MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau bài học, HS cần:
- Hiểu rõ đặc điểm vị trí địa lí, kích thước, đặc điểm địa hình và khoáng sản của châu Á.
- Củng cố và phát triển các kĩ năng đọc, phân tích và so sánh các đối tượng trên lược đồ.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- Lược đồ vị trí địa lí châu Á trên địa cầu.
- Bản đồ địa hình, khoáng sản và sông hồ châu Á.
- Bảng phụ
Ngày 24 tháng 8 năm 2008 Phần một: Thiên nhiên con người ở các châu lục (tiếp theo) XI. Châu á Tiết 1 Bài 1: Vị trí địa lí, địa hình và khoáng sản I. Mục tiêu bài học Sau bài học, HS cần: - Hiểu rõ đặc điểm vị trí địa lí, kích thước, đặc điểm địa hình và khoáng sản của châu á. - Củng cố và phát triển các kĩ năng đọc, phân tích và so sánh các đối tượng trên lược đồ. II. Phương tiện dạy học - Lược đồ vị trí địa lí châu á trên địa cầu. - Bản đồ địa hình, khoáng sản và sông hồ châu á. - Bảng phụ III. Tiến trình dạy học 1. ổn định lớp 2. Bài mới 2.1. Mở bài Châu á là một châu lục rộng lớn nhất, có điều kiện tự nhiên phức tạp và đa dạng. Tính phức tạp, đa dạng đó được thể hiện trước hết qua các cấu tạo địa hình và sự phân bố khoáng sản. Bài học nay chúng ta sẽ tìm hiểu: Tiết 1 - Bài 1: Vị trí địa lí, địa hình và khoáng sản. 2.2. Hoạt động dạy học Hoạt động dạy học của GV, HS Nội dung bài học Hoạt động 1: HS thảo luận toàn lớp để tìm hiểu vị trí địa lí và kích thước của châu lục rồi rút ra ý nghĩa. GV: treo lược đồ vị trí địa lí châu á trên địa cầu, cho HS biết châu á là bộ phận của lục địa á - âu. ? Quan sát H 1.1, hãy cho biết: + Điểm cực Bắc và cực Nam phần đất liền của châu á nằm trên những vĩ độ địa lí nào? + Châu á tiếp giáp với các đại dương và các châu lục nào? + Em hãy cho biết ý nghĩa của các đặc điểm về vị trí địa lí, kích thước trên đối với khí hậu châu á. HS thảo luận, GV chuẩn xác kiến thức. GV nhấn mạnh: đặc điểm về vị trí địa lí, kích thước trên có ảnh hưởng lớn đối với khí hậu của châu lục, làm cho khí hậu châu á phân hoá đa dạng, phân hoá thành nhiều đới khí hậu khác nhau, các đới khí hậu phân hoá thành nhiều kiểu khí hậu khác nhau. - Chốt lại GV hoặc HS: Châu á kéo dài từ vùng cực Bắc đến vùng xích đạo tiếp giáp với 2 châu lục và 3 đại dương lớn. Đây là châu lục rộng nhất thế giới. GV: như vậy chúng ta đã tìm hiểu được vị trí địa lí và kích thước của châu á. Châu á có đặc điểm địa hình như thế nào? Có những tài nguyên khoáng sản gì? và phân bố ra sao? Để hiểu rõ hơn chúng ta qua mục 2 tìm hiểu. Hoạt động 2: HS làm việc cá nhân tìm hiểu đặc điểm địa hình châu á. ? Quan sát H 1.2, em hãy: + Tìm và đọc tên các dãy núi chính và các sơn nguyên chính. + Tìm và đọc tên các đồng bằng rộng bậc nhất. + Xác định các hướng núi chính. GV gọi 3 HS lên bảng chỉ trên bản đồ tự nhiên châu á các đơn vị địa hình vừa nghiên cứu: núi, sơn nguyên, đồng bằng, hướng núi. ? Qua các đơn vị trên, em có nhận xét về đặc điểm địa hình châu á như thế nào? HS trả lời, GV chuẩn xác kiến thức - GV kết luận: địa hình đa dạng và bị chia cắt phức tạp ( sử dụng bảng phụ). 1. Vị trí địa lí và kích thước của châu lục * Vị trí địa lí - Điểm cực Bắc: 77044’ B (mũi Sê-li-u-xkin). - Điểm cực Nam: 1016’ B (mũi Pi ai nằm trên bán đảo Ma lắc ca) - Tiếp giáp với: + đại dương: Bắc Băng Dương – phía Bắc. Thái Bình Dương – phía Đông ấn độ Dương – phía Nam. + châu lục: Âu, Phi. * Kích thước - Diện tích: + phần đất liền: 41,5 triệu km2 + phần đất liền + các đảo: 44,4 triệu km2 => Châu lục rộng nhất thế giới. - Khoảng cách + Điểm cực Bắc -> Nam: 8500 km. + Từ bờ Tây -> bờ Đông: 9200 km. 2. Đặc điểm địa hình và khoáng sản a. Đặc điểm địa hình * Sơ đồ Đặc điểm địa hình Có nhiều hệ thống núi đồ sộ: Hi-ma-lay-a, Côn Luân, Thiên Sơn, An – tai Có nhiều sơn nguyên cao Trung Xi – bia, Tây Tạng, A ráp, I-ran, Đê – can Nhiều đồng bằng rộng bậc nhất thế giới. Các dãy núi chạy theo 2 hướng chính: + đông - tây hoặc gần đông - tây. + bắc - nam hoặc gần bắc – nam. -> địa hình bị chia cắt phức tạp. Các núi và sơn nguyên cao tập trung chủ yếu ở trung tâm. Trên các núi cao có băng hà bao phủ quanh năm. Hoạt động 3: HS làm việc cá nhân tìm hiểu đặc điểm và sự phân bố khoáng sản châu á. ? Quan sát H 1.2, hãy cho biết: + Châu á có những khoáng sản chủ yếu nào? + Dầu mỏ và khí đốt tập trung nhiều nhất ở khu vực nào? ? Qua đó, em có nhận xét về nguồn khoáng sản của châu á như thế nào? GV chốt lại: + phong phú, trữ lượng lớn. + các khoáng sản quan trọng. b. Khoáng sản - Có nguồn khoáng sản rất phong phú với trữ lượng lớn, chủ yếu: Than, sắt, đồng, crôm, dầu mỏ, khí đốt, thiếc. - Khoáng sản quan trọng Dầu mỏ Khí đốt Tây Nam á, ĐB.Tu ran, ĐB.Tây Xi bia, Tây Nam á, ĐB.Tây Xi bia 2.3. Củng cố ? Hãy nêu các đặc điểm về vị trí địa lí, kích thước của lãnh thổ châu á và ý nghĩa của chúng đối với khí hậu. ? Nêu đặc điểm của địa hình châu á. IV. Dặn dò - Về nhà học bài cũ + làm bài tập 3 - Nghiên cứu trước bài mới: Tiết 2, bài 2. Khí hậu châu á + phân hoá khí hậu + các kiểu khí hậu (gió mùa, lục địa) Ngày 1 tháng 9 năm 2008 Tiết 2 Bài 2: Khí hậu châu á I. Mục tiêu bài học Sau bài học, HS cần: - Hiểu được tính phức tạp, đa dạng của khí hậu châu á mà nguyên nhân chính là do vị trí địa lí, kích thước rộng lớn và địa hình bị chia cắt mạnh của lãnh thổ. - Hiểu rõ đặc điểm các kiểu khí hậu chính của châu á. - Củng cố và nâng cao các kĩ năng phân tích, vẽ biểu đồ và đọc lược đồ khí hậu. II. Phương tiện dạy học - Bản đồ các đới khí hậu châu á. - Các biểu đồ khí hậu thuộc các kiểu khí hậu chính của châu á do GV tự chuẩn bị. III. Tiến trình dạy học 1. ổn định lớp 2. Bài cũ ? Hãy nêu các đặc điểm về vị trí địa lí, kích thước của lãnh thổ châu á và ý nghĩa của chúng đối với khí hậu. ? Nêu đặc điểm của địa hình châu á. 3. Bài mới 3.1. Mở bài Châu á nằm trải dài từ vùng cực Bắc đến vùng Xích đạo, có kích thước rộng lớn và cấu tạo địa hình phức tạp. Đó là những điều kiện để tạo ra sự phân hoá khí hậu đa dạng và mang tính chất lục địa cao. Cụ thể như thế nào các em sẽ được biết trong bài học hôm nay. Tiết 2, bài 2. Khí hậu châu á. 3.2. Hoạt động dạy học Hoạt động dạy học của GV, HS Nội dung bài học ? Quan sát H 2.1, em hãy: + Đọc tên các đới khí hậu từ vùng cực Bắc đến vùng xích đạo dọc theo kinh tuyến 800 Đ. + Giải thích tại sao khí hậu châu á chia thành nhiều đới như vậy? HS trả lời, giải thích; GV chuẩn xác kiến thức. ? Quan sát tiếp H 2.1, em hãy cho biết ngoài các đới dọc theo kinh tuyến 800 Đ thì từ cực Bắc đến vùng Xích đạo còn có đới khí hậu nào nữa không? nêu tên? ? Quan sát tiếp H 2.1, em hãy chỉ một trong các đới có nhiều kiểu khí hậu và đọc tên các kiểu khí hậu thuộc đới đó. HS quan sát hình đọc kiểu khí hậu thuộc đới có nhiều kiểu. ? Giải thích tại sao khí hậu châu á lại chia thành nhiều kiểu như vậy? - GV chốt lại (sử dụng bảng phụ) 1. Khí hậu châu á phân hoá đa dạng a. Khí hậu châu á phân hoá thành nhiều đới khác nhau - Các đới khí hậu từ vùng cực Bắc đến vùng Xích đạo. + Đới khí hậu cực và cận cực + Đới khí hậu ôn đới + Đới khí hậu cận nhiệt + Đới khí hậu nhiệt đới + Đới khí hậu xích đạo => Giải thích: Do lãnh thổ nằm trải dài trên nhiều vĩ độ từ vùng cực Bắc đến vùng xích đạo làm phân hoá khí hậu thành nhiều đới. b. Các đới khí hậu châu á thường phân hoá thành nhiều kiểu khí hậu khác nhau. Khí hậu phân hoá thành nhiều kiểu khác nhau do: + lãnh thổ rộng lớn + có các dãy núi và sơn nguyên cao: ngăn ảnh hưởng của biển vào nội địa. khí hậu thay đổi theo độ cao địa hình. Bảng phụ: Sơ đồ phân hoá khí hậu châu á Cận và cận cực Đới khí hậu Kiểu khí hậu Nhiệt đới Xích đạo Khí hậu châu á ôn đới Lục địa Gió mùa Hải dương Địa trung hải Gió mùa Lục địa Núi cao Khô Gió mùa Cận nhiệt đới - GV chuyển sang mục 2. * Thảo luận nhóm +) Chia lớp thành 6 nhóm. +) Nhiệm vụ cho từng nhóm: + Nhóm 1, 2, 3 nghiên cứu kiểu khí hậu gió mùa cụ thể: Nhóm 1: sự phân mùa và đặc điểm các mùa của kiểu khí hậu gió mùa. Nhóm 2: kiểu khí hậu gió mùa có mấy loại? Nhóm 3: cho biết sự phân bố của kiểu khí hậu gió mùa. + Nhóm 4, 5, 6 nghiên cứu kiểu khí hậu lục địa. Nhóm 4: sự phân mùa và đặc điểm các mùa của kiểu khí hậu lục địa. Nhóm 5: kiểu khí hậu lục địa có mấy loại? Nhóm 6: cho biết sự phân bố của kiểu khí hậu lục địa. +) Thời gian: 5 phút. HS nghiên cứu SGK và quan sát H 2.1 thảo luận các nội dung theo sự phân công. Trong lúc HS thảo luận, GV kẻ bảng: đặc điểm Kiểu Phân mùa Phân loại Phân bố Khí hậu gió mùa Khí hậu lục địa HS thảo luận nhóm xong, GV chỉ định các nhóm lên trình bày ý kiến của mình bằng cách ghi nhanh lên bảng, các nhóm khác nhận xét bổ sung (nếu cần). - GV khắc lại kết hợp bảng phụ: Các kiểu khí hậu gió mùa và các kiểu khí hậu lục địa châu á 2. Khí hậu châu á phổ biến là các kiểu khí hậu gió mùa và các kiểu khí hậu lục địa Đặc điểm Kiểu Phân mùa Phân loại Phân bố Khí hậu gió mùa Có 2 mùa rõ rệt - mùa đông: + gió từ nội địa thổi ra. + không khí khô, lạnh. + mưa không đáng kể. - mùa hạ: + gió thổi: ĐD -> LĐ + thời tiết nóng ẩm + mưa nhiều. 3 kiểu loại - khí hậu gió mùa nhiệt đới. - khí hậu gió mùa cận nhiệt. - khí hậu gió mùa ôn đới. Nam á và Đông Nam á Đông á Đông á Khí hậu lục địa - Chia làm 2 mùa: + mùa đông: khô, lạnh. + mùa hạ: khô, nóng. - Lượng mưa có sự thay đổi từ 200 – 500 mm. - Độ bốc hơi rất lớn. - Độ ẩm không khí thấp. - Khí hậu cận lục địa. - Khí hậu ôn đới lục địa. Tây á và vùng nội địa. Trung á 3.3. Củng cố ? Nêu đặc điểm khí hậu châu á. IV. Dặn dò - Học bài cũ + làm bài tập 1,2 SGK. - Nghiên cứu trước bài mới: Tiết 3, bài 3. Sông ngòi và cảnh quan châu á Ngày 9 tháng 9 năm 2008 Tiết 3 Bài 3: Sông ngòi và cảnh quan châu á I. Mục tiêu bài học Sau bài học, HS cần: - Nắm được các hệ thống sông lớn, đặc điểm chung về chế độ nước sông và giá trị kinh tế của chúng. - Hiểu rõ sự phân hoá đa dạng của các cảnh quan tự nhiên và mối quan hệ giữa khí hậu với cảnh quan. - Hiểu được những thuận lợi và khó khăn của điều kiện tự nhiên châu á đối với việc phát triển kinh tế-xã hội. II. Phương tiện dạy học - Bản đồ địa lí tự nhiên châu á. - Bản đồ cảnh quan tự nhiên châu á. - Một số tranh hoặc ảnh về: + cảnh quan đài nguyên. + cảnh quan rừng lá kim hoặc các cảnh quan khác mà học sinh nước ta ít biết đến. + một số động vật đới lạnh: tuần lộc, nai sừng tấm, cáo III. Tiến trình dạy học 1. ổn định lớp 2. Bài cũ - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi 1 trong SGK. 3. Bài mới 3.1. Mở bài Châu á có mạng lưới sông ngòi khá phát triển, song sự phân bố không đồng đều và chế độ nước thay đổi phức tạp. Các cảnh quan tự nhiên phân hoá đa dạng. Nhìn chung thiên nhiên châu á có nhiều thuận lợi nhưng cũng không ít khó khăn đối với sự phát triển kinh tế-xã hội của các quốc gia ở châu lục này. Bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu những nội dung đó: Tiết 3, bài 3. Sông ngòi và ... hải Nam Trung Bộ + Mùa khô kéo dài-> hạn hán gay gắt + Mùa mưa đến muộn tập trung trong thời gian ngắn (tháng 10, 11) - Nam Bộ và Tây Nguyên + Mùa khô thiếu nước nghiêm trọng + Mùa mưa kéo dài 6 tháng ( tháng 5-10), mưa nhiều. 3. Trường Sơn Nam hùng vĩ và đồng bằng Nam Bộ rộng lớn. a. Trường Sơn Nam hùng vĩ - Khu vực núi và cao nguyên hùng vĩ ví dụ: các đỉnh núi cao > 2000 m Ngọc Linh: 2598 m Vọng Phu: 2051 m Chư Yang Sin: 2405 m các cao nguyên: Kon Tum, Plây Ku, Đăk lắk, Lâm Viên, Mơ Nông, Di Linh. b. Đồng bằng Nam Bộ. Đồng bằng Nam Bộ rộng lớn, chiếm tới hơn 1 nửa diện tích đất phù sa của cả nước. 4. Tài nguyên phong phú và tập trung, dễ khai thác. a. Khí hậu, đất đai thuận lợi - Khí hậu cận xích đạo nóng ẩm - Đất đai + Diện tích đất phù sa lớn nhất cả nước + Diện tích đất đỏ ba gian + Diện tích đất xám trên nền phù sa cổ b. Tài nguyên rừng phong nphú, nhiều liểu hệ sinh thái, chiếm gần 60% diện tích rừng cả nước. c. Tài nguyên biển đa dạng và có giá trị lớn - Nguồn hải sản phong phú - Trữ lượng dầu khí lớn - Bờ biển nhiều vũng vịnh, nước sâu, kín - Du lịch biển đảo 3.3. Củng cố ? Nêu những đặc điểm tự nhiên nổi bật của miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ. IV. Dặn dò - Học bài cũ - Nghiên cứu trước bài mới: Tiết 50 - Ôn tập học kì II Ngày 3 tháng 5 năm 2009 Tiết 50 - Ôn tập học kì II I. Mục tiêu bài họC Sau bài học, HS phải: - Biết hệ thống và nắm vững kiến thức đã học về điều kiện tự nhiên của Việt Nam như vị trí địa lí; đặc điểm tài nguyên khoáng sản, địa hình, khí hậu, thổ nhưỡng, sinh vật - Nắm vững đặc điểm tự nhiên nổi bật của 3 miền địa lí tự nhiên Việt Nam + Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ + Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ - Rèn luyện kĩ năng đọc và phân tích bản đồ. II. Phương tiện dạy học - Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam III. Tiến trình dạy học ổn định lớp Bài cũ Kết hợp trong bài ôn tập 3. Bài mới 3.1. Mở bài GV giới thiệu bài HS nêu các vấn đề đã học ở kì II 3.2. Hoạt động dạy học GV nêu câu hỏi, HS trả lời, nhận xét, bổ sung; GV chuẩn xác kiến thức Câu 1. Xác định trên bản đồ địa danh hành chính, hệ thống kinh vĩ tuyến của các điểm cực trên phần đất liền Việt Nam? Điểm cực Địa danh hành chính Vĩ độ Kinh độ Bắc Lũng Cú, Đồng Văn, Hà Giang 23o23’B 105o20’Đ Nam Đất Mũi, Ngọc Hiển, Cà Mau 8o34’B 104o40’Đ Tây Sín Thầu, Mường Nhé, Điện Biên 22o22’B 102o10’Đ Đông Vạn Thạnh, Vạn Ninh, Khánh Hoà 12o40’B 109o24’Đ Câu 2. Nêu đặc điểm chung của địa hình nước ta? - Đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình Việt Nam, chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ. - Địa hình nước ta được tân kiến tạo nâng lên và tạo thành nhiều bậc kế tiếp nhau - Địa hình nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa và chịu tác động mạnh mẽ của con người. Câu 3. Chứng minh Việt Nam là nước giàu tài nguyên khoáng sản? Giải thích? + Nước ta có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, đa dạng (có khoảng 5000 điểm quặng và tụ khoáng của gần 60 loại khoáng sản). + Với diện tích lãnh thổ vào loại trung bình của thế giới. => Việt Nam được coi là nước giàu về tài nguyên khoáng sản Giải thích + Việt Nam có lịch sử phát triển qua hàng triệu năm, cấu trúc địa chất phức tạp, mỗi chu kì kiến tạo sinh ra một hệ khoáng sản đặc trưng. + Việt Nam ở vị trí tiếp xúc giữa 2 vành đai sinh khoáng lớn của thế giới: Thái Bình Dương và Địa Trung Hải) Câu 4. Trình bày đặc điểm chung của khí hậu nước ta. Giải thích vì sao lại có đặc điểm đó? Đặc điểm chung của khí hậu nước ta 1. Tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm. - Nhiệt độ + Bình quân 1m2 lãnh thổ nhận được trên 1 triệu kilô calo + Só giờ nắng đạt từ 1400 – 3000 giờ / năm. + Nhiệt độ trung bình năm cao hơn 210C - Khí hậu nước ta có 2 mùa phù hợp với 2 mùa gió: + Mùa đông có gió mùa đông bắc: lạnh khô + Mùa hạ có gió mùa tây nam: nóng ẩm - Lượng mưa trung bình năm lớn: từ 1500-2000 mm. - Độ ẩm không khí cao trên 80% => Nguyên nhân: + Việt Nam nằm ở vùng nội chí tuyến ( lãnh thổ trải dài từ 8o34’B đến 23o23’B) + Việt Nam là cầu nối giữa đất liền và biển -> Việt Nam là một nước ven biển + Việt Nam nằm ở vị trí tiếp xúc của các luồng gió mùa 2. Tính chất phân hoá đa dạng và thất thường. - Tính chất đa dạng Khí hậu nước ta phân hoá mạnh mẽ theo không gian và thời gian, hình thành các miền và vùng khí hậu khác nhau từ Bắc vào Nam, từ Tây sang Đông, từ thấp lên cao - Tính chất thất thường ví dụ: năm rét sớm, năm rét muộn, năm bão nhiều, năm bão ít, năm khô hạn => Nguyên nhân: + Sự đa dạng địa hình + Do bão và áp thấp nhiệt đới gây ra + Gần đây do các nhiễu loạn khí tượng toàn cầu như En-ni-nô, La-ni-na Câu 5. Trình bày đặc điểm chung của sông ngòi Việt Nam? Đặc điểm chung của sông ngòi nước ta + Nước ta mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp trên cả nước. Nước ta có nhiều sông suối tới 2360 con sông có chiều dài trên 10 km, phần lớn là các sông nhỏ, ngắn và dốc chiếm 93%. + Sông ngòi nước ta chảy theo 2 hướng chính Tây Bắc - Đông Nam và vòng cung. Hướng Tây Bắc - Đông Nam (chủ yếu): S. Đà, S. Hồng, S. Mã, S. Cả, S. Tiền, S. Hậu Hướng vòng cung: S. Lô, S. Gâm, S. Cầu + Sông ngòi nước ta có 2 mùa nước : mùa lũ và mùa cạn khác nhau rõ rệt. Mùa lũ nước sông dâng cao (2->3 lần so với mùa cạn), chảy mạnh và chiếm 70->80% lượng nước cả năm. + Sông ngòi nước ta hàm lượng phù sa lớn: bình quân có 223 gam cát bùn và các chất hoà tan / m3, tổng lượng phù sa trôi theo dòng nước tới trên 200 triệu tấn / năm. Câu 6. Nước ta có những loại đất chính nào? ở địa phương em có những loại đất chính nào? Nước ta có ba loại đất chính: Đất feralit (chiếm diện tích lớn nhất), đất mùn núi cao, đất bồi tụ phù sa sông và biển. ở địa phương em có hai loại đất chính: Đất feralit và đất bồi tụ phù sa sông và biển. Câu 7. Nêu đặc điểm chung của sinh vật nước ta. Giải thích vì sao nước ta giàu có về thành phần loài sinh vật? - Sinh vật Việt Nam phong phú và đa dạng + Tính đa dạng của sinh học Việt Nam Nhiều loài (đa dạng về gen di truyền) Nhiều hệ sinh thái (đa dạng về môi trường sống) Nhiều công dụng (đa dạng về kinh tế) + Hình thành đới rừng nhiệt đới gió mùa trên đất liền. + Hình thành khu hệ sinh vật biển nhiệt đới. - Nước ta giàu có về thành phần loài sinh vật + Môi trường sống thuận lợi (nhiệt độ cao, ánh sáng dồi dào, đủ nước, tầng đất dày, vụn bở) + Nằm ở vị trí tiếp xúc của các luồng sinh vật + Không bị băng hà tiêu diệt Câu 8. Nêu đặc điểm chung nổi bật của tự nhiên Việt Nam? Đặc điểm chung nổi bật của tự nhiên Việt Nam: - Tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm - Tính chất ven biển hay bán đảo - Tính chất đồi núi - Tính chất đa dạng và phức tạp Câu 9. Miền có mùa đông lạnh nhất cả nước là miền nào? Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ Câu 10. Miền có đặc điểm khí hậu: mùa đông đến sớm kết thúc muộn là miền nào? Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ Câu 11. Miền giàu có khoáng sản nhất nước ta là miền nào? Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ Câu 12. Miền có địa hình cao nhất nước ta là miền nào? Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ Câu 13. Mùa đông đến muộn và kết thúc sớm là đặc điểm khí hậu của miền nào? Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ 3.3. Nhận xét, đánh giá - GV nhận xét sự chuẩn bị nội dung ôn tập của HS - GV đánh giá (cho điểm thưởng hoặc điểm phạt) IV. dặn dò - Ôn tập tốt các kiến thức đã học ở kì II - Chuẩn bị tiết sau kiểm tra học kì. Ngày 13 tháng 5 năm 2009 Tiết 52 – Bài 44. Thực hành: Tìm hiểu địa phương I. Mục tiêu bài họC HS vận dụng kiến thức đã học của các môn lịch sử, địa lí để tìm hiểu một địa điểm ở địa phương, qua đó kiến thức của hai bộ môn được kết hợp lại để giải thích một sự vật cụ thể của địa phương gần gũi với học sinh. HS nắm và vận dụng cách thức, quy trình, bước đi để tìm hiểu nghiên cứu một địa điểm cụ thể cả về mặt lịch sử và địa lí nên vấn đề được phân tích toàn diện hơn, HS có hiểu biết sâu sắc hơn. HS được rèn luyện kĩ năng điều tra, thu thập thông tin, vẽ sơ đồ, phân tích thông tin, viết báo cáo, trình bày thông tin qua hoạt động thực tế một nội dung xác định. HS sẽ hiểu biết, gắn bó và yêu quê hương hơn khi được tiếp cận với một hiện tượng, sự kiện cụ thể ở địa phương, được phân tích chúng ở nhiều khía cạnh khác nhau và được thể hiện thái độ của mình đối với hiện tượng, sự vật đó. II. công tác chuẩn bị - Lựa chọn địa điểm: Khu lưu niệm và mộ cố tổng Bí thư Trần Phú - Chuẩn bị thông tin về địa điểm + GV yêu cầu HS thu thập thông tin về địa điểm đó + GV xác định vị trí địa điểm được chọn trên bản đồ tỉnh. + GV liên hệ với người quản lí địa điểm để mời báo cáo về lịch sử và hiện trạng về địa điểm và xin phép cho HS được đến thăm quan, tìm hiểu; cần nêu rõ về nội dung và thời gian HS đến thăm quan. + Chuẩn bị đồ dùng học tập: Thước dây, địa bàn, giấy, bút chì, bút mực thước kẻ, dây thừng nhỏ. - Phổ biến cho HS + Tên và địa điểm sẽ nghiên cứu, tìm hiểu Khu lưu niệm và mộ cố tổng Bí thư Trần Phú tại xã Tùng ảnh – huyện Đức Thọ + Mục đích nghiên cứu, tìm hiểu địa điểm + Giao nhiệm vụ cho HS: xác định vị trí trên thực địa, quan sát, nhận xét và ghi chép các đặc điểm của địa điểm (diện tích, hình dạng, tuổi, cảnh quan chung. cấu trúc), các hoạt động đang diễn ra tại địa điểm đó. + Phổ biến nội quy khi đi đường và làm việc tại địa điểm + Phổ biến thời gian bắt đầu và kết thúc công việc, nơi tập trung, tuyến đường đi. + GV chia HS thành những nhóm nhỏ và phân công việc nhất định. Mỗi nhóm trưởng chỉ đạo công việc chung, hai thư kí có trách nhiệm ghi chép, vẽ sơ đồ, bảo quản những tư liệu chung của cả nhóm. III. Tổ chức hoạt động của HS ngoài thực địa - HS tập kết tại trường học, khởi hành đi đến địa điểm đã chọn. - HS nghe báo cáo viên trình bày khái quát về địa điểm, chú ý những yếu tố lịch sử. - GV nhắc lại một số địa điểm chính như năm hình thành, các bước phát triển đặc điểm, ý nghĩa. - HS làm việc theo sự phân công: + Nhóm trưởng: Nhắc lại công việc từng người phải thực hiện. Tham gia đồng thời giám sát, nhắc nhở việc thực hiện công việc của các tổ viên. + Thư kí ghi chép kết quả, vẽ sơ đồ địa điểm (thống nhất trong nhóm). + Các HS khác trong nhóm làm nhiệm vụ đo, quan sát, mô tả, tìm hiểu, bàn bạc, cung cấp thông tin cho thư kí. IV. Hoàn thiện báo cáo và trình bày trước lớp - Nhóm dựa vào sự phân công, đặt tên cho phần báo cáo. - Từng nhóm hoàn thành báo cáo theo đề cương hướng dẫn trong SGK -> suy nghĩ của HS về địa điểm được nghiên cứu, tìm hiểu. - Các nhóm nhận xét kết quả của mình và của bạn, so sánh và đánh giá. - GV nhận xét và đánh giá từng báo cáo và tổng hợp các báo cáo để HS có một cái nhìn đầy đủ về địa điểm được nghiên cứu, tìm hiểu.
Tài liệu đính kèm: