Bài giảng lớp 7 môn Đại số - Tiết 61 : Luyện tập

Bài giảng lớp 7 môn Đại số - Tiết 61 : Luyện tập

 Học sinh được củng cố kiến thức về đa thức một biến , cộng và trừ đa thức một biến

 Học sinh được rèn kỹ năng sắp xếp đa thức theo lũy thừa tăng hoặc giảm của biến , tính tổng hiệu các đa thức

II/Phương tiện dạy học

 Sgk , phấn màu , bảng phụ bài tập 48 trang 49

II/Quá trình thực hiện

1/ Ổn định lớp

 

doc 2 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 785Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng lớp 7 môn Đại số - Tiết 61 : Luyện tập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 61 : LUYỆN TẬP
I/Mục tiêu 
· Học sinh được củng cố kiến thức về đa thức một biến , cộng và trừ đa thức một biến
· Học sinh được rèn kỹ năng sắp xếp đa thức theo lũy thừa tăng hoặc giảm của biến , tính tổng hiệu các đa thức
II/Phương tiện dạy học
	- Sgk , phấn màu , bảng phụ bài tập 48 trang 49
II/Quá trình thực hiện
1/ Ổn định lớp	 
2/ Kiểm tra bài cũ
	a/ Nêu cách cộng trừ đa thức một biến
	b/ Sửa các bài tập
	Bài 47 trang 48
	f(x) = 2x4 - 2x3 - x + 1	
 	 +	g(x)= - x3 + 5x2 + 4x
	h(x)= -2x4 + x2 + 5
 f(x)+ g(x)+h(x) =	 - 3x3 + 6x2 + 3x + 6
	f(x) = 2x4 - 2x3 - x + 1	
 	 -	g(x)= x3 - 5x2 - 4x
 -	h(x)= 2x4 - x2 - 5
 f(x)- g(x)-h(x) = 4x4 - x3 - 6x2 - 5x - 4
	Bài 48 trang 49 ( Gv chuẩn bị bảng kẻ sẵn để hs đánh dấu cho nhanh )
	( 2x3 - 2x +1 ) - ( 3x2 + 4x - 1 ) = 2x3 - 3x2 - 6x + 2
	( đánh dấu vào ô ở hàng thứ ba )
3/ Luyện tập
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
Với a là hằng số , x , y , z là các biến số 
Bài này không có hai đa thức nào đồng dạng nên khi cộng , trừ ta không cần sắp xếp .
Gv kiểm tra tập khoảng 5 học sinh ® Rút kinh nghiệm về bài làm của học sinh ® Chỉ ra một số sai sót thường mắc phải để học sinh khắc phục 
Bài 49 trang 49
Các đa thức là : A = x2 - 2xy + 5x2 - 1
 C = + x2y2 - y2 + 5x2 - 3x2y + 5
Bài 50 trang 49
a/ Thu gọn : N = 15x2y + 5xy2 - 5x2y - xy - 4xy2 
 N = 10 x2y + xy2 - xy
 M = x2yz + xy2z - 3xyz2 +1 - x2yz
 M = xy2z - 3xyz2 +1
b/ N + M = (10x2y + xy2 - xy )+ ( xy2z - 3xyz2 +1 )
 = 10x2y + xy2 - xy + xy2z - 3xyz2 +1
N - M = (10x2y + xy2 - xy ) -( xy2z - 3xyz2 +1 )
 = 10x2y + xy2 - xy - xy2z + 3xyz2 -1
Bài 51 trang 49
a/ Thu gọn và sắp xếp 
 f(x) = 3x2 - 5 + x4 - 3x3 - x6 - 2x2 - x3 
 = -5 + x2 - 4x3 + x4 - x6 
 g(x) = x3 + 2x5 - x4 + x2 - 2x3 + x - 1
 = -1 + x + x2 - x3 - x4 + 2x5 
b/ f(x) = -5 + x2 - 4x3 + x4 - x6
 + g(x) = -1 + x + x2 - x3 - x4 + 2x5 
f(x)+ g(x ) = - 6 + x +2x2 -5x3 +2x5 - x6
 f(x) = -5 + x2 - 4x3 + x4 - x6
 _ g(x) = 1 - x - x2 + x3 + x4 - 2x5
f(x)- g(x ) = -4 - x -3x3 + 2x4 -2x5 - x6
Bài 53 trang 50
f(x) - g(x) = 4x5 - 3x4 - 3x3 + x2 + x - 5
g(x) - f(x) = -4x5 + 3x4 + 3x3 - x2 - x + 5
Kết quả tìm được là hai đa thức đối nhau ( chỉ khác nhau về dấu )
4/ Hướng dẫn học sinh học ở nhà 
a/ Làm bài tập 52 trang 49
b/ Xem trước bài “ Nghiệm của đa thức một biến ”

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET60.doc