Bài giảng lớp 7 môn Hình học - Tiết 11: Luyện tập (tiếp theo)

Bài giảng lớp 7 môn Hình học - Tiết 11: Luyện tập (tiếp theo)

MỤC TIÊU

Nắm vững quan hệ giữa hai đường thẳng vuông góc hay song song với đường thẳng thứ 3.

Tập suy luận.

B – CHUẨN BỊ

 Thước, Ê ke, bảng phụ

C – TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY

 

doc 5 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 676Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng lớp 7 môn Hình học - Tiết 11: Luyện tập (tiếp theo)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 11: 	LUYỆN TẬP
A – MỤC TIÊU 
Nắm vững quan hệ giữa hai đường thẳng vuông góc hay song song với đường thẳng thứ 3.
Tập suy luận.
B – CHUẨN BỊ 
	Thước, Ê ke, bảng phụ
C – TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY 
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung ghi bảng 
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ 12 phút 
Học sinh1: phát biểu tính chất 1 và làm bài tập 42
b) a có song song với b . Vì a và b cùng vuông góc với c.
Học sinh 2: phát biểu tính chất 2 và làm bài tập 43.
c có vuông góc với b vì b//a và c^a
Học sinh 3: làm bài tập 44.
b có song song với c vì cả b,c cùng song song với a.
c)Phát biểu : hai đường thẳng phân biệt cùng song song với đường thẳng thứ 3 thì song song nhau.
Hoạt động 2: Luyện tập 30 phút 
Bài 45
Giáo viên: yêu cầu hs đọc đề
Học sinh lên bảng vẽ hình ghi tóm tắt bằng kí hiệu
Học sinh suy nhĩ và trả lời tại chỗ, giáo viên ghi
Giáo viên: cho hs nhận xét bài của bạn rồi tổng hợp đánh giá.
Giáo viên: chốt lại 
Bài 46
Giáo viên: cho hs đọc đề. 
Rồi quan sát hình trả lời 
Giáo viên: muốn tính góc C ta dựa vào góc nào? (D) Vì sao? (Hai góc trong cùng phía bù nhau.
Giáo viên: Vận dụng kiến thức nào để giải?
Giáo viên: hướng dẫn 
à Hs lên bảng.
Ơ lớp hoạt động cá nhân
Học sinh nhận xét bài làm trên bảng
Bài 47
Giáo viên: yêu cầu cho hs đọc đề và quan sát hình 32 
Học sinh nêu cách giải
Hoạt động tương tự bài 46, học sinh hoạt động nhóm trên bảng phụ.
Đại diện nhóm trình bày
Giáo viên chốt kiến thức và chuyển sang hoạt động 4 
Hoạt động 4: Kiểm tra 15 phút 
Đề:
1/ Điền vào những chỗ còn trống
a/ nếu a^c và b^c thì . . . . . . 
b/ Nếu a//b và c^a thì . . . . . .
c/ Nếu a//b và a//c thì . . . . . . 
2/ cho ba đường thẳng: a//b//c, vẽ d sao cho d^b. tại sao d^a và d^c.
Hoạt động 4: Dặn dò 3 phút 
	Về nhà học lại các tính chất và làm lại các bài đã giải, xem trước bài Định lí
Bài 45 sgk:
Đề cho :d’//d, d”//d, d’ và d” phân biệt.
Suy ra : d’//d”
Bài làm
Nếu d’ cắt d” tại điểm M thì M không thể nằm trên d, vì MỴd’ và d’//d.
Qua điểm M nằm ngoài d, vừa có d’//d, vừa có d”//d thì trái với tiên đề ơclit.
Vậy d’ và d” không cắt nhau hay d’//d”.
Bài 46 sgk
a) a//b vì cùng vuông góc với đường thẳng AB.
b)D+C=1800 (hai góc trong cùng phía)
C	=1800-D
C	=1800-1200 
C =600
Bài 47 sgk
Ta có: a//b mà a ^ AB tại A Þ b^AB tại B
Þ B=900
D+C=1800(2 góc trong cùng phía)
D	=1800-C
D=1800-1300
D=500 
Tiết 12:	 ĐỊNH LÝ
A – MỤC TIÊU 
Học sinh biết cấu trúc của một định lý.
Biết thế nào là chứng minh một định lý.
Biết đưa một định lý về dạng: Nếu  Thì.
Làm quen với logic mệnh đề p Þ q.
B – CHUẨN BỊ 
	Thước kẻ, bảng phụ, Ê ke
C – TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY 
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung ghi bảng 
Hoạt động 1: kiểm tra và Đặt vấn đề – 7 phút 
Học sinh 1: phát biểu tiên đề Ơclit, vẽ hình minh hoạ.
Học sinh 2: Phát biểu tính chất hai đường thẳng song song, vẽ hình minh hoạ.
Gv: tiên đề Ơclit và tính chất 2 đường thẳng song song đều là những khẳng định đúng. Nhưng tiên đề Ơclit được khẳng định qua hình vẽ, qua kinh nghiệm thực tế. Còn tính chất hai đường thẳng song song được suy ra từ những khẳng định được coi là đúng. Đó là định lý. Vậy định lý là gì? Gồm những phần nào? Thế nào là chứng minh định lý?
Giáo viên ghi bảng
Hoạt động 1: Tìm kiến thức mới - 13 phút 
Giáo viên: cho nghiên cứu phần định lý trang 96 sgk
Giáo viên: thế nào là 1 định lý?
Học sinh: 
Giáo viên: cho hs phát biểu định lý ở bài “từ góc vuông đến song song”.
Giáo viên: hãy lấy thêm vài ví dụ về định lý?
Giáo viên: chốt vấn đề.
Giáo viên: cho hs nhắc lại định lí “hai góc đối đỉnh thì bằng nhau” vẽ hình kí hiệu trên hình
Giáo viên: trong ví dụ trên đề bài cho gì? à đó là phần nào củ Đl
Điều phải suy ra là gì? à đó là kết luận.
Gv: mỗi định lý gồm mấy phần? Đó là những phần nào?
 Giáo viên chốt:
Mỗi định lý đều có thể phát biểu dưới dạng “nếu thì” phần nằm giữa từ “nếu” và “thì” là giả thiết. Sau từ “thì” là kết luận
Gv yêu cầu hs phát biểu lại tính chất hai góc đối đỉnh dưới dạng “Nếu thì”
Cho hs ghi GT-KL dưới dạng kí hiệu
Cho hs làm bài [?2]
Gv: quay trở lại hình vẽ: 2 góc đối đỉnh thì bằng nhau.
Gv: để kết luậnÔ 1 = Ô 2 ở định lý này ta đã dùng suy luận như thế nào?
Gv; quá trình suy luận đi từ giả thuyết đến kết luậnà chứng minh định lý.
Hoạt động 2: Chứng minh định lí – 15 phút 
Gv: yêu cầu hs đọc định lý, quan sát hình vẽ, giả thiết, kết luận của đlý.
Cho hs thảo luận nhóm trên bảng phụ theo câu hỏi sau:
1)tia phân giác của 1 góc là gì?
2)Om,On là phân giác của góc xOz, góc xOy ta có điều gì?
3)tại sao+=?
4)tại sao 
(Giáo viên treo bảng phụ các câu hỏi) 
Học sinh đại diện nhóm trình bày.
Giáo viên: sửa sai và treo bảng phụ bài chứng minh hoàn chỉnh cho học sinh theo dõi và yêu cầu học sinh về nhà trình bày vào vở ghi như SGK.
Giáo viên chốt lại:
Qua ví dụ này , em nào cho biết muốn chứng minh định lý định lý ta cần làm gì?
-Vẽ hình
-Ghi GT-KL
-Từ ghi GT đưa ra khẳng định, căn cứ đến kết luận
Gv: cho hs lên bảng làm câu a,b. Hs nhận xét bài làm.
 Hoạt động 3: Củng cố – dặn dò (10 phút) 
? Thế nào là chứng minh Đl
? Muốn Cm Đl ta cần làm những bước nào?
Học sinh trả lời 
Bài 49, 50:
Học sinh đọc, suy nghĩ và trả lời tại chỗ
Về nhà 
Học bài, học kỹ phần chứng minh định lí SGK, làm bài phần luyện tập. Tiết sau luyện tập 
1. Định lý:
Định lý là một khẳng định suy ra từ những khẳng định được coi là đúng.
Trong mỗi định lý gồm có hai phần:
+Điều đã cho là giả thiết(Gt)
+Điều suy ra là kết luận(Kl)
GT
Ô1,Ô2 đđỉnh
KL
Ô 1 = Ô 2
[?2]
GT: hai đường thẳng phân biệt cùng song song với đường thẳng thứ 3.
KL: Chúng song song với nhau
b)
GT
a//b, c//b
KL
a//b
2. Chứng minh định lý:
(SGK)
Bài 49 sgk
a)GT: một đường thẳng cắt 2 đường thẳng sao cho có một cặp góc so le trong bằng nhau.
KL: hai đường thẳng đó song song 
b)GT: một đường thẳng cắt 2 đường thẳng song song 
KL: hai góc so le trong bằng nhau
Bài 50 sgk
a)chúng song song nhau
b)
GT
a^c, b^c
KL
a//b

Tài liệu đính kèm:

  • doc3. TIET 11-12.doc