Bài dạy Vật lý khối 7 tiết 7: Gương cầu lồi

Bài dạy Vật lý khối 7 tiết 7: Gương cầu lồi

TIẾT 7: GƯƠNG CCẦU LỒI

I- MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức:

- Nêu được tính chất của ảnh của vật tạo bởi gương cầu lồi.

- Nhận biết được vùng nhìn thấy của gương cầu lồi rộng hơn của gương phẳng có cùng kích thước.

2. Kĩ năng:

- Làm TN0, quan sát, tư duy giải thích được ứng dụng của gương cầu lồi.

3. Thái độ:

- Nghiêm túc và yêu thích bộ môn.

II- CHUẨN BỊ:

- Chuẩn bị cho mỗi nhóm: 1 gương cầu lồi, 1 gương phẳng có cùng kích thước với gương cầu lồi, 1 đôi pin.

 

doc 2 trang Người đăng vultt Lượt xem 1013Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài dạy Vật lý khối 7 tiết 7: Gương cầu lồi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Tiết 7: Gương ccầu lồi
I- Mục tiêu bài học: 
1. Kiến thức:
- Nêu được tính chất của ảnh của vật tạo bởi gương cầu lồi.
- Nhận biết được vùng nhìn thấy của gương cầu lồi rộng hơn của gương phẳng có cùng kích thước.
2. Kĩ năng:
- Làm TN0, quan sát, tư duy giải thích được ứng dụng của gương cầu lồi.
3. Thái độ:
- Nghiêm túc và yêu thích bộ môn.
II- Chuẩn bị:
- Chuẩn bị cho mỗi nhóm: 1 gương cầu lồi, 1 gương phẳng có cùng kích thước với gương cầu lồi, 1 đôi pin.
III- Các hoạt động dạy học:
Trợ giúp của thầy
tg
hoạt động của trò
Hạt động1: Kiểm tra bài cũ.
ă Em hãy nêu các tính chất của ảnh của vật tạo bởi gương phẳng?
ă Vẽ ảnh của vật AB qua gương phẳng trong hình sau:
Hoạt động2: Tình huống học tập.
Nhìn vào gương phẳng ta thấy ảnh của mình trong gương. Nếu gương có mặt phản xạ là mặt ngoài của một phần của mặt cầu ( Gương cầu lồi) thì ta còn nhìn thấy ảnh của mình trong gương nữa không? Nếu có thì ảnh đó khác ảnh trong gương phẳng như thế nào?
Hoạt động3: Tìm hiểu ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi.
Gv yêu cầu học sinh quan sát H.7.1 SGK- T20 và trả lời câu C1.
Gv phát dụng cụ.
Gv yêu cầu các nhóm làm TN0 kiểm tra.
Gv yêu cầu các nhóm tiếp tục làm TN0 theo mục TN0 và H.7.2 SGK- T20 để so sánh độ lớn ảnh của 2 quả pin tạo bởi gương cầu lồi và gương phẳng.
Gv mời học sinh hoàn thành kết luận.
Hoạt động4: Xác định vùng nhìn thấy của gương cầu lồi.
Gv yêu cầu các nhóm đọc tài liệu và quan sát H.7.3 SGK- T21.
Gv yêu cầu các nhóm làm TN0 theo yêu cầu của tài liệu.
Gv mời đại diện các nhóm trả lời câu C2 
C2: So sánh bề rộng vùng nhìn thấy của hai gương.
Gv mời học sinh hoàn thành kết luận.
Hoạt động5: Vân dụng.
Gv yêucầu học sinh đọc và trả lời câu C3
Gv mời học sinh trả lời câu C4.
5/
3/
15/
12/
5/
Hai HS lên bảng trả lời
HS1: Trả lời câu hỏi.
HS2: Lên vẽ hình.
Hs khác suy nghĩ, lắng nghe, nhận xét và bổ xung.
Hs lắng nghe
Hs dự đoán trả lời
I - ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi.
Hs quan sát H.7.1và trả lời câu C1.
Nhóm trưởng nhận dụng cụ.
Các nhóm làm TN0 kiểm tra.
Các nhóm làm TN0.
Đại diện các nhóm báo cáo kết quả TN0
Hs hoàn thành kết luận.
Kết luận: ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi có những tính chất sau đây:
1. Là ảnh ảo không hứng được trên man chắn.
2. ảnh nhỏ hơn vật.
II- Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi.
Hs đọc tài liệu và quan sát H.7.3.
Các nhóm làm TN0.
Đại diện các nhóm trả lời câu C2: Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi rộng hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng. 
Cá nhân học sinh hoàn thành kết luận.
Kết luận: Nhìn vào gương cầu lồi, ta quan sát được một vùng rộng hơn so với khi nhìn vào gương phẳng có cùng kích thước.
III- Vân dụng.
Hs đọc và trả lời câu C 3.
Hs trả lời câu C4.
Iv- Củg cố - Dặn dò:(5/)
1. Củng cố: 
- Em ãy nêu đặc điểm của ảnh của vật qua gương cầu lồi.
- So sánh ảnh của vật qua gương phẳng và gương cầu lồi.
- so sánh vùng nhìn thấy của gương cầu lồi và gương phẳng.
2. Dăn dò:
- VN học thuộc bài và làm bài tạp trong SBT.
-Đọc trước bài “gương cầu lõm”.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet7- Bai7.doc