gv hướng dẫn vẫn TN0 trên nhưng thay gương phẳng bằng một tấm kính trong suốt. Tấm kính vừa tạo ra ảnh của quả pin thứ nhất, vừa cho ta nhìn thấy các vật ở phía bên kia tấm kính.
Gv yêu cầu các nhóm làm TN0 theo câu C2
C2: Dùng quả pin thứ hai đúng bằng quả pin thứ nhất, đưa ra sau tấm kính để kiểm tra dự đoán về độ lớn của ảnh.
Gv yêu cầu các nhóm giữ nguyên vị trí của các vật của TN0.
Gv treo bảng phụ và yêu cầu học sinh hoàn thành kết luận.
* Khoảng cách từ vật đến gương có bằng khoảng cách từ ảnh đến gương hay không?
Gv phát dụng cụ thêm.
Gv yêu cầu vẫn TN0 tấm kính trong suốt, kẻ MN đánh dấu vị trí của gương, A là đỉnh của miếng bìa, A/ là ảnh của nó. Lấy bút chì đánh dấu A/.
Gv yêu cầu các nhóm thảo luận câu C3
C3: Hãy tìm cách kiểm tra xem AA/ có vuông góc với MN hay không; A và A/ có cách đều MN hay không?
Gv treo bảng phụ yêu cầu học sinh hoàn thành kết luận.
Tại sao ảnh của vật lại như vậy?
Hoạt động4: Giải thích sự tạo thành ảnh của vật tạo bởi gương phẳng.
Gv treo bảng phụ H.5.4 SGK- T16 và giới thiệu điểm sáng S nằm trước gương có hai tia sáng từ S đến gương.
Gv yêu cầu từng học sinh lên bảng hoàn thành lần lượt các yêu cầu a, b, c, d của câu C4.
Gv treo bảng phụ yêu cầu học sinh hoàn thành kết luận.
Gv giới thiệu ảnh của một vật là tập hợp ảnh của tất cả các điểm trên vật.
Hoạt động5 : Vận đụng.
Gv yêu cầu học sinh đọc C5 .
Gv Muốn vẽ được ảnh của mũi tên AB, ta cần vẽ ảnh của mấy điểm?
Gv mời học hoàn thành
 Gv mời học sinh trả lời câu C6
5/
2/
3/
5/
6/
8/
7/
5/
Hai HS lên bảng trả lời.
HS1: Trả lời nội dung định luật.
HS2: Vẽ tia phản xạ trong các trường hợp
Hs khác nhận xét bổ xung.
Hs quan sát.
Hs lắng nghe.
Hs suy nghĩ trả lời.
i - Tính chất của ảnh tạo bởi gương phẳng.
Hs đọc TN0
Nhóm trưởng nhận dụng cụ
Các nhóm làm TN0 
Hs quan sát trả lời (Dự đoán trả lời)
1. ảnh của vật tạo bởi gương phẳng có hứng được trên màn chắn không?
Các nhóm làm TN0 theo yêu cầu câu C1 để kiểm tra dự đoán.
Cá nhân học sinh hoàn thành kết luận.
ã Kết luận1: ảnh của một vật tạo gương phẳng không hứng được trên màn chắn, gọi là ảnh ảo.
Hs trả lời (Dự đoán trả lời)
2. Độ lớn của ảnh có bằng độ lớn của vật không?
Hs quan sát lắng nghe.
Các nhóm làm TN0 theo yêu cầu câu C2.
Cá nhân học sinh hoàn thành kết luận.
ã Kết luận2: Độ lớn của ảnh của vật tạo bởi gương phẳng bằng độ lớn của vật.
Hs trả lời (Dự đoán trả lời) 
3. So sánh khoảng cách từ một điểm của một vật đến gương và khoảng cách từ ảnh của điểm đó đến gương.
Nhóm trưởng nhận dụng cụ.
Các nhóm làm TN0 theo hướng dẫn.
Các nhóm thảo luận trả lời câu C3.
Cá nhân học sinh hoàn thành kết luận.
ã Kết luận3: Điểm sáng và ảnh của nó tạo bởi gương phẳng cách gương một khoảng bằng nhau.
Hs suy nghĩ trả lời.
II- Giải thích sự tạo thành ảnh bởi gương phẳng.
Hs quan sát lắng nghe
Hs đọc tài liệu.
Lần lượt từng cá nhân học sinh lên bảng hoàn thành các yêu cầu a, b, c, d của C4.
Cá nhân học sinh hoàn thành kết luận.
ã Kết luận 4: Ta nhìn thấy ảnh ảo S/ vì các tia phản xạ lọt vào mắt có phương đi qua ảnh S/. 
Hs lắng nghe và có thể nghi chép.
III- Vận dụng.
Hs đọc tài liệu.
Hs trả lời và lên bảng hoàn thành C5.
Hs trả lời câu C6.
Iv- củng cố - Dặn dò:(3/)
1. Củng cố:
- ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng có đặc điểm gì?
- Các tia sáng từ điểm sáng S qua gương cho các tia phản xạ co đường kéo dài đi qua đâu?
- Ta đứng trước gương rồi đi xa dần gương ta quan sát thấy ta nhỏ hơn. Giải thích tại sao?
2. Dăn dò:
- VN học bài và làm bài tập. 
- VN đọc trước bài 6 và mỗi em chuẩn bị một báo cáo thực hành SGK- T19.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet5- Bai5.doc