Bài giảng môn Giáo dục công dân lớp 8 - Tuần 18: Kiểm tra học kì I

Bài giảng môn Giáo dục công dân lớp 8 - Tuần 18: Kiểm tra học kì I

A.MỤC TIÊU;

 - Kiểm tra, đánh giá sự nhận thức của học sinh qua ch¬ương trình học kỳ I.

 - Rèn kỹ năng học thuộc bài và trình bày bài khoa học.

 - Giáo dục HS tính trung thực khi làm bài.

B.CHUẨN BỊ;

 - GV: Giáo án, câu hỏi, đáp án.

 

doc 2 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1139Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn Giáo dục công dân lớp 8 - Tuần 18: Kiểm tra học kì I", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 18 KIỂM TRA HỌC KÌ I
A.MỤC TIÊU;
 - Kiểm tra, đánh giá sự nhận thức của học sinh qua chương trình học kỳ I.
 - Rèn kỹ năng học thuộc bài và trình bày bài khoa học.
 - Giáo dục HS tính trung thực khi làm bài.
B.CHUẨN BỊ;
 - GV: Giáo án, câu hỏi, đáp án.
 - HS: Học bài, giấy kiểm tra.
C.LÊN LỚP;
1. ổn định 
2. Bài mới: Kiểm tra viết.
 A .Đề bài:
 I. Phần trắc nghiệm: 
 Câu 1: Theo em những hành vi nào sau đây thể hiện rõ sự tôn trọng người khác? 
Chỉ làm theo sở thích của mình.
Đổ lỗi cho người khác.
Đi nhẹ, nói khẽ khi vào bệnh viện
Bật nhạc to giữa đêm khuya.
Bắt nạt người yếu hơn mình. 
 Câu 2: Hãy nối biểu hiện ở cột a với chuẩn mực ở cột b sao cho phù hợp.
Cột a
Cột b
 a. Lắng nghe ý kiến mọi người.
 1. Giữ chữ tín.
 b. Đi đúng phần đường quy định
 2. Tự lập.
 c. Em mượn vở của bạn để chép bài và đã trả đúng hẹn.
 3. Tôn trọng người khác.
 e. Đi học đúng giờ.
 4. Tôn trọng pháp luật.
 Câu 3: Hãy điền Đ vào những hành vi em cho là đã biết tự lập trong cuộc sống, điền S vào những hành vi em cho là cha biết tự lập trong cuộc sống.
 a- Luôn phải nhờ cậy vào sự giúp đỡ của người khác.
 b- Hoàn thành mọi công việc của mình một cách chủ động.
 c- Vì nhiều bài tập nên Nam nhờ bạn giải giúp.
 d- Mặc dù khó khăn nhưng Hà không dựa dẫm vào người khác. 
 II. Phần tự luận:
Câu 1: Pháp luật là gì? Kỷ luật là gì? ý nghĩa của pháp luật và kỷ luật trong cuộc sống?
Câu 2: Theo em thế nào là lao động tự giác và sáng tạo? ý nghĩa của nó trong cuộc sống?
Câu 3: Thế nào là tôn trọng người khác? vì sao phải tôn trọng người khác? hàng ngày em đã tỏ ra tôn trọng người khác cha? cho ví dụ?
B. Đáp án và hướng dẫn chấm:
 I. Phần trắc nghiệm:
 Câu 1: 1 điểm. - Lựa chọn đúng: c.
 Câu 2: 1 điểm. - Mỗi kết nối đúng được 0,25 điểm.
 - Kết nối nh sau : 1+c , 2+a , 3+b , 4+e .
 Câu 3: 1 điểm. - Điền đúng mỗi câu được 0,25 điểm. 
 - Điền Đ vào:b,d. S vào: a,c .
 II. Phần tự luận:
 Câu 1: 2,5 điểm.
 - Pháp luật là quy tắc xử sự chung, có tính bắt buộc do Nhà nước ban hành. 
Được Nhà nước bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế.
 - Kỷ luật là những quy định, quy ước của một cộng đồng về những hành vi cần tuân theo nhằm đảm bảo sự phối hợp hành động thống nhất chặt chẽ của mọi 
người.
 - ý nghĩa: Pháp luật, kỷ luật giúp cho mọi người có một chuẩn mực chung để rèn luyện và thống nhất trong hoạt động, góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho mỗi cá nhân và toàn xã hội phát triển theo một định hướng chung.
 Câu 2: 2,5điểm.
 - Lao động tự giác là chủ động làm việc không cần ai nhắc nhở, không do áp lực bên ngoài.
 - Lao động sáng tạo là trong quá trình lao động luôn suy nghĩ, cải tiến để tìm tòi cái mới, tìm ra cách giải quyết tối uư nhằm không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả lao động vì sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.
 - ý nghĩa: Lao động tự giác, sáng tạo sẽ giúp cho ta tiếp thu được những kiến thức, ngày càng cao. Phẩm chất và năng lực của mỗi cá nhân sẽ hoàn thiện, phát triển không ngừng. Chất lượng, hiệu quả học tập sẽ ngày càng cao.
 Câu 3: 2 điểm.
 - Tôn trọng người khác là sự đánh giá đúng mức, coi trọng danh dự, phẩm giá và lợi ích của người khác, thể hiện lối sống có văn hoá của mỗi người.
 - Tôn trọng ngời khác sẽ nhận được sự tôn trọng của người khác đối với mình, là cơ sở để quan hệ xã hội trở lên lành mạnh , trong sáng và tốt đẹp hơn.
 - Ví dụ: Học sinh lấy ví dụ.
 *. Củng cố:
 - GV thu bài kiểm tra.
 - Nhận xét giờ kiểm tra.
 *. Hướng dẫn về nhà:
 - Tìm hiểu luật an toàn giao thông.

Tài liệu đính kèm:

  • doccong dan 8.doc