I. Mục tiêu:
1. Kiểm tra lấy điểm tập đọc:
- Chủ yếu kiểm tra kĩ năng đọc thành tiếng: HS đọc lưu loát các bài tập đọc đã học từ đầu năm lớp 3. (phát âm rõ, tốc độ đọc tối thiểu 70 chữ/ phút, biết ngừng nghỉ sau các dấu câu, các cụm từ)
- Kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc hiểu: HS trả lời được 1, 2 câu hỏi về nội dung bài đọc.
- Đọc lưu loát, ngắt nghỉ đúng các dấu câu, các cụm từ.
- Ôn luyện về so sánh (Tìm được những hình ảnh so sánh trong câu văn)
2. Rèn kĩ năng viết chính tả qua bài chính tả nghe đọc: Rừng cây trong nắng.
3. Hiểu nghĩa của từ, mở rộng vốn từ.
*Đọc thêm các bài: Quê hương, Chõ bánh khúc của Dì tôi,
II. Đồ dùng dạy học:
Tuần 18 Thứ hai ngày 21 tháng 12 năm 2009 Tập đọc- Kể chuyện Ôn tập - kiểm tra (tiết 1 +2) .Đọc thêm : Quê hương, Chõ bánh khúc của dì tôi. I. Mục tiêu: 1. Kiểm tra lấy điểm tập đọc: - Chủ yếu kiểm tra kĩ năng đọc thành tiếng: HS đọc lưu loát các bài tập đọc đã học từ đầu năm lớp 3. (phát âm rõ, tốc độ đọc tối thiểu 70 chữ/ phút, biết ngừng nghỉ sau các dấu câu, các cụm từ) - Kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc hiểu: HS trả lời được 1, 2 câu hỏi về nội dung bài đọc. - Đọc lưu loát, ngắt nghỉ đúng các dấu câu, các cụm từ. - Ôn luyện về so sánh (Tìm được những hình ảnh so sánh trong câu văn) 2. Rèn kĩ năng viết chính tả qua bài chính tả nghe đọc: Rừng cây trong nắng. 3. Hiểu nghĩa của từ, mở rộng vốn từ. *Đọc thêm các bài: Quê hương, Chõ bánh khúc của Dì tôi, II. Đồ dùng dạy học: - Phiếu viết tên các bài tập đọc. III. Các hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ: không kiểm tra. 2. Dạy bài mới: a) Giới thiệu bài + đọc bài. b) Giảng bài. Tiết 1 *Hoạt động 1: Kiểm tra tập đọc. 1/ 4 HS (5 em) - GV gọi theo số điểm từng HS lên bốc thăm. + GV nêu 1 câu hỏi về nội dung bài (đoạn) đã đọc. - GV nhận xét cho điểm. (Nếu HS chưa đạt cho về nhà ôn giờ sau kiểm tra lại) * Hoạt động 2: Bài tập 2. a. HD HS chuẩn bị. - GV đọc lần 1 đoạn văn: Rừng cây trong nắng. - GV giải thích từ: uy nghi: tráng lệ: Giúp HS hiểu nội dung đoạn văn + Đoạn văn tả cảnh gì? GV lưu ý HS 1 số từ: uy nghi, tráng lệ, vươn thẳng, xanh thẳm, b. GV đọc cho HS viết. GV đọc soát lỗi. c. GV chấm, chữa bài. - 2 HS lên bốc thăm. - HS chuẩn bị bài. - HS đọc 1 đoạn hoặc cả bài trong phiếu. - HS trả lời. - Gọi tiếp 3 HS + HS đọc thêm các bài: - Quê hương, Chõ bánh khúc của Dì tôi, - 2, 3 HS đọc lại (lớp đọc thầm) (có dáng vẻ tôn nghiêm, gợi sự tôn kính) (đẹp lộng lẫy) - Tả cảnh đẹp của rừng cây trong nắng ... - HS đọc thầm đoạn văn phát hiện những chữ mình dễ mắc lỗi khi viết, viết ra nháp ghi nhớ. - HS viết bài. - HS soát lỗi. Tiết 2 * Hoạt động 1: Kiểm tra tập đọc: 4 em - GV gọi tiếp theo sổ điểm + GV nêu câu hỏi về nội dung bài (đoạn văn) * Hoạt động 2: HD làm bài tập. Bài 2: GV giải nghĩa từ: nến (vật đế thắp sáng, ở giữa có bấc cơ nơi gọi là sáp hay đèn cày) Dù: vật như (chiếc ô để che nắng, mưa cho khách trên bãi biển) a. Những thân cây tràm b. đước Bài 3: - GV nêu câu hỏi -GV chốt lời giải đúng. Từ biển trong câu (từ biển lá xanh rờn ) không còn có ý nghĩa là vùng nước mênh mông trên bề mặt trái đất mà chuyển thành nghĩa 1 tập hợp rất nhiều sự vật, lượng lá trong rừng tràm rất nhiều, bạt ngàn trên diện tích rộng lớn khiến ta tưởng như đứng trước 1 biển lá. - HS lên bốc thăm về chuẩn bị 1 phút. - HS đọc bài (đoạn văn) - HS trả lời. - 2 HS đọc yêu cầu của bài. như những cây nến như hình cây dù - 2 HS đọc yêu cầu. - HS phát biểu ý kiến. 3. Củng cố- dặn dò: - Khen gợi những HS học tốt. Nhận xét giờ. Về nhà xem lại các bài TĐ và --------------------------------------------------- Toán Chu vi hình chữ nhật I. Mục tiêu: Giúp HS. - Nắm được quy tắc tính chu vi hình chữ nhật. - Vận dụng quy tắc để tính được chu vi hình chữ nhật (biết chiều dài, chiều rộng) và làm quen với giải toán có nội dung hình học liên quan đến chu vi hình chữ nhật) II. Đồ dùng dạy học: - Vẽ sẵn hình chữ nhật kích thước 3 dm, 4 dm III. Các hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ: Hình vuông có đặc điểm gì? Hình chữ nhật có đặc điểm gì? 2. Dạy bài mới: a) Giới thiệu bài + ghi bài b) Giảng bài. * Hoạt động 1: Xây dựng quy tắc tính chu vi hình chữ nhật. Ví dụ: ( SGK) - GV HD HS. - GV yêu cầu HS làm bảng con + lên bảng. - GV gợi ý cho HS nêu ra quy tắc. * Hoạt động 2: Thực hành: Bài 1: (87) Yêu cầu HS áp dụng quy tắc. GV nhận xét sửa chữa. Bài 2: (87) - GV HD - GV thu vở chấm, nhận xét. Bài 3: (87) Chia 4 nhóm, phát phiếu. GV nhận xét bổ xung. Nếu còn thời gian CN có thể nhận xét chiều dài và chiều rộng của hình chữ nhật ABCD: MNPQ: Vậy 2 tổng đó (còn gọi là 2 nửa chu vi) bằng nhau nên chu vi 2 hình chữ nhật bằng nhau. Bài giải Chu vi hình chữ nhật ABCD là: 4 + 3 + 4 + 3 = 14 (dm) Hoặc: (4 + 3) x 2 = 14 (dm) Đ/s: 14 dm - HS nêu quy tắc. - HS nhắc lại cách giải *Hoạt động cá nhân - 2 HS đọc yêu cầu - HS lên làm bài CN - 2 HS lên giải - Lớp nhận xét *Hoạt động cá nhân - 2 Hs đọc đề. - HS làm vở. Bài giải Chu vi hình chữ nhật là: (35 + 20) x 2 = 110 (m) Đ/s: 110 m *Hoạt động nhóm - HS đọc yêu cầu, thảo luận. - Đại diện các nhóm trả lời. - Lớp nhận xét. 63 + 31 = 94 (m) 54 + 40 = 94 (m) 3. Củng cố- dặn dò: - HS nêu lại quy tắc tính chu vi hình chữ nhật. - Nhận xét giờ. - Về nhà làm bài tập 1, 2, 3 vở bài tập toán. Tập viết Ôn tập - kiểm tra tập đọc và HTL (tiết 3) Đọc thêm : Luôn nghĩ đến miền Nam I. Mục tiêu: - Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc: (10 em). Yêu cầu đọc thông, lưu loát các bài TĐ và trả lời các câu hỏi. - Luyện tập điền vào giấy tờ in sẵn. Điền đúng nội dung vào giấy mời cô hiệu trưởng (thầy) đến dự liên hoan với lớp chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20 – 11. - Đọc thêm bài: Luôn nghĩ tới miền Nam II. Đồ dùng dạy học: - Phiếu viết tên các bài tập đọc. - vở bài tập. III. Các hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ: 1 HS nhắc lại nội dung bài tập 2. (Tiết 2) 2. Dạy bài mới: a) Giới thiệu bài + ghi bài. b) Giảng bài. *Hoạt động 1 : Ôn tập – kiểm tra - GV gọi tiếp theo sổ điểm 10 em. - GV nêu câu hỏi về nội dung bài đọc. - GV nhận xét cho điểm. - Gọi tiếp HS. * GV HD đọc và TLCH : Luôn nghĩ tới miền Nam *Hoạt động 2: Bài 2: GV: mỗi em đóng vai lớp trưởng viết giấy mời cô (thầy) Hiệu trưởng. - GV nhận xét sửa chữa. - GV quan sát lớp. + Ôn về dấu chấm, dấu phẩy. - GV dán 3 tờ phiếu. + Chú ý: viết hoa các chữ đầu câu sau khi đã điền dấu chấm. Cà Mau đất xốp. Mùa nắng, đất nẻ chân chim, nền nhà cũng rạn nứt. Trên cái đất phập phều và lắm gió dông như thế, cây đứng lẻ khó mà chống chọi nổi. Cây bình bát, cây bàn cùng phải quây quần thành chòm, thành rặng, Rễ phải dài, phải cắm sâu vào lòng đất. - HS lên nhúp phiếu. - HS chuẩn bị. - HS đọc bài. - HS trả lời câu hỏi - Đọc thêm bài: Luôn nghĩ tới miền Nam - 2 HS đọc yêu cầu của bài và mẫu giấy mời. - 1, 2 HD điền miệng. - HS viết vào giấy in sẵn. - 4, 5 HS đọc trước lớp. - Lớp nhận xét. - 3 HS lên bảng thi làm bài. - Lớp và GV nhận xét. 3. Củng cố- dặn dò: - Tổng kết, nhận xét giờ. - Về nhà tiếp tục ôn tập để kiểm tra. ------------------------------------------------------------ Buổi chiều : HS kiểm tra đề chung của PGD ------------------------------------------------------------------------------------------------------ Thứ ba ngày 22 tháng 12 năm 2009 Tập đọc Ôn tập – kiểm tra tập đọc và HTL (tiết 4) Đọc thêm : Vàm Cỏ Đông I. Mục tiêu: - Kiểm tra lấy điển HTL 17 bài tập đọc có yêu cầu HTL. - Luyện tập viết đơn (gửi thư viện trường xin cấp lại thẻ đọc sách) - Đọc thêm : Vàm Cỏ Đông II. Đồ dùng dạy học: - 17 phiếu mỗi phiếu tên 1 bài HTL. - Phô tô mẫu đơn. III. Các hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ: 2 HS đọc lại bài tập 2 (T4) 2. Dạy bài mới: a) Giới thiệu bài + đọc bài. b) Giảng bài mới: * Hoạt động 1: Kiểm tra HTL: (5 em) - GV gọi theo sổ điểm. - GV nêu câu hỏi nội dung bài học. - GV nhận xét cho điểm. - Gọi tiếp cho đủ 5 HS. - HS chưa học thuộc lòng theo phiếu về nhà ôn tiếp giờ sau kiểm tra. * Hoạt động 2: HD làm bài tập. Bài 2: - So sánh mẫu đơn, lá đơn này cần thể hiện nội dung xin cấp lại thẻ đọc sách. - GV nhận xét, chấm điểm. - HS lên bốc thăm về chuẩn bị. - HS đọc bài HTL. - HS trả lời. + Đọc thêm bài: Vàm Cỏ Đông - 2 HS đọc yêu cầu. - 1 HS làm miệng. - 1 HS viết đơn vào giấy rời. - 2, 3 HS đọc lại đơn. 3. Củng cố- dặn dò: - Ghi nhớ mẫu đơn, nhận xét giờ. - Về nhà ôn bài, viết vào vở bài tập. ------------------------------------------------------- Tiếng Anh Giáo viên bộ môn dạy ------------------------------------------------------- Toán Chu vi hình vuông I. Mục tiêu: Giúp HS: - Biết cách tính chu vi hình vuông (lấy độ dài một cạnh nhân với 4) - Vận dụng quy tắc để tính chu vi một số hình có dạng hình vuông. II. Đồ dùng dạy học: - Vẽ sẵn 1 hình vuông cạnh 3 dm - vở bài tập. - Phiếu học tập. III. Các hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ: 2 HS nêu quy tắc tính chu vi hình chữ nhật. 2. Dạy bài mới: a) Giới thiệu bài + ghi bài. b) Giảng bài. * Hoạt động 1: Giới thiệu cách tính chu vi hình vuông - GV nêu bài toán: cho hình vuông ABCD cạnh 3 dm (chỉ bảng) Hãy tính chu vi hình vuông đó? - Muốn tính chu vi hình vuông ABCD ta làm thế nào? GV cho HS nhận xét và viết về phép nhân. g Quy tắc:sgk * Hoạt động 2: Thực hành. Bài 1: (88) HS chơi trò chơi. - GV dán 2 phiếu lên bảng. - GV nêu cách chơi và luật chơi. - GV nhận xét, sửa chữa. Bài 2: (88) HS làm vở. - GV HD - GV thu vở chấm, nhận xét. Bài 3: (88) - GV nêu yêu cầu bài tập GVgọi HS đọc lời giải. - 2 HS đọc lại - Nhiều HS nêu cách tính. 3 + 3 + 3 + 3 = 12 (dm) 3 x 4 = 12 (dm) - HS đọc quy tắc. *Hoạt động nhóm + cả lớp - Chia 2 đội, mỗi đội 3 HS. - HS thi tiêp sức. - Lớp nhận xét. *Hoạt động cá nhân - 2 HS đọc yêu càu. - HS làm vở. Bài giải Độ dài đoạn dây là: 10 x 4 = 40 (cm) Đ/s: 40 cm *Hoạt động cá nhân - 2 HS đọc yêu cầu. - HS nhận xét: cạnh dài hình chữ nhật gồm 3 viên gạch. Chiều dài hình chữ nhật là 20 x 30 = 60 (cm) Chiều rộng hình chữ nhật là độ dài 1 viên gạch (20 cm) - HS làm CN - 3, 4 HS đọc lời giải. - Lớp nhận xét, thống nhất kết quả. 3. Củng cố- dặn dò: - HS nhắc lại quy tắc tính chu vi hình vuông. - Nhận xét giờ. - Bài tập về nhà 4 (88) ---------------------------------------------------- Chính tả Ôn tập- kiểm tra tập và học thuộc lòng (tiết 5) Đọc thêm : Một trường Tiểu học vùng cao. I. Mục tiêu: - Tiế tục kiểm tra lấy điểm HTl. (5 em) - Rèn kĩ năng viết: viết được một lá thư đúng thể thức, thể hiện đúng nội dung thăm hỏi người thân (hoặc một người mà em quý mến). Câu văn rõ ràng. - Đọc thêm bài: Một trường Tiểu học vùng cao II. Đồ dùng dạy học: - 17 phiếu ghi tên các bài HTL. - vở bài tập. III. Các hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ: 1 hS đọc đơn xin cấp lại thẻ đọc sách. (T5) 2. Dạy bài mới: a) Giới thiệu bài + ghi bài. b) Giảng bài: * Hoạt động 1: Kiểm tra học thuộc lòng - GV gọi tiếp theo sổ điểm. - GV nêu câu hỏi, nội dung bài. - GV nhận xét cho điểm. * Hoạt động 2: HD HS làm bài tập. Bài 2: - GV giúp HS xác định đúng. + Đối tượng viết thư: một người thân (1 người mình quý mến) như ông, bà, cô giáo cũ. + Nội dung thư: thăm hỏi sức khoẻ, tình hình ăn ở, học tậ ... . - Lớp nhận xét, bổ xung. - Mỗi nhóm HS trẻ em của 1 số nước: Lào, Cam-pu-chia, Thái Lan, Trung Quốc, Nhật Bản, - Qua phần trình bày, em hãy cho biết trẻ em các nước có những đặc điểm gì giống nhau? Những sự giống nhau đó nói lên điều gì? * Hoạt động 3: Thảo luận nhóm. - Các nhóm đóng vai, ra chào, giới thiệu đôi nét về văn hoá, cuộc sống, học tập, mong ước của trẻ em nước đó - Lớp đặt câu hỏi giao lưu. - Giống nhau: Yêu thương mọi người, yêu quê hương, đất nước mình, yêu thiên nhiên, yêu hoà bình. - Trẻ em các nước đều có quyền được sống còn, được đối xử bình đẳng, quyền được giáo dục, được có gia đình, được nói và ăn mặc theo truyền thống của dân tộc mình + Mục tiêu: HS biết được những việc cần làm để tỏ tình đoàn kết hữu nghị với thiếu nhi quốc tế. - Chia 4 nhóm. g GV kết luận. - Thảo luận, liên kết những việc các em có thể làm để thể hi tình đoàn kết, hữu nghị với thiếu nhi quốc tế. - Đại diện trả lời. 3. Củng cố, dặn dò: - Liên hệ, nhận xét giờ. - Về nhà sưu tầm tranh ảnh, bài thơ, bài hát về đoàn kết với thiếu nhi quốc tế. ------------------------------------------------------- Toán Các số có bốn chữ số (tiếp) I. Mục tiêu: - Giúp học sinh nhận biết cấu tạo thập phân của số có bốn chữ số: - Biết viết số có 4 chữ s thành tổng của các nghìn, trăm, chục, đơn vị và người lại. II. Chuẩn bị: Phiếu học tập.bảng con Vở bài tập. III. Các hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ: Chữa bài tập vở bài tập toán. 2. Dạy bài mới: a) Giới thiệu bài + đọc bài. b) Giảng bài. * Hoạt động 1: GV HD HS viết số có 4 chữ số thành tổng của các nghìn, trăm, chục, đơn vị - GV viết lên bảng số: 5246. Số 5246 có mấy nghìn, mấy trăm, mấy chục, mấy đơn vị? Tương tự như vậy HS trả lời và viết. * Hoạt động 2: Thực hành. Bài 1: (96) Viết theo mẫu - HS làm cá nhân theo mẫu. - GV nhận xét chữa bài sau mỗi lần giơ bảng. Bài 2: - HS làm cá nhân theo mẫu. - GV nhận xét chữa bài sau mỗi lần giơ bảng. Bài 3: (96) HS làm vở. Viết số: - GV thu vở chấm, nhận xét. - HS đọc số: năm nghìn hai trăm bốn mươi sáu. - Số 5246 có 5 nghìn, 2 trăm, 4 chục, 6 đơn vị. 5246 = 5000 + 200 + 40 + 6 VD: 9683 = 9000 + 600 + 80 + 3 *Hoạt động cá nhân - HS làm bảng con. - Lớp nhận xét, bổ xung. *Hoạt động cá nhân - HS làm bảng con. - Lớp nhận xét, bổ xung. *Hoạt động cá nhân - HS đọc đề bài - HS làm vào vở - 1 HS lên bảng chữa bài. 8555 ; 8550 ; 8500 3. Củng cố- dặn dò: - Nhận xét giờ. Bài tập về nhà 4 (96 Chính tả (Nghe- viết) Trần Bình Trọng I. Mục đích, yêu cầu: Rèn kĩ năng viết chính tả. 1. Nghe- viết đúng chính tả bài Trần Bình Trọng. Biết viết hoa đúng các tên riêng, các chữ đầu câu trong bài. Viết đúng các dấu câu: dấu chấm, dấy phẩy, dấy hai chấm, dấu ngoặc kép, trình bày bài rõ ràng, sạch sẽ. 2. Làm đúng các bài tập điền vào chỗ trống (phân biệt l/n, iêt/iêc) II. Đồ dùng dạy học: - Phiếu học tập. - Vở bài tập. III. Các hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ: 3 HS viết bảng lớp: liên hoan, nên người, lên lớp. 2. Dạy bài mới: a) Giới thiệu bài: b) Giảng bài.. * Hoạt động 1: HD +) HD HS chuẩn bị. - GV đọc 1 lần bài chính tả Trần Bình Trọng. - GV giúp HS hiểu nội dung bài chính tả. - Khi giặc dụ dỗ hứa phong cho tước vương, Trần Bình Trọng đã khảng khái trả lời ra sao? - Em hiểu câu nói này của Trần Bình Trọng như thế nào? *Giúp HS nhận xét chính tả. - Những chữ nào trong bài được viết hoa? - Câu nào được đặt trong dấu ngoặc kép? Sau dấu hai chấm? +) GV đọc thong thả từng câu hoặc từng cụm từ (hai, ba lần) - GV đọc soát lỗi. +) Chấm, chữa bài. - GV chấm 5 g 7 bài, nhận xét. * Hoạt động 2: HD HS làm bài tập. Bài 2/a: - GV HS các em làm bài - GV củng cố , chữa bài. - HS theo dõi. - 1, 2 HS đọc lại. - 1 HS đọc chú giải các từ ngữ mới sau đoạn văn. - Ta thà làm ma nước Nam chữ không thèm làm vương đất Bắc. - Trần Bình Trọng yêu nước, thà chết ở nước mình chứ không thèm sống làm tay sai giặc, phản bội Tổ quốc. - Chữ đầu câu, đầu đoạn, tên riêng - Câu nói của Trần Bình Trọng trả lời quân giặc. - HS tự viết vào giấy nháp các tên riêng, những chữ mình dễ mắc lỗi khi viết. - HS viết bài vào vở. - HS soát lỗi. *Hoạt động cá nhân - HS làm bài vào VBT - HS nối tiếp đọc bài làm của mình Nay là- liên lạc- nhiều lần- luồn sâu nắm tình hình- có lần- ném lựu đạn. 3. Củng cố- dặn dò: - Nhận xét giờ. - Về nhà làm vào vở bài tập. ------------------------------------------------------------ Tiếng Anh Giáo viên bộ môn dạy --------------------------------------------------------- Thể dục Ôn đội hình đội ngũ - Trò chơi “Thỏ nhảy” I. Mục tiêu: - Ôn tập hợp hàng ngang, dónghàng, điểm số, triển khai đội hình để tập bài thể dục phát triển chung. - Chơi trò chơi: Thỏ nhảy. Yêu cầu biết cách chơi và chơi ở mức bắt đầu có sự chủ động. II. Địa điểm, phương tiện: - Sân trường vệ sinh sạch. - Còi, dụng cụ, kẻ.sẵn vạch. III. Nội dung và phương pháp lên lớp: 1. Phần mở bài: - GV nhận lớp, phổ biến nội dung giờ học. - HS tập trung + sĩ số. - HS chạy chậm thành 1 hàng dọc xung quanh sân tập. - Trò chơi: chui qua hầm. 2. Phần cơ bản: - Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số. GV đến từng tổ uốn nắn. - Chơi trò chơi: Thỏ nhảy. GV điều khiển và làm trọng tài. - Cả lớp cùng thực hiện mỗi động tác 2- 3 lần. - Tập luyện theo tổ. - Cả lớp tập liên hoàn các động tác theo lệnh của giáo viên 1- 2 lần. - Khởi động kĩ các khớp. - HS chơi theo hàng dọc. 3. Phần kết thúc: - HS đi thành 1 hàng dọc theo vòng tròn vừa đi vừa thả lỏng, hít thở sâu. - GV hệ thống bài, nhận xét giờ. - Về nhà ôn các động tác RLTTCB đã học. Thứ sáu ngày tháng năm 200 Tập làm văn Nghe kể: chàng trai làng phù ủng I. Mục đích yêu cầu: 1. Rèn kĩ năng nói: Nghe kể câu chuyên Chàng trai làng Phù ủng nhớ nội dung câu chuyện, kể lại đúng, tự nhiên. 2. Rèn kĩ năng viết: Viết lại câu trả lời cho câu hỏi b hoặc c, đúng nội dung, đúng ngữ pháp (viết thành câu), rõ ràng, đủ ý. II. Đồ dùng dạy học: - Tranh minh hoạ. - Câu hỏi gợi ý. III. Các hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra. 2. Dạy bài mới: a) Giới thiệu bài: b) Giảng bài. * Hoạt động 1: HD HS nghe- kể chuyện. Bài 1: - HS nghe- kể chuyện. GV nêu yêu cầu của bài tập. Giới thiệu: Phạm Ngũ Lão: vị tướng giỏi thời nhà Trần, có nhiều công lao trong hai cuộc kháng chiến chống quân Nguyên (1255- 1320) quê ở làng Phù ủng (nay thuộc tỉnh Hải Dương) GV treo tranh. - GV kể lần 1. + Truyện có những nhân vật nào? - HS đọc yêu cầu và 3 câu hỏi gợi ý. - HS quan sát. - HS theo dõi. - Chàng trai làng Phù ủng, Trần Hưng Đạo, những người lính Trần Hưng Đạo (Quốc Tuấn) được phong tước Hưng Đạo Vương nên còn gọi là Trần Hưng Đạo. Ông thống binh quân đội nhà Trần, hai lần đánh thắng quân Nguyên (1258- 1288) - GV kể lần 2. + Chàng trai ngồi bên vệ đường làm gì? + Vì sao quân lính đâm vào giáo vào đùi chàng trai? + Vì sao Trần Hưng Đạo đưa chàng trai về Kinh đô? GV + lớp nhận xét. Bài 2: - HS theo dõi lần 2. - Ngồi đan sọt. - Chàng trai mải mê đan sọt không nhận thấy kiệu Trần Hưng Đạo đã đến dời khỏi chỗ ngỗi. - Vì Hưng Đạo Vương mến trọng chàng trai giàu lòng yêu nước và có tài + HS tập kể. - HS kể thep cặp. - Các nhóm thi kể. - HS kể phân vai. - 1 HS đọc yêu cầu của bài. - Lớp làm bài cá nhân. - GV + lớp nhận xét, sửa chữa. 3. Củng cố- dặn dò: - Nhận xét giờ. - Về nhà tập kể cho thuộc. Mĩ thuật Giáo viên bộ môn dạy ------------------------------------------------------- Toán Số 10 000 - luyện tập I. Mục tiêu: Giúp HS - Nhận biết số 10.000 (mười nghìn hoặc một vạn) - Củng cố về các số tròn nghìn, tròn trăm, tròn choc và thứ tự có bốn chữ số. II. Đồ dùng dạy học: 10 tấm bìa viết số 1000. - vở bài tập III. Các hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ: Chữa bài tập 4 (96) 2. Dạy bài mới: a) Giới thiệu bài + đọc bài. b) Giảng bài. * Hoạt động 1: Giới thiệu số 10.000 GV giới thiệu số 10000 viết là: - Số 10000 có mấy chữ số? Gồm những chữ số nào? * Hoạt động 2: Thực hành. Bài 1: (97) HS làm CN. GV nhận xét bổ xung. Bài 2: (97) Thi tiếp sức. GV nhận xét bổ xung. Bài 3: (97) HS làm vở. GV thu vở chấm., nhận xét. Bài 4: (97) HS làm miệng. Bài 5: (97) HS làm bảng con. - GV nhận xét, sửa chữa. 10.000: mười nghìn (một vạn) - HS đọc. - 5 chữ số. - gồm một chữ số 1 và bốn chữ số 0. - HS trình bày. 1000, 2000, 3000, 4000, 5000, 6000, 7000, 8000, 9000, 10 000. - Lớp nhận xét. 9300, 9400, 9500, 9600, 9700, 9800, 9900. - Lớp nhận xét. 9940, 9950, 9960, 9970, 9980, 9990. 9995, 9996, 9997, 9998, 9999, 10000. Lớp + GV nhận xét bổ xung. 3. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét giờ. - Bài tập về nhà 6 (97) Tự nhiên xã hội Vệ sinh môI trường (Tiếp) I. Mục tiêu: - Sau bài học HS biết nêu được vai trò của nước sạch đối với sức khoẻ. - Cần có ý thức và hành vi đúng, phòng tránh ô nhiễm nguồn nước để nâng cao sức khoẻ cho bản thân và cộng đồng. - Giải thích được tại sao cần phải sử lí nước thải. II. Đồ dùng dạy học: Các hình trang 72, 73 (sgk) - vở bài tập. III. Các hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ: Vì sao phải ding nhà tiêu hợp vệ sinh? 2. Dạy bài mới: a) Giới thiệu bài + đọc bài. b) Giảng bài. * Hoạt động 1: Quan sát tranh. + Mục tiêu: Biết được những hành vi đúng và hành vi sai trong việc thải nước bẩn ra môi trường sống. B1: Chia 4 nhóm. B2: - Hãy nói và nhận xét những gì bạn thấy trong hình. Theo bạn hành vi nào đúng? Hành vi nào sai? Hiện tượng trên có xảy ra ở nơi bạn sinh sống không? B3: - Trong nước thải có gì gây hại cho sức khoẻ con người. - Theo bạn các loại nước thải của gia đình, bệnh viện, nhà máy cần cho chảy ra đâu? - HS quan sát hình 1, 2 (72) và trả lời theo gợi ý. - 1 số nhóm trình bày. - HS trả lời. - HS thảo luận các câu hỏi trong sgk. - 1 số nhóm trình bày. - Trong nước thải chứa những chất bẩn, độc hại, các vi khuẩn gây bệnh. - Cần được xử lí rồi mới cho chảy ra ao, hồ, sông, ngòi, g GV kết luận: * Hoạt động 2: Thảo luận về cách xử lý nước thải hợp vệ sinh. + Mục tiêu: Giải thích được tại sao cần phải xử lý nước thải. B1: Từng HS trả lời ở gia đình hoặc ở địa phương nước thải được chảy vào đâu? - Theo em cách xử lý như vậy hợp lý chưa? - Nên xử lý như thế nào thì hợp vệ sinh? B2: - Theo bạn hệ thống cống nào hợp vệ sinh? Tại sao? - Theo bạn nước thải có cần được xử lý không? - HS trả lời. - HS quan sát hình 3, 4 (73) và TLCH. - Cống được xây bằng bê tông - Có và cần thiết. g KL: Việc xử lý các loại nước thải, nhất là nước thải công nghiệp trước khi đổ vào hệ thống thoát nước là cần thiết. 3. Củng cố- dặn dò: - Nhận xét giờ. - Về nhà làm theo bài học.
Tài liệu đính kèm: