Bài giảng lớp 8 môn Hình học - Tiết 11: Luyện tập

Bài giảng lớp 8 môn Hình học - Tiết 11: Luyện tập

. MỤC TIÊU:

+ Kiến thức: Củng cố và hoàn thiện hơn về lý thuyết, hiểu biết sâu sắc hơn về các khái niệm cơ bản về đối xứng trục.

+ Kỹ năng: Thành thạo việc vẽ hình đối xứng của một điểm, 1đoạn thẳng, đường thawngr, tam giác qua trục d cho trước. Vận dụng tính chất hai hình đối xứng nhau để giải bài tập.

+ Thái độ: Rèn tính cẩn thận, khả năng suy luận lô gíc

B. CHUẨN BỊ:

GV: Com pa, thước kẻ , bảng phụ.

 

doc 10 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 598Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng lớp 8 môn Hình học - Tiết 11: Luyện tập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết 11: Luyện tập
A. Mục tiêu:
+ Kiến thức: Củng cố và hoàn thiện hơn về lý thuyết, hiểu biết sâu sắc hơn về các khái niệm cơ bản về đối xứng trục.
+ Kỹ năng: Thành thạo việc vẽ hình đối xứng của một điểm, 1đoạn thẳng, đường thawngr, tam giác qua trục d cho trước. Vận dụng tính chất hai hình đối xứng nhau để giải bài tập.
+ Thái độ: Rèn tính cẩn thận, khả năng suy luận lô gíc
B. chuẩn bị:
GV: Com pa, thước kẻ , bảng phụ. 
HS : Dụng cụ học tập.
C. Phương pháp:
	Luyện tập + hoạt động nhóm.
D. Tiến trình lên lớp:
 Tổ chức: 8a: 8b:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1 : kiểm tra
1. Phát biểu định nghĩa hai điểm đối xứng qua một đường thẳng?
2.Cho đoạn thẳng AB và d, hãy dựng đoạn A'B' đối xứng với AB qua d?
Tổ chức cho HS nhận xét cho điểm
 Một HS lên bảng thực hiện theo yêu cầu của GV
Lớp nhận xét bài của bạn
Hoạt động 2: Chữa bài tập cho về nhà
 Bài 36(SGK)
Gọi một HS lên bảng chữa
Kiểm tra bài làm của một số em dưới lớp
Sau 10 phút tổ chức cho HS dưới lớp nhận xét
Vẽ góc xÔy = 500; A thuộc xÔy.
Vẽ B đối xứng A qua ox
Vẽ C đối xứng A qua oy
Ta có ox là trung trực của AB OA =OB (1)
 oy là trung trực của AC OA =OC (2)
Từ (1) và (2) OB =OC
Do ∆OAC và ∆OAB cân tại O có Oy và Ox là hai đường phân giác
Ô1 = Ô2 và Ô3 =Ô4
Ô1 + Ô2 + Ô3 +Ô4=2(Ô1 + Ô2)
 = 2xÔy = 2. 500= 1000 
Hoạt động 3: Luyện tập giải bài tập
Bài 39 (SGK)
-GV gọi HS đọc đề bài và vẽ hình 60 lên bảng
-Tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm. 
Vẽ hình và tìm cách chứng minh
Sau 5 phút gọi đại diện nhóm lên vẽ hình và nêu hướng chứng minh.
Yêu cầu HS trả lời phần b.
Có thể phát biểu bài toán trên dưới dạng khác như thế nào?
Bài 41 (SGK)
-Yêu cầu HS thảo luận nhóm? 
-Sau 3 phút đại diện nhóm lên trình bày.
Bài 40 (SGK)
-Yêu cầu HS quan sát 4 biển báo giao thông và giới thiệu đây là 4 biển báo nguy hiểm.
?Biển báo nguy hiểm có dạng hình gì.
?Biển nào có trục đối xứng
?Hãy phát biểu lại các định nghĩa hai điểm, hai hình đối xứng qua một đường thẳng.
Định nghĩa trục đối xứng của một hình.
Nêu tính chất hai hình đối xứng qua một đường thẳng?
 Bài 39 (SGK)
Cách chứng minh 
+ AD +DB =BC
+ EB +EC >BC
d
Giải
Do A và C đối xứng qua d và D thuộc d DA =DC AD +DB = CD +DB = BC
Khi E không trùng D xét tam giác BEC có:
EB +EC >BC ( bất đẳng thức tam giác)
hay BC < EB +EC 
 AD +DB < AE +EB ( E ≠D) do vậy Tú nên đi theo con đường AD và BD
Bài 41 (SGK)
HS thảo luận nhóm trả lời
Câu đúng là a, b, c
Câu sai là d vì đoạn thẳng AB có hai trục đối xứng là đường trung trực của AB và đoạn thẳng AB
 Bài 40 (SGK)
Nhận biết 4 biển báo nguy hiểm trong các biển giao thông
Chỉ ra các biển: a, b, d có trục đối xứng
 c. không có trục đối xứng
Lần lượt HS trả lời câu hỏi
Hoạt động 4: Củng cố - Hướng dẫn về nhà
+ Xem kỹ các bài tập đã chữa, học kỹ lý thuyết.
+ Làm bài 42 (SGK).
+ Đọc trước bài hình bình hành.
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết 12: Hình bình hành
A. Mục tiêu:
+ Kiến thức: HS hiểu được định nghĩa hình bình hành, tính chất và dấu hiệu nhận biết hình bình hành.
+ Kỹ năng: Biết vẽ hình bình hành dựa vào các dấu hiệu nhận biết và biết được tứ giác là hình bình hành. Bước đầu biết chứng minh một tứ giác là hình bình hành.
+ Thái độ: Rèn tính cẩn thận, chính xác, tư duy lô gíc.
B. Chuẩn bị:
 GV: Thước, com pa, mô hình hình bình hành.
 HS : Dụng cụ học tập.
C. Phương pháp:
	Vấn đáp gợi mở, trực quan
D. Tiến trình lên lớp:
 Tổ chức: 8a: 8b:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1: Kiểm tra
1/ Phát biểu định nghĩa hình thang, hình thang vuông, hình thang cân? Nêu các tính chất của hình thang cân?
Gọi 1 HS lên bảng trả lời, dưới lớp nghe, nhận xét bổ xung. GV chốt lại các kiến thức về hình thang cân. Vẽ hình 
A
B
C
D
1000
800
800
?Tứ giác này có gì đặc biệt
-Đặt vấn đề vào bài.
1 HS trả lời trên bảng
Lớp nghe, nhận xét
Hoạt động 2: Định nghĩa hình bình hành
-Tứ giác ABCD như trên gọi là hình bình hành.
? Em hiểu tứ giác ntn là hình bình hành?
GV gọi vài HS phát biểu. Hãy vẽ hình bình hành vào vở.
?Hình bình hành có phải là hình thang không.
?Khi nào hình thang là hình bình hành.
-Hình bình hành là hình thang. Vậy hình bình hành có tính chất gì?
?BH là hình thang đặc biệt vậy HBH còn có tính chất gì nữa.
A
B
C
D
Định nghĩa (SGK)
ABCD là hình bình hành AB//CD 
 AD//BC
HBH là hình thang có hai cạnh bên song song
HS nêu lên các tính chất của hình thang
Hoạt động 3: Tính chất của hình bình hành
GV Tổ chức cho hs làm ?2 
-Yêu cầu HS thảo luận nhóm, rút ra nhận xét về các cạnh, các góc, đường chéo hành HBH.
-GV giới thiệu định lý.
Viết GT, KL và tìm cách chứng minh.
?Dựa vào đâu để chứng minh các cạnh đối bằng nhau.
?Dựa vào đâu để chứng minh góc đối bằng nhau, hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường. 
 -HS thảo luận nhóm làm ?2 
Vẽ hình, tiến hành đo, rút ra nhận xét và phát biểu thành định lý.
Định lý (SGK)
GT HBH: ABCD
KL a. AB =CD; AD =BC
 b. 
 c. AC BD =I; IA =IC;IB =ID
Chứng minh(SGK)
Nêu cách chứng minh từng phần
Phát biểu thành định lý
Hoạt động 4: Dấu hiệu nhận biết hình bình hành
?Theo em có những cách nào để nhận biết một tứ giác là hình bình hành.
 (yêu cầu HS thảo luận nhóm)
GV cho các nhóm trình bày. 
Chốt lại kiến thức bằng cách treo bảng phụ ghi các dấu hiệu nhận biết HBH.
-Dùng mô hình tứ giác động thể hiện dấu hiệu trên
-Yêu cầu HS làm theo nhóm ?3
-Thảo luận theo nhóm bàn, nêu các dấu hiệu nhận biết một tứ giác là HBH.
Trình bày theo yêu cầu của GV.
HS làm ?3 (Hình 70c không là hbh)
Hoạt động 5: Củng cố - Hướng dẫn về nhà
+ Học bài nắm vững định nghĩa, dấu hiệu, tính chất HBH
+ Chứng minh tính chất của HBH vào vở.
+ BTVN 43,44,45( SGK).
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết 13: Luyện tập
A. Mục tiêu:
+ Kiến thức: Củng cố khắc sâu cho HS về định nghĩa , tính chất, dấu hiệu nhận biết tứ giác HBH.
+ Kỹ năng: HS vận dụng được các dấu hiệu nhận biết HBH vào chứng minh một số bài tập, sử dụng tính chất HBH vào chứng minh các đoạn thẳng bằng nhau, các góc bằng nhau.
+ Thái độ: Rèn tính cẩn thận, tư duy lô gíc
B. Chuẩn bị:
GV: Thước, com pa.
 HS: Dụng cụ học tập
C. Phương pháp:
	 Luyện tập + HĐ nhóm
D. Tiến trình lên lớp:
Tổ chức: 8a: 8b:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1: Kiểm tra
1/ Nêu định nghĩa, tính chất của HBH?
2/ Các dấu hiệu nhận biết HBH.
-Bài 43( sgk)
-GV đánh giá cho điểm
1 HS lên bảng trình bày.
Dưới lớp nghe và nhận xét.
Hoạt động 2: Chữa bài tập cho về nhà
 Bài 44( SGK)
-GV nêu đề bài và vẽ nhanh hình lên bảng.
-Gọi 1 HS lên bảng trình bày.
-Kiểm tra vở bài tập của vài em.
Sau khi HS trình bày tổ chức cho lớp nhận xét.
GV nhận xét đánh giá bài làm của HS.
?Còn có cách nào khác chứng minh BE//= DF không. hãy nêu cách chứng minh?
Chứng minh ∆ABE= ∆CDF
A
B
C
D
E
F
Bài 44(SGK)
GT HBH ABCD; AE =ED; FB =FC
KL BE //DF; BE =DF
Chứng minh
Theo GT ABCD là hình bình hành
AD //BC hay BE//DF 
AD =BC AD = BC hay DE =BF
có DE //BF DEBF là hình thang.
Lại có DE =BF BE//DF và BE =DF
 ( tính chất của hình thang)
Hoạt động 3: Luyện tập giải bài tập 
1
2
2
1
A
B
C
D
Bài toán: Chứng minh rằng:
a/Nếu một tứ giác có hai cặp cạnh đối song song và bằng nhau thì các cặp cạnh đối song song và bằng nhau.
b/Nếu một tứ giác có hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường thì các cạnh đối song song
-Tổ chức HS làm bài tập theo dãy
 Dãy 1 làm câu a
 Dãy hai làm câu b
Sau đó gọi hai đại diện của hai nhóm lên trình bày song song trên bảng và tổ chức cho HS toàn lớp nhận xét.
Yêu cầu hai em khác mỗi em viết một sơ đồ phân tích đi lên để chứng minh từng phần.
-Cho HS phát biểu lại hai đấu hiệu nhận biết.
Bài 46( SGK)
-Tổ chức cho HS làm bài .HS làm việc cá nhân.
Gọi vài HS trả lời và giải thích để suy ra đáp án chung
Thế nào là HBH? HBH có tính chất gì?
Có mấy cách chứng minh tứ giác là HBH?
 HS suy nghĩ vẽ hình	 
Chứng minh.
a. HS1
GT ABCD: AB//CD
KL AD//BC; AD =BC
CM
 Kẻ AC xét ∆ABCvà ∆CDA 
 ∆ABC = ∆CDA
 (c.g.c) 
Có (so le trong); 
 AC chung; 	
 AB =CD (GT)
 AD =BC và AD//BC
1
1
2
1
A
B
C
DDDF
I
2
2
3
4
b. HS 2;	
GT ABCD: AB//CD
 AC∩CD =I 
KL AB//CD; AD //BC 
Chứng minh:
xét ∆AIBvà ∆CID có (đối đỉnh)	 
 IA=IC (GT) 
 IB =ID (GT)
 ∆AIB = ∆CID (c-g-c) 
 AB//CD
xét ∆AIDvà ∆CIB có (đối đỉnh)	 
 IB=ID (GT) 
 IA =IC (GT)
 ∆AID= ∆CIB (c-g-c) 
 AD//BC
 Bài 46( SGK)
HS hoạt động cá nhân
Đúng: a; b
Sai: c; d
HS trả lời theo yêu cầu của GV
Hoạt động 4: Củng cố - Hướng dãn về nhà
-Học lại toàn bộ nội dung lý thuyết
-Xem kỹ lại các bài tập đã chữa, chứng inh các dấu hiệu còn lại
-Làm bài 47; 48;49(SGK)
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết 14: Đối xứng tâm
A.Mục tiêu:
+ Kiến thức: HS hiểu khái niệm hai điểm đối xứng tâm hai hình đối xứng và khái niệm hình có tâm đối xứng.
+ Kỹ năng: Có kỹ năng vẽ một đoạn thẳng đối xứng với một đoạn thẳng qua một điểm cho trước, biết chứng minh hai điểm đối xứng qua một tâm.
+ Thái độ: Rèn tính cẩn thận, tư duy lô gíc
B. Chuẩn bị: 
GV: Thước kẻ, Com pa 
 HS: Dụng cụ học tập
C. Phương pháp:
	Vấn đáp gợi mở – Trực quan
D. Tiến trình lên lớp:
Tổ chức: 8a: 8b:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1: Kiểm tra
1/Cho điểm O và điểm A hãy vẽ điểm A’ sao cho O là trung điểm của AA’
Gọi 1 HS nêu cách vẽ vài HS khác vẽ trên bảng.
Tổ chức cho HS nhận xét và cho điểm
A’
A
O
HS làm ra nháp 
HS1 lên bảng vẽ
-HS dưới lớp nhận xét.
Hoạt động 2: Hai điểm đối xứng qua một điểm
-Hãy làm bài tập trên vào vở
-GV giới thiệu hai điểm đối xứng qua một điểm.
? em hiểu ntn về hai điểm đối xứng qua một điểm.
?Để chứng minh A, A’ đối xứng nhau qua điểm O ta chứng minh như thế nào.
?Vẽ A’ đối xứng với A qua O ta vẽ như thế nào.
 ?Theo em điểm đối xứng của điểm O qua tâm O là điểm nào?
A’
A
O
Định nghĩa:
AA’ đối xứng nhau qua O khi chỉ khi O là trung điểm của AA’ khi đó O được gọi là tâm đối xứng và kiểu đối xứng này gọi là đối xứng tâm.
-Để chứng minh A và A’ đối xứng nhau ta chứng minh: O nằm giữa AA’
 OA =OA’
-Quy ước điểm đối xứng của O qua O chính là điểm O.
Hoạt động 3: Hai hình đối xứng qua một điểm
-Tổ chức cho hs làm ?2
Cho đoạn thẳng AB và điểm O thuộc đoạn thẳng AB
Vẽ A’ đối xứng với A qua O
Vẽ B’ đối xứng với B qua O
Lấy C thuộc AB vẽ C’ đối xứng với C qua AB.
C’ có thuộc A’B’ không? vì sao?
?Thế nào là hai hình đối xứng qua một điểm.
?Để chứng minh hai đoạn thẳng AB và A’B’ đối xứng nhau qua O ta làm như thế nào.
-GV cho hs quan sát hình 77, 78(sgk)
?Hãy chỉ ra các cặp điểm đối xứng nhau qua O trên hình vẽ
?Hai hình đối xứng nhau qua một điểm thì có tính chất gì.
HS làm vào vở	
 A C	B
O
	 B’ C’ A’
Người ta chứng minh được:
-Mỗi điểm thuộc đoạn thẳng AB đối xứng với mỗi điểm thuộc đoạn thẳng A’B’. Khi đó ta nói A’B’ và AB đối xứng nhau qua O
-HS nêu định nghĩa hai hình đối xứng SGK
-Để chứng minh AB và A’B’ đối xứng nhau qua O ta chứng minh hai điểm A’ và B’ lần lượt là điểm đối xứng của A và B qua O
HS quan sát hình trả lời câu hỏi của GV
Tính chất: Hai điểm, hai đoạn thẳng, hai tam giác, hai góc đối xứng nhau qua tâm O thì bằng nhau.
Hoạt động 4: Hình có tâm đối xứng
-Hãy vẽ HBH ABCD gọi O là giao điểm của AC và BD. 
? Tìm hình đối xứng với mỗi cạnh của HBH ABCD qua O.
?Điểm đối xứng với mỗi điểm của HBH ABCD nằm ở đâu.
?Vậy khi nào O là tâm đối xứng của hình H.
Yêu cầu HS làm câu hỏi ?3
A
B
C
D
O
HS vẽ hình và nêu	
AB và CD; AD và BC đối xứng nhau qua O vì: OA =OC; OB =OD
-Điểm đối xứng với mỗi điểm của HBH ABCD qua O đều thuộc HBH ABCD. Ta nói O là tâm đối xứng của HBH ABCD.
Định nghĩa (SGK).
HS làm ?3
Hoạt động 5: Củng cố - Hướng dẫn về nhà
-Học bài theo SGK và vở ghi.
-Làm bài tập 51, 53, 57 (SGK)
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết 15: Luyện tập
A. Mục tiêu:
- Kiến thức: HS được củng cố và khắc sâu khái niệm về điểm đối xứng tâm
- Kỹ năng: Rèn kỹ năng chứng minh hai điểm đối xứng nhau qua một điểm, hai hình đối xứng với nhau qua một điểm.
- Thái độ: Rèn tính cẩn thận tư duy lô gíc cho HS
B. Chuẩn bị: 
GV: Thước, com pa, bảng phụ.
HS : Dụng cụ học tập
C. Phương pháp:
	 Thực hành luyện tập + HĐ nhóm
D. Tiến trình lên lớp: 
Tổ chức: 8a: 8b:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1: Kiểm tra
HS1 : Phát biểu định nghĩa hai điểm đối xứng qua một điểm, hai hình đối xứng qua một điểm.
HS2: Cho đoạn thẳng AB và O không thuộc đoạn thẳng AB:
Hãy vẽ đoạn thẳng A’B’ đối xứng với AB qua O
Qua C thuộc AB vẽ đường thẳng d cắt A’B’ tại C’.
Chứng minh C và C’ đối xứng nhau qua O.
Tổ chức cho HS nhận xét và cho điểm.
Đọc kỹ đề bài và làm vào vở.
Hai HS lên bảng thực hiện theo yêu cầu của GV
HS nhận xét bài của bạn
Hoạt động 2:Luyện tập
A
E
B
M
D
C
I
Bài 53(SGK)
Gọi 1HS lên bảng giải
Tổ chức cho HS nhận xét
Bài 54(SGK)
Yêu cầu 1 HS đọc đề bài
-Tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm nhỏ
Trình bày lời giải
GV chốt lại vấn đề bằng cách đưa lời giải lên bảng phụ.
Bài 53(SGK)	
GT ∆ABC: MBC	 	
 ME//AC; MD//AB
 IE =ID
KL M đối xứng A qua I 	C
Chứng minh:
Do ME//AC; MD//AB ADME làHBH
Nên AM∩DE =I IA =IM
 M và A đối xứng với nhau qua I
3
2
1
4
A
B
C
y
x
O
Bài 54(SGK)	
Lời giải
Do A và B đối xứng nhau qua Ox 
 OA =OB(1) và (2)
Do A và C đối xứng nhau qua Oy 
 OA =OC(3) và (4).
Từ (1) và (3) OB =OC
Từ (3); (4) có:
 C, O, B thẳng hàng (6)
Từ (5) và (6) B và C đối xứng qua O
Hoạt động 3: Kiểm tra 15 phút
Cho HBH ABCD. Gọi O là giao điểm của hai đường chéo. đường thẳng d qua O cắt AB, CD tại M và N. CMR: M và N đối xứng nhau qua O
Hoạt động 4: Hướng dẫn về nhà
-Ôn lại các kháI niệm về đối xứng trục, đối xứng tâm
-Xem lại các bài đã chữa. So sánh khái niệm đối xứng trục, đối xứng tâm.
-Tìm các hình có trục đối xứng và có tâm đối xứng.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 11-15.doc