A. MỤC TIÊU:
- Kiến thức: HS làm thành thạo các bài toán cơ bản về đại lượng tỉ lệ thuận và chia tỉ lệ.
- Kĩ năng : Có kĩ năng sử dụng thành thạo các tính chất của dãy tỉ số bằng nhau để giải toán.
- Thái độ : Thông qua giờ luyện tập HS được biết thêm về nhiều bài toán liên quan đến thực tế.
Tiết 25: LUYỆN TẬP Soạn: Giảng: A. MỤC TIÊU: - Kiến thức: HS làm thành thạo các bài toán cơ bản về đại lượng tỉ lệ thuận và chia tỉ lệ. - Kĩ năng : Có kĩ năng sử dụng thành thạo các tính chất của dãy tỉ số bằng nhau để giải toán. - Thái độ : Thông qua giờ luyện tập HS được biết thêm về nhiều bài toán liên quan đến thực tế. B. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS: - Giáo viên : Bảng phụ vẽ hình 10 phóng to, ghi bài tập. - Học sinh : Học và làm bài đầy đủ ở nhà. C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: Hoạt động của GV và HS Nội dung Hoạt động I KIỂM TRA (10 phút) - HS 1: Chữa bài tập 8 tr 44 SBT. - HS 2: Chữa bài 8 SGK. - Hai HS đồng thời lên bảng. - GV nhận xét và cho điểm HS. Bài 8 SBT a) x và y tỉ lệ thuận với nhau vì: b) x và y không tỉ lệ thuận với nhau vì: Bài 8 SGK Gọi số cây trồng của lớp 7A, 7B, 7C lần lượt là x, y, z. Theo đề bài ta có: x+ y+ z= 24 và Vậy Þ x = 8 Þ y = 7 Þ z = 9 Số cây trồng của các lớp 7A, 7B, 7C theo thứ tự là 8, 7, 9. Hoạt động II LUYỆN TẬP (23 ph) - Bài 7 SGK. - GV yêu cầu HS tóm tắt đầu bài. - KHi làm mứt thì khối lượng dâu và khối lượng đường là hai đại lượng quan hệ như thế nào? - Hãy lập tỉ lệ thức rồi tìm x? Bài 9 SGK - Yêu cầu HS đọc và phân tích đề bài. - Hãy áp dụng tính chất của dãy tỉ số bằng nhau để giải bài này. Bài 10 SGK - Yêu cầu HS hoạt động nhóm. Đại diện nhóm lên bảng trình bày bài giải. Bài 7 Khối lượng dâu và đường là hai đại lượng tỉ lệ thuận nên ta có: Vậy bạn Hạnh nói đúng. Bài 9 SGK. Gọi khối lượng của ni ken, kẽ, đồng lần lượt là x, y, z. Theo đề bài ta có: x+y+z = 150 và Theo tính chất của dãy tỉ số bằng nhau ta có: = Vậy Þ x = 7,5 . 3 = 22,5 Þ y = 7,5 . 4 = 30 Þ z= 7,5 . 13 = 97,5 Trả lời: khối lượng của ni ken, kẽ, đồng theo thứ tự là 22,7 kg; 30 kg; 97,5 kg. Hoạt động III TỔ CHỨC THI LÀM TOÁN NHANH (10 ph) - GV đưa đầu bài lên bảng phụ: Gọi x, y,z theo thú tự là số vòng quay của kim giờ, kim phút, kim giây trong cùng một thời gian. a) Điền số thích hợp vào ô trống. x 1 2 3 4 y b) Biểu diễn y theo x. c) Điền số thích hợp vào ô trống y 1 6 12 18 z d) Biểu diễn z theo y. e) Biểu diễn z theo x. - Luật chơi: Mỗi đội cử 5 người, mỗi người làm 1 câu. Đội nào làm nhanh và đúng là thắng. Bài làm a). x 1 2 3 4 y 12 24 36 48 b) y = 12 x c) y 1 6 12 18 z 60 360 720 1080 d) z = 60 y e) z = 720 x Hoạt động IV HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ (2 ph) - Ôn lại các dạng toán đã làm về đại lượng tỉ lệ thuận. - Làm bài tập 13, 14, 15 tr 44 SBT - Đọc trước bài: Đại lượng tỉ lệ nghịch. Tiết 26: ĐẠI LƯỢNG TỈ LỆ NGHỊCH Soạn: Giảng: A. MỤC TIÊU: - Kiến thức: + Biết được công thức biểu diễn mối liên hệ giữa hai đại lượng tỉ lệ nghịch. + Nhận biết được hai đại lượng có tỉ lệ nghịch hay không. + Hiểu được các tính chất của hai đại lượng tỉ lệ nghịch. + Biết cách tìm hệ số tỉ lệ nghịch, tìm giá trị của một đại lượngkhi biết hệ số tỉ lệ và giá trị tương ứng của đại lượng kia. - Thái độ : Rèn tính cẩn thận khi làm toán. B. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS: - Giáo viên : Bảng phụ ghi định nghĩa hai đại lượng tỉ lệ nghịch, tính chất của hai đại lượng tỉ lệ nghịch và bài tập. - Học sinh : Học và làm bài đầy đủ ở nhà. C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: Hoạt động của GV và HS Nội dung Hoạt động I KIỂM TRA (5 phút) - Nêu định nghĩa và tính chất của hai đại lượng tỉ lệ thuận? - Chữa bài 13 SBT. - GV nhận xét và cho điểm. Hoạt động II 1) ĐỊNH NGHĨA (12 ph) - Cho HS ôn lại kiến thức về hai đại lượng tỉ lệ nghịch đã học ở tiểu học. - Cho HS làm ?1. - Rút ra nhận xét về sự giống nhau giữa các công thức trên? (Đại lượng này bằng một hằng số chia cho đại lượng kia). - GV giới thiệu định nghĩa hai đại lượng tỉ lệ nghịch. - Yêu cầu HS đọc lại định nghĩa. - Cho HS làm ?2. - So sánh với hai đại lượng tỉ lệ thuận? - Yêu cầu HS đọc chú ý SGK. ?1. a) Diện tích hình chữ nhật: S = xy = 12 (cm2) Þ y = b) Lượng gạo trong tất cả các bao là: xy = 5 00 (kg) Þ y = c) Quãng đường đi được của chuyển động đều là : v.t = 16 (km) Þ v = * Định nghĩa: SGK. y = hay x.y = a ?2. y tỉ lệ với x theo hệ số tỉ lệ - 3,5 Þ y = Vậy nếu y tỉ lệ nghịch với x theo hệ số tỉ lệ - 3,5 thì x tỉ lệ nghịch với y theo hệ số tỉ lệ - 3,5. y = Hoạt động III 2) TÍNH CHẤT (10 ph) - Cho HS làm ?3. - GV gợi ý cho HS. - GV giới thiệu tính chất. Yêu cầu HS đọc tính chất. - So sánh với hai tính chất của hai đại lượng tỉ lệ thuận. ?3. a) x1`y1 = a Þ a = 60 b) y2 = 20 ; y3 = 15; y4 = 12 c) x1y1 = x2y2 = x3y3 = x4 y4 = 60 (bằng hệ số tỉ lệ) * Có x1y1 = x2 y2 Þ Hoạt động IV LUYỆN TẬP CỦNG CỐ (16 ph) Bài 12 SGK. Bài 13 SGK - Dựa vào cột nào để tính hệ số a? - Yêu cầu HS lên bảng điền các ô còn lại. Bài 14 SGK - Yêu cầu HS tóm tắt đầu bài. - Cùng một công việc, giữa số công nhân và số ngày làm là hai đại lượng quan hệ thế nào? Bài 12 a) Vì x và y là hai đại lượng tỉ lệ nghịch Þ y = . Thay x = 8 và y = 15 ta có: a = x.y = 8. 15 = 120 b) y = c) Khi x = 6 Þ y = Khi x = 10 Þ y = Bài 13 a = 1,5.4 = 6 x 0,5 -1,2 2 -3 4 6 y 12 -5 3 -2 1,5 1 Bài 14 Để xây một ngôi nhà: 35 công nhân hết 168 ngày. 28 công nhân hết x ngày. Số công nhân và số ngày làm là hai đại lượng tỉ lệ nghịch. Ta có: Trả lời: 28 công nhân xây ngôi nhà đó hết 210 ngày. Hoạt động V HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ (2 ph) - Nắm vững định nghĩa và tính chất của hai đại lượng tỉ lệ nghịch (so sánh với hai đại lượng tỉ lệ thuận). - Làm bài 15 SGK; 18, 19, 20, 21 tr 45 SBT. - Xem trước bài: Một số bài toán về đại lượng tỉ lệ nghịch.
Tài liệu đính kèm: