Bài giảng lớp 7 môn Đại số - Tuần 8 - Tiết 15: Làm tròn số

Bài giảng lớp 7 môn Đại số - Tuần 8 - Tiết 15: Làm tròn số

Học sinh có khái niệm về làm tròn số, biết ý nghĩa của việc làm tròn số trong thực tiễn.

 - Học sinh nắm và biết vận dụng các qui ước làm tròn số. Sử dụng đúng các thuật ngữ nêu trong bài.

 - Có ý thức vận dụng các qui ước làm tròn số trong đời sống hàng ngày.

II. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Hoạt động 1: Kiểm tra

HS1: Phát biểu mối quan hệ giữa số hữu tỉ và số thập phân

doc 3 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 624Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng lớp 7 môn Đại số - Tuần 8 - Tiết 15: Làm tròn số", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 8 	 Ngày soạn:08.10.10
Tiết 15	 Ngày dạy:15.10.10
 Làm tròn số
I. Mục Tiêu
 - Học sinh có khái niệm về làm tròn số, biết ý nghĩa của việc làm tròn số trong thực tiễn.
 - Học sinh nắm và biết vận dụng các qui ước làm tròn số. Sử dụng đúng các thuật ngữ nêu trong bài.
 - Có ý thức vận dụng các qui ước làm tròn số trong đời sống hàng ngày.
II. Tiến trình dạy học
Hoạt động 1: Kiểm tra
HS1: Phát biểu mối quan hệ giữa số hữu tỉ và số thập phân.
HS2: Chứng tỏ rằng: 0,(37) + 0,(62) = 1
Yêu cầu: 
0,(37) + 0,(62) = 37. 0, (01) + 62. 0, (01) = 37.+ 62. = (37 + 62). = 
GV yêu cầu HS lớp nhận xét và cho điểm phần trình bày của các bạn.
Hoạt động 2: 1. Tính chất của dãy tỉ số bằng nhau
GV đưa ra một số ví dụ về làm tròn số:
 Số học sinh dự thi tốt nghiệp THCS của cả nước năm 2002-2003 là hơn 1,35 triệu HS 
 Nước ta vẫn còn khoảng 26000 trẻ em lang thang.
 - Yêu cầu học sinh lấy thêm ví dụ
 - Trong thực tế việc làm tròn số được dùng rất nhiều. Nó giúp ta dễ nhớ, ước lượng nhanh kết quả.
 - Yêu cầu học sinh đọc ví dụ 
 GV và HS vẽ hình (trục số)
 - Số 4,3 gần số nguyên nào nhất ?
 - Số 4,9 gần số nguyên nào nhất ?
 - Để làm tròn 1 số thập phân đến hàng đơn vị ta lấy số nguyên gần với nó nhất.
- Yêu cầu HS làm ?1
Yêu cầu học sinh nghiên cứu Sgk VD 2; VD 3
- HS lấy các ví dụ 
- HS đọc ví dụ Sgk 
Ví dụ 1: Làm tròn các số 4,3 và 4,5 đến hàng đơn vị
- HS: Số 4,3 gần số 4 nhất
 Số 4,9 gần số 5 nhất.
- Kí hiệu: 4,3 4; 4,9 5
( đọc là xấp xỉ)
- HS làm ?1
5,4 5; 4,5 5; 5,8 6
Ví dụ 2: Làm tròn số 72900 đến hàng nghìn: 72900 73000 (tròn nghìn)
Ví dụ 3: 0,8134 0,813 (làm tròn đến hàng thập phân thứ 3)
Hoạt động 3: 2. Quy ước làm tròn số
 - Yêu cầu HS nghiên cứu Sgk 
 - Phát biểu qui ước làm tròn số ?
 - Yêu cầu HS lớp nhận xét đánh giá
GV treo bảng phụ hai trường hợp:
 - Yêu cầu học sinh làm ?2
 - Yêu cầu HS lớp nhận xét, đánh giá.
 - Yêu cầu HS làm bài tập 73 tr 36 – Sgk
Gọi 3 HS lên bảng làm
Yêu cầu HS lớp nhận xét kết quả.
- HS phát biểu, lớp nhận xét đánh giá.
+TH1: Nếu chữ số đầu tiên trong các chữ số bị bỏ đi nhỏ hơn 5 thì ta giữ nguyên bộ phận còn lại. Trong trường hợp số nguyên thì ta thay các chữ số bị bỏ đi bằng các chữ số 0.
+ TH2: Nếu chữ số đầu tiên trong các chữ số bị bỏ đi lớn hơn hoặc bằng 5 thì ta cộng thêm 1 vào chữ số cuối cùng của bộ phận còn lại. Trong trường hợp số nguyên thì ta thay các chữ số bị bỏ đi bằng các chữ số 0.
-3 HS lên bảng làm ?2
a) 79,3826 79,383; 
b) 79,3826 79,38
c) 79,3826 79,4
HS thực hiện:
7,923 7,92; 17,418 17,42
79,1364 709,14; 50,401 50,40
0,155 0,16; 60,996 61,00
Hoạt động 4: Củng cố – Luyện tập 
	- Yêu cầu HS lớp làm việc nhân làm bài 74 tr 36 – Sgk 
 Điểm TB các bài kiểm tra của bạn Cường là:
Hoạt động 5: Hướng dẫn về nhà.
- Nắm vững 2 qui ước của phép làm tròn số.
- Làm bài tập 75, 76, 77 tr38; 39 – Sgk 
 Bài tập 93; 94; 95 tr 16 – SBT 
- Chuẩn bị máy tính bỏ túi, thước dây, thước cuộn.
********************************************
Tuần 8 	 Ngày soạn:08.10.10
Tiết 16	 Ngày dạy:21.10.10
Luyện tập 
I. mục tiêu
 - Củng cố và vận dụng thành thạo các qui ước làm tròn số. sử dụng đúng các thuật ngữ trong bài.
 - Vận dụng các qui ước làm tròn số vào các bài toán thực tế vào việc tính giá trị của biểu thức vào đời sống hàng ngày.
 - Rèn luyện ý thức tự giác học tập của HS.
II. Tiến trình dạy học
Hoạt động 1: Kiểm tra
HS1: Phát biểu 2 qui ước làm tròn số. Làm tròn số 76 324 735 đến hàng chục, trăm
HS2: Cho các số sau: 5032,6; 991,23 và 59436,21. Hãy làm tròn các số trên đến hàng đơn vị, hàng chục.
GV nhận xét và cho điểm phần trình bày của HS.
Hoạt động 2: Luyện tập.
Bài tập 78 tr 38 – Sgk 
 - Yêu cầu học sinh đọc đề bài.
 - Yêu cầu HS lớp làm bài
 - Gọi HS đứng tại chỗ đọc kết quả.
 - Yêu cầu HS lớp nhận xét kết quả.
Bài tập 79 tr 38 – Sgk 
 - Hãy cho biết bài toán đã cho điều gì, cần tính điều gì ?
 - Yêu cầu HS thảo luận nhóm.
 - Gọi đại diện 1 nhóm lên bảng trình bày
 - Yêu cầu nhóm khác nhận xét, bổ sung
Bài tập 80 tr 38 – Sgk 
 - Yêu cầu học sinh đọc đề bài.
 - Yêu cầu HS lớp làm bài
 - Gọi HS đứng tại chỗ đọc kết quả.
 - Yêu cầu HS lớp nhận xét kết quả.
Bài tập 81 tr 38 – Sgk 
 - Yêu cầu học sinh đọc đề bài.
 - Yêu cầu HS lớp làm việc cá nhân
 - Yêu cầu 4 học sinh lên bảng trình bày
 - Yêu cầu HS lớp nhận xét, bổ sung và hoàn thiện bài vào vở.
- HS lớp làm việc cá nhân
- HS đứng tại chỗ trả lời: 
Đường chéo của màn hình ti vi dài là :
21. 2,54 53,34 (cm)
- HS thảo luận nhóm 
Bài làm: Chu vi của hình chữ nhật là
 (10,234 + 4,7).2 = 29,886 30 m
Diện tích của hình chữ nhật là
10,234. 4,7 48 m2
- HS lớp làm việc cá nhân
- HS đứng tại chỗ trả lời: 
1 pao = 0,45 kg
 (pao) 2,22 (lb)
- HS lớp làm việc cá nhân, 4 HS lên bảng làm:
a) 14,61 - 7,15 + 3,2
Cách 1: 15 - 7 + 3 = 11
Cách 2: 14,61 - 7,15 + 3,2 = 10,66 11
b) 7,56. 5,173
Cách 1: 8. 5 = 40
Cách 2: 7,56. 5,173 = 39,10788 39
c) 73,95 : 14,2 
Cách 1: 74: 14 5
Cách 2: 73,95: 14,2 = 5,2077 5
d) 
Cách 1: 3
Cách 2: 
Hoạt động 3: Củng cố
	Yêu cầu HS nghiên cứu phần “Em có biết” và thực hiện
* Qui ước làm tròn số: Chữ số đầu tiên trong các chữ số bị bỏ đi nhỏ hơn 5 thì ta giữ nguyên bộ phận còn lại, nếu lớn hơn 5 thì cộng thêm 1 vào chữ số cuối cùng.
Hoạt động 4: Hướng dẫn về nhà
	- Thực hành làm theo HD của giáo viên về phần ''Có thể em chưa biết''
	- Thực hành đo đường chéo ti vi ở gia đình (theo cm)
	- Làm bài tập 98; 101; 104 tr 16; 17 – SBT 

Tài liệu đính kèm:

  • docDai so 7 tuan 8 10 - 11.doc