Bài giảng lớp 7 môn Hình học - Tiết 1 - Tuần 1 - Bài 1: Hai góc đối đỉnh

Bài giảng lớp 7 môn Hình học - Tiết 1 - Tuần 1 - Bài 1: Hai góc đối đỉnh

A/ Mục tiêu :

_ Hiểu thế nào là hai góc đối đỉnh .

_ Nêu được tính chất : Hai góc đối đỉnh thì bằng nhau .

_ Vẽ được góc đối đỉnh với một góc cho trước .

_ Nhận biết các góc đối đỉnh trong một hình .

- B/ Chuẩn bị :

GV : SGK , thước thẳng , thước đo góc , bảng phụ

 HS : SGK , thước thẳng , thước đo góc .

 

doc 4 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 542Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng lớp 7 môn Hình học - Tiết 1 - Tuần 1 - Bài 1: Hai góc đối đỉnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1	Tiết 1 :
Chương I : ĐƯỜNG THẲNG VUÔNG GÓC – ĐƯỜNG THẲNG SONG SONG
§1 HAI GÓC ĐỐI ĐỈNH
A/ Mục tiêu : 
_ Hiểu thế nào là hai góc đối đỉnh .
_ Nêu được tính chất : Hai góc đối đỉnh thì bằng nhau .
_ Vẽ được góc đối đỉnh với một góc cho trước .
_ Nhận biết các góc đối đỉnh trong một hình .
 B/ Chuẩn bị : 
GV : SGK , thước thẳng , thước đo góc , bảng phụ 
 HS : SGK , thước thẳng , thước đo góc .
C/ Các hoạt động dạy và học : 
Hoạt động của HS
Hoạt động của HSø
Bài ghi
Hoạt động 1 : KTBC ( 5 phút )
 Vẽ hai đường thẳng xy vàx’y’ cắt nhau tại O. Nêu tên các góc được tạo thành.
 GV hướng dẫn HS nhận xét bài ở bảng.
Hoạt động 2 : ( 15 phút )
I/ Thế nào là hai góc đối đỉnh ?
GV : Em hãy nhận xét quan hệ về cạnh , về đỉnh của Ô1 vàÔÂ3
GV : giới thiệu ÔÂ1 và ÔÂ3 là hai góc đối đỉnh
GV : Cho HS trả lời ?1
-Thế nào là hai góc đối đỉnh ?
 GV: giới thiệu các cách nói khác nhau về hai góc đối đỉnh như SGK .
GV : Cho HS làm bài tập ?2 tr. 81 SGK
GV gọi HS nhận xét câu trả lời của bạn , GV uốn nắn .
Hoạt động 3 : ( 15 phút )
II/ Tính chất củahai góc đối đỉnh :
GV : Cho HS nhận xét về số đo hai góc đối đỉnh Ô1 vàÔ3 (bằng mắt )
GV : Dùng thước đo góc kiểm tra xem hai góc đối đỉnh có bằng nhau không ?
GV : Phát biểu nhận xét về số đo của hai góc đối đỉnh sau khi quan sát , đo đạc .
GV : Từ hình vẽ , nếu không đo ta có thể suy ra được Ô1và Ô3 bằng nhau không ?
 + Xét quan hệ giữa Ô1 và Ô2 , giữa Ô3 và Ô2
 + Ta có hệ thức nào từ hai góc kề bù ? 
 + Có nhận xét gì về (1) và (2)
 + Từ (3) ta suy ra được điều gì ? 
 + Ta có thể kết luận gì về số đo hai góc đối đỉnh ?
Hoạt động 4 : ( 8 phút ) Củng cố 
1. Làm bài tập 1 tr. 82 SGK
Gọi HS đọc đề
GV treo bảng phụ lên
Gọi HS khác nhận xét bài ở bảng .
2. Làm bài tập 2 tr. 82 SGK
GV hướng dẫn HS như bài tập 1
3. Làm bài tập 4 tr. 82 SGK
GV hướng dẫn HS sửa
4. Làm bài tập 7 trang 74 SBT
5. Làm bài tập 3 trang 74 SBT : GV tổ chức “ thi làm toán nhanh “
Chia lớp thành hai đội , mỗi đội chọn 5 HS , mỗi HS trong đội lần lượt lên làm từng câu . Đội nào làm nhanh , chính xác hơn sẽ thắng .
Gọi một HS lên bảng, các HS khác làm vào tập.
Các góc được tạo thành: yOy’ , y’Ox’ , xOx’ , x’Oy 
(hay Ô1 , Ô2 , Ô3 , Ô4 ) 
HS đứng tại chỗ trả lời :
Cạnh Oa và Oa’ lần lượt là tia đối của cạnh Ob và Ob’ , hai góc ấy có chung đỉnh . 
HS đứng tại chỗ trả lời ( nếu trả lời sai GV uốn nắn để câu trả lời hoàn chỉnh ) 
HS đứng tại chỗ trả lời . 
Hai góc ấy bằng nhau
Ô1 = Ô3
Hai góc đối đỉnh thì bằng nhau
Hai cặp góc kề bù
Ô1+ Ô2 = 1800 (1)
Ô3+ Ô2 = 1800(2)
Ô1 + ÔÂ2 = Ô3 + Ô2 (3)
Ô1 = Ô3
Hai góc đối đỉnh thì bằng nhau
HS đứng tại chỗ đọc
Gọi 2 HS lên bảng điền vào bảng phụ .
(Như BT 1).
Gọi 1 HS lên bảng, các HS khác làm vào tập.
Gọi HS đứng tại chỗ trả lời sau đó lên bảng vẽ hình minh họa
Hai đội cử HS đại diện lên bảng theo yêu cầu của GV
I/Thế nào là hai góc đối đỉnh ?
Hai góc đối đỉnh là hai góc mà mỗi cạnh của góc này là tia đối của một cạnh của góc kia
Hai góc O2 và O4 đối đỉnh
Hai góc O1 và O3 đối đỉnh
II/ Tính chất củahai góc đối đỉnh :
Hai góc đối đỉnh thì bằng nhau
Ô1 đối đỉnh với Ô3 Þ Ô1 = Ô3
( Ô1 đối đỉnh Ô4 Þ Ô1 = Ô4 )
Hoạt động 4 : ( 2 phút ) Dặn dò 
_ Học thuộc định nghĩa và tính chất hai góc đối đỉnh. Học cách suy luận.
_ Tập vẽ góc đối đỉnh với một góc cho trước.
_ Bài tập nhà : 5, 6, 7 trang 82, 83 SGK
Tuần 1	Tiết 2 :
LUYỆN TẬP
A. Mục tiêu :
_ HS hiểu thế nào là hai góc đối đỉnh,HS nắm và hiểu được tính chất hai góc đối đỉnh.
_Vẽ được góc đối đỉnh với một góc cho trước, nhận biết các góc đối đỉnh trong một hình.
_ Vận dụng được tính chất hai góc đối đỉnh để tính số đo góc.
B. Chuẩn bị : 
GV : Thước thẳng, thước đo góc, giấy mỏng, bảng phụ.
HS :Thước thẳng, thước đo góc, giấy mỏng.
C. Các hoạt động dạy và học : 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1 : KTBC ( 7 phút )
GV : Cho HS xem bảng phụ vẽ sẵn các hình sau và nêu câu hỏi: xem hình a, b, c, d, e. Hỏi các cặp góc nào đối đỉnh, cặp góc nào không đối đỉnh? Vì sao ?
Hoạt động 2 : Luyện tập ( 31 phút )
GV : Cho bài tập :
 Vẽ xÔy = 470. Hãy vẽ góc x’Oy’ đối đỉnh với góc xOy. Tính số đo x’Oây’.
GV : Kiểm tra cả lớp qua tập BT.
- Hướng dẫn HS nhận xét, sửa chữa.
-Khắc sâu cho HS:
 *Cách vẽ hai góc đối đỉnh.
 *Cách nhận ra hai góc đối đỉnh.
 *Vận dụng tính chất hai góc đối đỉnh.
BT 9 tr. 83 SGK : 
GV : Vẽ góc vuông xAy. Vẽ góc x’Ay’ đối đỉnh với góc xAy. Hãy viết tên hai góc không đối đỉnh.
GV : Gọi 1 HS lên bảng vẽ hình và giải
GV : Ta dùng dụng cụ nào để vẽ góc vuông?
- Muốn vẽ góc x’Ay’ đối đỉnh với góc xAy ta làm sao?
2.BT 5 tr. 82 SGK:
: a.Vẽ góc ABC có số đo bằng 56o 
GV : Gọi 1 HS lên bảng vẽ. Các HS khác vẽ vài vở .
 GV : Cho HS nhận xét và hướng dẫn sửa chữa. 
b.Vẽ góc ABC’ kề bù với góc ABC.Hỏi số đo của góc ABC’?
- Góc ABC’ thế nào với góc ABC? Muốn vẽ góc ABC’ kề bù với góc ABC ta vẽ thêm tia nào?
- Tia BC’ thế nào với tia BC?
- Góc ABC’ kề bù với góc ABC cho ta hệ thức nào về góc?
c. Vẽ góc C’BA’ kề bù với góc ABC’. Tính số đo góc C’BA’?
- Góc C’BA’thế nào với góc ABC’?
- Muốn vẽ góc C’BA’ kề bù với góc ABC’ ta cần vẽ thêm tia nào?
- Tia BA’ phải thế nào với tia BA?
- Góc C’BA’ kề bù với góc ABC’ cho ta hệ thức nào về góc?
- Cho HS nhận xét các hình vẽ và giải bài ở bảng lớn và bảng con. Hướng dẫn HS nhận xét và sửa chữa.
- Nếu HS giải bằng cách sử dụng hai góc kề bù, GV cho HS giải cách khác bằng cách dùng tính chất hai góc đối đỉnh.
- Cho HS so sánh hai cách giải và khắc sâu cho HS sử dụng tính chất hai góc đối đỉnh giải nhanh hơn tính chất hai góc kề bù.
BT 7 tr. 83 SGK :
GV : Ba đường thẳng xx’, yy’, zz’ cùng đi qua điểm O. Hãy viết tên các cặp góc bằng nhau.
- Hướng dẫn HS tìm các cặp góc đối đỉnh.
- Ngoài 6 cặp góc bằng nhau trên, còn có các góc nào bằng nhau nữa?
Hoạt động 2 : Củng cố ( 5 phút )
GV : Gọi HS nhắc lại định nghĩavà tính hai góc đối đỉnh.
HS : Quan sát 5 hình bên và trả lời:
Hình a, c, d : các cặp góc không đối đỉnh vì:
Hình a: 1 cạnh của góc này không là tia đối 1 cạnh của góc kia.
Hình c: cặp góc không có đỉnh chung.
Hình d: không có cạnh nào của góc này là tia đối 1 cạnh của góc kia.
Hình b, e: các cặp góc đối đỉnh vì mỗi cạnh của góc này là tia đối 1 cạnh của góc kia.
- Cả lớp vẽ hình và làm vào bảng con.
x’Ôây’ = xÔy = 470 ( 2 góc đối đỉnh)
HS : đọc kỹ đề, vẽ hình và giải BT.
HS : xÂy và xÂy’là một cặp góc vuông không đối đỉnh.
HS : Ê ke.
 Vẽ hai tia đối của góc đã cho.
HS : vẽ vào vở
HS : đọc đề và cả lớp vẽ vào vở
Ta có :ABÂC’ + ABÂC = 1800 ( 2 góc kề bù ).
ABÂC’= 1800 – ABÂC= 1800 – 560
ABÂC’= 1240
c. Ta có :
 A’BÂC’ + ABÂC’ = 1800 ( 2 góc kề bù ). 
 A’BÂC’ = 1800 - ABÂC’ = 1800 - 1240 ; A’BÂC’ = 560. 
Cách 2 : 
 A’BÂC’ = ABÂC = 560 ( 2 góc đối đỉnh )
A’BÂC = ABÂC’ = 1240 ( 2 góc đối đỉnh )
HS : góc A’BC bằng 560
HS đứng tại chỗ trả lời.
HS : Đứng tại chỗ trả lời
Hoạt động 4 : Dặn dò ( 3 phút )
_ Học thuộc định nghĩa và tính chất hai góc đối đỉnh.Làm BT 8 , 6 tr. 83 SGK. 	
_ Chuẩn bị tiết sau mang một tờ giấy A4, thước thẳng, êke, thước đo góc.
_ Xem trước bài “ Hai đường thẳng vuông góc”, .,

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 1.doc