Bài giảng môn Hóa học 12 - Chương 5: Đại cương về kim loại

Bài giảng môn Hóa học 12 - Chương 5: Đại cương về kim loại

I.Kiến thức trọng tâm

1-Vị trí trong BTH: Nhóm IA (trừ H), IIA, IIIA (trừ bo); một phần các nhóm: IVA, VA, VIA; tất cả các nhóm B, họ lantan, họ actini.

2-Cấu tạo của kim loại:

a)Cấu tạo nguyên tử:

-Số electron ở lớp ngoài cùng thường ít: 1, 2 hoặc 3e.

 

doc 16 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1124Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn Hóa học 12 - Chương 5: Đại cương về kim loại", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÓM TẮT LÝ THUYẾT
Chương 5. ĐẠI CƯƠNG VỀ KIM LOẠI
I.Kiến thức trọng tâm
1-Vị trí trong BTH: Nhóm IA (trừ H), IIA, IIIA (trừ bo); một phần các nhóm: IVA, VA, VIA; tất cả các nhóm B, họ lantan, họ actini.
2-Cấu tạo của kim loại:
a)Cấu tạo nguyên tử:
-Số electron ở lớp ngoài cùng thường ít: 1, 2 hoặc 3e.
-So với phi kim cùng chu kì, kim loại có bán kính lớn hơn và điện tích hạt nhân nhỏ hơn.
Ví dụ: Chu kì 3
Nguyên tử
Na
Mg
Al
Si
P
S
Cl
ĐTHN
11+
12+
13+
14+
15+
16+
17+
r nguyên tử
0,157
0,136
0,125
0,117
0,110
0,104
0,009
b)Cấu tạo tinh thể:
-Mạng tinh thể kim loại gồm có: nguyên tử, ion dương kim loại và các electron tự do.
-Có 3 kiểu mạng tinh thể kim loại: lập phương tâm khối, lập phương tâm diện và lục phương.
c)Liên kết kim loại: là liên kết được hình thành giữa các nguyên tử và ion kim loại trong mạng tinh thể do sự tham gia của các electron tự do.
3-Tính chất vật lí của kim loại:
a)Tính chất vật lí chung: Dẻo, dẫn điện, dẫn nhiệt và có ánh kim (do các electron tự do trong kim loại gây ra).
b)Những tính chất vật lí khác:
-Dẫn điện tốt nhất: Ag > Cu > Au > Al > Fe > ...
-Kim loại có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất: Hg (-300C).
-Kim loại có nhiệt độ nóng chảy cao nhất là W (34100C).
-Kim loại nhẹ nhất là Li (0,5g/cm3); nặng nhất là Os (22,6g/cm3).
-Kim loại cứng nhất là Cr, mềm nhất là K, Rb, Cs.
4-Tính chất hóa học chung của kim loại: Tính khử (dễ bị oxi hóa
M ® Mn+ + ne
-Tác dụng với phi kim (Cl, O, S)
-Tác dụng với axit.
-Tác dụng với nước: Nhóm IA (kim loại kiềm: Li, Na, K, Rb, Cs) và Ba, Ca, Sr.
-Tác dụng với dung dịch muối.
5-Dãy điện hóa: là một dãy các cặp oxi hóa – khử của kim loại được xếp theo chiều giảm dần tính khử và tăng dần tính oxi hóa của ion kim loại. 
Tính oxi hóa tăng dần
K+ Na+ Mg2+ Al3+ Mn2+ Zn2+ Fe2+ Ni2+ Sn2+ Pb2+ H+ Cu2+ Fe3+ Ag+ Au3+
------------------------------------------------------------(axit)------------------------
	 K Na Mg Al Mn Zn Fe Ni Sn Pb (H2) Cu Fe2+ Ag Au
Tính khử giảm dần
-Ý nghĩa dãy điện hóa: Cation trong cặp oxi hóa - khử đứng trước có thể oxi hóa kim loại trong cặp oxi hóa – khử đứng sau.
Trong các chất đang xét: Chất oxi hoá mạnh nhất oxi hoá chất khử mạnh nhất, sinh ra chất oxi hoá yếu hơn và chất khử yếu hơn (quy tắc a). 
6-Ăn mòn kim loại: Là sự phá hủy kim loại hoặc hợp kim do tác dụng của các chất trong môi trường xung quanh.
Phân biệt: 
a)Ăn mòn hóa học: 
-Là quá trình oxi hóa – khử.
-Electron của kim loại được chuyển trực tiếp sang môi trường nên không phát sinh dòng điện.
b)Ăn mòn điện hóa học:
-Là quá trình oxi hóa – khử.
-Do kim loại tiếp xúc với dung dịch chất điện li và tạo nên dòng điện.
-Điều kiện để có ăn mòn điện hóa:
+Các điện cực phải khác nhau về bản chất (kim loại-kim loại; kim loại-phi kim; ...)
+Các kim loại tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp nhau qua dây dẫn.
+Các điện cực cùng tiếp xúc với dung dịch chất điện li.
+Cơ chế ăn mòn điện hóa.
*Cách chống ăn mòn kim loại: bảo vệ bề mặt và bảo vệ điện hóa.
7-Điều chế kim loại
a)Nguyên tắc: Khử ion kim loại thành nguyên tử.
b)Chọn phương pháp điều chế kim loại thích hợp
K Ca Na Mg Al 	Zn Cr Fe Ni Sn Pb Cu Hg Ag Pt Au
Điện phân nóng chảy 	Nhiệt luyện, thủy luyện, điện phân dung dịch 
c)Vận dụng công thức: để tính khối lượng chất sinh ra tại các điện cực.
II-BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
ĐỀ 01
Câu 1: Mạng tinh thể kim loại gồm có 
	A.nguyên tử, ion kim loại và các electron độc thân.
	B.nguyên tử, ion kim loại và các electron tự do.
	C.nguyên tử kim loại và các electron độc thân.
	D.ion kim loại và các electron độc thân.
Câu 2: Những tính chất vật lí chung của kim loại (dẫn điện, dẫn nhiệt, dẻo, ánh kim) gây nên chủ yếu bởi
	A.cấu tạo mạng tinh thể của kim loại.	B.khối lượng riêng của kim loại.
	C.tính chất của kim loại.	D.các electron tự do trong tinh thể kim loại.
Câu 3: Cho cấu hình electron: 1s22s22p6. Dãy nào sau đây gồm các nguyên tử và ion có cấu hình electron như trên?
	A.K+, Cl, Ar	B.Li+, Br, Ne	C.Na+, Cl, Ar	D.Na+, F–, Ne
Câu 4: Cation R+ có cấu hình electron ở phân lớp ngoài cùng là 2p6. Nguyên tử R là 
	A.F	B.Na	C.K	D.Cl
Câu 5: Thuỷ ngân dễ bay hơi và rất độc. Nếu chẳng may nhiệt kế thuỷ ngân bị vỡ thì dùng chất nào trong các chất sau để khử độc thuỷ ngân?
A.Bột sắt	B.Bột lưu huỳnh 	C.Bột than	D.Nước 
Câu 6: Nhúng một lá sắt nhỏ vào dung dịch chứa một trong những chất sau : FeCl3, AlCl3, CuSO4, Pb(NO3)2, NaCl, HCl, HNO3, H2SO4 (đặc, nóng), NH4NO3. Số trường hợp phản ứng tạo muối Fe (II) là 
	A.3	B.4	C.5	D.6
Câu 7: Một dây phơi quần áo gồm một đoạn dây đồng nối với một đoạn dây thép. Hiện tượng nào sau đây xảy ra ở chỗ nối hai đoạn dây khi để lâu ngày?
	A.Sắt bị ăn mòn.	B.Đồng bị ăn mòn.
	C.Sắt và đồng đều bị ăn mòn.	D.Sắt và đồng đều không bị ăn mòn.
Câu 8: Có 4 ion là Ca2+, Al3+, Fe2+, Fe3+. Ion có số electron ở lớp ngoài cùng nhiều nhất là 
	A.Fe3+. 	B.Fe2+.	C.Al3+.	D.Ca2+
Câu 9: Kim loại khác nhau có độ dẫn điện, dẫn nhiệt khác nhau. Sự khác nhau đó được quyết định bởi 
	A.khối lượng riêng khác nhau.	B.kiểu mạng tinh thể khác nhau.
	C.mật độ electron tự do khác nhau.	D.mật độ ion dương khác nhau. 
Câu 10: So với nguyên tử phi kim cùng chu kì, nguyên tử kim loại 
	A.thường có bán kính nguyên tử nhỏ hơn.	
	B.thường có năng lượng ion hoá nhỏ hơn.
	C.thường dễ nhận electron trong các phản ứng hoá học.
 D.thường có số electron ở các phân lớp ngoài cùng nhiều hơn.
Câu 11: Cấu hình electron nào sau đây là của nguyên tử kim loại ?
	A.1s22s22p63s23p4 	B.1s22s22p63s23p5	C.1s22s22p63s1 	D.1s22s22p6
Câu 12: Phát biểu nào sau đây là phù hợp với tính chất hoá học chung của kim loại?
	A.Kim loại có tính khử, nó bị khử thành ion âm.
	B.Kim loại có tính oxi hoá, nó bị oxi hoá thành ion dương.
	C.Kim loại có tính khử, nó bị oxi hoá thành ion dương.
	D.Kim loại có tính oxi hoá, nó bị khử thành ion âm.
Câu 13: Phản ứng nào xảy ra ở catot trong quá trình điện phân MgCl2 nóng chảy?
	A.Sự oxi hoá ion Mg2+ 	B.Sự khử ion Mg2+
	C.Sự oxi hoá ion Cl– 	 	D.Sự khử ion Cl–.
Câu 14: Câu nào đúng trong các câu sau? Trong ăn mòn điện hóa học, xảy ra 
	A.sự oxi hóa ở cực dương	C.sự oxi hóa ở cực dương và sự khử ở cực âm	
	B.sự khử ở cực âm	D.sự oxi hóa ở cực âm và sự khử ở cực dương	
Câu 15: Trong các trường hợp sau, trường hợp kim loại bị ăn mòn điện hoá học là
	A.Kim loại Zn trong dung dịch HCl 	B.Thép cacbon để trong không khí ẩm
	C.Đốt dây Fe trong khí O2 	D.Kim loại Cu trong dung dịch HNO3 loãng
Câu 16: Dãy các ion kim loại nào sau đây đều bị Zn khử thành kim loại? 
	A.Cu2+, Mg2+, Pb2+	B.Cu2+, Ag+, Na+.	C.Sn2+, Pb2+, Cu2+	D.Pb2+, Ag+, Al3+.
	Câu 17: Cho 3,2g Cu tác dụng với dd HNO3 đặc dư thì thể tích khí NO2 (đktc) thu được là: 
A.1,12 lít 	B.2,24 lít 	C.3,36 lít 	D.4,48 lít 
Câu 18: Trong hợp kim Al – Mg, cứ có 9 mol Al thì có một mol Mg. Thành phần phần trăm khối lượng của hợp kim là
A.80% Al và 20% Mg.	B.81% Al và 19% Mg.
C.91% Al và 9% Mg.	D.83% Al và 17% Mg.
Câu 19: Nung một mẫu gang có khối lượng 10 g trong khí O2 dư thấy sinh ra 0,448 lít CO2 (đktc). Thành phần phần trăm khối lượng cacbon trong mẫu gang là 
A.4,8%.	B.2,2%.	C.2,4%.	D.3,6%.
Câu 20: Khi hoà tan 7,7 g hợp kim gồm natri và kali vào nước thấy thoát ra 3,36 lít H2 (đktc).Thành phần phần trăm khối lượng của các kim loại trong hợp kim là
A.25,33% K và 74,67% Na.	B.26,33% K và 73,67% Na.
C.27,33% K và 72,67% Na.	`	D.28,33% K và 71,67% Na.
Câu 21: Cho 2,52 g một kim loại tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng tạo ra 6,48 g muối Sunfat. Kim loại đó là
A.Mg.	B.Fe.	C.Al.	D.Zn.
Câu 22: Hoà tan 6 g hợp kim Cu, Fe và Al trong Axit HCl dư thấy thoát ra 3,024 lít H2 (đktc) và 1,86 g chất rắn không tan. Thành phần phần trăm của hợp kim là
A.40% Fe, 28% Al, 32%Cu	B.41% Fe, 29% Al, 30%Cu
C.42% Fe, 27% Al, 31%Cu	D.43% Fe, 26% Al, 31%Cu
Câu 23: Cho 4,875 g một kim loại M hoá trị II tác dụng hết dung dịch HNO3 loãng thu được 1,12 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất ở đktc). Kim loại M là
A.Zn.	B.Mg.	C.Ni.	D.Cu.
Câu 24: Để khử hoàn toàn 45 g hỗn hợp gồm CuO, FeO, Fe3O4, Fe2O3, Fe và MgO cần dung vừa đủ 8,4 lít CO (đktc). Khối lượng chất rắn thu được sau phản ứng là 
A.39 g.	B.38 g.	C.24 g.	D.42 g.
Câu 25: Đốt cháy hết 3,6 g một kim loại hoá trị II trong khí Cl2 thu được 14,25 g muối khan của kim loại đó. Kim loại mang đốt là 
	A.Zn.	B.Cu.	C.Mg.	 	D.Ni
ĐỀ 02
Câu 1: Phản ứng hoá học nào sau đây chỉ thực hiện được bằng phương pháp điện phân?
	A.Fe + CuSO4 ® FeSO4 + Cu	B.CuSO4 + H2O ® Cu + O2 + H2SO4
	C.CuSO4 + NaOH ® Cu(OH)2 + Na2SO4	D.Cu + AgNO3 ® Ag + Cu(NO3)2	
Câu 2: Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A.Ăn mòn kim loại là sự phá hủy kim loại hoặc hợp kim dưới tác dụng của môi trường xung quanh.
B.Ăn mòn kim loại là một qúa trình hóa học trong đó kim loại bị ăn mòn bởi các axit trong môi trường không khí.
C.Trong quá trình ăn mòn, kim loại bị oxi hoá thành ion của nó.
D.Ăn mòn kim loại được chia làm hai dạng: ăn mòn hoá học và ăn mòn điện hoá học.
Câu 3: Phản ứng điều chế kim loại nào dưới đây thuộc phương pháp nhiệt luyện?
A.C + ZnO ® Zn + CO	B.Al2O3 ® 2Al + 3/2O2
C.MgCl2 ® Mg + Cl2	D.Zn + 2Ag(CN)2- ® Zn(CN)42- + 2Ag
Câu 4: Kim loại nào sau đây có tính dẫn điện tốt nhất trong tất cả các kim loại? 
	A.Vàng 	B.Bạc	C.Đồng 	D.Nhôm
Câu 5: Kim loại nào sau đây dẻo nhất trong tất cả các kim loại? 
	A.Vàng 	B.Bạc 	C.Đồng 	D.Nhôm
Câu 6: Kim loại nào sau đây có độ cứng lớn nhất trong tất cả các kim loại? 
A.Vonfam 	B.Crom	C.Sắt 	D.Đồng
Câu 7: Kim loại nào sau đây là kim loại mềm nhất trong tất cả các kim loại? 
A.Liti 	B.Xesi	C.Natri	D.Kali
Câu 8: Kim loại có nhiệt độ nóng chảy cao nhất trong tất cả các kim loại? 
A.Vonfam 	B.Đồng 	C.Sắt 	D.Kẽm
Câu 9: Kim loại nào sau đây nhẹ nhất (có khối lượng riêng nhỏ nhất) trong tất cả các kim loại? 
A.Liti 	B.Rubidi	C.Natri	D.Kali
Câu 10: Dãy gồm các kim loại tác dụng được với H2O ở nhiệt độ thường là: 
A.Fe, Zn, Li, Sn	B.Cu, Pb, Rb, Ag	C.K, Na, Ca, Ba 	D.Al, Hg, Cs, Sr
Câu 11: Đinh sắt bị ăn mòn nhanh nhất trong trường hợp nào sau đây?
A.Ngâm trong dung dịch HCl.	
B.Ngâm trong dung dịch HgSO4
C.Ngâm trong dung dịch H2SO4 loãng.	
D.Ngâm trong dung dịch H2SO4 loãng có nhỏ thêm vài giọt dung dịch CuSO4.	
Câu 12: Phương pháp điều chế kim loại bằng cách dùng đơn chất kim loại có tính khử mạnh hơn để khử ion kim loại khác trong dung dịch muối được gọi là 
A.phương pháp nhiệt luỵện.	B.phương pháp thủy luỵện.
C.phương pháp điện phân.	D.phương pháp thủy phân
Câu 13: Kim loại Ni phản ứng được với tất cả các muối trong dung dịch ở dãy nào sau đây?
A.NaCl, AlCl3, ZnCl2 	B.MgSO4, CuSO4, AgNO3 
C.Pb(NO3)2 , AgNO3, NaCl 	D.AgNO3, CuSO4, Pb(NO3)2 
Câu 14: C ... h chất vật lí:
	+Crom là kim loại rất cứng, màu trắng sáng, dẫn nhiệt, dẫn điện tốt.
	+Ở nhiệt độ cao phản ứng với nhiều phi kim ® Cr2+ hay Cr3+.
4Cr + 3O2 2Cr2O3
2Cr + 3Cl2 2CrCl3
2Cr + 3S Cr2S3.
	+Cr không phản ứng với nước do có màng oxit bảo vệ, phản ứng được với dd HCl, H2SO4 loãng tạo muối crom(II) và giải phóng khí H2.
VD: 	Cr + 2HCl → CrCl2 + H2.
	Cr + H2SO4 ® CrSO4 + H2
	+ Do được một lớp màng oxit Cr2O3 bảo vệ, crom không bị oxi hoá trong không khí.
	+ Crom thụ động hóa với HNO3 và H2SO4 đặc, nguội.
2. Hợp chất của crom 
Tính axit
Tính bazơ
Tính khử
Tính oxi hóa
Màu sắc
Cr2O3
´
´
´
´
Lục thẫm
CrO3
´
Rất mạnh
Đỏ
Cr(OH)3
´
´
´
Lục xám
Cr3+
´
´
Mạnh
Vàng
Mạnh
Da cam
*Ghi chú: Cr2O3 và Cr(OH)3 là những hợp chất lưỡng tính.
	Cr(OH)3 + NaOH ® NaCrO2 + 2H2O 
	Cr(OH)3 + 3HCl ® CrCl3 + 3H2O
●Hợp chất crom(III) vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử:
Zn + 2CrCl3 ® 2CrCl2 + ZnCl2.
2NaCrO2 + 3Br2 + 8NaOH ® 2Na2CrO4 + 6NaBr + 4H2O.
●Crom(VI) oxit là một oxit axit:
	 H2Cr2O7 2CrO3 2H2CrO4
 	Da cam 	 Đỏ 	 Vàng
●Các muối cromat và đicromat có tính oxi hóa mạnh.
– Điều chế: Điều chế Cr bằng phương pháp nhiệt nhôm.
Cr2O3 + 2Al Al2O3 + 2Cr
– Ứng dụng: 
 +Crom dùng để điều chế hợp kim cứng, mạ kim loại...
 +Phèn kali-crom dùng để thuộc da, làm chất cầm màu của vải...
B.Sắt và hợp chất của sắt 
I. Sắt
1-Cấu hình electron nguyên tử, vị trí trong BTH
-Cấu hình electron: [Ar] 3d6 4s2 
Các số oxi hóa thường gặp trong hợp chất: +2, +3.
-Cấu tạo đơn chất: tồn tại 2 kiểu mạng tinh thể là lập phương tâm khối và lập phương tâm diện.	
2-Tính chất vật lí: Sắt là kim loại màu trắng xám, dẫn nhiệt, dẫn điện rất tốt. Sắt có tính nhiễm từ.
3-Tính chất hóa học: Sắt là kim loại có tính khử trung bình. Khi tham gia phản ứng hóa học, sắt có thể bị oxi hóa thành ion Fe2+ hoặc Fe3+.
a)Tác dụng với phi kim.
3 + 2 Fe3O4
 + 
b)Tác dụng với dd HCl, H2SO4 loãng tạo muối sắt(II) và giải phóng H2.
Fe + 2HCl ® FeCl2 + H2­
*Sắt không tác dụng với HNO3 và H2SO4 đặc, nguội.
II-Hợp chất của Fe 
Tính bazơ
Tính khử
Tính oxi hóa
Màu sắc
FeO
´
´
´
Đen
Fe2O3
´
´
Nâu thẫm
Fe3O4
´
´
´
Đen
Fe(OH)2
´
´
Trắng xanh
Fe(OH)3
´
Nâu đỏ
Fe2+ (dd muối)
´
´
Lục nhạt
Fe3+ (dd muối)
x
Vàng
	FeO + 2HCl → FeCl2 + H2O
	FeO + CO Fe + CO2.
	3FeO + 10HNO3 → 3Fe(NO3)3 + NO + 5H2O.
	Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2O.
	Fe2O3 + 3CO 2Fe + 3CO2.
●Một số phản ứng cần lưu ý:
	2Fe(NO3)2 Fe2O3 + 2NO2 + O2
	2Fe(OH)2 + O2 Fe2O3 + 2H2O (nung Fe(OH)2 trong không khí)
	2Fe3+ + H2S ® 2Fe2+ + S + 2H+ 
	2Fe3+ + + 3H2O ® 2Fe(OH)3 + 3CO2
III - Hợp kim của sắt 
1)Gang 
Gang là hợp kim sắt – cacbon (C chiếm từ 2% đến 5% khối lượng) và lượng nhỏ Si, Mn, P, S...
–Gang trắng: cứng, giòn. Chứa ít C, rất ít Si, nhiều Fe3C. Dùng để luyện thép.
–Gang xám ít cứng và ít giòn hơn. Chứa nhiều C và Si. Dùng để đúc các vật dụng.
2)Thép 
Thép là hợp kim sắt – cacbon và một lượng rất ít các nguyên tố Si, Mn... (C chiếm từ 0,01% đến 2% khối lượng).
–Thép thường hay thép cacbon chứa ít C, Si, Mn và rất ít S, P.
–Thép đặc biệt là thép có chứa thêm S, Mn, Cr, Ni, W, V...
3)Sản xuất gang, thép
a)Sản xuất gang:
*Nguyên tắc: Khử quặng sắt oxit bằng than cốc trong lò cao.
*Nguyên liệu: Quặng sắt oxit (thường là quặng hematit đỏ Fe2O3), than cốc và chất chảy (CaCO3 hoặc SiO2).
*Các phản ứng hóa học xảy ra trong quá trình luyện quặng thành gang:
	-Phản ứng tạo thành chất khử CO
C + O2 CO2
C + CO2 2CO
	-Phản ứng khử sắt oxit.
Fe2O3 + CO Fe3O4 + CO2
Fe3O4 + CO FeO + CO2
FeO + CO Fe + CO2
	-Phản ứng tạo xỉ
CaCO3 CaO + CO2
CaO + SiO2 CaSiO3
	b)Sản xuất thép: 
	*Nguyên tắc: Giảm hàm lượng các tạp chất C, S, Si, Mn, ...có trong gang bằng cách oxi hóa các tạp chất đó thành oxit rồi biến thành xỉ và tách ra khỏi thép.
	*Các phương pháp luyện thép.
II-BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Các kim loại thuộc dãy nào sau đây đều phản ứng với dung dịch CuCl2?
A.Na, Mg, Ag	B.Fe, Na, Mg	C.Ba, Mg, Hg	D.Na, Ba, Ag
Câu 2: Cấu hình electron nào sau đây là của ion Fe3+ ?
A. [Ar]3d6	 	B. [Ar]3d5	 	C. [Ar]3d4	D. [Ar]3d3
Câu 3: Một loại quặng chứa sắt trong tự nhiên đó được loại bỏ tạp chất. Hoà tan quặng này trong dung dịch HNO3 thấy có khí màu nâu bay ra, dung dịch thu được cho tác dụng với dung dịch BaCl2 thấy có kết tủa trắng (không tan trong axit mạnh). Loại quặng đó là 
A.xiđerit.	B.hematit.	C.manhetit.	D.pirit sắt.
Câu 4: Cấu hình electron của ion Cr3+ là 
A.[Ar]3d5.	B.[Ar]3d4.	C.[Ar]3d3.	D.[Ar]3d2.	
Câu 5: Các số oxi hóa đặc trưng của crom là 
A. +2, +4, +6.	B.+2, +3, +6.	C.+1, +2, +4, +6.	D.+3, +4, +6.	
Câu 6: Cấu hình electron của ion Cu2+ là 
A.[Ar]3d7.	B.[Ar]3d8.	C.[Ar]3d9.	D.[Ar]3d10.	
Câu 7: Dãy nào sau đây sắp xếp các kim loại đúng theo thứ tự tính khử tăng dần từ trái sang phải?
A. Pb, Ni, Sn, Zn.	B. Pb, Sn, Ni, Zn.	D. Ni, Sn, Zn, Pb.	D. Ni, Zn, Pb, Sn.
Câu 8: Hợp chất nào sau đây không có tính lưỡng tính ?
A. ZnO ;	B. Zn(OH)2 ;	C. ZnSO4 ;	D. Zn(HCO3)2.
Câu 9: Cho dung dịch NaOH vào dung dịch muối sunfat của kim loại hóa trị II thấy sinh ra kết tủa tan trong dung dịch NaOH dư. Đó là muối nào sau đây?
A.MgSO4 ;	B.CaSO4 ;	C. MnSO4 ;	D. ZnSO4.
Câu 10: Cho Cu tác dụng với dung dịch hỗn hợp gồm NaNO3 và H2SO4 loãng sẽ giải phóng khí nào sau đây ?
A. NO2.	B. NO.	C. N2O.	D. NH3.
Câu 11: Cho phản ứng : ...Cr + ... Sn2+ ® ... Cr3+ + ... Sn. Khi cân bằng phản ứng trên, hệ số của ion Cr3+ sẽ là
A.1 	B.2	C.3	D.6
Câu 12: Có các ion riêng biệt trong dung dịch là Ni2+, Zn2+, Ag+, Sn2+, Au3+, Pb2+. Ion có tính oxi hóa mạnh nhất và ion có tính oxi hóa yếu nhất lần lượt là
	A.Pb2+ và Ni2+	B. Ag+ và Zn2+	C.Au3+ và Zn2+	D.Ni2+ và Sn2+
Câu 13: Fe có thể tan trong dung dịch chất nào sau đây?
A.AlCl3. 	B.FeCl3.	C.FeCl2.	D.MgCl2.
Câu 14: Nhận định nào sau đây sai ?
A.Sắt tan được trong dung dịch CuSO4.	B.Sắt tan được trong dung dịch FeCl3.
C.Sắt tan được trong dung dịch FeCl2.	D.Đồng tan được trong dung dịch FeCl3.
Câu 15: Hợp chất nào sau đây của sắt vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử ?
A.FeO.	B.Fe2O3.	C.Fe(OH)3.	D.Fe(NO3)3.
Câu 16: Trong các phát biểu sau, phát biểu nào không đúng?
A.Gang là hợp chất của Fe – C.
B.Hàm lượng gang trong C nhiều hơn trong thép.
C.Gang là hợp kim Fe – C và một số nguyên tố khác.
D.Gang trắng chứa ít cacbon hơn gang xám.
Câu 17: Có thể dùng dung dịch nào sau đây để hoà tan hoàn toàn một mẫu gang?
A.dd HCl.	B.dd H2SO4 loãng.	C.dd NaOH.	D.dd HNO3 đặc, nóng.
Câu 18: Trong quá trình sản xuất gang, xỉ là là chất nào sau đây?
A.SiO2 và C	B. MnO2 và CaO	C. CaSiO3 	D. MnSiO3
Câu 19: Trong phòng thí nghiệm, để điều chế CuSO4 người ta cho Cu tác dụng với dung dịch nào sau đây?
A. H2SO4 đậm đặc.	B. H2SO4 loãng.	C. Fe2(SO4)3 loãng.	D. FeSO4 loãng.
Câu 20: Để làm sạch một loại thuỷ ngân có lẫn tạp chất là Zn, Sn và Pb cần khuấy loại thủy ngân này trong
A. dd Zn(NO3)2.	B. dd Sn(NO3)2.	C. dd Pb(NO3)2.	D. dd Hg(NO3)2.
Câu 21: Để phân biệt dung dịch H2SO4 đặc, nguội và dd HNO3 đặc, nguội có thể dung kim loại nào sau đây ?
A.Cr.	B.Al.	C.Fe.	D.Cu.
Câu 22: Cặp kim loại nào sau đây bền trong không khí và nước do có màng oxit bảo vệ?
A.Fe và Al.	B.Fe và Cr.	C.Al và Cr.	D.Mn và Cr.
Câu 23: Một oxit của nguyên tố R có các tính chất sau:
 -Tính oxi hóa rất mạnh.
 -Tan trong nước tạo thành dung dịch hỗn hợp H2RO4 và H2R2O7 .
 -Tan trong dung dịch kiềm tạo ra anion RO có màu vàng. Oxit đó là
A.SO3.	B.CrO3 .	C.Cr2O3.	D.Mn2O7 .
Câu 24: Trong các phản ứng dưới đây, phản ứng nào không phải là phản ứng oxi hóa - khử ?
A.Fe + 2HCl FeCl2 + H2	B.FeS + 2HCl FeCl2 + H2S 
C.2FeCl3 + Fe 3FeCl2 	D.Fe + Cu2SO4 FeSO4 + Cu
Câu 25: Cho khí CO khử hoàn toàn đến Fe một hỗn hợp gồm: FeO, Fe2O3 , Fe3O4 thấy có 4,48 lớt khí CO2 (đktc) thóat ra. Thể tích khí CO (đktc) đã tham gia phản ứng là
A.1,12 lớt.	B.2,24 lớt.	C.3,36 lớt.	D.4,48 lớt.
Câu 26: Quặng có hàm lượng sắt cao nhất là
A.Xiđerit.	B.Hematit.	C.Manhetit.	D.Pirit.
Câu 27: Ngâm một lá kim loại có khối lượng 50 g trong dung dịch HCl. Sau khi thu được 336 ml khí H2 (đktc) thì khối lượng lá kim loại giảm 1,68%. Kim loại đó là 
A.Zn.	B.Fe.	C.Al.	D.Ni.
Câu 28: Cho sắt tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng thu được V lít khí H2 (đktc), dung dịch thu được cho bay hơi được tinh thể FeSO4.7H2O có khối lượng là 55,6 g. Thể tích khí H2 (đktc) được giải phóng là 
A.8,19 lớt. 	B.7,33 lớt .	C.4,48 lớt.	D.6,23 lớt.	
Câu 29: Ngâm một đinh sắt nặng 4 g trong dung dịch CuSO4, sau một thời gian lấy đinh sắt ra, sấy khô, cân nặng 4,2857 g. Khối lượng sắt tham gia phản ứng là 
A.1,9990 g. 	B.1,9999 g. 	C.0,3999 g.	 D.2,1000 g. 	
Câu 30: Hỗn hợp A gồm FeO, Fe3O4, Fe2O3. Trong hỗn hợp A, mỗi oxit đều có 0,5 mol. Khối lượng của hỗn hợp A là 
A.231 g.	B.232 g.	C.233 g.	D.234 g.
Câu 31: Khử hoàn toàn 16 g Fe2O3 bằng khí CO ở nhiệt độ cao. Khí đi ra sau phản ứng được dẫn vào dung dịch Ca(OH)2 dư. Khối lượng kết tủa thu được là 
A.15 g	B.20 g	C.25 g	D.30 g
Câu 32: Để khử hoàn toàn 17,6 gam hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe3O4, Fe2O3 đến Fe cần vừa đủ 2,24 lít khí CO (đktc). Khối lượng sắt thu được là 
A.15 g.	B.16 g ;	C.17 g ; 	D.18 g.
Câu 33: Nung một mẫu thép thường có khối lượng 10 g trong O2 dư thu được 0,1568 lớt khớ CO2 (đktc). Thành phần phần trăm theo khối lượng của cacbon trong mẫu thép đó là 
A.0,82%.	B.0,84%.	C.0,85%.	D.0,86%.
Câu 34: Cho 7,68 g Cu tác dụng hết với dung dịch HNO3 loãng thấy có khí NO thoát ra. Khối lượng muối nitrat sinh ra trong dung dịch là 
A.21,56 g.	B.21,65 g.	C.22,56 g.	D.22,65 g.
Câu 35: Cho 2,3 g hỗn hợp gồm MgO, CuO và FeO tác dụng với một lượng vừa đủ là 100 ml dung dịch H2SO4 0,2M. Khối lượng muối thu được là
	A.3,6 g.	B.3,7 g.	C.3,8 g.	D.3,9 g.
Câu 36: Hỗn hợp X gồm Cu và Fe, trong đó Cu chiếm 43,24% khối lượng. Cho 14,8 g X tác dụng hết với dung dịch HCl thấy có V lít khí (đktc) bay ra. Giá trị của V là 
A.1,12 lít.	B.2,24 lít.	C.4,48 lít.	D.3,36 lít.
Câu 37: Hoà tan hoàn toàn m g Fe vào dung dịch HNO3 loãng, dư thu được 0,448 lít khí NO duy nhất (đktc). Giá trị của m là
A.11,2.	B.1,12.	C.0,56.	D.5,60.
Câu 38: Cho 8 g hỗn hợp bột kim loại Mg và Fe tác dụng hết với dung dịch HCl thấy thoát ra 5,6 lít H2 (đktc). Khối lượng muối tạo ra trong dung dịch là
A.22,25 g.	B.22,75 g.	C.24,45 g.	D.25,75 g.
Câu 39: Hai mẫu kẽm có khối lượng bằng nhau. Cho một mẫu tan hoàn toàn trong dung dịch HCl tạo ra 6,8 g muối. Cho mẫu còn lại tan hoàn toàn trong dung dịch H2SO4 thì khối lượng muối được tạo ra là
A.16,1 g.	B. 8,05 g.	C.13,6 g.	D.7,42 g.
Câu 40: Khối lượng bột nhôm cần dung để thu được 78 g crom từ Cr2O3 bằng phản ứng nhiệt nhôm (giả sử hiệu suất phản ứng 100%) là
A.13,5 g.	B.27 g.	C.40,5 g.	D.54 g.
HẾT

Tài liệu đính kèm:

  • docON TAP HOC KI 2 HOA 12.doc