Bài giảng môn Địa lý - Bài 8: Các hình thức canh tác trong nông nghiệp ở đới nóng

Bài giảng môn Địa lý - Bài 8: Các hình thức canh tác trong nông nghiệp ở đới nóng

1. Kiến thức:

- HS nắm được các hình thức canh tác trong nông nghiệp ở đới nóng.

- Nắm được mối quan hệ giữa thâm canh lúa nước và dân cư.

2. Kĩ năng:

- Nâng cao kĩ năng phân tích ảnh địa lí và lược đồ địa lí.

- Rèn kĩ năng lập sơ đồ các mối quan hệ.

II. Phương tiện dạy học

- Bản đồ dân cư và bản đồ nông nghiệp châu Á.

- Ảnh về thâm canh lúa nước, thâm canh tăng vụ.

III. Tiến trình bài dạy

 

doc 10 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1396Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn Địa lý - Bài 8: Các hình thức canh tác trong nông nghiệp ở đới nóng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 
Tiết Ngày soạn : 
Bài 8: Các hình thức canh tác trong nông nghiệp ở đới nóng
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức:
- HS nắm được các hình thức canh tác trong nông nghiệp ở đới nóng.
- Nắm được mối quan hệ giữa thâm canh lúa nước và dân cư.
2. Kĩ năng: 
- Nâng cao kĩ năng phân tích ảnh địa lí và lược đồ địa lí.
- Rèn kĩ năng lập sơ đồ các mối quan hệ.
II. Phương tiện dạy học	
- Bản đồ dân cư và bản đồ nông nghiệp châu á.
- ảnh về thâm canh lúa nước, thâm canh tăng vụ.
III. Tiến trình bài dạy 
1.Kiểm tra bài cũ
a. Nêu đặc điểm khí hậu và sinh vật ở môi trường nhiệt đới gió mùa.
b. Tại sao ở 2 cực khu vực: Nam á, Đông Nam á lượng mưa có sự chênh lệch lớn giữa mùa hạ và mùa đông ?
2. Giới thiệu bài mơí(sgk)
3.Dạy học bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
Hoạt động 1: Nhóm
Bước1: Học sinh các nhóm dựa vào tranh ảnh, bản đồ, sách giáo khoa, thảo luận theo các câu hỏi sau:
- Qua 2 bức ảnh h8.1 và 8.2 sgk cho biết nội dung của 2 bức ảnh.
( quy mô, công cụ năng xuất ,đk chăm bón)
Bước 2:
-Học sinh trả lời
 Gv chuẩn xác kiến thức
- Hoạt động 2: Cá nhân/ cặp
Bước 1: Gv hướng dẫn hs tìm hiểu theo gợi ý sau:
- Cho biết nội dung của h8.3 sgk?ở quê hương em có quang cảnh này không?
- Điều kiện tự nhiên để tiến hành thâm canh lúa nước?
(khí hậu nhiệt đới gió mùa, chủ đông tưới tiêu, lao động dồi dào.
- Cho biết quy mô,công cụ sản xuất và biện pháp của hình thức làm ruộng, thâm canh lúa nước
-Dựa vào h8.4 sgk lược đồ những khu vực thâm canh lúa nước châu a. hãy kể tên các khu vực thâm canh lúa nước tren thế giới
- Quan sát h8.6 và h8.7 cho biết ruộng bậc thanh có ý nghĩa ntn đối với môi trường?
- Bảo vệ môi trường, giữ nước, giữ đất, chống xói mòn.
- Em hãy so sánh 2 h8.4 và 4.4 cho biết sự trùng lặp của 2 hình này?
Bước 2: 
- Học sinh trình bày kết quả.
Gv chuẩn xác kiến thức
Trùng lặp: những vùng thâm canh lúa nước là những nơi đông dân cư nhất châu á.
Hoạt động 3: Thảo luận cả lớp.
Bước 1: Gv hướng dẫn hs tìm hiểu mục 3 theo các câu hỏi sau:
- Qua bức ảnh chụp gì, chụp ở đâu?
- Cho biết về quy mô,hình thức sản xuất, khối lượng sản phẩm.
-Trong 3 loại hình này thì loại hình nào đóng vai trò quan trọng?
(thâm canh lúa nước)
- Loại hình nào tạo ra nhiều của cả? 
Bước 2: hs trả lời
 Gv chuẩn xác kiến thức
1. Làm nương rãy
- Đốt rừng hay xavan để lấy đất trồng trọt
- Sử dụng công cụ thô sơ, không đòi hỏi nhiều công chăm bón
- Năng suất cây trồng thấp
2. Làm ruộng,thâm canh lúa nước
-Quy mô: Phát triển ở những nơi có nguồn lao động dồi dào, chủ động tưới tiêu nước (gắn với các vùng đồng bằng).
 - Công cụ sản xuất: Cho phép tăng vụ, tăng năng xuất, tăng sản lượng và áp dụng các biện pháp kĩ thuật tiên tiến. Có điều kiện phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm.
 - Biện pháp: Một số thực hiện cách mạng xanh đã giải quyết tốt vấn đề lương thực (ấn Độ, Việt Nam.)
3. Sản xuất hàng hoá theo qui mô lớn
- Quy mô: lớn
- Hình thức sản xuất: trang trại, sử dụng máy móc hiện đại, áp dụng tiến bộ kĩ thuật vào trong sán xuất.
- Khối lượng và giá trị sản phẩm: tạo ra khối lượng lớn, có giá trị kinh tế cao, nhưng phụ thuộc vào thị trường tiêu thụ
IV/ Đánh giá:
- Điều kiện để tiến hành thâm canh lúa nước?
V. Hoạt động nối tiếp
- Làm bài tập sgk
- Chuẩn bị cho bài mới
Nguồn gốc giáo án : Tự soạn 
Rút kinh nghiệm giờ dạy :
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần 
Tiết Ngày soạn : 
Bài 9: Hoạt động sản xuất nông nghiệp ở đới nóng
I. Mục tiêu bài học 
1. Kiến thức:
- HS nắm được mối quan hệ giữa khí hậu với nông nghiệp và đất trồng, giữa khai thác đất đai và bảo vệ đất ở đới nóng.
- Biết được các kiểu môi trường khác nhau ở đới nóng.
2. Kĩ năng: 
- Luyện tập kĩ năng mô tả lại hiện tượng địa lí qua tranh, ảnh.
- Rèn kĩ năng phán đoán đại lí về mối quan hệ giữa đất trồng với các loại cây trồng, vật nuôi.
II. Phương tiện dạy học	
- Biểu đồ khí hậu các môi trường đới nóng.
- Bản đồ kinh tế thế giới.
- Tranh ảnh, SGK.
III. Tiến trình dạy học.
1. Bài cũ:	
? Nêu sự khác nhau của các hình thức sản xuất trong nông nghiệp ở đới nóng.
? Chọn ý đúng.
- Hoạt động thâm canh lúa nước chủ yếu có ở:
a. Những nơi có nguồn lao động dồi dào và chủ động tưới tiêu.
b. Khu vực khí hậu gió mùa.
c. Các khu vực Nam á, Đông Nam á, Đông á.
d. Tất cả đều đúng.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài.
-Đới nóng có nhiệt độ cao, lượng mưa lớn. Đó không chỉ là điều kiện thuận lợi cho nông nghiệp phát triển, tạo ra những thách thức với nông nghiệp ở đới nóng.
Để hiểu rõ hơn về điều này, chúng ta cùng học bài hôm nay.
b. Các hoạt động:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
Hoạt động 1: Nhóm
Bước1: Học sinh các nhóm dựa vào tranh ảnh, bản đồ, sách giáo khoa, thảo luận theo các câu hỏi sau:
- Em hãy nhắc lại đặc điểm của khí hậu xích đạo ẩm.
- Theo em khí hậu đó tạo điều kiện thuận lợi, khó khăn gì cho sản xuất nông nghiệp
- Em hãy tìm ra những đặc điểm chung nổi bật của khí hậu nhiệt đới và khí hậu nhiệt đới gió mùa ?
-Đặc điểm đó có ảnh hưởng đến nông nghiệp như thế nào ?
- Lớp mùn đất trồng ở đới nóng thường không dày. Nếu đất có độ dốc cao hoặc mưa nhiều quanh năm (XĐ) hoặc mưa tập trung theo mùa (NĐ& NĐGM) thì nguy cơ gì sẽ xảy ra với loại đất trồng này ?
- Trong điều kiện khí hậu như thế,nếu rừng cây trong vùng đồi núi bị chặt hết thì vùng đồi núi sẽ xảy ra hiện tượng gì ?
- HS quan sát H9.2: hiện tượng sạt lở đất.
- Để phát triển sản xuất nông nghiệp và bảo vệ đất trồng ở đới nóng.Theo em phải có biện pháp gì ?
Bước 2:
-Học sinh trả lời
 Gv chuẩn xác kiến thức
- Hoạt động 2: Cá nhân/ cặp
Bước 1: Gv hướng dẫn hs tìm hiểu theo gợi ý sau:
- Treo bản đồ kinh tế thế giới.
- Dựa vào bản đồ kinh tế TG. Em hãy cho biết trong nông nghiệp ở đới nóng có những sản phẩm nào?
- Kể tên những sản phẩm nông nghiệp và sự phân bố các loại cây trồng, vật nuôi ở đới nóng.
Bước 2: 
- Học sinh trình bày kết quả.
Gv chuẩn xác kiến thức
1. Đặc điểm SX nông nghiệp
- Khí hậu và sản xuất N2.
- ở MT xích đạo ẩm
+ Cây trồng, vật nuôi phát triển tốt. Có thể xen canh, gối vụ tạo cơ cấu cây trồng quanh năm.
+ Khó khăn: Mầm bệnh, dễ phát triển, gây gại cho cây trồng vật nuôi
- ở MT nhiệt đới và nhiệt đới gió mùa.
- Có nhiệt độ cao.
- Mưa tập trung nhiều, theo mùa.
- Nóng và mưa nhiều quanh năm.
- Khí hậu thay đổi theo mùa.
- K2: Đất bị rửa trôi.
- Xói mòn nếu không có cây che phủ.
* Biện pháp:
- Phải lựa chọn vật nuôi, cây trồng phù hợp với chế độ mưa của từng thời kì và từng vùng.
- SX phải theo tính thời vụ chặt chẽ.
- Tăng cường thủy lợi.
- Có kế hoạch phòng chống thiên tai: lũ lụt, hạn hán.
- Phòng trừ dịch bệnh cho cây trồng, vật nuôi.
2. Các sản phẩm nông nghiệp chủ yếu.
IV. Đánh giá:
- Hs hoàn thành bài tập sau:
Cây lương thực
Cây CN
Chăn nuôi
Các sản phẩm nông nghiệp
Lúa nước, ngô, khoai lang, sắn, cao lương.
- Lúa nước: Trồng nhiều ở các đồng bằng châu á gió mùa.
- Cao lương: chủ yếu trồng ở các vùng nhiệt đới khô châu Phi.
Cà phê, cao su, dừa, mía, bông, vải, lạc ...
- Cà phê- Nam Mĩ, Tây Phi, ĐN á.
- Cao su - ĐN á.
- Bông - Nam á.
- Mía- Nam Mĩ.
- Trâu, bò ở cả vùng đồng bằng và đồi núi.
- Cửu dê: ở vùng đồi núi và các vùng khô hạn.
- Lợn, gia cầm ở nơi trồng nhiều ngũ cốc.
V. Hoạt động nối tiếp
- Làm bài tập sgk
- Chuẩn bị cho bài mới
Nguồn gốc giáo án : Tự soạn 
Rút kinh nghiệm giờ dạy :
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần 
Tiết Ngày soạn : 
Bài 10: Dân số và sức ép dân số 
tới tài nguyên, môi trường ở đới nóng
I. Mục tiêu bài học
- HS nắm được dân số đới nóng quá đông lại đang phát triển nhanh trong khi nền kinh tế ở nhiều nơi vẫn còn chưa phát triển.
- Sức ép dân số rất lớn ở các nước đang phát triển và các biện pháp để giải quyết vấn đề về dân số.
- Biết cách đọc, phân tích bảng số liệu, biểu đồ về các mối quan hệ giữa dân số và lương thực.
II. Phương tiện dạy học	
- Biểu đồ về dân số và lương thực ở châu Phi.
- ảnh về tài nguyên bị khai thác quá mức.
- Phóng to H1.4 và 2.1 SGK.
III. Tiến trình dạy học.
1. Bài cũ:	
- HS làm BT 1, 2, 3, 4.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài( sgk)
b. Các hoạt động:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
Hoạt động 1: Nhóm
Bước1: Học sinh các nhóm dựa vào tranh ảnh, bản đồ, sách giáo khoa, thảo luận theo các câu hỏi sau:
- Cho HS quan sát H2.1 và nội dung SGK (39)
- Em hãy nêu tình hình phân bố dân cư ở đới nóng ?
- Quan sát H1.4. Em hãy cho biết tình trạng gia tăng dân số ở đới nóng hiện nay như thế nào ? (Bùng nổ dân số từ năm 1950 đến nay).
-Tại sao việc kiểm soát tỉ lệ gia tăng dân số đang là một trong những mối quan tâm hàng đầu của các quốc gia ở đới nóng ?
(đó là một số nước như: Châu Phi - KT còn ở tình trạng chậm phát triển.)
Bước 2:
-Học sinh trả lời
 Gv chuẩn xác kiến thức
- Hoạt động 2: Cá nhân/ cặp
Bước 1: Gv hướng dẫn hs tìm hiểu theo gợi ý sau:
- HS phân tích H1.10.
- Em hãy nêu mối quan hệ của việc dân số tự nhiên tăng nhanh với tình trạng thiếu lương thực ở châu Phi ? (PT: Nếu lấy mốc năm 1975, các đại lượng gia tăng dân số tự nhiên, sản lượng lương thực và bình quân lương thực theo đầu người là 100% thì: 
- Sản lượng lương thực mặc dù có thời kì hơi suy giảm song năm 1990 tăng 110%.)
Bước 2: 
- Học sinh trình bày kết quả.
Gv chuẩn xác kiến thức
1. Dân số
 - Chiếm gần 50% dân số thế giới
- Dân số tăng quá nhanh (bùng nổ dân số).
- Không tương xứng với trình độ phát triển kinh tế, gây nhiều khó khăn, tác động xấu đến kinh tế, tài nguyên và môi trường
2. Sức ép dân số tới tài nguyên và môi trường
Tuần Ngày soạn: 
Tiết 
 sự phân bố dân cư các chủng tộc trên thế giới
I. Mục tiêu bài học 
1. Kiến thức:
- HS cần biết được sự phân bố dân cư không đồng đều và những vùng đông dân trên thế giới.
- Nhận biết sự khác nhau và sự phân bố của 3 chúng tộc chính trên thế giới
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng đọc bản đồ phân bố dân cư.
- Nhận biết được 3 chủng tộc chính trên thế giới qua ảnh và trên thực tế.
II. Phương tiện dạy học
- Bản đồ phân bố dân cư thế giới.
- Bản đồ tự nhiên thế giới.
- Tranh, ảnh về các chủng tộc.
III. Tiến trình dạy học.
1. ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
? Tháp tuổi cho ta biết đặc điểm gì của dân số ?
? Bùng nổ dân số thế giới xảy ra khi nào ?
- Nêu nguyên nhân, hậu quả và hướng giải quyết.
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài(sgk)
b. Dạy học
 Hoạt động của GV và HS
Nội dung ghi bảng
HS đọc SGK (P1)
1. Sự phân bố dân cư.
? Em hiểu thế nào là sự phân bố dân cư ?
- HSTL, GV chuẩn xác.
- Trên thế giới có chỗ đông dân nhưng cũng có chỗ dân cư vô cùng thưa thớt.
- Là sự sắp xếp số dân một cách tự giác hay tự phát trên một lãnh thổ phù hợp với điều kiện sống của họ và yêu cầu nhất định của xã hội.
? Mật độ dân số là gì ?
- HSTL:
+ MĐ DS được tính bằng tương quan giữa số dân trên một đơn vị diện tích ứng với số dân đó.
GV hướng dẫn HS bằng VD = BT2 (SGK) Việt Nam:
- MĐDS: Là chỉ số được dùng rộng rãi nhất để đo sự phân bố dân cư theo lãnh thổ. Nó xác định mức độ tập trung của số dân sinh sống/ 1 lãnh thổ.
 Dân số (người)
CT: = MDDS
 Diện tích (km2)
+ GV yêu cầu HS quan sát lược đồ 2.1 và giới thiệu cách thể hiện trên lược đồ.
- Mỗi chấm đỏ ~ 500.000 người.
? Em hãy đọc trên lược đồ, kể tên những khu vực đông dân nhất trên thế giới.
* Khu vực tập trung.
+ Đông Bắc Hoa Kì
(Khu nào có MĐ DC đông nhất đọc trước)
+ Đông Nam Braxin
Tây Âu - Trung Âu, Đông á, Nam á.
+Tây Phi 
+ Nam á.
? Vì sao ở những khu vực này dân cư lại tập trung đông.
TL: Vì do quá trình phát triển công nghiệp ồ ạt và quá trình đô thị hóa phát triển dân cư ngày càng tập trung vào một số trung tâm công nghiệp và các TP lớn.
? Qua lược đồ trên, em hãy nhận xét chung về sự phân bố dân cư trên thế giới. Những khu vực đông dân và khu vực dân cư thưa thớt.
- HSTL.
- GV chuẩn xác.
* Khu vực đông dân: Thung lũng và đồng bằng của những con sông lớn: Hoàng Hà, Nin.
+ Khu vực thưa dân: Các hoang mạc, vùng cực, vùng núi cao, vùng nằm sâu trong nội địa.
? Những nguyên nhân nào dẫn đến sự phân bố dân cư không đồng đều.
- TL: + Sự phân hóa xã hội, TNTN.
 + Do các luồng chuyển cư.
GV kết luận: Ngày nay KHKT hiện đại, con người tìm cách đến sinh sống ở các hành tinh khác ngoài Trái đất.
- GV chuyển ý.
2. Các chủng tộc.
? Em hiểu chủng tộc nghĩa là thế nào ?
(Là những người có cùng màu da, màu mắt hay bề ngoài giống nhau).
? Theo em trên TG có mấy chúng tộc người ? là những chủng tộc nào ?
- Có 3 chủng tọc người:
+ Nêgrôít.
+ Môngôlôít.
+ Ơrôpêôtít.
HS quan sát H22.
? Em hãy miêu tả hình thái về ngoài của 3 chủng tộc này.
- HSTL.
+ Chủng Monggoloit: da vàng, tóc đen, dài, mắt đen, mũi thấp.
+ Chủng Negroít: da đen, tóc xoăn và ngắn, mắt đen, mũi thấp và rộng.
+ Chủng Ơrôpêôtít: Da trắng, mắt xanh hoặc nâu, tóc nâu, vàng, mũi cao và hẹp.
? Các chủng tộc này được phân bố ở đâu trên TG?
+ Phân bố:
+ Negroít: Châu Phi
+ Monggoloit: Châu á.
+ Ơrôpêôtít: Châu Âu.
GV tiểu kết:
	- Sự khác nhau giữa các chủng tộc chỉ là về hình thái bên ngoài. Mọi người đều có cấu tạo cơ thể như nhau.
	- Sự khác nhau đó chỉ bắt đầu xảy ra cách đây 50.000 năm khi loài người còn lệ thuộc vào thiên nhiên. Ngày nay sự khác nhau về hình thái bên ngoài chỉ là do di truyền. Ba chủng tộc đã chung sống và làm việc ở tất cả các quốc gia vầ các châu lục trên thế giới.
4. Củng cố:
	GV hướng dẫn HS làm bài tập.
	? Dân cư trên thế giới chủ yếu ở khu vực nào ? Tại sao ?
	? Thế nào là mật độ dân số.
	 Nêu sự phân bố dân cư trên thế giới ?
	? Nêu cách tính mật độ dân số ? So sánh dân số của Việt Nam, Trung quốc và Inđô.
Nhận xét:
	- Việt Nam có diện tích và dân số ít hơn Trung Quốc và Inđônêxia nhưng lại có mật độ dân số cao hơn vì đất hẹp, đông dân.
5. Bài tập về nhà.
	- Học thuộc bài.
	- Làm bài tập 2 vào vở bài tập.
	- Tìm hiểu thêm về sự phân bố dân cư trên thế giới.
	- Đọc trước bài 3: Quần cư, đô thị hóa.
Nguồn gốc giáo án : Tự soạn
Rút kinh nghiệm:
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docdia ly.doc