Bài giảng lớp 8 môn Hình học - Tiết 67: Ôn tập chương IV

Bài giảng lớp 8 môn Hình học - Tiết 67: Ôn tập chương IV

Mục tiêu:

1/Kiến thức:– HS được hệ thống hoá các kiến thức về hình thức lăng trụ đứng và hình chóp đều đã học trong chương.

2/Kĩ năng:– Vận dụng các công thức đã học vào các dạng bài tập (nhận biết, tính toán )

 – Thấy được mối liên hệ giữa các kiến thức đã học với thực tế.

3/Thái độ: - Giáo dục học sinh tính cẩn thận, tình yêu toán học.

B. Chuẩn bị

 GV:– Bảng tổng kết Hình lăng trụ, Hình hộp, Hình chóp đều. (tr 126, 127 SGK).

– Thước thẳng, phấn màu.

 HS : – Làm các câu hỏi ôn tập chương và bài tập

doc 4 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 696Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng lớp 8 môn Hình học - Tiết 67: Ôn tập chương IV", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn:
Giảng:
Tiết 67: Ôn tập chương IV
A. Mục tiêu:
1/Kiến thức:– HS được hệ thống hoá các kiến thức về hình thức lăng trụ đứng và hình chóp đều đã học trong chương.
2/Kĩ năng:– Vận dụng các công thức đã học vào các dạng bài tập (nhận biết, tính toán)
 – Thấy được mối liên hệ giữa các kiến thức đã học với thực tế.
3/Thái độ: - Giáo dục học sinh tính cẩn thận, tình yêu toán học.
B. Chuẩn bị 
 GV:– Bảng tổng kết Hình lăng trụ, Hình hộp, Hình chóp đều. (tr 126, 127 SGK).
Thước thẳng, phấn màu.
 HS : – Làm các câu hỏi ôn tập chương và bài tập.
 – Ôn tập khái niệm các hình và các công thức tính diện tích xung quanh diện tích toàn phần, thể tích các hình.
 – Thước kẻ, bút chì, 
C.Phương pháp: - Vấn đáp gợi mở + Hoạt động nhóm.
D. Tiến trình lên lớp:
 Tổ chức: 8a: 8b:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1: Ôn tập lý thuyết
GV đưa ra hình vẽ phối cảnh của hình hộp chữ nhật.
Sau đó GV đặt câu hỏi :
– Hãy lấy ví dụ trên hình hộp chữ nhật
+ các đường thẳng song song 
+ các đường thẳng cắt nhau
+ hai đường thẳng chéo nhau
+ đường thẳng song song với mặt phẳng, giải thích.
+ đường thẳng vuông góc với mặt phẳng, giải thích.
+ hai mặt phẳng song song với nhau, giải thích.
+ hai mặt phẳng vuông góc với nhau, giải thích
– GV nêu câu hỏi 1 tr 125, 126 SGK.
– GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi 2 SGK.
GV đưa tiếp hình vẽ phối cảnh của hình lập phương và hình lăng trụ đứng tam giác để HS quan sát.
– GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi 3.
Tiếp theo GV cho HS ôn tập, khái niệm và các công thức.
Hình lăng trụ đứng
Hình
Sxq
STP
V
Lăng trụ đứng
Sxq = 2p.h
p : nửa chu vi đáy.
h : chiều cao
STP = Sxq+ 2Sđ
 V = S.h
S : diện tích đáy
h : chiều cao 
Chóp đều
Sxq = p.d
p : nửa chu vi đáy.
d : trung đoạn
STP= Sxq + Sđ
V = S.h
S : diện tích đáy.
h : chiều cao
HS quan sát hình vẽ phối cảnh hình hộp chữ nhật, trả lời câu hỏi.
Ví dụ :
+ AB // DC // DÂCÂ // AÂBÂ
+ AAÂ cắt AB ; AD cắt DC.
+ AD và AÂBÂ chéo nhau.
+ AB // mp (AÂBÂCÂDÂ) vì AA // AÂBÂ mà AÂBÂ è mp (AÂBÂCÂDÂ)
+ AAÂ ^ mp (ABCD) vì AAÂ vuông góc với hai đường thẳng cắt nhau AD và AB thuộc mặt phẳng (ABCD)
+ mp (ADDÂAÂ) // mp (BCCÂBÂ) vì AD // BC : AAÂ // BBÂ
+ mp (ADDÂAÂ) ^ mp (ABCD) vì AAÂ è mp (ADDÂAÂ) và AAÂ ^ mp (ABCD).
– HS lấy ví dụ trong thực tế. Ví dụ :
+ hai cạnh đối diện của bảng đen song song với nhau.
+ đường thẳng đứng ở góc nhà cắt đường thẳng mép trần.
+ mặt phẳng trần song song với mặt phẳng nền nhà
– HS trả lời câu hỏi 2.
a/ Hình lập phương có 6 mặt, 12 cạnh, 8 đỉnh. Các mặt là những hình vuông.
b/ Hình hộp chữ nhật có 6 mặt, 12 cạnh, 8 đỉnh. Các mặt là các hình chữ nhật.
c/ Hình lăng trụ đứng tam giác có 5 mặt, 9 cạnh, 6 đỉnh. Hai mặt đáy là hình tam giác. Ba mặt bên là hình chữ nhật.
– HS gọi tên các hình chóp lần lượt là hình chóp tam giác đều, hình chóp tứ giác đều, hình chóp ngũ giác đều.
HS lên bảng điền các công thức.
Hình chóp đều
Hoạt động 2.Luyện tập. 
Bài 51 tr 127 SGK.
GV chia lớp làm 4 dãy.
Các nhóm dãy 1 làm câu a, b.
“ “ “ 2 “ “ c.
“ “ “ 3 “ “ d.
“ “ “ 4 “ “ e.
Đề bài đưa lên bảng phụ hoặc màn hình có kèm theo hình vẽ của 5 câu.
a/ 
b/ 
GV nhắc lại : diện tích tam giác đều cạnh a bằng .
c/ 
GV gợi ý : diện tích lục giác đều bằng 6 diện tích tam giác đều cạnh a.
d/ 
GV : diện tích hình thang cân ở đáy bằng 3 diện tích tam giác đều cạnh a.
e/ 
GV : Tính cạnh AB của hình thoi ở đáy.
(Chú ý : Tuỳ theo trình độ HS, GV có thể hướng dẫn chung những câu khó d, e).
Bài 57 tr 129 SGK.
Tính thể tích hình chóp đều (h.147)
BC = 10cm
AO = 20cm
Bài 85 tr 129 SBT.
Một hình chóp tứ giác đều S.ABCD có độ dài cạnh đáy là 10cm, chiều cao hình chóp là 12cm. Tính :
a/ Diện tích toàn phần hình chóp.
b/ Thể tích hình chóp.
HS hoạt động theo nhóm.
Dãy 1.
a/ Sxq = 4ah
STP = 4ah + 2a2
= 2a(2h + a)
V = a2h.
b/ Sxq = 3ah.
STP = 3ah + 2.
= 3ah + 
= a(3h + )
V = .h
Dãy 2.
c/ Sxq = 6ah.
Sđ = 6 = .
STP = 6ah + .2
= 6ah + 
V = .h
Dãy 3.
d/ Sxq = 5ah.
Sđ = 
STP = 5ah + 2. 
= 5ah + 
= a(5h + )
V = .h
Dãy 4.
e/ Cạnh của hình thoi đáy là :
AB = (định lí Pytago)
AB = = 5a.
Sxq = 4.5a.h = 20ah
Sđ = 2.
STP = 20ah + 2.24a2
= 20ah + 48a2
= 4a(5h + 12a)
V = 24a2.h
Đại diện các nhóm trình bày bài.
HS lớp nhận xét, chữa bài.
HS giải bài tập. Một HS lên bảng làm.
Diện tích đáy của hình chóp là :
Sđ = = = 25.
V = Sđ.h = .25.20
V = 288,33 (cm3)
HS giải bài tập.
Một HS lên bảng làm bài.
Tam giác vuông SOI có :
 = 90o, SO = 12cm
OI = = 5cm.
ị SI2 = SO2 + OI2 (định lí Pytago)
SI2 = 122 + 52
SI2 = 169 ị SI = 13 (cm)
Sxq = p.d = .10.4.13 = 260 (cm2)
Sđ = 102 + 100 (cm2)
STP = Sxq + Sđ = 260 + 100
= 360 (cm2)
V = Sđ.h = .100.12
= 400 (cm3)
Hoạt động 3.Hướng dẫn về nhà. 
-Về lí thuyết cần nắm vững vị trí tương đối giữa đường thẳng và đường thẳng (song song, cắt nhau, vuông góc, chéo nhau), giữa đường thẳng và mặt phẳng, giữa hai mặt phẳng (song song, vuông góc).
-Nắm vững khái niệm hình hộp chữ nhật, hình lập phương, hình lăng trụ đứng, lăng trụ đều, hình chóp đều.
-Về bài tập cần phân tích được hình và áp dụng đúng các công thức tính diện tích, thể tích các hình.

Tài liệu đính kèm:

  • docHH 8 TiÕt 67.doc